Bài Học Tăng Trưởng Công Nghiệp Việt Nam Giai Đoạn 1991 - 2005.

vào nguyên liệu nước ngoài, doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam thường nắm ở phần giá trị gia tăng thấp trong chuỗi giá trị sản xuất.

Việt Nam còn chưa chú trọng phát triển khu vực sản xuất tư liệu sản xuất, cái lõi của chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Ngành công nghiệp này bao gồm các ngành như: điện, sắt thép, xi măng, hoá dầu...cái lõi của khu vực sản xuất tư liệu sản xuất lại là các nhà máy cơ khí có nhiệm vụ sản xuất máy móc và công cụ sản xuất cho các ngành công nghiệp khác.

Các ngành công nghệ cao cũng chưa coi trọng phát triển: công nghiệp cơ khí chế tạo và tự động hoá, cơ khí chính xác, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ sản xuất vật liệu mới là những ngành công nghệ mũi nhọn có khả năng tạo động lực cho các ngành công nghiệp khác phát triển theo.

Các ngành hỗ trợ và liên quan chưa quan tâm đến phát triển để nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá trong các sản phẩm công nghiệp của nước ta, các ngành này phát triển rất chậm trong thời gian qua, như là con số 0, phải nhập phụ tùng linh kiện từ bên ngoài, do đó biến nền công nghiệp nước ta thành nền công nghiệp gia công lắp ráp, làm tăng giá thành sản phẩm, giảm sức cạnh tranh, ví dụ điển hình là ngành dệt may, da giầy, chế biến gỗ. Ngành dệt may được đánh giá là xuất khẩu lớn nhưng thực chất là ngành gia công không hơn không kém, nhập nguyên liệu gồm hoá chất, thuốc nhuộm, bông, sợi, vải, phụ kiện may mặc khác do đó tuy có kim ngạch xuất khẩu cao song giá trị gia tăng lại thấp, chỉ khoảng 20 – 25%. Tương tự như vậy ngành da giầy chúng cũng gần như phải nhập toàn bộ vật tư để sản xuất ra một sản phẩm như: đế giầy, keo, chỉ, da, phụ kiện làm giầy.

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam hoạt động chính là lắp ráp, hoạt động này kéo dài đã quá lâu, các nước trong khu vực chỉ mất từ 5 – 15 năm cho giai đoạn lắp ráp, sau đó họ chuyển dần sang sản xuất linh kiện, thiết kế sản phẩm. Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp điện từ Việt Nam là nhóm sản phẩm nghe nhìn thì Việt Nam cũng chỉ tự túc được màn hình còn lại là nhập linh kiện về lắp ráp. Máy tính thương hiệu Việt cũng chung hoàn cảnh, giá trị gia tăng trên mỗi máy tính này chỉ là công lắp ráp chính vì vậy cũng rất nhỏ, do

phần cứng, phần mềm tạo ra chiếc máy vi tính, Việt Nam đều không làm ra được.

Ngành sản xuất ôtô cũng là ngành lắp ráp, nhập chi tiết, phụ tùng từ các nước. Trong ngành công nghiệp ôtô sau 10 năm nước ta có nhiều hãng xe nổi tiếng thế giới đầu tư, song ngành sản xuất ôtô của Việt Nam vẫn chủ yếu lắp ráp giản đơn, công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, tỷ lệ nội địa hoá ôtô thấp, đến nay tỷ lệ nội địa hoá ôtô cũng mới chỉ đạt 2 – 3 % đưa đến giá thành sản xuất ôtô trong nước cao hơn khu vực khá lớn là do tỷ lệ nội địa hoá thấp.

Một ngành công nghiệp nữa cũng được sự quan tâm và tạo điều kiện đầu tư phát triển trong suốt thời gian qua đó là ngành đóng tàu, số lượng tàu được đóng mới càng ngày càng tăng, trọng tải của tàu cũng được liên tục đươc nâng lên nhưng đó chỉ là mặt số lượng còn về thực chất ngành công nghiệp đóng tàu cũng chỉ là ngành lắp ráp thiết kế do nước ngoài đưa ra, thép tấm làm vỏ tàu do nước ngoài sản xuất, động cơ phải nhập khẩu nguyên chiếc, thiết bị thông tin liên lạc cũng phải nhập khẩu...

Do vậy, nền công nghiệp nước ta chủ yếu là nền công nghiệp gia công phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngoài.‌


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

2.3. BÀI HỌC TĂNG TRƯỞNG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1991 - 2005.


Chất lượng tăng trưởng ngành công nghiệp Việt Nam - 10

2.3.1. Những rào cản nâng cao hiệu quả đầu tư.

Một vấn đề kinh tế do một đơn vị quyết định, cá nhân quyết định, hiện tượng này thường thấy trong hoạt động đầu tư của Nhà nước, từ khâu quy hoạch, chuẩn bị đầu tư, thiết kế kỹ thuật, thi công, tư vấn giám sát. Nếu có đấu thầu thì cũng chỉ là những hoạt động “bình phong“, hoạt động “quân xanh, quân đỏ“ cho một đơn vị trúng thầu và như vậy đã làm mất đi tính cạnh tranh trong nền kinh tế, làm thất thoát vốn đầu tư của Nhà nước.

Đầu tư dàn trải, quy mô doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam rất nhỏ bé, bình quân một cơ sở sản xuất trong năm 2005 chỉ có 6,4 lao động, 0,99 tỷ đồng vốn và 0,54 tỷ đồng tài sản cố định. Doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 10 tỷ

đồng chiếm 77,7%; có từ 10 tỷ đồng trở lên chiếm 22,3%, từ 200 tỷ đồng trở lên chiếm 2,3%. Quy mô vốn nhỏ nhưng các doanh nghiệp công nghiệp lại đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau làm loãng vốn đầu tư, như vậy khó có thể tạo ra sự đột biến trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư. Trong thời gian tới cần phải xây dựng các chính sách khuyến khích tích tụ vốn đầu tư cho phát triển.

2.3.2. Trình độ và tác phong người lao động

Ngày nay, vai trò của vốn nhân lực được nhận thức sâu sắc hơn và được đề cao hơn đối với sự phát triển kinh. Việt Nam là quốc gia có lực lượng lao động dồi dào, nhưng chất lượng lao động thấp, 80% lực lượng lao động chưa qua đào tạo, vì vậy ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Tình trạng thừa thầy thiếu thợ là vấn đề nan giải trong nền kinh tế nước ta. Theo kết quả điều tra lao động việc làm của Bộ Lao động – Thương binh và xã hội đến ngày 1/7/2004, số người đào tạo nghề và kỹ năng (có trình độ sơ cấp hoặc có chứng chỉ hành nghề trở lên) chỉ chiếm 22,5%; trong đó tỷ lệ đã qua đào tạo nghề là 13,3%; tốt nghiệp trung học chuyên nghiệp là 4,4%; tốt nghiệp cao đẳng - đại học trở lên 4,8%. Nếu so sánh với các nước trong khu vực thì số lao động được đào tạo chính quy còn rất thấp. Số sinh viên trên 10.000 dân của Việt Nam chỉ có 118 người (năm 2005), thì số lượng tương ứng của Thái Lan là 216 người, Malaysia là 844 người, Trung Quốc là 377 người. Hơn thế nữa, cơ cấu đào tạo của lực lượng lao động còn nhiều bất cập, số lao động trung học chuyên nghiệp và công nhân kỹ thuật còn quá thiếu so với yêu cầu. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến việc tăng cơ hội việc làm và thu nhập, mà còn là yếu tố hạn chế sức cạnh tranh của nền kinh tế và việc nâng cao chất lượng tăng trưởng. Đội ngũ lao động trí thức của Việt Nam còn quá kém cả về số lượng (quy mô, cơ cấu), chất lượng so với khu vực và thế giới. Với cơ cấu trình độ đào tạo như hiện nay, việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và kinh doanh còn rất nhiều khó khăn. Nhóm lao động khoa học công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu triển khai công nghệ mới theo những mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Chất lượng nguồn nhân lực phụ thuộc rất nhiều vào hệ thống giáo dục - đào tạo. Chi cho giáo dục bình quân đầu người ở Việt Nam hiện nay vào loại thấp nhất trong khu vực, Việt Nam tập trung quá nhiều vào giáo dục phổ thông xoá mù chữ, phổ cập giáo dục. Ngân sách Nhà nước cần chú trọng đầu tư, tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế đầu tư đào tạo nghề, giáo dục chuyên nghiệp cho người lao động, có như vậy mới cải thiện được trình độ tay nghề người lao động và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Việt Nam đi lên từ nước nông nghiệp lạc hậu chính vì thế mà người lao động vẫn còn mang nặng tác phong nông nghiệp. Ngành công nghiệp đòi hỏi người lao động phải có tác phong chuyên nghiệp, khẩn trương, chính xác, đúng giờ, phối kết hợp, tính trách nhiệm, trong khi đó nhiều lao động Việt Nam không đáp ứng được.

2.3.3. Trình độ khoa học công nghệ.

Năng lực công nghệ và khả năng sáng tạo công nghệ của Việt Nam rất thấp. Đây là một rào cản rất lớn đối với việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia nói chung và ngành công nghiệp nói riêng, cũng như việc nâng cao chất lượng tăng trưởng công nghiệp. Lịch sử đã chứng minh, quốc gia phát triển kinh tế thành công là các trung tâm sáng tạo, đổi mới hoặc nơi tạo điều kiện thuận lợi cho sáng tạo, đổi mới chuyển giao và phổ biến công nghệ. Kết quả sáng tạo khoa học công nghệ ở nước ta còn rất thấp, số phát minh sáng chế còn khiêm tốn.

Chi phí đổi mới công nghệ chỉ chiếm khoảng 0,2 – 0,3% doanh thu, trong khi ở Hàn Quốc tỷ lệ này là 10%. Điều này cho thấy quan hệ giữa doanh nghiệp với nhà khoa học còn khá mờ nhạt lỏng lẻo. Các nhà khoa học chưa coi doanh nghiệp là thị trường của mình, là vườn ươm các ý tưởng khoa học – công nghệ, là nơi ứng dụng các thành tựu khoa học – công nghệ, sáng chế phát minh.

Các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam có công nghệ sản xuất phổ biến lạc hậu hơn các nước trong khu vực từ 2 – 3 thập kỷ, cá biệt có những doanh nghiệp lạc hậu hơn 4 – 5 thập kỷ. Có rất nhiều nhân tố cản trở đến quá trình đổi

mới công nghệ của doanh nghiệp, hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng nhân tố tác động lớn nhất là thiếu vốn trong khi đó thị trường vốn trung và dài hạn ở Việt Nam chưa phát triển, chưa có tác dụng hỗ trợ doanh nghiệp.

Không những thế, các chính sách, văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn liên quan thực hiện đến các ưu đãi cho doanh nghiệp trong quá trình đổi mới công nghệ chưa rõ ràng và đầy đủ, cộng với thái độ làm việc tiêu cực của một số bộ phận quan chức khiến cho quá trình đổi mới công nghệ không có được động lực.

Quá trình đổi mới công nghệ của doanh nghiệp công nghiệp còn gặp phải rất nhiều khó khăn và rủi ro như thời gian hoàn vốn kéo dài, công nghệ bị sao chép, vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chưa được nghiêm ngặt, thiếu thông tin công nghệ và thông tin thị trường.

Hiện nay ở nước ta có hai luồng chuyển giao công nghệ chính, thứ nhất là thông qua hình thức liên doanh với nước ngoài hoặc cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài; luồng thứ hai, thông qua thương mại thuần tuý (tức là thông qua mua bán công nghệ trên thị trường). Song luồng thứ hai chiếm tỷ lệ rất ít, còn luồng thứ nhất chiếm tỷ lệ lớn nhưng trong đó cũng có không ít những hợp đồng có trình độ công nghệ không cao, mà chủ yếu là khai thác nhân công rẻ và trốn tránh trách nhiệm môi trường.

2.3.4. Công tác quy hoạch phát triển ngành.

Công tác quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp, quy hoạch không gian, còn thiếu tính đồng bộ, có sự chồng chéo, thiếu tính thực tiễn. Quy hoạch là kế hoạch phát triển trung và dài hạn cần sự ổn định, tính khả thi cao thì quy hoạch một số ngành công nghiệp lại không có được điều đó. Đáng sợ hơn là việc các quy định được ban hành dựa trên lợi ích của một nhóm đối tượng nào đó, thường chính là doanh nghiệp Nhà nước do bộ là cơ quan chủ quản.

2.3.5. Cải cách hành chính Nhà nước.

Trong thời gian vừa qua nhiều chính sách đưa ra thay đổi quá nhanh chóng làm cho các doanh nghiệp thay đổi không kịp, nhiều doanh nghiệp không dám đầu tư mới vì sợ sau một thời gian áp dụng chính sách Nhà nước lại thay

đổi một cách nhanh chóng theo hướng bất lợi như vậy sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Ngược lại một số chính sách không còn phù hợp cần thay đổi mới lại chậm đổi mới làm kìm hãm sự phát triển doanh nghiệp (chính sách thu hút nhân tài, giữ chân nhân tài, chính sách huy động vốn, chính sách khuyến khích xuất khẩu...) (một số đơn vị phàn nàn là những người lao động giỏi của họ lần lượt ra đi mà không có cách nào giữ chân được vì doanh nghiệp trả lương thấp hơn bên ngoài rất nhiều, doanh nghiệp muốn thay đổi chính sách lương bổng cho người tài thì lại không được vì dính quy định của nhà nước nên vì vậy đành phải nhìn lao động ra đi).

Bộ máy quản lý nhà nước cồng kềnh kém hiệu quả, tình trạng tham nhũng, lạm dụng công quyền vì mục đích trục lợi cá nhân ngày càng gia tăng. Một số đơn vị hành chính trung ương và địa phương chấp hành không nghiệp pháp luật. Sự yếu kém hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý nhà nước, tình hình tham nhũng, lạm dụng công quyền vì mục đích trục lợi cá nhân của một bộ phận cán bộ, công chức dẫn đến phân bổ sai nguồn lực, lãng phí và gây tác động xấu tới niềm tin của xã hội, hiệu quả quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng tăng trưởng.

2.3.6. Giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển ngành.

Trong 15 năm đổi mới (1991 – 2005), công nghiệp Việt Nam mới chỉ tiến bộ nhanh trong việc gia tăng sản lượng (tăng trưởng) còn phát triển vẫn ở trình độ thấp.

Nền kinh tế nước ta chủ yếu là nông nghiệp, nhưng phát triển công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm lại rất chậm và chưa có hiệu quả. Những cơ sở công nghiệp chế biến hiện tại mới chỉ đáp ứng được một phần trong tiềm năng phát triển nông nghiệp của nước ta, trong khi đó công nghiệp chế biến lại lạc hậu, chủ yếu là sơ chế và chỉ trong một số loại rau quả. Đáng lưu ý là Nhà nước có nhiều chương trình – dự án đúng đắn để phát triển ngành công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm nhưng triển khai thực hiện lại đưa đến kết quả kém hiệu quả: phát triển ngành đường, chế biến hoa quả đóng hộp, phát triển ngành sữa...

Phát triển ngành công nghệ cao chậm, chúng ta mới chỉ dừng lại ở việc lắp ráp gia công cho nước ngoài, tỷ trọng nhóm ngành này trong ngành công nghiệp còn thấp.

Phát triển các ngành sản xuất tư liệu sản xuất để trang bị lại cho nền kinh tế còn chậm, nhất là ngành sản xuất thiết bị máy móc vẫn dừng ở mức sản xuất những máy móc thông thường và phụ tùng thông thường.

Trong giai đoạn tới muốn phát triển công nghiệp cần phải nâng cao chất lượng ngành công nghiệp.

2.3.7. Những bất cập về môi trường.

Các đơn vị sản xuất công nghiệp Việt Nam có quy mô vốn nhỏ, công nghiệp lạc hậu nên dẫn đến quá trình sản xuất gây ô nhiễm môi trường là hệ quả tất yếu. Trong thời gian vừa qua nhận thức về bảo vệ môi trường còn hạn chế cộng với việc các doanh nghiệp chạy đua với nhau để giảm giá thành thì hạng mục chi phí bảo vệ môi trường gần như được cắt bỏ đầu tiên. Trong thời gian tới để đảm bảo phát triển bền vững Nhà nước cần đưa ra các biện pháp nghiêm khắc hơn nữa xử phạt các doanh nghiệp không thực hiện nghiêm luật bảo vệ môi trường, song song với việc đó là có những chính sách khuyến khích cơ sở sản xuất sử dụng công nghệ sạch, công nghệ thân thiện với môi trường.

2.3.8. Huy động vốn

2.3.8.1. Rào cản đối với huy động vốn đầu tư nước ngoài

Kết quả thu hút, sử dụng vốn FDI của ngành công nghiệp trong những năm qua chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của đất nước. Khối lượng vốn đầu tư tăng chậm không những thế số vốn thực hiện lại thấp hơn rất nhiều so với vốn đăng ký (số vốn thực hiện chỉ bằng 45,7% trong giai đoạn 1988 – 2005). Cơ cấu đầu tư còn mất cân đối, các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư những ngành công nghiệp tận dụng lợi thế của chúng ta như: nhân công rẻ (may mặc, giầy – dép, lắp ráp ôtô, xe máy, lắp ráp linh kiện điện tử...), tài nguyên (khai thác dầu thô, quặng sắt, quặng crom, quặng nhôm...). Các ngành công nghiệp nặng, công nhiệp công nghệ cao là trụ cột cho một nền công nghiệp bền vững lại vắng bóng các nhà đầu tư, nguyên nhân từ đâu:

*. Nguyên nhân khách quan: Các nền kinh tế cạnh tranh khốc liệt để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chúng ta đã cố gắng cải thiện môi trường đầu tư trong thời gian qua nhưng cần phải thông thoáng hơn nữa không phải so sánh với chính mình mà còn phải đảm bảo tính hấp dẫn hơn so với đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

Quy mô thị trường nước ta lớn nhưng sức mua của người dân còn yếu.

*. Nguyên nhân chủ quan:

+ Nhận thức chưa đầy đủ về vị trí vai trò của FDI:

Chỉ thấy tác động tiêu cực của FDI trong việc chi phối đến tình hình kinh tế - xã hội, tác động xấu đến môi trường, tình trạng tiếp thu công nghệ kỹ thuật lạc hậu, dẫn đến bài xích, hoặc do dự khi sử dụng FDI mà không thấy vị trí quan trọng.

Nhấn mạnh quá mức đến việc phát huy nội lực mà không thấy hết vai trò của nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, tranh thủ hợp tác quốc tế để khai thác tốt hơn nội lực, dẫn đến tuyệt đối hoá nội lực, tách rời mối quan hệ giữa nội lực với ngoại lực, nhất là tâm lý lo ngại do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Châu Á năm 1997.

+ Môi trường đầu tư kém minh bạch và thiếu nhất quán: Công khai, nhất quán, minh bạch trong chính sách có ý nghĩa rất lớn trong quyết định đầu tư của các nhà đầu tư. Rất nhiều nhà đầu tư e ngoại đầu tư vào Việt Nam do những thay đổi không rõ ràng về chính sách, các rủi ro về chính sách có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến hoạt động đầu tư.

Rào cản nữa đối với môi trường đầu tư Việt Nam là tính minh bạch và công khai của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp không muốn cổ phần hoá để thông qua thị trường chứng khoán huy động vốn trung và dài hạn cho mình vì rất nhiều lý do nhưng trong đó nổi lên lý do phải công khai tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Điều này dẫn đến tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế chưa được phát huy triệt để. Sự thiếu minh bạch, công khai sẽ dẫn đến hệ quả: tham nhũng và tăng chi phí kinh doanh. Do đó, để

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 25/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí