Thực Trạng Thi Hành Pháp Luật Về Cấp Dưỡng Và Những Nguyên Nhân Của Nó


2.3. Chế tài của Chế định cấp dưỡng


Sau khi chế định cấp dưỡng nói riêng và Luật HN&GĐ năm 2000 nói chung được ban hành đã có sự tác động tích cực đến quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Chế định cấp dưỡng đã từng bước đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả của nó. Tạo cơ sở pháp lý quan trọng nhằm giúp cho các thành viên trong gia đình thực hiện trách nhiệm của mình một cách tự nguyện, giữ gìn và phát huy phong tục tập quán và truyền thống tốt đẹp trong quan hệ HN&GĐ Việt Nam. Để đạt được kết quả đó chúng ta không thể phủ nhận tính hợp lý của các qui phạm pháp luật về cấp dưỡng. Như vậy có thể khẳng định chế đinh cấp dưỡng trong Luật HN&GĐ năm 2000 đã có một sự phát triển hoàn chỉnh và đồng bộ và phù hợp với sự phát triển của xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Để có một hệ thống pháp luật hoàn thiện là một vấn đề rất khó khăn nhưng để nó được thực thi trong cuộc sống lại là một vấn đề vô cùng phức tạp. Vì không đơn thuần cứ một qui phạm pháp luật được ban hành là nó đương nhiên được xã hội thừa nhận và mọi người chấp hành nghiêm chỉnh mà ngược lại do ý thức pháp luật của một số cá nhân rất kém nên họ cố tình không tuân thủ pháp luật làm cho pháp luật không phát huy được vai trò của nó, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của công dân và uy tín của cơ quan tư pháp và Nhà nước. để tránh tình trạng này Nhà làm luật đã đưa ra các chế tài thực chất đó là các biện pháp tác động mà Nhà nước dự kiến áp dựng đối với các chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh của Nhà nước đã nêu ra trong các qui phạm pháp luật.

Trong luật hiện hành, nghĩa vụ cấp dưỡng được bảo đảm thực hiện theo luật chung, nghĩa là không được bảo đảm một cách đặc biệt. Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự giác thực hiện nghĩa vụ của mình, thì người có quyền có thể yêu cầu cưỡng chế thực hiện bằng cách tiến hành kê


biên và bán tài sản của người có nghĩa vụ. Điều 20 Nghị định số 70/2001NĐ- CP qui định: “Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo Luật HN&GĐ không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì theo yêu cầu của của các cơ quan, tổ chức, cá nhân qui định tại Điều 55 Luật HN&GĐ, Toà án quyết định buộc người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đó. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng thoả thuận, nếu không thoả thuận được thì thời điểm đó được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Toà án

Trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quyết định của Toà án không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình thì người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án buộc người có nghĩa vụ cấp dưỡng phải thực hiện nghĩa vụ đó. Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng được tính từ ngày ghi trong bản án, quyết định của Toà án.

Theo quyết định của Toà án thì cơ quan, tổ chức trả lương, tiền công lao động, các thu nhập thường xuyên khác cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng có trách nhiệm thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dưỡng để chuyển trả cho người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó theo đúng mức và phương thức cấp dưỡng như đã thoả thuận hoặc theo quyết định của Toà án.”

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Theo điểm a, khoản 2, Điều 2 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004: Bản án, quyết định của Toà án sơ thẩm về cấp dưỡng chưa có hiệu lực pháp luật phải được thi hành ngay.

Theo qui định của pháp luật thì việc cấp dưỡng được đảm bảo thực hiện trước hết bằng tiền lương, tiền công lao động, và các thu nhập thường xuyên khác của người có nghĩa vụ cấp dưỡng. Tất nhiên, khối tài sản đảm bảo nghĩa vụ cấp dưỡng không phải là toàn bộ thu nhập của người có nghĩa vụ cấp

Chế định cấp dưỡng trong pháp luật hôn nhân và gia đình năm 2000 - 11


dưỡng mà chỉ là số tài sản sau khi đã trừ đi các khoản chi tiêu cần thiết cho đời sống của họ và gia đình họ.

