Hủy Việc Kết Hôn Trái Pháp Luật Và Hậu Quả Pháp Lý

một điều kiện bắt buộc về hình thức nhằm công nhận việc xác lập quan hệ hôn nhân giữa hai bên nam nữ là hợp pháp. Đăng ký kết hôn là nghi thức duy nhất làm phát sinh quan hệ hôn nhân.

Theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, đăng ký kết hôn bao gồm nhiều quy định về thẩm quyền đăng ký kết hôn, thủ tục đăng ký kết hôn, nghi thức kết hôn

Thẩm quyền đăng ký kết hôn:

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 158/2005/NĐ-CP và Điều 12 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì thẩm quyền đăng ký kết hôn là do (thuộc) Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Nam nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng" (Điều 11). Như vậy, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 không công nhận quan hệ hôn nhân đối với trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Ngược lại Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, tại Điều 9 quy định: "Việc kết hôn vi phạm một trong các Điều 5, 6, 7 của Luật này là trái pháp luật". Nhưng tại Điều 8 Luật này lại quy định về việc kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước. Như vậy, đối với trường hợp kết hôn vi phạm Điều 8 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 thì không coi là trái pháp luật mà vẫn được thừa nhận là có quan hệ hôn nhân. Phải chăng Điều 8 và Điều 9 là mâu thuẫn nhau? Ngược lại thời điểm ban hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986, ta thấy quy định của Điều 9 không hề mâu thuẫn với Điều 8. Tại thời điểm lúc bấy giờ, do hoàn cảnh lịch sử đang có chiến tranh, bản thân những người chung sống với nhau như vợ chồng cũng không muốn như vậy nên Nhà nước vẫn thừa nhận tính hợp pháp của các cuộc hôn nhân không tuân thủ điều kiện về hình thức. Theo đó, Nhà nước đã "gián tiếp" thừa nhận quan hệ hôn nhân đối với những trường hợp

chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn (còn gọi là "hôn nhân thực tế").

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cùng với những văn bản như Nghị quyết số 35/2000/QH10; Nghị định số 77/2001/NĐ-CPđã quy định cụ thể để giải quyết tình trạng nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn.

Theo điểm a, Mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 quy định trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 3/1/1987 mà chưa đăng ký kết hôn, thì khi Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực pháp luật, Nhà nước "khuyến khích" và tạo điều kiện cho đăng ký kết hôn. Những trường hợp này không bị bắt buộc phải đăng ký kết hôn trong thời hạn quy định và chỉ "khuyến khích" đăng ký kết hôn. Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn thì được tòa án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Đây là cách giải quyết "thấu tình đạt lý" bởi trước đây, do hoàn cảnh lịch sử chiến tranh chia cắt, tình trạng kết hôn vi phạm thủ tục kết hôn là điều khó tránh khỏi. Bên cạnh đó, các quan hệ hôn nhân được xác lập trước ngày 3/1/1987 tính đến thời điểm Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực thì mối quan hệ hai bên nam nữ đã tương đối ổn định.

Trường hợp "nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng" từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2001 mà có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này thì "có nghĩa vụ đăng ký kết hôn trong thời gian hai năm kể từ ngày Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 có hiệu lực. Trong thời gian này mà họ không đăng ký kết hôn nhưng có yêu cầu ly hôn thì tòa áp dụng các quy định về ly hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 để giải quyết. Từ ngày 01/01/2003 mà họ không đăng ký kết hôn thì pháp luật không công nhận họ là vợ chồng" (Điểm b, Mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10). Nhưng Chỉ thị số 02/CT-BTP ngày 14/7/2003 về việc tiếp tục đăng ký kết hôn cho các trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến ngày 01/01/2002 đã

