(Nguồn: Tổng cục thống kê)
Bảng 2.17: Nhóm ngành công nghệ của một số nước ASEAN
Nhóm ngành công nghệ cao | Nhóm ngành công nghệ trung bình | Nhóm ngành công nghệ thấp | |
Thái Lan | 30,8 | 26,5 | 42,7 |
Singapore | 73 | 16,5 | 10,5 |
Malaysia | 51,1 | 24,6 | 24,3 |
Indonexia | 29,7 | 22,6 | 47,7 |
Philippin | 29,1 | 25,7 | 45,2 |
Việt Nam(*) | 19,9 | 28,9 | 51,2 |
Có thể bạn quan tâm!
- Cơ Cấu Lao Động Trong Các Cơ Sở Sản Xuất Công Nghiệp Phân Theo Hình Thức Sở Hữu.
- Cơ Cấu Giá Trị Sản Xuất Công Nghiệp (Theo Giá Cố Định) Phân Theo Hình Thức Sở Hữu.
- Các Nguồn Tăng Trưởng Công Nghiệp Việt Nam 1991 - 2004
- Bài Học Tăng Trưởng Công Nghiệp Việt Nam Giai Đoạn 1991 - 2005.
- Rào Cản Cho Chính Sách Phát Triển Sản Xuất Trong Nước Để Thay Thế Hàng Hoá Nhập Khẩu Tiến Tới Xuất Khẩu
- Quan Điểm Định Hướng Nâng Cao Chất Lượng Tăng Trưởng Ngành Công Nghiệp Giai Đoạn (2006 - 2020)
Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.
(*) Số liệu các nước là năm 1998, số liệu Việt Nam là năm 2004
(Nguồn: Tổng cục thống kê)
2.2.5.3. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá
Năng lực cạnh tranh quốc tế: Hàng hoá trong nước có sức cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế khi mà tỷ lệ xuất khẩu càng ngày càng gia tăng. Căn cứ vào tình hình thực tế ngành công nghiệp Việt Nam thời gian vừa qua chúng ta thấy sức cạnh tranh của hàng hoá công nghiệp đã được cải thiện (năm 1996 tỷ lệ xuất khẩu chỉ chiếm 39,22%; năm 2005, tỷ lệ xuất khẩu là chiếm 42,99%), nhưng mức độ cải thiện vẫn quá thấp (trong vòng 10 năm nâng được tỷ lệ xuất khẩu gần 4%).
Bảng 2.18: Tỷ lệ xuất khẩu công nghiệp Việt Nam giai đoạn 1996 - 2005
Giá trị xuất khẩu (tỷ VNĐ) | Giá trị sản xuất (tỷ VNĐ) | Tỷ lệ xuất khẩu (%) | |
1996 | 58604,0 | 149432,5 | 39,22 |
1997 | 83249,6 | 180428,9 | 46,14 |
1998 | 84511,0 | 208676,8 | 40,50 |
1999 | 109937,8 | 244137,5 | 45,03 |
2000 | 143992,8 | 336100,3 | 42,84 |
2001 | 159234,0 | 395809,2 | 40,23 |
2002 | 181350,0 | 476350,1 | 38,07 |
2003 | 226239,0 | 620067,7 | 36,49 |
2004 | 312848,0 | 808958,3 | 38,67 |
2005 | 384632,0 | 894707,9 | 42,99 |
(Theo tính toán của tác giả dự trên thông tin xuất khẩu – Bộ Thương mại)
Biểu đồ 2.14: Tỷ lệ xuất khẩu Việt Nam (1996 – 2005)
70
60.78
59.5
61.93
63.51
61.33
60
57.16
59.77
50
53.86
46.
54.97
57.01
39.
40
84
40.
38.
38.
40
%
30
20
10
0
1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005
22
07
49
67
.5
23
45.
03
42.
42.
99
14
36.
Tỷ lệ xuất khẩu (%) Tỷ lệ tiệu nội địa
Năng lực cạnh tranh trong nước: Phần lớn những mặt hàng công nghiệp hiện có khả năng cạnh tranh trong nước là hàng tiêu dùng. Cơ sở cho sức cạnh tranh của những mặt hàng này là giá cả thấp dự trên lao động rẻ và chi phí đầu tư thấp và đây cũng là những mặt hàng mà thị trường có nhu cầu lớn (như: chất tẩy rửa; săm lốp xe đạp, xe máy; giày dép; may mặc; thực phẩm chế biến; bia; điện tử dân dụng;...). Tuy nhiên các mặt hàng công nghiệp khác như hàng lắp ráp điện tử; thép xây dựng, thép ống, đường, sản phẩm hoá chất, dược, ôtô, xe máy, giấy, xi măng, phân đạm ure, động cơ diezen, sứ vệ sinh, hiện chưa đủ sức cạnh tranh với hàng hoá cùng loại của các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này nhận thấy thông qua việc so sánh giá thành sản xuất của một số loại hàng hoá được sản xuất trong nước và giá nhập khẩu (CIF) tại cảng Việt Nam như sau (tính giá trung bình):
Bảng 2.19: Bảng so sánh giá hàng hoá sản xuất trong nước với hàng hoá nhập khẩu tại cảng Việt Nam (năm 2005)
Tỷ lệ giá hàng hoá VN với giá CIF | |
Thép xây dựng | 123% |
Ống thép mạ | 113% |
Xi măng | 108% |
Sứ vệ sinh | 107,7% |
Giấy in | 109% |
Đường tinh luyện | 170% |
Xe máy | 200% |
2.2.6. Biến động môi trường do phát triển công nghiệp
Sự tăng trưởng và phát triển trong thời gian qua của Việt Nam mang trong mình những hiểm hoạ về môi trường sinh thái. Do chú trọng vào tăng trưởng kinh tế, ít chú ý tới bảo vệ môi trường, nên hiện tượng khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây nên suy thoái môi trường và làm mất cân đối các hệ sinh thái đang diễn ra phổ biến. Tuy các hoạt động bảo vệ môi trường đã có những tiến bộ đáng kể, chẳng hạn như mở rộng diện tích đất
có rừng che phủ (từ 27,2% năm 1990 lên 37,4% năm 2005), bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học)...Nhưng mức độ ô nhiễm, sự suy thoái và suy giảm chất lượng môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất và sức khoẻ của người dân, trong đó nguyên nhân chính từ chất thải công nghiệp thứ đến do xử lý chất thải sinh hoạt kém.
Hệ thống xử lý chất thải công nghiệp vừa thiếu, vừa kém chất lượng, chưa ngăn chặn được tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng. Sự xuống cấp của môi trường chẳng những ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững, đến tăng trưởng kinh tế và môi trường sống, mà còn đỏi hỏi phải bỏ ra một khoản tiền lớn để phòng chống và khắc phục sự xuống cấp đó.
Theo đánh giá của nhiều chuyên gia về môi trường hiện trạng môi trường công nghiệp, các ngành công nghiệp Việt Nam có mức phát thải cao so với quy mô. Kết quả đánh giá trên cho thấy mặc dù mức độ ô nhiễm môi trường thay đổi theo từng ngành công nghiệp, tuy nhiên cấp độ đáng lo ngai. Theo kết quả trên thì gây ô nhiễm môi trường lớn nhất là ngành luyên kim, thuộc da, khai khoáng, dệt nhuộm, nhiệt điện, giấy.
Hiện tượng khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, gây nên suy thoái môi trường và làm mất cân đối các hệ sinh thái đang diễn ra phổ biến. Những tiềm ẩn này đang bắt đầu bộc lộ mà bằng chứng là những trận lũ lớn thường xảy ra ở miền Trung và Nam Bộ, hạn hán cũng đe doạ tới cuộc sống của nhiều người dân vùng Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Với công nghệ lạc hậu, yếu kém và ý thức bảo vệ môi trường chưa cao là nguyên nhân dẫn đến hao phí và thất thoát tài nguyên. Xét trên góc độ môi trường, các ngành công nghiệp của Việt Nam hiện nay có chi phí tài nguyên rất cao. Đơn cử với hai loại tài nguyên chính là nước và năng lượng, hiện trạng sử dụng tài nguyên là rất quan ngại.
Trong các loại ô nhiễm do ngành công nghiệp gây ra thì tình trạng ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại nhất. Môi trường nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và hàng trăm cơ sở sản xuất công nghiệp đang gây ô nhiễm môi trường nước do không có các công trình và thiết bị xử lý chất thải với mức độ
rất nặng. Ví dụ: ở ngành công nghiệp dệt may, ngành công nghiệp giấy và bột giấy, nước thải thường có độ pH trung bình từ 9 – 11; chỉ số nhu cầu ô xy sinh hóa (BOD), nhu cầu ô xy hóa học (COD) có thể lên đến 700mg/1l và 2.500mg/1l; hàm lượng chất rắn lơ lửng... cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép. Hàm lượng nước thải của các ngành này có chứa xyanua (CN_) vượt đến 84 lần; H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư. Mức độ ô nhiễm nước ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công nghiệp tập trung là rất lớn. Tại cụm công nghiệp Tam Lương, thành phố Hồ Chí Minh, nguồn nước bị ô nhiễm bẩn bởi nước thải công nghiệp với tổng lượng nước thải ước tính 500.000m3/ngày từ các nhà máy giấy, bột giặt, nhuộm, dệt. Ở thành phố Thái Nguyên, nước thải công nghiệp thải ra từ các cơ sở sản xuất giấy, luyện gang thép, luyện kim màu, khai thác than. Tại các làng nghề sắt thép, đúc đồng, nhôm, chì, giấy, dệt nhuộm ở các tỉnh Bắc Ninh, Hà Tây, Hà Nam, Nam Định... có thấy có lượng nước thải hàng nghìn m3/ngày không qua xử lý tự nhiên chảy ra môi trường.
Bảng 2.20: Đánh giá chung về ô nhiễm môi trường của các ngành công nghiệp Việt Nam
Ngành | Thành phần môi trường | ||||||
Bụi | Khí độc | Tiếng ồn | Nước | Kim loại nặng | Sức khoẻ cộng đồng | ||
1 | Điện lực | ||||||
Nhiệt điện | | | | | | v | |
Thuỷ điện | v | v | v | v | v | | |
2 | Cơ khí | | | | | | |
3 | Hoá chất | | | | | | |
Luyện kim | | | | | | | |
5 | Điện tử | v | v | v | | | v |
6 | Khai khoáng | | | | | | |
7 | Dệt nhuộm | | | | | | v |
8 | Giấy | | | | | v | v |
9 | Thuộc da | | | | | | v |
10 | Bột ngọt | | | v | | v | v |
4
Ghi chó: Ô nhiễm môi trường nặng.
Ô nhiễm môi trường vừa
Ô nhiễm nhẹ.
V Không ô nhiễm
(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường công nghiệp - Bộ Công nghiệp)
Mức sử dụng nước ở nhiều ngành công nghiệp là rất cao và lãng phí, đặc biệt khu vực tư nhân. Chẳng hạn như ngành sản xuất bia, trên thế giới để sản xuất 1 lít bia trung bình sử dụng 4 lít nước, ở Việt Nam hệ số sử dụng nước trên 1 lít bia cao gần gấp 3 lần , đạt mức 13 lít nước trên 1 lít bia. Các ngành dệt, nhuộm vải, giấy cũng là những ngành sử dụng nhiều nước, thực trạng lãng phí, tiêu hao nước lớn cũng rất phổ biến.
Chúng ta cũng sẽ thấy sử dụng điện năng trong sản xuất công nghiệp cũng có hiện tượng tương tự như sử dụng nước. Mức tiêu thụ điện năng ở các ngành là rất cao. Các số liệu so sánh của Nhật Bản trong ngành sản xuất thép cho thấy công nghệ sử dụng của Việt Nam hiện có thời gian nấu cao hơn 360% so với thế giới, các chỉ tiêu tiêu hao thép phế liệu, điện và điện cực đều quá cao, đặc biệt tiêu thụ điện năng bằng 257 so với các nước khác trong khi công đoạn cán tốc độ chỉ bằng 12,7% tốc độ cán của các nhà máy thép trên thế giới.
Bảng 2.21: Chỉ tiêu thực tế sử dụng nước của một số ngành công nghiệp Việt Nam
Mức độ tiêu hao nước trên một đơn vị sản phẩm (m3) | |
Giấy | 500 m3/1tấn giấy |
3000 m3/1tấn thép thỏi 70 m3/1tấn gang tinh luyện. 50 m3/1tấn Fero 23 m3/1tấn than cốc luyện 4,5 m3/1tấn thép cán 3,6 m3/1tấn sản phẩm sau cán. | |
Hoá chất | 200 – 300 m3/1tấn Urea 46% > 700 m3/1tấn NH3 |
Rượu | 30 lít nước/1lít rượu công nghiệp. 10 lít nước/1 lít rượu nấu 40 lít nước/1 lít cồn. |
Bia | 13 lít nước/1 lít bia |
Dệt nhuộm | 50 – 300 m3/1tấn sản phẩm. |
(Nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp). Bảng 2.22: Chỉ tiêu thực tế tiêu hao năng lượng của một số ngành công nghiệp Việt Nam
Mức độ tiêu hao nước trên một đơn vị sản phẩm (m3) | |
Giấy | 1.200 kwh và 1.500kg than/1tấn giấy |
Thép | 700.000 kwh/1tấn thép thỏi 25 kwh/1tấn gang tinh luyện. 3.400 kwh/1tấn Fero 27,5 kwh/1tấn than cốc luyện 145 kwh/1tấn thép cán 177 kwh/1tấn sản phẩm sau cán. |
Hoá chất | 187kwh + than cục lò cao 0,83 tấn + than cám cho sấy nghiền 0,6 tấn/1 tấn Urea 46%. 1.379kwh + than cục Antraxit 1,4 tấn/1tấn NH3 |
Rượu | 0,02 kwh + 0,24 kg than + 0,69 kg dầu FO/1lít rượu công nghiệp. |
6 kg than/1 lít rượu nấu | |
Bia | 6,3kwh + 0,12 kg than/1 lít bia |
(Nguồn: Viện nghiên cứu chiến lược và chính sách công nghiệp).
Ngành công nghiệp Việt Nam trong thời gian qua đã thu được những thành công nhất định nhưng để tăng trưởng bền vững thì chúng ta cần phải chú trọng hơn nữa về bảo vệ môi trường nếu không thì một thời gian không xa nữa chúng sẽ phải trả giá cho hành động bây giờ.
Tóm lại, Việt Nam sau 15 năm (1991 – 2005) thực sự đổi mới, ngành công nghiệp chúng ta thu được nhiều thành quả, song còn nhiều tồn tại bất cập cần phải khắc phục.
Trong giai đoạn (1991 – 2005), tốc độ tăng trưởng công nghiệp cao (14,5%/năm) nhưng thiếu hiệu quả và bền vững, cơ cấu công nghiệp nước ta không khác gì cơ cấu công nghiệp của các nước kém phát triển (công nghiệp khai thác mỏ chiếm 9,1%; công nghiệp chế biến chiếm 84,9%; sản xuất & truyền tải điện, khí đốt, nước chiếm 6,0%). Mặt bằng chung về trình độ công nghệ và trang thiết bị của Việt Nam lạc hậu từ 2 – 3 thế hệ so với các nước công nghiệp phát triển, tỷ lệ trang thiết bị kỹ thuật cũ, công nghệ lạc hậu và trung bình chiếm 60 – 70%. Các sản phẩm chủ lực và xuất khẩu lớn là khoáng sản (dầu mỏ, than đá, quặng) và gia công (dệt may, da giầy, gỗ, hàng điện tử), giá trị gia tăng trong công nghiệp đạt thấp, hàm lượng chất xám trong sản phẩm nhỏ, theo đánh giá năng suất lao động của ta so với các nước ASEAN thấp hơn khoảng 2 – 15 lần.
Chính sách nhà nước Việt Nam còn chú trọng nhiều về phát triển công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm, công nghiệp nhẹ may mặc, da giầy, đồ gỗ và gia công, thiếu sự phát triển các ngành công nghiệp nặng, các ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất, các ngành có hàm lượng chất xám cao. Nhìn chung còn tập trung phát triển các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động, lao động giản đơn và lao động thấp, do đó trong phát triển công nghiệp, Việt Nam chỉ có vai trò là những người nhận hợp đồng gia công và lắp ráp, phụ thuộc