Ngoài biện pháp chế tài buộc phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng qui định tại Điều 20 Nghị định 70 như trên thì trong một số trường hợp chấm dứt quan hệ cấp dưỡng, người vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng cũng có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 12 Nghị định 87/2001/NĐ-CP ngày 21/11/2001 “ Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 20.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người nào có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn, anh chị em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo qui định pháp luật. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 50.000 đồng đến 200.000 đồng đối với người nào có hành vi từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng cho cha mẹ, nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn”.

Bên cạnh đó, nếu vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng thì còn có thể bị xử lý về hình sự theo điều 152 Bộ luật Hình sự năm 1999 thì “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2005 hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm”.

Hơn thế nữa, người có nghĩa vụ cấp dưỡng mà đồng thời cũng được xếp vào một hàng thừa kế theo pháp luật được gọi của người được cấp dưỡng có thể bị mất quyền hưởng di sản của người này, nếu vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng để lại hậu quả nghiêm trọng (BLDS, Điều 643, khoản 1 điểm b).

Theo quan điểm của chúng tôi đó chỉ là biện pháp cuối cùng khi đã có hậu quả nghiêm trọng đối với người được cấp dưỡng, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng. Vì vậy pháp luật nên qui định một số biện pháp cụ thể, có ý nghĩa thiết thực đảm bảo việc thực hiện


nghĩa vụ cấp dưỡng như quyết định khấu trừ vào lương, thu nhập, tiền công lao động…của người không chịu tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cũng như trách nhiệm của nơi người có nghĩa vụ cấp dưỡng đang làm việc trong việc thực hiện các quyết định của Toà án và cơ quan thi hành án…Các biện pháp này cũng đã được qui định trong Pháp lệnh thi hành án dân sự song để giúp cho việc thực hiện tốt nghĩa vụ cấp dưỡng cần có văn bản dưới luật hướng dẫn cụ thể hơn về vấn đề này.

Theo quan điểm của chúng tôi nên qui định về vấn đề lỗi của người có nghĩa vụ cấp dưỡng như lỗi trong dân sự. Nghĩa là nếu người có nghĩa vụ cấp dưỡng có lỗi cố tình trốn tránh và từ chối thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng thì phải chịu phạt một mức phạt nhất định và nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo thực tế xẩy ra.

Như vậy để cho chế định cấp dưỡng được thực thi có hiệu quả trong cuộc sống thì chế tài do vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng cần được qui định chi tiết, cụ thể trong văn bản dưới luật và có sự điều chỉnh kết hợp liên ngành của Luật Dân sự, Luật Hành chính, Luật Hình sự. Nhằm tạo ra một hành lang pháp lý mang tính giáo dục, răn đe giúp cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật cấp dưỡng tự nguyện thực hiện nghĩa vụ của mình, không ngừng bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chính các chủ thể và nâng cao vai trò của pháp luật.


CHƯƠNG 3‌

THỰC TRẠNG THI HÀNH VÀ ÁP DỤNG

PHÁP LUẬT VỀ CẤP DƯỠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHẾ ĐỊNH CẤP DƯỠNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY.


3.1. Thực trạng thi hành pháp luật về cấp dưỡng và những nguyên nhân của nó

Quan hệ cấp dưỡng giữa các thành viên trong gia đình ở Việt Nam có 04 trường hợp cơ bản: Cấp dưỡng giữa cha mẹ và con, cấp dưỡng giữa ông bà và cháu, cấp dưỡng giữa anh chị và em, cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Nhưng trên thực tế quan hệ cấp dưỡng chỉ xuất hiện chủ yếu trong hai trường hợp là cha mẹ và con, giữa vợ và chồng sau khi ly hôn. Vì thế khi xem xét thực trạng thi hành pháp luật về cấp dưỡng chúng ta chỉ tập trung đi sâu vào nghiên cứu hai quan hệ cấp dưỡng giữa cha mẹ và con, giữa vợ và chồng sau ly hôn và những biến đổi khác thường của nó trong giai đoạn CNH-HĐH. Sở dĩ có thực trạng này là vì theo quan điểm truyền thống của gia đình Việt Nam là không ai lại đi kiện bắt ông bà, cha mẹ phải cấp dưỡng cho mình bởi vì trong đa số các trường hợp các bên đều khó khăn như nhau hoặc một bên khá hơn bên kia cũng chẳng đáng bao nhiêu và họ thường tự nguyện chu cấp cho nhau theo khả năng của mình mà không cần sự can thiệp của pháp luật. Chính vì vậy phần này đề cập thực trạng thi hành pháp luật cấp dưỡng giữa cha mẹ và con, vợ và chồng trong các vụ ly hôn.

Nghĩa vụ cấp dưỡng phát sinh trong các vụ ly hôn bao gồm cấp dưỡng giữa cha mẹ và con, cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Theo thống kê của TANDTC năm 2000 có 44.377 vụ ly hôn, năm 2002 có 56.214 vụ ly hôn. Số


cặp vợ chồng có con cần được cấp dưỡng chiếm 2/3 trong số đó. Việc nuôi con và cấp dưỡng cho con chưa thành niên và con đã thành niên không có khả năng lao động thường được các bên thoả thuận. Theo thống kê của Toà án thì các vụ vợ chồng ly hôn tự thoả thuận về vấn đề nuôi con và cấp dưỡng cho con chiếm từ 2/3. Tại TAND thành phố Vinh năm 2004 có 567 vụ ly hôn Toà án giải quyết thì có 428 vụ có con cần được cấp dưỡng trong đó cha hoặc mẹ tự nguyện nhận cấp dưỡng cho con là 258 vụ (chiếm 60%). Tại TAND huyện Nam Đàn (tỉnh Nghệ An) Từ tháng 01/2004 đến 12/2004 có 59 vụ ly hôn thì 12 vụ cha mẹ phải cấp dưỡng cho con, trong đó có 9 vụ cha mẹ đã tự nguyện cấp dưỡng cho con (chiếm gần 80%). Chỉ tính riêng số vụ ly hôn do Toà án công nhận thuận tình ly hôn đã cho thấy số vụ vợ chồng tự nguyện thoả thuận cấp dưỡng cho con là rất lớn. Bởi lẽ theo qui định của pháp luật thì Toà án chỉ ra quyết định CNTTLH khi nào vợ chồng thoả thuận được tất cả ba mối quan hệ về nhân thân, tài sản và việc nuôi con, cấp dưỡng cho con. Theo thống kê tại các Toà án địa phương thì tỷ lệ Toà án CNTTLH chiến từ 50% tổng số vụ ly hôn. Kể cả trong trường hợp ly hôn do một bên yêu cầu thì các bên vẫn tự nguyện thoả thuận việc nuôi con và cấp dưỡng cho con. Điều đó xuất phát từ tính chất thiêng liêng của tình cha con, mẹ con. Đa số các cặp vợ chồng ly hôn đều nhận thức rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo đảm sự phát triển bình thường về trí tuệ, thể chất và nhân cách của con. Rất ít trường hợp cha mẹ lại chối bỏ trách nhiệm nuôi con và cấp dưỡng cho con. Chính sự thoả thuận về việc nuôi con và cấp dưỡng cho con các bên cha mẹ đã thoả thuận luôn cả mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng cho con. Như vậy mặc dù tình cảm của vợ chồng không còn, cuộc sống chung không thể tiếp tục nhưng mỗi bên vẫn nhận thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với con nên đã tự nguyện thoả thuận việc nuôi con và cấp dưỡng cho con.


Theo bản án số 42/STDS ngày 02/08/2004 của Toà án Nhân dân thành phố Vinh về việc xin ly hôn giữa nguyên đơn Bà Lê Thị Nga sinh ngày 2/10/1976 trú tại khối 14 - phường Lê Lợi - thành phố Vinh - Nghệ An và bị đơn Ông Đinh Văn Thắng sinh năm 1971 trú quan tại phường Đông Vĩnh - thành phố Vinh. Hai vợ chồng kết hôn năm 1999 và đã có một con chung là Đinh Văn Lợi. Toà án CNTTLH và ghi nhận sự thoả thuận của hai bên là Chị Nga trực tiếp nuôi con và Anh Thắng tự nguyện cấp dưỡng cho cháu Lợi mỗi tháng 300.000 đồng.

Tại Quyết định CNTTLH số 02/QĐ-TTLH ngày 20-4-2004 của TAND tỉnh Nghệ An về việc ly hôn có yếu tố nước ngoài giữa chị Trần Thị Thanh và anh Chu Thanh Hải đang cư trú tại Malaysia. Anh chị thoả thuận chị Thanh vẫn trực tiếp nuôi cháu Chu Hải Bình là con chung của anh chị. Anh Hải cấp dưỡng 500.000đồng/1tháng, cấp dưỡng định kỳ mỗi năm một lần là 6.000.000 đồng và Anh Hải đã thanh toán ngay số tiền nuôi con năm 2004 và chị Thanh đã nhận, các năm tiếp theo anh Hải sẽ thanh toán vào tháng đầu tiên của mỗi năm.

Khi Toà án giải quyết ly hôn còn có thể phát sinh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng. Song theo thống kê tại các Toà án việc cấp dưỡng giữa vợ chồng khi ly hôn thường ít xẩy ra mà chủ yếu do vợ hoặc chồng tự nguyện trợ cấp cho bên kia một khoản tiền nhằm giúp bên kia giảm bớt khó khăn sớm ổn định cuộc sống sau khi ly hôn. Trên cơ sở tự nguyện của một bên vợ chồng và qua xem xét hoàn cảnh của bên kia Toà án đã chấp nhận sự tự nguyện đó và quyết định trong bản án hoặc trong quyết định CNTTLH.

Như vậy có thể thấy chế định cấp dưỡng đã từng bước đi vào cuộc sống và phát huy hiệu quả của nó. Không những gắn kết các thành viên trong gia đình trong mối quan hệ tình cảm, trách nhiệm thiêng liêng mà còn góp phần ổn định xã hội. Đạt được những kết quả đó bên cạnh tính hợp lý của các quy phạm pháp luật về cấp dưỡng còn có sự đóng góp đáng kể của công tác


tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật. Các cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã hội, các đoàn thể nhân dân đã phát huy vai trò của mình trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu rõ các qui định của Luật HN&GĐ nói chung và các qui định về cấp dưỡng nói riêng. Đồng thời phải kể đến sự vận dụng linh hoạt, đúng đắn và sáng tạo những qui định của pháp luật để giải quyết những vấn đề phát sinh trong lĩnh vực cấp dưỡng của các cơ quan tư pháp.

Tuy nhiên thực tế cho thấy vẫn còn đâu đấy những người dân chưa ý thức được trách nhiệm làm cha, làm mẹ, ông, bà, con, cháu, anh, chị, em, vợ, chồng trong việc nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng cho những người thân thích khi những người này cần được nuôi dưỡng hoặc cấp dưỡng.

Hiện tượng cha mẹ sống chung với con nhưng lại không được chăm sóc, nuôi dưỡng mà ngược lại còn bị ngược đãi. Có nhiều trường hợp con cái sống sung túc khá giả trong khi cha mẹ không có cơm ăn, áo mặc dẫn đến phải đi lang thang xin ăn sống vật vờ nhờ vào sự thương hại của những người khác trong xã hội hoặc phải vào các Trung tâm dưỡng lão.

Bên cạnh đó do ý thức pháp luật của một bộ phận dân cư chưa cao dẫn đến để tình cảm, tính tự ái, sĩ diện lấn át pháp luật. Nhiều cha mẹ già không được con chăm sóc, phụng dưỡng nhưng cũng không yêu cầu con cấp dưỡng, nhiều người vợ một mình nuôi con trong khó khăn vất vả, thiếu thốn trong khi đó biết người chống thì kiếm được nhiều tiền và chi tiêu cho nhu cầu xa xỉ của bản thân mà vẫn không yêu cầu cấp dưỡng con. Thực tế cho thấy trong các vụ ly hôn rất ít trường hợp vợ hoặc chồng yêu cầu bên kia cấp dưỡng cho mình. Số vụ vợ hoặc chồng yêu cầu được bên kia cấp dưỡng chủ yếu do có sự tham gia của luật sư hoặc do sự tự nguyện “trợ cấp” cho bên kia một khoản tiền. Theo thống kê tại TAND thành phố Vinh trong tổng số 172 vụ ly hôn mà Toà án giải quyết trong năm 2004 thì chỉ có 3 vụ vợ chồng phải cấp dưỡng

Ngày đăng: 26/10/2023