hướng dẫn: Các trường hợp nam và nữ chung sống với nhau như vợ chồng từ ngày 03/1/1987 đến ngày 01/01/2001 có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nhưng chưa xin đăng ký kết hôn trong thời hạn quy định tại Điểm b mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10 đã được rà soát, lập danh sách trước ngày 01/01/2003 mà nay họ tự nguyện xin đăng ký kết hôn thì vẫn được khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để đăng ký kết hôn. Trường hợp này chỉ gia hạn đăng ký kết hôn đến ngày 01/8/2004. Từ ngày 01/8/2004 cho đến nay thì trường hợp chung sống như vợ chồng sẽ không được coi là vợ chồng (trừ trường hợp trước ngày 03/01/1987).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Như vậy, trong thời hạn các bên có nghĩa vụ đăng ký kết hôn, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 vẫn "công nhận" quan hệ hôn nhân đối với trường hợp nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Hết thời hạn quy định mà họ không đăng ký kết hôn thì Luật "không công nhận" họ là vợ chồng. Đây là cách giải quyết vừa triệt để, vừa linh hoạt nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên nam nữ, vừa bảo vệ trật tự pháp lý.

Ngoài hai trường hợp nêu trên, trường hợp "nam nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn kể từ ngày 01/01/2001, pháp luật không công nhận là vợ chồng. Nếu có yêu cầu ly hôn thì tòa án sẽ thụ lý và tuyên bố không công nhận quan hệ vợ chồng. Nếu có yêu cầu về con cái, tài sản thì giải quyết theo khoản 2 và 3 Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000" (điểm c, mục 3 Nghị quyết số 35/2000/QH10).

Chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và Gia đình Việt Nam năm 2000 - 7

Trước đây, khi chưa có Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, các Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959, 1986 không có văn bản quy phạm pháp luật để hướng dẫn việc đăng ký kết hôn cho đồng bào vùng sâu, vùng xa và đồng bào dân tộc thiểu số. Do đó, tình hình vi phạm pháp luật về đăng ký kết hôn diễn ra phổ biến và phức tạp ở nhiều địa phương. Đến Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì vấn đề đăng ký kết hôn cho đồng bào dân tộc thiểu số đã được ghi nhận: "chính phủ quy định việc đăng ký kết hôn ở vùng sâu, vùng

xa" và cụ thể là trong Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ngày 27/3/2002 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Hôn nhân và gia đình đối với các dân tộc thiểu số (Nghị định số 32/2002/NĐ-CP). Các quy định về kết hôn, thủ tục kết hôn được Nghị định số 32/2002/NĐ-CP ghi nhận tại chương 2 (Điều 4 đến Điều 9). Với thủ tục gọn nhẹ, thuận tiện nhất cho người dân thực hiện tốt quy định của pháp luật về vấn đề kết hôn: "để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên kết hôn, việc đăng ký kết hôn cho người dân được thực hiện tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tổ dân phố, thôn bản, phum sóc, nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn".

Thủ tục đăng ký kết hôn:

Việc đăng ký kết hôn là một việc quan trọng, là hành vi duy nhất pháp luật thừa nhận hai bên nam nữ là vợ chồng của nhau. Việc đăng ký kết hôn phải được thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phải tuân theo thủ tục đăng ký kết hôn của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và pháp luật về hộ tịch quy định.

Nghị định số 158/2005/NĐ-CP đã quy định cụ thể thủ tục đăng ký kết hôn (Điều 18). Theo đó, hai bên nam nữ muốn đăng ký kết hôn phải nộp tờ khai đăng ký kết hôn (hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân), xuất trình giấy chứng minh nhân dân cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Trong trường hợp một người cư trú tại xã, phường, thị trấn này nhưng đăng ký kết hôn tại xã, phường, thị trấn khác thì phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với người đang trong thời hạn công tác, học tập, lao động ở nước ngoài về nước đăng ký kết hôn thì phải có xác nhận của cơ quan Ngoại giao, Lãnh sự Việt Nam tại nước sở tại về tình trạng hôn nhân của người đó. Đối với cán bộ, chiến sĩ đang công tác trong lực lượng vũ trang, thì thủ trưởng đơn vị của người đó xác nhận tình trạng hôn nhân [11].

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi xem xét thấy hai bên nam nữ tuân thủ các điều kiện kết hôn thì cấp Giấy chứng nhận kết hôn cho họ.

Giấy chứng nhận kết hôn là chứng cứ viết xác nhận sự tồn tại của quan hệ vợ chồng. Bắt đầu từ thời điểm Nhà nước có thẩm quyền công nhận việc kết hôn của hai bên nam nữ, hai bên có các quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng đối với nhau. Giấy chứng nhận kết hôn là cơ sở để cá nhân có thể yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Anh Nguyễn Văn A kết hôn với chị Nguyễn Thị B ngày 20/1/2001. Đến năm 2004, anh A vào miền Nam và lại kết hôn với chị C. Căn cứ vào thời điểm anh A và chị B được cấp giấy đăng ký kết hôn, chị B đã khởi kiện ra tòa yêu cầu tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa anh A và chị C.

Đăng ký kết hôn là một nội dung rất quan trọng và có ý nghĩa lớn trong công tác quản lý hộ tịch, đảm bảo cho những trường hợp xác lập quan hệ vợ chồng phù hợp với quy định của pháp luật, theo một trật tự pháp lý ổn định. Đồng thời, đăng ký kết hôn còn xóa bỏ những tư tưởng lạc hậu đã tồn tại lâu dài, cản trở quá trình thực hiện chế độ hôn nhân tự nguyện và tiến bộ trong xã hội ta.

Nhìn chung, chế định kết hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đã được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển chế định kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 và 1986. Những quy định về kết hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được chỉnh sửa, bổ sung ngày một hoàn thiện hơn, quy định chặt chẽ và triệt để hơn phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong thời ký đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.


2.2. HỦY VIỆC KẾT HÔN TRÁI PHÁP LUẬT VÀ HẬU QUẢ PHÁP LÝ


2.2.1. Khái niệm kết hôn trái pháp luật, hủy việc kết hôn trái pháp luật

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định kết hôn là "việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn

và đăng ký kết hôn" (khoản 2 Điều 8). Tuy nhiên thực tế nhiều đôi nam nữ kết hôn với nhau mà không hề tuân thủ các điều kiện kết hôn, chung sống lâu dài mà không hề đăng ký kết hôn thậm chí vi phạm các điều cấm kết hôn. Theo khoản 3 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: "Kết hôn trái pháp luật là việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn do pháp luật quy định".

Như vậy, về nguyên tắc, kết hôn trái pháp luật là việc hai bên nam nữ có đăng ký kết hôn tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng vi phạm điều kiện kết hôn quy định tại Điều 9, Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Khi nam nữ kết hôn, nếu vi phạm một trong những điều kiện kết hôn do luật định thì việc kết hôn bị coi là trái pháp luật, không được pháp luật công nhận là vợ chồng của nhau và bị Tòa án nhân dân xử hủy khi có yêu cầu. Cuộc hôn nhân đó không làm phát sinh các hệ quả pháp lý của hôn nhân.

Hủy kết hôn trái pháp luật là một biện pháp có ý nghĩa như chế tài của Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam, được áp dụng cho những trường hợp xác lập quan hệ vợ chồng có đăng ký kết hôn nhưng vi phạm điều kiện kết hôn Luật định. Chế tài này thể hiện sự nghiêm minh của pháp luật và thái độ của Nhà nước nhằm đảm bảo chấp hành nghiêm chỉnh Luật Hôn nhân và gia đình.

Tuy nhiên, hủy việc kết hôn trái pháp luật sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của những người kết hôn trái pháp luật, hơn nữa sẽ càng ảnh hưởng nếu họ có con chungVì vậy, khi xem xét hủy kết hôn trái pháp luật, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải xem xét, điều tra đầy đủ các hành vi vi phạm điều kiện kết hôn, lý do, mức độ, hoàn cảnh vi phạm và cuộc sống thực chất của hai bên sau khi kết hôn để có một hình thức xử lý hủy việc kết hôn trái pháp luật "thấu tình, đạt lý".

2.2.2. Căn cứ chung để xử hủy kết hôn trái pháp luật

Kết hôn trái pháp luật không chỉ ảnh hưởng đến bản thân nam nữ kết hôn mà còn ảnh hưởng đến gia đình hai bên, ảnh hưởng đến xã hội nói chung.

Vì vậy việc xử hủy kết hôn trái pháp luật là một việc làm rất cần thiết nhằm đảm bảo kết hôn theo đúng trật tự và luật định. Việc xử hủy sẽ do Tòa án thực hiện, dựa vào nhiều căn cứ khác nhau.

* Chưa đến tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật mà nam nữ đã kết hôn (tảo hôn)

Luật Hôn nhân và gia đình quy định "nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn" (Khoản 1 Điều 9). Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn: "không bắt buộc nam phải từ đủ hai mươi tuổi trở lên, nữ phải từ đủ mười tám tuổi trở lên mới được kết hôn; do đó, nam đã bước sang tuổi hai mươi, nữ đã bước sang tuổi mười tám mà kết hôn là không vi phạm điều kiện về tuổi kết hôn".

* Thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc của cả hai bên nam nữ khi kết hôn

Thiếu sự tự nguyện của một trong hai bên hoặc của cả hai bên nam nữ khi kết hôn là do có hành vi cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn.

Cưỡng ép kết hôn là hành vi buộc người khác phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ (khoản 5 Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000), là:

Một bên ép buộc (ví dụ: đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần…) nên buộc bên bị ép buộc phải đồng ý kết hôn….

Một bên hoặc cả hai bên nam và nữ bị người khác cưỡng ép (ví dụ: bố mẹ của người nữ do nợ của người nam một khoản tiền nên cưỡng ép người nữ phải kết hôn với người nam để trừ nợ; do bố mẹ của hai bên có hứa hẹn với nhau nên cưỡng ép con của họ phải kết hôn với nhau...) buộc người bị cưỡng ép kết hôn phải kết hôn trái với nguyện vọng của họ [59, Mục 1 điểm b1, b3].

Ví dụ: Chị Nguyễn Thị Hoa yêu anh Nguyễn Chí Thiện nhưng cha mẹ phản đối. Cha mẹ chị ép gả chị cho anh Trần Lê Chung. Thậm chí cha mẹ chị

còn đến tận cơ quan chị làm việc, yêu cầu lãnh đạo cơ quan không cho phép chị quan hệ với anh Chung và bắt chị phải lấy anh Thiện. Việc kết hôn của chị là do bị ép buộc, do bị cha mẹ uy hiếp về tinh thần với cơ quan nơi làm việc. Vì vậy chị hoàn toàn có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật giữa chị và anh Thiện.

Lừa dối kết hôn là một trong hai người kết hôn đã nói sai sự thật về người đó làm người kia tưởng lầm mà kết hôn hoặc một trong hai người kết hôn hứa hẹn sẽ làm việc gì đó có lợi cho người kia làm người kia đồng ý kết hôn, là "một bên lừa dối (ví dụ: lừa dối là nếu kết hôn sẽ xin việc làm phù hợp hoặc nếu kết hôn sẽ bảo lãnh ra nước ngoài; không có khả năng sinh lý nhưng cố tình giấu; biết mình bị nhiễm HIV nhưng cố tình giấu...) nên bên bị lừa dối đã đồng ý kết hôn" (Mục 1 điểm b2 Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP).

Cần phân biệt hành vi lừa dối để kết hôn với sự nhầm lẫn. Nếu kết hôn chỉ vì nhầm lẫn về một số yếu tố như: nghề nghiệp, địa vị công tácthì không coi đó là kết hôn thiếu sự tự nguyện.

Như vậy, việc kết hôn do bị cưỡng ép, lừa dối thì được xác định là có căn cứ để Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật.

* Người đang có vợ hoặc chồng lại kết hôn với người khác

Đây là trường hợp vi phạm điều cấm kết hôn quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, là căn cứ để Tòa án hủy kết hôn trái pháp luật. Xét về nguyên tắc, người "đang" có vợ, có chồng nghĩa là đang có quan hệ vợ chồng tồn tại trước pháp luật. Tính đến thời điểm hiện nay, hệ thống pháp Luật Hôn nhân và gia đình nước ta vẫn thừa nhận hai loại quan hệ hôn nhân gồm:

Thứ nhất: việc xác định một người đang có vợ, có chồng là dựa vào giấy đăng ký kết hôn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp và giấy đăng ký kết hôn phải còn hiệu lực.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 13/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí