các quy định pháp luật về vấn đề chấm dứt HĐLĐ cho phù hợp hơn với thực tế hiện nay.
Kết luận chương 3
Từ những nghiên cứu trình bày và đề xuất ở chương 3, tác giả rút ra một số kết luận sau:
1. Hoàn thiện các quy định về chấm dứt HĐLĐ phải triệt để đảm bảo và tôn trọng quyền tự định đoạt của các chủ thể trong quan hệ; phải lưu ý đến đặc trưng của quan hệ lao động giải quyết hài hòa lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động, ổn định trật tự xã hội. Đồng thời, việc hoàn thiện pháp luật chấm dứt HĐLĐ phải đặt trong giải pháp tổng thể với việc hoàn thiện các quy định liên quan chặt chẽ đến chấm dứt HĐLĐ trong pháp luật lao động.
2. Các đề xuất của tác giả nhằm hoàn thiện pháp luật chấm dứt HĐLĐ tập trung vào hai nội dung chính: phương hướng hoàn thiện pháp luật chấm dứt HĐLĐ và một số kiến nghị.
3. Để hoàn thiện pháp luật chấm dứt HĐLĐ còn cần phải chú ý đến các giải pháp như: Cần tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân; công tác thanh tra quản lý lao động cần phải làm tốt; công đoàn cần thực sự là người đại diện cho NLĐ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NLĐ... nhằm tạo môi trường, điều kiện để quan hệ lao động phát huy hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN
Có thể bạn quan tâm!
- Chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam - 9
- Hoàn Thiện Các Quy Định Về Chấm Dứt Hđlđ.
- Chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam - 11
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
Chấm dứt HĐLĐ là sự kiện pháp lý tất yếu xảy ra khi trong nền kinh tế thị trường HĐLĐ được coi là hình thức tuyển dụng lao động chủ yếu. Chấm dứt HĐLĐ kéo theo sự chấm dứt quan hệ lao động, vì vậy nó có tác động không nhỏ tới đời sống lao động -xã hội. Các loại sự kiện làm chấm dứt HĐLĐ được quy định rất cụ thể trạng BLLĐ. Trong khuôn khổ của luận văn chúng tôi dành phần lớn để nghiên cứu các quy định của pháp luật về căn cứ, thủ tục chấm dứt HĐLĐ; hậu quả pháp lý của các bên khi chấm dứt HĐLĐ. Nhìn chung, các quy định của pháp luật về chấm dứt HĐLĐ là tương đối đầy đủ và hợp lý, ngày càng được áp dụng rộng rãi trong giải quyết chấm dứt HĐLĐ và các vấn đề có liên quan giữa các chủ thể trên thực tế. Song qua thực tiễn áp dụng chúng cũng bộc lộ không ít những hạn chế, nguyên nhân chính là pháp luật lao động quá nghiêng về bênh vực NLĐ đôi khi đã làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của NSDLĐ; ngoài ra còn phải kể đến một số các nguyên nhân khác gây ra như: do ý thức pháp luật của NLĐ, NSDLĐ chưa cao, tính bất cập của một số quy định pháp luật, công tác thanh tra, công đoàn, công tác xét xử của Tòa án.... Từ việc xem xét các nguyên nhân trên chúng tôi mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn pháp luật lao động.
Tác giả mong rằng tầm quan trọng của việc chấm dứt HĐLĐ sẽ là đề tài được giới khoa học quan tâm nghiên cứu một cách đầy đủ hơn nữa.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban biên tập tạp chí TAND (2005), “Toà án cấp phúc thẩm có nhiều sai sót”, Tạp chí Toà án nhân dân (14), tr. 18-26.
2. Phạm Công Bảy (2006), “Tranh chấp liên quan đến hợp đồng đưa người lao động Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài pháp luật và thực tiễn xét xử”, Tạp chí Toà án nhân dân (08), tr.19-29.
3. Phạm Công Bảy (2002), “Vấn đề đánh giá chứng cứ và áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử các vụ án lao động”, Tạp chí Toà án nhân dân (04), tr. 13-15.
4. Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1994
(1994), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. Bộ luật Lao động của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã được sửa đổi, bổ sung năm 2002 (2002), Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Nguyễn Hữu Chí (2002), Hợp đồng lao động trong cơ chế thị trường Việt Nam, luận án tiến sỹ luật học, trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
7. Nguyễn Việt Cường (2002), “Thời hiệu xử lý kỷ luật sa thải”, Tạp chí Toà án nhân dân (04), tr. 18-19.
8. Nguyễn Việt Cường (2002), “Sự cần thiết phải sửa đổi bổ sung pháp lệnh thủ tục giải quyết các tranh chấp lao động”, Tạp chí Toà án nhân dân (12), tr.4-7.
9. Nguyễn Việt Cường (2003), “Thời hiệu giải quyết tranh chấp lao động”,
Tạp chí Toà án nhân dân (01), tr.40-43.
10. Nguyễn Việt Cường (2003), “Thời hiệu xử lý vi phạm kỷ luật lao động”,
Tạp chí Toà án nhân dân (03), tr. 3-5.
11. Nguyễn Chí Cường (2005), “Bàn về một vụ án lao động”, Tạp chí Toà án nhân dân (04), tr. 33-37.
12. Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 (sửa đổi)
(1992), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
13. Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (2004), Quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao năm 2003-2004 Quyển I, Quyển II, Hà Nội.
14. Tập thể Toà Lao động Toà án nhân dân tối cao, chủ biên: Nguyễn Việt Cường (2004), 72 vụ án tranh chấp lao động điển hình – tóm tắt và bình luận, Nxb Lao động – xã hội, Hà Nội.
15. Nguyễn Xuân Thu (2004), “Những vấn đề cần lưu ý khi Toà án xét tính hợp pháp của quyết định kỷ luật sa thải trong vụ án lao động”, Tạp chí Toà án nhân dân (17), tr. 29-33.
16. Toà án nhân dân tối cao (2004), Tạp chí Toà án nhân dân tối cao (16), Hà Nội.
17. Toà án nhân dân tối cao (2000), Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 2000, Hà Nội.
18. Toà án nhân dân tối cao (2001), Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 2001, Hà Nội.
19. Toà án nhân dân tối cao (2002), Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 2002, Hà Nội.
20. Toà án nhân dân tối cao (2003), Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 2003, Hà Nội.
21. Toà án nhân dân tối cao (2004), Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 2004, Hà Nội.
22. Toà án nhân dân tối cao (2005), Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án năm 2005, Hà Nội.
23. Toà án nhân dân tối cao (2001 - 2005), Báo cáo số liệu thống kê công tác xét xử của ngành Toà án từ năm 2001 đến năm 2005, Hà Nội.
24. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật Lao động Việt Nam, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
Thank you for evaluating AnyBizSoft PDF Merger! To remove this page, please register your program!
Go to Purchase Now>>
AnyBizSoft
PDF Merger
Merge multiple PDF files into one
Select page range of PDF to merge
Select specific page(s) to merge
Extract page(s) from different PDF
files and merge into one