Đo Lường Tốc Độ Và Chất Lượng Tăng Trưởng Ngành.

Hiện nay, trên thế giới tăng trưởng theo chiều sâu rất phổ biến ở các nước phát triển, tại những nước này các nguồn lực cho tăng trưởng theo chiều rộng đã được huy động gần hết nên muốn tăng trưởng buộc phải phải tăng trưởng theo chiều sâu ngoài ra không còn con đường nào khác. Đối với các nước đang phát triển thì tăng trưởng theo chiều rộng vẫn là chủ đạo.

Trong bối cảnh đi lên của nền kinh tế thế giới, con người sẽ đi qua nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức, nền kinh tế tri thức có những ưu điểm vượt trội so với nền kinh tế truyền thống, thước đo sự vượt trội này là hiệu quả.


tranh.

Quan niệm 3: Chất lượng tăng trưởng kinh tế phản ánh bởi khả năng cạnh


Các nền kinh tế thế giới cạnh tranh với nhau để giành thị trường xuất

khẩu đầu tư nước ngoài, họ cạnh tranh trong lĩnh vực giáo dục, sản xuất, dịch vụ, quốc phòng, thành công toàn diện là nền tảng cho phát triển và thịnh vượng của mỗi quốc gia.

Tăng trưởng kinh tế phải đi liền với việc nâng cao sức cạnh tranh hàng hoá, doanh nghiệp, quốc gia có như vậy mới là tăng trưởng chất lượng cao.

Quan niệm 4: Chất lượng tăng trưởng kinh tế góp phần giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội. Tăng trưởng kinh tế là nguồn gốc gia tăng của cải xã hội, sự gia tăng đó chỉ có ý nghĩa khi được phân phối công bằng hiệu quả, tham gia tích cực giải quyết các vấn đề xã hội như nâng cao thu nhập cho người dân, giảm thất nghiệp, bảo vệ môi trường, xoá đói giảm nghèo...

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Quan niệm 5: Chất lượng tăng trưởng kinh tế là phát triển bền vững.

Theo UNEP: Phát triển bền vững là một sự phát triển lành mạnh, trong đó sự phát triển của cá nhân này không làm thiệt hại đến lợi ích của cá nhân khác, sự phát triển của cá nhân không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng, sự phát triển của cộng đồng này không làm thiệt hại đến lợi ích của cộng đồng khác, sự phát triển của thế hệ hôm nay không xâm phạm đến lợi ích của các thế hệ mai sau và sự phát triển của loài người không đe doạ sự sống còn hoặc làm suy giảm nơi sinh sống của các loài khác trên hành tinh.

Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam - 3

Thông qua kết quả thống kê của WB, mức độ ô nhiễm môi trường tăng dần theo tốc độ tăng trưởng kinh tế cho tới khi thu nhập bình quân đầu người đạt tới 12.000USD/người/năm, thu nhập bình quân đầu người tiếp tục tăng thì chất lượng môi trường giai đoạn tiếp theo được cải thiện rõ rệt.

Quan niệm 6: Một vấn đề kinh tế do càng nhiều yếu tố quyết định thì chất lượng tăng trưởng kinh tế càng cao và ngược lại.

Một số nhà kinh tế học đã đưa ra những khái niệm đầy đủ hơn về chất lượng tăng trưởng kinh tế:

Theo quan điểm của Thoms, Dailami và Dhareshwar: chất lượng tăng trưởng kinh tế được thể hiện trên hai khía cạnh: tốc độ tăng trưởng cao cần được duy trì trong dài hạn và tăng trưởng cần phải đóng góp trực tiếp vào cải thiện một cách bền vững và xoá đói giảm nghèo.

Theo quan điểm của một số nhà kinh tế học nổi tiếng gần đây như Lucas, Sen, Stiglitz, thì cùng với quá trình tăng trưởng, chất lượng tăng trưởng được biểu hiện tập trung ở các tiêu chuẩn chính sau: (1) yếu tố năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) cao, đảm bảo cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng dài hạn và tránh được những biến động bên ngoài; (2) tăng trưởng phải đảm bảo nâng cao hiệu quả kinh tế và nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế; (3) tăng trưởng đi kèm với phát triển môi trường bền vững; (4) tăng trưởng hỗ trợ cho thể chế dân chủ luôn đổi mới, đến lượt nó thúc đẩy tăng trưởng ở tỷ lệ cao hơn; (5) tăng trưởng phải đạt được mục tiêu cải thiện phúc lợi xã hội và giảm đói nghèo.

Theo quan điểm của Lê Xuân Bá (Viện quản lý kinh tế trung ương – CIEM), chất lượng tăng trưởng kinh tế thể hiện nhất quán và liên tục trong suốt quá trình tái sản xuất xã hội. Chất lượng tăng trưởng kinh tế thể hiện cả ở yếu tố đầu vào như việc quản lý và phân bổ các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất, lẫn kết quả đầu ra của quá trình sản xuất với chất lượng cuộc sống được cải thiện, phân phối sản phẩm đầu ra đảm bảo tính công bằng và góp phần bảo vệ môi trường sinh thái. Chất lượng tăng trưởng kinh tế thể hiện sự bền vững của

tăng trưởng và mục tiêu tăng trưởng dài hạn, mặc dù tốc độ tăng trưởng cao trong ngắn hạn là những điều kiện rất cần thiết.

Theo quan điểm của Lê Huy Đức (Giảng viên khoa Kế hoạch và phát triển - trường Đại học Kinh tế quốc dân): chất lượng tăng trưởng kinh tế là một khái niệm kinh tế dùng để chỉ tính ổn định của trạng thái bên trong vốn có của quá trình tăng trưởng kinh tế là tổng hợp các thuộc tính cơ bản hay đặc tính tạo thành bản chất của tăng trưởng kinh tế trong một hoàn cảnh và giai đoạn nhất định.

Từ những quan điểm và khái niệm nêu trên, tác giả khái quát chất lượng tăng trưởng như sau:

Chất lượng tăng trưởng kinh tế là sự tăng trưởng bền vững dựa trên sự tăng năng suất nhân tố tổng hợp, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tăng trưởng đi đôi với giải quyết hiệu quả các vấn đề xã hội như xoá đói giảm nghèo, công bằng xã hội, ô nhiễm môi trường.‌


1.2. ĐO LƯỜNG TỐC ĐỘ VÀ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH.


1.2.1. Thước đo tốc độ tăng trưởng ngành.

1.2.1.1. Tổng giá trị sản xuất ngành (GO):

Tổng giá trị sản xuất ngành là tổng giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ ngành tạo nên trên phạm vi lãnh thổ của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định. Đây chính là doanh thu bán hàng thu được từ các đơn vị, ngành trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân hoặc giá trị sản xuất có thể tính trực tiếp từ sản xuất và dịch vụ gồm chi phí trung gian và giá trị gia tăng từ sản phẩm và dịch vụ.

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT = DOANH THU BÁN HÀNG + GIÁ TRỊ HÀNG HOÁ SỬ DỤNG KHÁC + GIÁ TRỊ THAY ĐỔI TỒN KHO.

Hay:

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT = GIÁ TRỊ GIA TĂNG + CHI PHÍ TRUNG GIAN.

1.2.1.2. Giá trị gia tăng (VA):

Giá trị gia tăng là thước đo quan trọng của ngành công nghiệp. Giá trị gia tăng phản ánh giá trị mới tạo ra thêm nhờ sự đóng góp chung của mọi người trong ngành. Giá trị gia tăng khác với giá trị sản lượng ở chỗ nó không bao gồm giá trị của cải do các ngành cung cấp đầu vào cho ngành công nghiệp tạo ra, vì thế, giá trị gia tăng đánh giá giá trị thực tế của ngành công nghiệp tạo ra. Giá trị gia tăng được tạo ra dùng để phân bổ cho những người đã đóng góp cho việc tạo ra nó dưới dạng tiền lương và phụ cấp lao động, lãi suất vay vốn, thuế, lợi tức, lợi nhuận.

Giá trị gia tăng là chênh lệch giữa tổng đầu ra với nguyên liệu và dịch vụ mua vào, giá trị gia tăng được tạo ra trong sản xuất và trừ đi khấu hao hay tiêu dùng vốn cố định.

Giá trị gia tăng được tính theo hai phương pháp:

Phương pháp trừ dần:

Giá trị gia tăng = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian.

Phương pháp cộng dồn:

Giá trị gia tăng = Lợi nhuận + Lãi suất + Thuế + Chi phí lao động + Khấu hao + tiền thuê đất.

1.2.2. Thước đo chất lượng tăng trưởng ngành kinh tế.

Chỉ tiêu giá trị sản xuất (GO), chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA) là những chỉ tiêu tốt nhưng không đủ để đánh giá ngành công nghiệp một cách toàn diện. Muốn đo chất lượng tăng trưởng, cần xét đến nhiều chỉ số không nằm trong hệ thống tài khoản quốc gia (SNA), để đánh giá nhiều mặt của nền công nghiệp. Tuy nhiên để đánh giá chất lượng tăng trưởng, cũng cần phải giới hạn những tiêu chí trong một phạm vi.


1.2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp:

Cơ cấu ngành công nghiệp thể hiện cấu trúc bên trong của ngành. Cơ cấu ngành biểu hiện qua tỷ trọng của các phần tử tạo nên cơ cấu và qua các quan hệ chặt chẽ hay lỏng lẻo giữa các phần tử hợp thành. Cơ cấu kinh tế ngành quyết

định sự phát triển hài hoà, nhịp nhàng của tất cả các phần tử tạo nên cơ cấu và cuối cùng đem lại tăng trưởng chung cho ngành.

Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp được xem xét dưới các góc độ:

Ngành: Sự chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp là quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành hẹp từ trạng thái này sang trạng thái khác theo hướng hiện đại, tiên tiến và phù hợp với điều kiện của quốc gia, mà cụ thể tăng tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp chế biến, ngành sản xuất và phân phối điện, khí và nước, ngành xây dựng, giảm tỷ trọng nhóm ngành công nghiệp khai thác.

Lãnh thổ: Cơ cấu kinh tế ngành công nghiệp nhìn nhận dưới sự bố trí lực lượng sản xuất giữa các vùng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Quá trình chuyển dịch cơ cấu vùng cần bảo đảm sự phát triển cân đối, hài hoà giữa các vùng để đảm bảo tính bền vững trong quá trình phát triển. Tuy nhiên cũng cần phải xem xét vai trò trung tâm của các vùng trọng tâm phát triển, vùng đó sẽ là nơi lôi kéo và thúc đẩy các vùng khác phát triển theo.

Sở hữu: Đa dạng hoá các loại hình sử hữu để thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển. Tạo điều kiện cho loại hình sở hữu nào có tính quyết định là trung tâm cho sự phát triển nền kinh tế.

1.2.2.2. Năng suất lao động ngành:

Năng suất lao động ngành được tính bằng giá trị sản xuất trên số lao động của ngành. Chỉ tiêu này có thể sử dụng để so sánh hiệu quả kinh tế giữa các ngành kinh tế hoặc so sánh với các quốc gia khác. Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng để giúp cho việc cơ cấu ngành kinh tế cho phù hợp. Đối với ngành công nghiệp nặng chỉ tiêu này thường thấp hơn vì kết cấu của các yếu tố cấu thành nên giá trị sản phẩm sẽ ảnh hưởng đến giá trị gia tăng có thể được tạo ra.


1.2.2.3. Năng suất nhân tố tổng hợp (TFP_ Total FactorProductivity):

Năng suất nhân tố tổng hợp bản chất là phần làm tăng thêm năng suất chung ngoài phần tăng do cường độ vốn (lượng vốn trang bị cho 1 lao động) và

phần tăng năng suất lao động do gia tăng yếu tố đầu vào. Năng suất lao động tăng do tác động của những nhân tố vô hình khó có thể lượng hoá. Có thể hiểu TFP là kết quả của quá trình “chất lượng hoá‟‟ các yếu tố đầu vào để tạo ra sản phẩm – dịch vụ. Để nhận biết TFP, phải xem xét mối quan hệ giữa kết quả đầu ra và những yếu tố đầu vào của các quá trình tạo ra sản phẩm. Phần chênh lệch của các kết quả đầu ra đạt được khi mà lượng đầu vào như nhau chính là do tác động của các yếu tố vô hình, các tác động vô hình hày được thể hiện qua TFP. Trong thực tế, TFP chỉ có thể nhận biết, tính toán, đánh giá được thông qua tính toán, đánh giá sự biến đổi về chất của các yếu tố hữu hình, chủ yếu là vốn cố định và lao động.

TFP là cơ sở để tạo ra và thể hiện sự phát triển bền vững của các quốc gia trong phát triển kinh tế, đó là sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, năng suất lao động cao nhưng sử dụng hợp lý các nguồn lực, không huỷ hoại môi trường. TFP sẽ tăng dần cùng với quá trình nâng cao trình độ sản xuất và quản lý. Thực tế số liệu thống kê của , nhờ trình độ sản xuất cao, hiệu quả quản lý cao nên TFP ở các nước phát triển đạt mức rất cao (60 – 70% tổng mức tăng năng suất chung). Ngược lại, ở các nước đang phát triển do trình độ sản xuất còn thấp và hiệu quả quản lý kém nên TFP ở các nước chưa chiếm được ưu thế, mới chỉ chiếm từ 20

– 30% trong tổng mức năng suất chung.

Các yếu tố có thể tác động đến gia tăng TFP bao gồm:

Cơ cấu kinh tế (chuyển đổi kinh tế từ lĩnh vực hay sản phẩm hàng hoá có giá trị gia tăng thấp sang lĩnh vực có giá trị gia tăng cao).

Nâng cao chất lượng lao động, đặc biệt là kỹ năng, kiến thức và kinh nghiệm, tác phong làm việc.

Nâng cao chất lượng vốn, đặc biệt tính năng, công dụng, công nghệ của thiết bị.

Cải tiến tổ chức và phương thức quản lý, đặc biệt là phát huy ưu thế của quản lý theo các quá trình và ứng dụng công nghệ thông tin.

Phương pháp để tính TFP từ hàm sản xuất Cobb Douglas Ta có hàm sản xuất:

Y

Trong đó: Y: Đầu ra.

AL

K

K: Vốn sản xuất.

L: Số lượng lao động. A: là TFP.

,: các hệ số mũ phản ánh tỷ lệ cận biên của các yếu tố đầu vào.

LnY

LnA LnL LnK

LnA LnY LnL LnK


Quan tâm đến tốc độ tăng của TFP cho thấy rõ việc tăng hiệu quả kinh tế xã hội do tác động của các yếu tố vô hình nhằm chất lượng hoá các yếu tố hữu hình như nâng cao chất lượng lao động, đổi mới công nghệ, nâng cao các tính năng công nghệ cơ bản của thiết bị, đổi mới cơ chế và phương pháp quản lý đảm bảo kiểm soát quá trình và kiểm soát chất lượng sản phẩm hàng hoá. Tốc độ tăng TFP có ý nghĩa lớn trong phân tích, xác định xu hướng tăng trưởng chung, vừa đặc trưng cho xu hướng phát triển theo chiều sâu, coi trọng chất xám và công nghệ. Chính vì vậy, coi trọng vai trò của TFP, tăng tốc TFP trở thành quan điểm chiến lược trong phát triển kinh tế xã hội bền vững của nhiều nước.

1.2.2.4. Khả năng cạnh tranh của ngành:

Khả năng cạnh tranh của ngành công nghiệp cần xem xét dưới 3 góc độ: sản phẩm công nghiệp, doanh nghiệp công nghiệp, quốc gia.

+ Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trong

nước:

Các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất hoặc trên doanh thu

thường được dùng để đo khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất công nghiệp.

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất = x 100%

Vốn sản xuất

Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = x 100%

Giá trị sản xuất


Tỷ suất lợi nhuận càng cao nghĩa là sản xuất càng hiệu quả. Khi tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và tỷ suất lợi nhuận có cùng xu thế thì chất lượng tăng trưởng tốt và ngược lại.

+ Khả năng cạnh tranh của hàng hoá công nghiệp trong nước:

Hàng hoá công nghiệp trong nước được chia làm hai loại: hàng hoá sản xuất phục vụ xuất khẩu và hàng hoá sản xuất phục vụ thay thế hàng nhập khẩu:

Khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu:

Giá trị xuất khẩu theo giá thực tế

Tỷ lệ xuất khẩu = x 100%

Giá trị sản xuất theo giá thực tế

Tỷ lệ xuất khẩu càng cao điều này chứng tỏ sản phẩm công nghiệp của đất nước làm ra có chất lượng tốt, được các nước khác ưa chuộng nên xuất khẩu tốt và như vậy chính là có khả năng cạnh tranh tốt và ngược lại. Như vậy, nền kinh tế tăng trưởng có chất lượng xét theo khả năng cạnh tranh phải đảm bảo sản phẩm sản xuất ra có khả năng xuất khẩu tốt, phải đảm bảo tỷ lệ giá trị xuất khẩu trong giá trị sản xuất tăng lên hoặc chí ít giữ nguyên. Nếu tỷ lệ xuất khẩu giảm, điều đó có nghĩa là khả năng cạnh tranh ngày một giảm.

Bên cạnh đó khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu còn thể hiện ở tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu trong nước:

Tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ nguyên liệu trong nước

Giá trị xuất khẩu sản phẩm sản xuất từ

nguyên liệu trong nước

= x Tổng giá trị xuất khẩu


100%


Nếu sản phẩm xuất khẩu từ nguyên liệu trong nước càng nhiều, tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm từ nguyên liệu trong nước càng cao, thì có nghĩa là với cùng tổng giá trị xuất khẩu như nhau, chúng ta có thể thu được nhiều ngoại tệ cho đất nước hơn, tận dụng được nhiều công ăn việc làm cho người dân hơn. Tỷ lệ này

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 25/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí