DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
nghĩa | |
CBCNV | Cán bộ công nhân viên |
CBTD | Cán bộ tín dụng |
DN | Doanh nghiệp |
HĐCV | Hoạt động cho vay |
KH | Khách hàng |
KHCN | |
LienVietpostbank | Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt |
NH TMCP | Ngân hàng Thương mại cổ phần |
NHNN | Ngân hàng Nhà nước |
NHTM | Ngân hàng Thương mại |
QHKH | Quan hệ khách hàng |
SXKD | Sản xuất kinh doanh |
TCTD | Tổ chức tín dụng |
Có thể bạn quan tâm!
- Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt - 1
- Tổng Quan Về Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng Thương Mại
- Chất Lượng Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp Của Ngân Hàng Thương Mại
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Chất Lượng Cho Vay Khách Hàng Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Hình 2.1 - Sơ đồ t chức Ngân hàng TMCP ưu điện Liên Việt 44
Bảng 2.1 - Kết quả hoạt động huy động vốn tại LienVietPostBank giai đoạn 2017 – 2019 47
iểu đồ 2.1: Dư nợ cho vay của LienVietPost ank giai đoạn 2017-2019 ... 49
iểu đồ 2.2: Lợi nhuận trước thuế của LienVietPost ank giai đoạn 2017- 2019 52
Bảng 2.2 - Tăng trưởng số lượng khách hàng của ienVietPostBank giai đoạn 2017 – 2019 58
iểu đồ 2.3 – Tăng trưởng số lượng khách hàng của LV giai đoạn 2017- 2019 59
Bảng 2.3 - Dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp của LienVietPostBank giai đoạn 2017-2019 60
Bảng 2.4 - Cơ cấu dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp của Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt 61
Bảng 2.5 - Tổng hợp kết quả điều tra khảo sát khách hàng vay vốn KHDN tại LienVietpostbank 66
Bảng 2.6 – Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn của cho vay KHDN tại Lienvietpostbank giai đoạn 2017 - 2019 69
Bảng 2.7– Tình hình nợ xấu KHDN tại LienVietpostbank qua các năm 70
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trong quá trình hội nhập cùng với nền kinh tế của thế giới. Quá trình này mang lại cho nền kinh tế của các quóc gia phát triển vượt bậc nhưng đồng thời cũng chứa đựng trong đó nhiều khó khăn và thác thức. Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các Ngân hàng thương mại Việt Nam nói riêng đang phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh gay gắt. Để tồn tại và giữ được vị thế của mình trên thị trường các Ngân hàng thương mại phải không ngừng nâng cao chất lượng, mở rộng các dịch vụ và đổi mới quản lý.
Ở Việt Nam hiện nay, với quy mô dân số hơn 96 triệu người với hơn
750.000 doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh có gần 240.000 doanh nghiệp và Hà Nội đứng thứ hai khoảng hơn
155.000 doanh nghiệp. Hai trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước đang chiếm quá nửa số doanh nghiệp trên toàn quốc. Chính vì vậy thị trường khách hàng doanh nghiệp là một thị trường rất rộng lớn và tiềm năng để các NHTM khai thác. Thực tế trong hoạt động của các NHTM nhóm khách hàng doanh nghiệp thường chiếm tỷ trọng lớn về doanh số giao dịch, đối tượng khách hàng doanh nghiệp thường được các NHTM hết sức chú trọng. Tuy nhiên, khi nền kinh tế phát triển, nhu cầu giao dịch với ngân hàng của khách hàng doanh nghiệp ngày càng gia tăng thì việc quan tâm đến vấn đề chất lượng dịch vụ của ngân hàng dành cho đối tượng khách hàng doanh nghiệp là yêu cầu tất yếu của các NHTM.
Là một ngân hàng trong hệ thống các NHTM tại Việt Nam Ngân hàng Thương mại Cổ phần Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank) thời gian qua cũng đã chủ động, tích cực đẩy mạnh hoạt động cho vay khách
hàng là doanh nghiệp. Tuy nhiên, thực tế hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp tại LienVietPostBank trong thời gian qua còn một số bất cập. Trong đó, nổi bật nhất là vấn đề chất lượng cho vay khách hàng trong đó khách hàng doanh nghiệp chưa cao do tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu còn cao đã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của chi nhánh.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên và thực tế chất lương cho vay của KHDN của LienVietPostBank chưa cao nên đề tài: “Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu của luận văn này.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn
Việc phát triển khách hàng trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng luôn là một yếu tố quan trọng đối với ngân hàng đó, đặc biệt là đối tượng khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, chất lượng cho vay KHDN mới là điều cần thiết hơn cả. Cũng chính vì sự quan trọng đó nên chất lượng cho vay KHDN rất được quan tâm và được chú trọng nghiên cứu bởi nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tác giả, dưới nhiều góc độ khác nhau.
Hiện nay, đã có một số công trình nghiên cứu về phát triển hoạt động cho vay cá nhân tại các Ngân hàng thương mại như:
Mùi Minh Họa (2020) Nâng cao chất lượng cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm”, luận văn thạc sĩ trường Đại học Thương mại. Luận văn đã nêu được những vấn đề cơ bản về chất lượng hoạt động cho vay của các NHTM; Tác giả đã tập trung phân tích thực trạng chất lượng hoạt động cho vay DN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm. Từ đó, đánh giá được thành tựu cũng như mặt hạn chế còn tồn tại của hoạt động tín dụng tại NHTM và phân tích nguyên nhân của những hạn chế đó; Đưa ra
những định hướng cơ bản và đề xuất một số giải pháp nh m nâng cao chất lượng cho vay DN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm. Giai đoạn này mặc dù các NHTM đều chuyển hướng phát triển tín dụng bán l , trong đó có đẩy mạnh cho vay khách hàng DN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm nên các giải pháp chưa thực sự phù hợp với phạm vi của Chi nhánh.
Nguyễn Thị Phương Lan (2015) với nghiên cứu: Nâng cao chất lượng cho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm , trên cơ sở hệ thống các vấn đề về chất lượng cho vay KHDN, phân tích thực trạng chất lượng cho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hoàn Kiếm. Từ đó tác giả đã kiến nghị một số giải pháp nh m nâng cao chất lượng cho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hoàn Kiếm.
Nguyễn Hải Anh (2015) với nghiên cứu: “Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An , dựa trên cơ sở hệ thống các vấn đề về chất lượng cho vay, phân tích thực trạng chất lượng cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Nghệ An. Từ đó đưa ra các giải pháp kiến nghị nh m nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Nghệ An.
Võ Đức Tâm (2015), “ Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa của các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn Thành Phố Hồ Chí Minh , Luận văn thạc sĩ trường Đại học Ngân hàng Thành Phố Hồ Chí Minh. Luận văn hệ thống cơ sở lý luận về hoạt động tín dụng nói chung trong NHTM và các nội dung về cho vay đối với đối tượng DN, đồng thời phân tích thực trạng hoạt động tín dụng của các ngân hàng TMCP trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.Tuy nhiên do phạm vi nghiên cứu rộng nên đề tài viết chưa được
chuyên sâu do mỗi ngân hàng có một chính sách tín dụng đối với các doanh nghiệp khác nhau.
Nguyễn Đình Huân (2014), “Nâng cao chất lượng cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Phương Đông , luận văn thạc sĩ Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh. Luận văn trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về DNVVN, về tín dụng ngân hàng và chất lượng cho vay ngân hàng đối với DNVVN của ngân hàng thương mại; làm rõ thực trạng chất lượng cho vay đối với DNVVN của Ngân hàng TMCP Phương Đông từ năm 2012-2014, rút ra được những tồn tại cần giải quyết. Luận văn đã đưa ra một số giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng cho vay đối với DNVVN tại Ngân hàng TMCP Phương Đông. Tuy nhiên, đề tài nghiên cứu trong giai đoạn 2012 – 2014 khi nền kinh tế nước ta đang trong tình trạng suy thoái, cho vay DNVVN mới được các NHTM bắt đầu chú trọng trong thời gian gần đây nên các giải pháp không còn phù hợp với thực trạng nền kinh tế hội nhập.
Tuy nhiên, cho đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu về chất lượng cho vay KHDN tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt được đầy đủ. Việc nghiên cứu này không hoàn toàn trùng khớp với các đề tài đã công bố. Đề tài: “Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt là đề tài phù hợp với thực tiễn và phù hợp với đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về chất lượng cho vay KHDN của NHTM từ đó làm rõ phải nâng cao chất lượng hoạt động này trong hoạt động kinh doanh của một NHTM.
Phân tích đánh giá thực trạng chất lượng cho vay KHDN tại LienVietPostBank từ đó xác định được nguyên nhân, hạn chế và kết quả đạt được.
Đề xuất các giải pháp và kiến nghị có căn cứ khoa học và thực tiễn nh m nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp của LienVietPostBank.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại LienVietPostBank.
Phạm vi nghiên cứu:
- Về không gian: Nghiên cứu tại LienVietPostBank
- Về thời gian: Các số liệu, tình hình khảo sát trong 3 năm từ năm 2017 đến năm 2019 tại LienVietPostBank
5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu Đối với dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua phiếu điều tra khách hàng doanh nghiệp vay vốn tại LienVietpostbank, qua quan sát thực tế kinh doanh tại LienVietpostbank. Thông tin số liệu sơ cấp được thu thập để làm căn cứ cho việc đánh giá chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp tại ngân hàng.
Do phạm vi nghiên cứu của đề tài là chất lượng tín dụng cho vay khách hàng doanh nghiệp nên đối tượng điều tra bao gồm khách hàng vay vồn tại LienVietpostbank. Hiện nay, LienVietpostbank có khoảng hơn 1.300 doanh nghiệp vay vốn. Tác giả lựa chọn ngẫu nhiên 300 khách hàng doanh nghiệp để điều tra khảo sát b ng cách gửi thông tin khảo sát qua mail của khách hàng được lựa chọn. Tổng số phiếu trả lời nhận lại được từ khách hàng doanh nghiệp vay vốn là 150 phiếu, đạt tỷ lệ 50%.
Đối với dữ liệu thứ cấp
Được thu thập từ các báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm, số liệu, thông tin của LienVietpostbank trong giai đoạn 2017-2019, các loại chuyên ngành về tín dụng ngân hàng, tạp chí ngân hàng ... Thông tin số liệu thứ cấp được thu thập khái quát thực trạng tín dụng, chất lượng tín dụng trong cho vay khách hàng doanh nghiệp của LienVietpostbank.
Phương pháp xử lý số liệu
Thông tin, dữ liệu sơ cấp thu thập về được xử lý trên phần mềm excel. Các phương pháp được sử dụng trong phân tích dữ liệu thống kê, phân tích, tổng hợp, so sánh, phương pháp tính chỉ số, tỷ lệ, phương pháp dùng biểu đồ phân tích để phân tích thực trạng hoạt động tín dụng trong cho vay khách hàng tại LienVietpostbank để từ đó rút ra kết luận
6. Kết cấu dự kiến của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục bảng biểu... đề tài được chia thành 3 chương với bố cục cụ thể như sau:
Chương 1: Lý luận chung về chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp của ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp của LienVietPostBank
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng cho vay khách hàng doanh nghiệp tại LienVietPostBank