Chất lượng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế - 2

3.2.5. Nâng cao phương tiện hữu hình 84

3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động Marketing đối với sản phẩm tín dụng cho vay khách

hàng cá nhân 85

PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 87

1. Kết luận 87

2. Kiến nghị 88

2.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý nhà nước 88

2.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 89

2.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam ...89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC 92

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN THẠC

Chất lượng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Thừa Thiên Huế - 2

BIÊN BẢN CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VẮN THẠC SĨ KINH TẾ

NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 1 NHẬN XÉT LUẬN VĂN THẠC SĨ CỦA PHẢN BIỆN 2 BẢN GIẢI TRÌNH CHỈNH SỬA LUẬN VĂN

XÁC NHẬN HOÀN THIỆN LUẬN VĂN


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1: Tình hình lao động tại Ngân hàng Vietinbank CN TTH 34

Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn tại Vietinbank CN TTH

giai đoạn 2015 - 2017 36

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động cho vay tại Vietinbank CN TTH giai đoạn 2015 - 2017 40

Bảng 2.4 Tình hình thu nhập – chi phí của Vietinbank CN TTH giai đoạn 2015

– 2017 ..................................................................................................44

Bảng 2.5: Tình hình doanh số cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2015 - 2017

.............................................................................................................52

Bảng 2.6: Tình hình doanh số thu nợ giai đoạn 2015 – 2017 53

Bảng 2.7: Tình hình dư nợ cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2015 - 2017 54 Bảng 2.8: Hiệu suất sử dụng vốn vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2015 - 2017

.............................................................................................................55

Bảng 2.9: Tỷ lệ nợ quá hạn cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2015 - 201756 Bảng 2.10: Tình hình nợ xấu cho vay khách hàng cá nhân giai đoạn 2015 - 2017

.............................................................................................................57

Bảng 2.11: Tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro khách hàng cá nhân giai đoạn 2015 - 2017 59

Bảng 2.12: Thu nhập từ hoạt động cho vay đối với khách hàng cá nhân giai đoạn

2015 - 2017 59

Bảng 2.13: Đặc điểm mẫu khảo sát 60

Bảng 2.14: Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo 63

Bảng 2.15: Kiểm định KMO và Bartlett'st 65

Bảng 2.16: Tổng phương sai trích 66

Bảng 2.17: Ma trận xoay nhân tố 66

Bảng 2.18: Ma trận tương quan giữa các biến 69

Bảng 2.19: Phân tích ANOVA 70

Bảng 2.20: Hệ số R270

Bảng 2.21: Kết quả phân tích mô hình hồi quy 71


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1: Mô hình tổ chức của Vietinbank CN TTH 32


PHẦN 1: MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong nền kinh tế thị trường Việt Nam hiện nay, lĩnh vực tài chính - ngân hàng ở nước ta cũng như các ngân hàng nước ngoài đang phát triển hết sức nhanh chóng với hoạt động kinh doanh đa dạng, sôi động và luôn tiếp tục đổi mới để bắt kịp sự đổi thay của nền kinh tế và nhu cầu thị trường. Trong bối cảnh đó, giữa các Ngân hàng thương mại (NHTM) trong nước và nước ngoài có sự cạnh tranh mạnh mẽ về quy mô, chất lượng, sự đa dạng về sản phẩm… Riêng trong lĩnh vực tín dụng cho vay khách hàng cá nhân với cơ cấu sản phẩm đa dạng được các NHTM triển khai đồng bộ, phù hợp với nhu cầu của khách hàng đã đem lại hiệu quả và ngày càng chuyên nghiệp hơn.

Sự cạnh tranh trên thị trường giữa các NHTM đã tạo nhiều thuận lợi cho khách hàng có nhiều lựa chọn để tiếp cận được vốn vay ngân hàng và các ngân hàng muốn có được khách hàng đòi hỏi các ngân hàng cần có những thế mạnh, những ưu thế nổi trội của riêng mình trong chiến lược thu hút và phát triển khách hàng. Chính chất lượng sản phẩm sẽ tạo nên sự khác biệt cơ bản giữa các nhà cung cấp khi sản phẩm gần như có sự tương đồng. Nghĩa là, khách hàng sẽ lựa chọn dựa trên việc so sánh về chất lượng phục vụ, lãi suất cho vay, thời gian giải quyết nhanh chóng, thủ tục đơn giản. Rò ràng, với đặc điểm là một ngành kinh doanh dịch vụ, khi tính cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gia tăng, thì chất lượng sản phẩm là một yếu tố để giữ chân khách hàng và phát triển khách hàng.

Nền kinh tế ngày càng phát triển, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người đã gia tăng, tạo điều kiện nâng cao mức sống của người dân. Mức sống được nâng cao kéo theo nhu cầu của người dân về tiêu dùng nâng cao. Mặt khác, kinh tế phát triển cũng gia tăng cơ hội kinh doanh cho các chủ thể kinh tế, bao gồm các cá nhân kinh doanh, do đó nhu cầu tín dụng cá nhân ngày một lớn. Trong những năm gần đây, hoạt động tín dụng cho vay khách hàng cá nhân vẫn còn những hạn chế nhất định như định mức cho vay tối đa còn thấp, chính


sách và thủ tục còn phức tạp và hạn chế, chưa hấp dẫn được lượng khách hàng đông đảo tương xứng với vị thế của các ngân hàng thương mại Việt Nam.

Trong những năm qua, hoạt động của Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thừa Thiên Huế (sau đây gọi tắt là Vietinbank CN TTH) đã có sự tăng trưởng tốt, nhưng vẫn gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các NHTM khác trên địa bàn. Trên thực tế, tiềm năng phát triển kinh tế địa phương và nhu cầu vay cá nhân tại đây còn rất lớn. Do đó, tín dụng cho vay khách hàng cá nhân là một thị trường tiềm năng cho các NHTM nói chung và Vietinbank CN TTH nói riêng.

Nhận thức được tính cấp thiết của vấn đề, Vietinbank CN TTH đã có những giải pháp khác nhau để nâng cao chất lượng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân và bước đầu đã tạo ra những thay đổi quan trọng đối với chất lượng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân. Tuy nhiên, nhìn chung chất lượng tín dụng cho vay vẫn còn nhiều bất cập, chưa thực sự hiệu quả để Vietinbank CN TTH nâng cao năng lực cạnh trạnh.

Từ những nhìn nhận trên, tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: "Chất lượng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế" làm Luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1. Mục tiêu chung

Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế, từ đó đề xuất các giải pháp để nâng cao chất lượng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân trong thời gian tới, nhằm góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế trong thời gian tới.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng thương mại.


- Đánh giá thực trạng chất lượng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2015 - 2017

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế đến năm 2020

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận văn tập trung nghiên cứu về hiệu quả chất lượng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế

3.2. Phạm vi nghiên cứu

Về mặt nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu hiệu quả chất lượng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế.

- Về mặt thời gian: Các dữ liệu được thu thập trong 3 năm, từ năm 2015 đến năm 2017.

- Về mặt không gian: Tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi

nhánh Thừa Thiên Huế.

4. Phương pháp nghiên cứu

4.1. Phương pháp thu thập số liệu

Dữ liệu thứ cấp

Luận văn nghiên cứu tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ báo cáo tổng kết hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế, về tình hình hoạt động kinh doanh, bảng cân đối nguồn vốn và tài sản, cơ cấu nhân lực và các thông tin các có liên quan. Đặc biệt là về tình hình thực trạng tín dụng cho vay khách hàng cá nhân trong giai đoạn 2015 - 2017


Bên cạnh đó, luận văn nghiên cứu còn tiến hành thu thập thông tin từ các website, sách báo, tạp chí nghiên cứu khoa học, mô hình nghiên cứu và các giáo trình có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.

Dữ liệu sơ cấp

Luận văn nghiên cứu tiến hành thu thập thông tin thông qua phát phiếu điều

tra trực tiếp những khách hàng cá nhân đang vay vốn tín dụng tại ngân hàng.

Đầu tiên, luận văn nghiên cứu sử dụng kỹ thuật DELPHI để phỏng vấn ý kiến từ những chuyên gia có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, và các chuyên gia thực tiễn là trưởng phó các phòng ban, lãnh đạo ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Thừa Thiên Huế để có sự hiểu biết đầy đủ hơn về vấn đề nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sơ bộ này là cơ sở để luận văn thiết kế bảng hỏi và đưa vào nghiên cứu chính thức.

- Xác định cỡ mẫu:

Theo “Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS” của Hoàng Trọng Chu Nguyễn Mộng Ngọc [11]: số mẫu cần thiết để phân tích nhân tố phải lớn hơn hoặc bằng năm lần số biến quan sát (do nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA):

n ≥ 5 * k = 5 * 28 ≥ 140 (quan sát)

Như vậy, để đảm bảo độ chính xác cũng như mức độ thu hồi bảng hỏi, luận văn nghiên cứu quyết định chọn 180 mẫu để tiến hành điều tra khảo sát. Kết quả thu được 159 bảng hỏi đủ chất lượng.

- Về phương pháp chọn mẫu:

Phương pháp chọn mẫu được lựa chọn nhằm hướng tới đạt được các mục tiêu nghiên cứu. Đảm bảo mẫu được chọn mang tính đại diện và có thể thu thập được thông tin chính xác nhất. Đối với điều tra thử ban đầu, luận văn nghiên cứu chọn ra 30 khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Thừa Thiên Huế một cách ngẫu nhiên để thu thập những thông tin cơ bản rồi xây dựng bảng hỏi chính thức.


Tiếp đến, nghiên cứu sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thực địa để

tiến hành khảo sát chính thức khách hàng. Các bước khảo sát được tiến hành như sau:

Bước 1: Xác định địa điểm điều tra và thời gian tiến hành điều tra

Địa điểm điều tra được thực hiện tại ngân hàng TMCP Công Thương Chi

nhánh Thừa Thiên Huế. Thời gian điều tra được tiến hành trong vòng 1 tháng.

Bước 2: Xác đinh lượng khách hàng ước tính đến chi nhánh giao dịch trong

ngày (X) và tính bước nhảy K.

Theo số liệu xin từ phòng kinh doanh, ngân hàng TMCP Công Thương Chi nhánh Thừa Thiên Huế thì trung bình 1 ngày có tầm 400 khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Trong khi số mẫu chúng ta cần điều tra sẽ là n = 180 trong 1 tháng (điều tra từ ngày thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần). Vậy 1 ngày ta sẽ điều tra x = 180/20= 9 khách hàng.

Như vậy, ta có bước nhảy K là: K= X/x = 400/9 = 44 . Như vậy cứ cách 44 khách hàng kể từ khách hàng đã phỏng vấn ta sẽ tiến hành phỏng vấn khách hàng tiếp theo. Đến khi đảm bảo đủ 9 phiếu điều tra trong 1 ngày thì sẽ dừng lại để chuyển qua ngày thứ hai. Nếu khách hàng từ chối thì bỏ qua và chọn người kế tiếp. Trường hợp khách hàng trùng với mẫu điều tra trước thì cũng bỏ qua và chọn khách hàng ngay sau đó để tiến hành phỏng vấn.

4.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu:

- Sử dụng phương pháp phân tổ để hệ thống hóa và tổng hợp số liệu theo các

tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.

- Phân loại dữ liệu, mã hóa dữ liệu, nhập dữ liệu, làm sạch dữ liệu, sau đó

tiến hành phân tích dữ liệu với phần mềm SPSS và Excel.

- Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng để phân tích các đặc tính về mặt lượng (quy mô, kết cấu, trình độ phổ biến, quan hệ so sánh,…) trong mối quan hệ với mặt chất (chất lượng) của hoạt động thu hút (huy động) tiề gửi tiết kiệm của khách hàng.

- Kiểm định độ tin cậy của bộ thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha: Phương pháp này cho phép loại bỏ các biến không phù hợp, hạn chế các biến rác trong quá trình nghiên cứu và đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach Alpha.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 01/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí