Cơ Cấu Lao Động Trong Các Cơ Sở Sản Xuất Công Nghiệp Phân Theo Hình Thức Sở Hữu.

Đầu tư phát triển công nghiệp giai đoạn 1991 – 2005 tăng cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng, tạo nguồn lực cho phát triển sản xuất. Nhìn chung vốn đầu tư đóng vai trò chủ yếu và ngày càng tăng trong tăng trưởng của ngành công nghiệp. Tổng vốn đầu tư toàn ngành công nghiệp năm 2005 so với năm 1991 tăng 6,477 lần (từ 21415,580 tỷ đồng năm tăng lên 138.700 tỷ đồng) . Trong giai đoạn này nền kinh tế Việt Nam cũng thu hút được 60 tỷ đôla vốn đăng ký vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn thực hiện ước 27,5 tỷ đôla, trong đó đầu tư cho ngành công nghiệp 40 tỷ đôla, vốn thực hiện ước 18 tỷ đôla.

2.1.2.2. Lao động

Lao động là nguồn lực đầu vào quan trọng trong ngành công nghiệp. Tỷ lệ lao động công nghiệp còn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu lao động Việt Nam, sự chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp còn chậm vẫn chưa theo kịp được với tộc độ tăng trưởng cuả ngành. Trong giai đoạn (1991 – 2005) rất nhiều ngành công nghiệp ở khá nhiều các địa phương diễn ra hiện tượng thiếu trầm trọng lao động tay nghề cao, thừa lao động phổ thông.


Bảng 2.1 : Cơ cấu lao động trong các cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo hình thức sở hữu.

Năm

1991

1995

2000

2005

Tổng số

2183398

2633201

3306268

5242938

1. Doanh nghiệp Nhà nớc

682855

750090

829931

878974

- Trung ương

369601

444381

484171

584457

- Địa phương

313254

305709

345760

298691

2. Ngoài quốc doanh

1487328

1778396

2112798

3204424

- Hợp tác xã

282770

55851

80995

91956

- DN tư nhân

24757

77363

102230

225968

- Cty TNHH, CP, HD

……

135696

386844

1146993

- Hộ kinh doanh cá thể

1179801

1509486

1542729

1771812

3. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

13215

104715

363539

1184634

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam - 6

(Nguồn: Niên gián thống kê 2005)

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu lao động trong các cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo sở hữu, năm 1991

KV có vốn ĐTNN 13215

1%

KV DNNN 682855

31%

KV ngoài QD 1487328

68%


Biểu đồ 2.2: Cơ cấu lao động trong các cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo sở hữu, năm 1995

KV có cốn ĐTNN, 104715

4%

KV DNNN, 750090

28%

KV ngoài QD 1778396

68%

Biểu đồ 2.3: Cơ cấu lao động trong các cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo sở hữu, năm 2000

KV có vốn ĐTNN, 363539

11%

KV DNNN, 829931

25%

KV ngoài QD, 2112798

64%

Biểu đồ 2.4: Cơ cấu lao động trong các cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo sở hữu, năm 2005

KV có vốn ĐTNN, 1184634

22%

KV DNNN, 878974

17%

KV ngoài QD, 3204424

61%


2.1.2.3 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nghiên thiên nhiên giai đoạn 1991 - 2005 đã đóng vai trò tích cực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế Việt Nam nói chung và ngành công nghiệp nói riêng. Tài nguyên đã giúp ích rất nhiều cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng (gần như toàn bộ nguyên liệu đầu vào của ngành này là có sẵn trong nước), ngoài ra xuất khẩu tài nguyên đã đem lại một lượng ngoại tệ lớn cho nền kinh, nhờ dòng ngoại tệ này ngành công nghiệp có điều kiện hơn để đầu tư đổi mới công nghệ, như dầu thô, than, quặng...Bên cạnh đó cũng đã xuất hiện mặt trái khai thác tài nguyên quá mức, công nghệ khai thác lạc hậu dẫn đến hiệu quả không cao, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và gây ra lãng phí tài nguyên.

2.1.3. Nhân tố đầu ra tác động đến tăng trưởng ngành công nghiệp

Trước thời kỳ đổi mới và giai đoạn 1986 – 1990 (bùng nổ khủng hoảng kinh tế xã hội), sản xuất công nghiệp chưa đủ tiêu dùng và sản xuất, nền công nghiệp vẫn quên sống nhờ vào sự hỗ trợ của nhà nước và viện trợ công nghệ của nước ngoài. Từ năm 1991 đến nay ngành công nghiệp trong nước dần dần đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và phục vụ sản xuất, đặc biệt để phục vụ chính sách của Nhà nước sản xuất thay thế hàng nhập khẩu tiến tới xuất khẩu.

Tiêu thụ trong nước, dưới tác động của chính sách kích cầu những năm cuối thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21, đã gia tăng cả về quy mô và tốc độ, trở thành động lực của tăng trưởng công nghiệp.

2.1.4. Những hạn chế của tăng trưởng ngành công nghiệp

Trong giai đoạn 1991 – 2005, ngành công nghiệp đã thu được những kết quả tốt đẹp (tốc độ tăng trưởng cao, giải quyết được nhiều công ăn việc làm, góp phần quan trọng vào công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước) nhưng kết quả đó chưa phản ánh hết được tiềm năng thế mạnh của chúng ta. Năng suất lao động còn thấp, hiệu quả đầu tư chưa cao, sức cạnh tranh của hàng hoá công nghiệp còn yếu, một số dự án trọng điểm tạo cú huých cho phát triển công nghiệp triển khai chậm nhiều năm, chưa có những sản phẩm đột phá, nhóm sản phẩm tạo ra đặc trưng cho quốc gia.

Sản phẩm công nghiệp mới chỉ dừng lại ở những sản phẩm thô, sản phẩm gia dụng chưa có nhiều những sản phẩm có hàm lượng chất xám cao.

2.1.5. Hội nhập kinh tế quốc tế và thúc đẩy xuất khẩu

Kinh tế Việt Nam tuy trình độ phát triển còn thấp, song không thể tách rời nền kinh tế toàn cầu. Từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới đến nay, nền kinh tế Việt Nam ngày càng mở ra thế giới, giá trị xuất khẩu của Việt Nam luôn lớn hơn 1/2 GDP; kim ngạch xuất khẩu hàng năm tăng với tốc độ trung bình trên 20%/năm. Việt Nam nằm trong danh sách 50 quốc gia và vùng lãnh thổ có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất thế giới và được công nhận quốc gia có nền ngoại thương phát triển mạnh. Có những thành công như vậy nhờ quan hệ kinh tế song phương và đa phương của Việt Nam không ngừng được mở rộng thông qua việc ký kết và tham gia vào các hiệp định và diễn đàn: ký hiệp định khung với Liên minh Châu Âu (1992), tham gia Khu vực thương mại Tự do ASEAN (AFTA) (1996); tham gia diễn đàn hợp tác Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) (1998); ký hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ (2000); đàm phám gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO). Bên cạnh đó Việt Nam đã tiến hành ký kết song phương với 54 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới về việc tránh

đánh thuế hai lần, đây là những điều kiện thuận lợi cho hàng hoá Việt Nam thâm nhập vào các nước.

Bên cạnh sự gia tăng vốn đầu tư, chất lượng lao động (yếu tố đầu vào của sản xuất) thì những thành công về xuất khẩu (yếu tố đầu ra của sản xuất) cũng đóng vai trò quan trọng, quyết định tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua.

Hàng hoá công nghiệp xuất khẩu trong thời gian qua vẫn chủ yếu là xuất thô và hàng gia công cho nước ngoài, chúng ta đang nỗ lực tăng tỷ trọng hàng công nghiệp đã qua chế biến có giá trị gia tăng cao.

Những thành tựu xuất khẩu trong thời gian qua có thể nói do nhiều nguyên nhân, nguyên nhân khách quan nền kinh tế khu vực và thế giới sau một vầi đợt biến động điều chỉnh thì đã phục hồi và phát triển hơn nên kéo theo nhu cầu nhập khẩu gia tăng, nhất là các thị trường chủ yếu của hàng hoá Việt Nam như: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu, Úc, các nước Đông Nam Á...Đồng thời giá cả hầu hết các hàng hoá trên thị trường thế giới đều tăng (dầu tăng 2,7 lần; than 5 lần; gạo 2 lần....). Nguyên nhân chủ quan, để có được kết quả của sự hội nhập này chúng ta không thể không nhắc đến vai trò của Nhà nước đã đi đầu và mở đường cho các doanh nghiệp và người dân tiếp bước.


2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 - 2005


2.2.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu ngành trong công nghiệp.

Sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia đều đi kèm với những thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Bên cạnh tốc độ tăng trưởng cao, cơ cấu ngành công nghiệp của nước ta trong những năm qua ở một chừng mực nào có sự chuyển biến tích cực, nhưng chưa nhiều, chưa chuyển dịch nhanh theo hướng

tiên tiến (cơ cấu công nghiệp tiên tiến, ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng rất lớn trong cơ cấu ngành, trong ngành công nghiệp chế biến thì ngành công nghệ cao, ngành công nghiệp có hàm lượng chất xám cao phải chiếm tỷ trọng lớn).

Ngành khai thác mỏ trong giai đoạn này (1991 - 2005) đã có bước tiến nhanh đại diện là khai thác dầu khí, than đẩy mạnh. Ngành dầu khí từ chỗ chưa khai thác đến nay đã có sản lượng gần 20 triệu tấn/năm (quy dầu) (năm 1990 khai thác được 1,07 triệu tấn), ngành than tăng sản lượng lên hơn 5 lần đạt 20triệu tấn/năm. Ngành điện cũng tăng trưởng mạnh, từ mức sản lượng chưa tới 9 tỷ KWh năm 1990, đến năm 2005 sản lượng điện đã tăng gấp 4 - 5 lần. Ngành công nghiệp chế biến phát triển mạnh trong đó: ngành dệt may và da giầy đã có bước phát triển vượt trội, đóng góp quan trọng vào mức tăng xuất khẩu. Từ chỗ cả nước năm 1990 chỉ sản xuất 100 tấn thép thì năm 2005 đã đạt hơn 2,5 triệu tấn thuộc mọi thành phần kinh tế. Ngành điện, điện tử cũng tiến bước mạnh mẽ. Ngành vật liệu xây dựng đã sản xuất vượt 20 triệu tấn xi măng. Ngành xây dựng đã có bước phát triển mạnh, phục vụ xây dựng công nghiệp hoá và dân dụng.

Do chiếm tỷ trọng lớn trong GDP và có tốc độ tăng giá trị tăng thêm cao (16,02%), nên năm 2005 công nghiệp và xây dựng vẫn là khu vực có đóng góp lớn nhất vào tốc độ tăng trưởng chung, chiếm tới 49,7% hay 4,2 điểm phần trăm tốc độ tăng trưởng GDP.

Kết quả của việc chuyển dịch hoạt động nông nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ đã làm cho lao động trong nông nghiệp giảm xuống còn 56,8% tổng số công ăn việc làm trong năm 2005 so với mức 73% năm 1991, lao động nhóm ngành công nghiệp do đó mà tăng lên từ 11,2% (năm 1991) tăng lên 17,9% (năm 2005). Tuy diễn biến chuyển dịch lao động từ nông nghiệp diễn ra chậm và ta thấy kết quả chuyển đổi cơ cấu sản lượng theo ngành chưa tỷ lệ thuận với chuyển đổi cơ cấu lao động, nhưng tiến trình đổi mới cơ cấu lao động trên đây là một bước tiến trong phân bổ lao động xã hội và quỹ đạo chuyển đổi cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

Nếu xét theo phân ngành của ngành công nghiệp thì có sự gia tăng tỷ trọng ngành công nghiệp chế biến (năm 1991 chiếm tỷ trọng 75,4%, năm 2000 chiếm 79,7%, năm 2005 chiếm 84,9%); tỷ trọng sản xuất điện, khí đốt và nước duy trì tỷ lệ ổn định (6,6% của năm 1991, năm 2000 đạt tỷ trọng 6,5%, năm 2005 chiếm 6%); giảm tỷ trọng công nghiệp khai thác (năm 1991 chiếm tỷ trọng 18% giảm xuống còn 9,1% vào năm 2005). Với sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tích cực.

Bảng 2.2: Cơ cấu sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) phân theo ngành công nghiệp (1991 - 2005)

(ĐVT: %)


Năm

1991

1995

1996

1997

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

A. Công nghiệp khai thác

18

13,4

13,5

13,6

14

14,6

13,8

12,8

11,6

10,7

10,5

9,1

B. Công nghiệp chế biến

75,4

80,6

80,3

80,1

79,8

79,2

79,7

80,7

81,8

82,9

83,3

84,9

C. SX & phân phối điện, khí đốt và nước

6,6

6

6,2

6,3

6,2

6,2

6,5

6,5

6,5

6,4

6,1

6

(Nguồn: Tổng cục thống kê năm 2005)


90


80


70


60


50


40


30


20


10


0

1991 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005

Năm

%

Biểu 2.5: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) phân theo ngành công nghiệp, giai đoạn (1991 2005)



CN Khai Thác


CN chế biến


SX & phân phối điện, khí đốt và nước


Bảng 2.3: Cơ cấu sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) phân theo ngành công nghiệp (1995 - 2005)

ĐVT:%


Ngành

1995

1998

2000

2003

2005

Tổng số

100

100

100

100

100

A_ Công nghiệp khai thác mỏ

13,4

14,0

13,8

10,7

9,1

1,6

1,4

1,2

1,2

1,4

Khai thác dầu thô và khí tự nhiên

10,5

11,2

11,5

8,2

6,5

Khai thác quặng kim loại

0,2

0,1

0,1

0,1

0,2

Khai thác đá và mỏ khác

1,1

1,3

1,0

1,2

1,0

B_ Công nghiệp chế biến

80,6

79,8

79,7

82,9

84,9

Sản xuất thực phẩm và đồ uống

26,1

24,1

22,0

21,2

20,9

Sản xuất thuốc lá, thuốc lào

4,0

3,2

2,9

3,0

2,6

Sản xuất sản phẩm dệt

6,0

5,5

5,1

4,7

4,7

Sản xuất trang phục

2,9

3,1

3,0

3,4

3,7

Sản xuất sản phẩm bằng da, giả da

3,4

4,7

4,5

4,4

4,6

Sản xuất sản phẩm gỗ và lâm sản

3,2

2,0

1,8

1,8

1,9

Sản xuất giấy và các sản phẩm bằng giấy

1,9

2,1

2,0

1,9

2,1

Xuất bản, in và sao bản ghi

1,5

1,2

1,1

1,2

0,9

Sản xuất than cốc, sản phẩm dầu mỏ tinh chế

0,3

0,1

0,1

0,1

0,1

Sản xuất hóa chất và các sản phẩm hóa chất

4,9

5,4

5,6

5,4

5,3

Sản xuất sản phẩm cao su và plastic

2,2

2,9

3,3

3,7

4,7

Sản xuất sản phẩm từ chất khoáng phi kim loại khác

8,8

9,1

9,2

9,8

9,1

Sản xuất kim loại

3,3

2,7

3,0

3,4

3,3

Sản xuất sản phẩm bằng kim loại (trừ máy móc, thiết bị)

2,3

2,8

2,9

3,5

3,8

Sản xuất máy móc, thiết bị

1,3

1,4

1,4

1,5

1,5

Sản xuất TB văn phòng, máy tính

0,0

0,2

0,7

0,5

0,6

Sản xuất thiết bị điện

1,1

1,5

1,8

2,4

2,8

Sản xuất radio, tivi và TB truyền thông

2,0

2,3

2,2

2,3

2,3

Sản xuất dụng cụ y tế, chính xác, dụng cụ quang học và đồng hồ

0,2

0,2

0,2

0,2

0,2

Sản xuất, sửa chữa xe có động cơ

1,4

1,1

1,6

2,7

2,6

Sản xuất, sửa chữa phương tiện vận tải khác

1,8

2,2

3,2

3,2

4,0

Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế

1,9

1,9

2,0

2,6

3,3

Sản xuất sản phẩm tái chế

0,1

0,1

0,1

0,1

0,1

C_ Sản xuất &phân phối điện, khí đốt và nước

6,0

6,2

6,5

6,4

6,0

Sản xuất và phân phối điện, ga

5,3

5,6

6,0

5,9

5,6

Sản xuất và phân phối nước

0,1

0,6

0,5

0,4

0,4

Khai thác than

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Xét cơ cấu công nghiệp phân theo sở hữu trong giai đoạn 1991 – 2005 có sự chuyển biến mạnh từ sở hữu nhà nước kém hiệu quả sang sở hữu có yếu tố

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/01/2023