Chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam - 1


MỤC LỤC


Trang

LỜI NÓI ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 6

1.1. Hợp đồng lao động 6

1.1.1. Khái niệm và đặc trưng của hợp đồng lao động 6

1.1.2. Hình thức, nội dung, loại hợp đồng lao động 8

1.2. Chấm dứt hợp đồng lao động 11

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

1.2.1. Khái niệm và đặc trưng của chấm dứt hợp đồng lao động 11

1.2.2. Các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động 15

Chấm dứt hợp đồng lao động theo pháp luật Việt Nam - 1

1.2.2.1. Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của hai bên 15

1.2.2.2. Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của người thứ ba 15

1.2.2.3. Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của một bên (đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 15

1.2.3. Tình hình giải quyết các tranh chấp chấm dứt hợp đồng lao động ở nước ta trong những năm gần đây 16

Kết luận chương 1 19

CHƯƠNG 2. PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG ÁP DỤNG 20

2.1. Căn cứ, thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động 20

2.1.1. Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của hai bên và thực trạng áp

dụng 20

2.1.1.1. Hết hạn hợp đồng 20

2.1.1.2. Công việc đã hoàn thành 21

2.1.1.3. Hai bên thoả thuận chấm dứt hợp đồng 21

2.1.2. Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của người thứ ba và thực trạng áp dụng 23

2.1.2.1. Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị cấm làm công việc cũ theo quyết định của Toà án 23

2.1.2.2. Người lao động chết, mất tích theo tuyên bố của Toà án 24

2.1.3. Chấm dứt hợp đồng lao động do ý chí của một bên và thực trạng áp

dụng 25

2.1.3.1. Trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 25

2.1.3.2. Trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động 27

2.2. Giải quyết hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng lao động 43

2.2.1. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật.43 2.2.1.1. Đối với người lao động 43

2.2.1.2. Đối với người sử dụng lao động 45

2.2.2. Hậu quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật..46 2.2.2.1. Đối với người lao động 47

2.2.2.2. Đối với người sử dụng lao động 47

2.3. Giải quyết tranh chấp chấm dứt hợp đồng lao động 52

2.3.1. Hội đồng hoà giải lao động cơ sở 53

2.3.2. Toà án nhân dân 53

Kết luận chương 2 55

CHƯƠNG 3. PHƯƠNG HƯỚNG NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 57

3.1. Phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao

động 57

3.1.1. Tôn trọng quyền tự định đoạt của các bên trong quan hệ hợp đồng lao

động 57

3.1.2. Giải quyết hài hoà lợi ích hợp pháp của các bên và trật tự xã hội 58

3.1.3. Hoàn thiện pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động phải trong sự hoàn thiện tổng thể các quy định của pháp luật lao động 59

3.2. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện về chấm dứt hợp đồng lao động 60

3.2.1. Hoàn thiện các quy định của Bộ luật lao động 60

3.2.2. Hoàn thiện các quy định về chấm dứt hợp đồng lao động 75

3.2.3. Một số vấn đề về tổ chức thực hiện 83

Kết luận chương 3 86

KẾT LUẬN 87

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI NÓI ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài:

Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao là nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước. Với ý nghĩa đó các quan hệ về lao động luôn là lĩnh vực được Đảng và Nhà nước ta quan tâm điều chỉnh bằng những văn bản qui phạm pháp luật.

Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, để đảm bảo sự bình đẳng và tự do cạnh tranh lành mạnh của các chủ thể, pháp luật đã qui định và ghi nhận quyền được tự do kinh doanh, tự chủ sản xuất trong đó có tự chủ trong lĩnh vực lao động theo nhu cầu và tự nguyện của mỗi người. Từ đó đã hình thành các quan hệ lao động mới, các quan hệ này ngày càng trở nên sống động, đa dạng và phức tạp, đan xen lẫn nhau. Nhiệm vụ của Nhà nước bằng pháp luật - công cụ quản lý xã hội của mình điều tiết các quan hệ lao động, trong đó pháp luật Lao động chủ yếu điều chỉnh quan hệ lao động giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động thuộc mọi thành phần kinh tế, tức là quan hệ lao động được xác lập trên cơ sở hợp đồng lao động.

Pháp luật lao động bảo vệ quyền làm việc, lợi ích và các quyền khác của người lao động, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, tạo điều kiện cho mối quan hệ lao động được hài hòa và ổn định, góp phần phát huy trí sáng tạo và tài năng của người lao động trí óc và lao động chân tay, của người quản lý lao động, nhằm đạt năng suất chất lượng và tiến bộ xã hội trong lao động, sản xuất, dịch vụ, hiệu quả trong sử dụng và quản lý lao động, góp phần công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.


Tuy nhiên, sự quan tâm của chủ thể tới lợi ích, mục đích đó ở mức độ nào sẽ là yếu tố quyết định đến sự phát sinh, tồn tại hay chấm dứt quan hệ pháp luật lao động. Có nghĩa là, nếu mục đích nhằm đạt được lợi ích tối đa trong việc mua, bán sức lao động đã trở thành động lực trực tiếp của các bên quan hệ lao động thì việc chấm dứt hợp đồng lao động trở thành vấn đề khó tránh khỏi và điều này dẫn đến những thiệt hại đôi khi rất nghiêm trọng cả về vật chất lẫn tinh thần cho bên bị chấm dứt hợp đồng lao động. Trong khi đó, pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động đã bộc lộ một số vấn đề bất hợp lý trên thực tiễn, chưa đáp ứng được những yêu cầu có tính bản chất của quan hệ lao động trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Vì vậy, để đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn và đảm bảo được quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ lao động thì việc chấm dứt hợp đồng lao động cần tiếp tục nhận được sự quan tâm của những nhà nghiên cứu. Do đó, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận về chấm dứt hợp đồng lao động, thực trạng qui định và thực hiện pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động để thông qua đó tìm ra những định hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động là một nhu cầu bức thiết và có ý nghĩa cả về lý luận cũng như trên thực tiễn.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài:

Chấm dứt hợp đồng lao động là một trong những sự kiện làm chấm dứt quan hệ pháp luật lao động xảy ra tranh chấp nhiều nhất trong thực tiễn nên nó là vấn đề quan tâm của người lao động, người sử dụng lao động khi tham gia vào quan hệ pháp luật lao động. Vì vậy, nó đã được một số chuyên gia nghiên cứu như: “Giáo trình luật lao động Việt Nam” của trường Đại học Luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân - 2004; “72 vụ án tranh chấp lao động điển hình - tóm tắt và bình luận” của tập thể Tòa Lao động Tòa án


nhân dân tối cao (chủ biên: Nguyễn Việt Cường); Luận án tiến sỹ luật học về “Hợp đồng lao động trong cơ chế thị trường Việt Nam” của nghiên cứu sinh Nguyễn Hữu Chí - trường Đại học Luật Hà Nội; các Tạp chí Tòa án nhân dân; các Báo cáo tổng kết công tác ngành Toà án từ năm 1999 đến nay của Toà án nhân dân tối cao.

Các công trình nói trên đã tiếp cận pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động và một số vấn đề liên quan từ nhiều góc độ khác nhau, đó là những tài liệu tham khảo có giá trị cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài.

3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận văn:

Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động tại Việt Nam.

- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động như mối quan hệ của cơ chế thị trường và pháp luật lao động, đặc trưng của quan hệ lao động (sự kiện phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ lao động). Từ đó cho thấy những yêu cầu của việc điều chỉnh pháp luật về chấm dứt HĐLĐ.

- Nghiên cứu và đánh giá một cách toàn diện thực trạng các quy định và thực tiễn áp dụng pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động. Thông qua đó nêu lên những tồn tại hạn chế, bất cập của pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động hiện hành.

- Đề ra các định hướng và một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động.

4. Phạm vi nghiên cứu:

Dưới góc độ nghiên cứu thì đây là đề tài hẹp, trong khuôn khổ bài luận văn này tôi chỉ tập trung nghiên cứu trong phạm vi: làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản nhất của pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động, thực trang của


việc quy định và áp dụng pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động, đồng thời đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động, hạn chế bớt những tác động tiêu cực của các quy định pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động chưa hợp lý trong đời sống lao động - xã hội.

5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:

Luận văn được trình bày trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê Nin về Nhà nước và pháp luật, quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa với những đặc thù của quan hệ lao động trong thị trường lao động tại Việt nam. Nội dung của luận văn được nêu và phân tích dựa trên các cơ sơ hiện hành về pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động, các báo cáo tổng kết thực tiễn của ngành Tòa án về lao động, các bản án lao động và các tài liệu pháp lý liên quan.

Phương pháp nghiên cứu của luận văn là vận dụng phương pháp luận của triết học Mác- Lê Nin mà chủ yếu là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp khác như: Phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp.

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn:

- Tạo cơ sở lý luận cho việc xây dựng, ban hành và thực hiện pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động.

- Luận văn đã phân tích đánh giá thực trạng quy định và áp dụng pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động để đề ra những định hướng giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động, nâng cao hiệu quả điều chỉnh của pháp luật chấm dứt hợp đồng lao động trong cơ chế thị trường Việt Nam.

7. Kết cấu của luận văn:


Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về chấm dứt hợp đồng lao

động.

Chương 2: Pháp luật Việt Nam về chấm dứt hợp đồng lao động và thực

trạng áp dụng.

Chương 3: Phương hướng nhằm hoàn thiện pháp luật về chấm dứt hợp đồng lao động và một số kiến nghị.

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí