Chấm dứt Doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 2

2. Mục tiêu nghiên cứu


Mục đích nghiên cứu của đề tài này là nhằm làm rõ những vấn đề lý luận về chấm dứt Doanh nghiệp; Làm rõ thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về chấm dứt Doanh nghiệp; Làm rõ những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của chúng trong các quy định BLDS 2005, Luật Doanh nghiệp 2005 để làm cơ sở đề xuất một số giải pháp và kiến nghị hoàn thiện.

3. Tính mới và những đóng góp của đề tài


Luận văn đã có những đóng góp về mặt lý luận và những phân tích về mặt thực tiễn.

Luận văn đã đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về chấm dứt doanh nghiệp.

Trên cơ sở những kiến nghị và giải pháp luận văn đã trở thành một tài liệu hữu ích cho các học viên nghiên cứu và tham khảo.

4. Tình hình nghiên cứu


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Chấm dứt doanh nghiệp không thể xem là một vấn đề mới, bởi lẽ đơn giản là pháp luật về doanh nghiệp đã ra đời khá sớm trong lịch sử loài người. Hơn nữa, nó là một công cụ hữu hiệu trong hoạt động mưu sinh của con người. Các thương nhân luôn luôn tìm kiếm việc sử dụng công cụ pháp lý để chấm dứt doanh nghiệp một cách linh hoạt và hữu hiệu. Điều này dẫn đến việc làm phát sinh nhu cầu nghiên cứu về chấm dứt doanh nghiệp. Thực tế, pháp luật hiện hành đã đặt ra vấn đề chấm dứt doanh nghiệp. Tuy nhiên việc nghiên cứu về cơ sở lý luận và thực tiễn về chấm dứt doanh nghiệp hiện nay ở Việt Nam vẫn được coi là một đề tài có giá trị quan trọng.

Nhận thức rằng nghiên cứu chấm dứt doanh nghiệp không thể không dựa trên một nền tảng kiến thức pháp lý chung về doanh nghiệp, và từ đó đi

Chấm dứt Doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 2

sâu phân tích pháp luật về chấm dứt doanh nghiệp từ lý luận cho tới thực tiễn và đưa ra kiến nghị cho việc hoàn thiện. Do vậy, cần giới thiệu tình hình nghiên cứu các vấn đề chung có liên quan và tình hình nghiên cứu trực tiếp về chấm dứt doanh nghiệp. Cụ thể, có thể thấy một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như sau:

- Xử lý tài sản thế chấp trong mối quan hệ với pháp luật về phá sản (Vũ Thị Hồng – Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số định kỳ tháng 5 năm 2012);

- Khung pháp lý về mua lại và sáp nhập ngân hàng thương mại ở Việt Nam (Vũ Thị Hồng – Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số định kỳ tháng 9 năm 2012);

- Mua bán, sáp nhập doanh nghiệp, thực trạng pháp luật và một số kiến nghị (Vũ Ngọc Dũng – Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số định kỳ tháng 3 năm 2013);

- Địa vị pháp lý của tổ quản lý và thanh lý tài sản theo pháp luật phá sản (Đặng Văn Huy – Tạp chí Dân chủ và pháp luật);

- Thực trạng pháp luật về giải thể doanh nghiệp, một số đánh giá và kiến nghị hoàn thiện (Đặng Văn Huy – Tạp chí Luật học số 10 năm 2012);

- Hoàng Anh Tuấn, Chuyển đổi hình thức công ty theo pháp luật Việt Nam, Luật án tiến sĩ luật học, 2012.

Tuy nhiên, các công trình nói trên chưa nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và đầy đủ cơ sở lý luận và thực tiễn về chấm dứt doanh nghiệp. Kế thừa những công trình nghiên cứu có liên quan đã được công bố của giới khoa học pháp lý trong nước, Tác giả quyết tâm nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn để từ đó đề ra những phương hướng, kiến nghị lập pháp, hành pháp về vấn đề này cho phù hợp với đặc điểm, điều kiện của Việt Nam.

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Pháp luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện hành đang tồn tại một số khái niệm chưa được làm rõ hoàn toàn như: khái niệm Doanh nghiệp, khái niệm Công ty. Do vậy, để có thể nghiên cứu một cách chuyên sâu, tác giả xác định đối tượng nghiên cứu là những Doanh nghiệp có tư cách chủ thể độc lập, có tư cách pháp nhân. Với đề tài nghiên cứu đã chọn, tác giả chỉ tập trung giải quyết vấn đề pháp lý của việc chấm dứt Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo quy định của Luật Doanh nghiệp năm 2005.

6. Phương pháp nghiên cứu


Các phương pháp nghiên cứu của Luận văn được xây dựng trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, và đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Các phương pháp mà luận văn sử dụng bao gồm: phương pháp phân tích quy phạm, phân tích vụ việc, và phân tích lịch sử; phương pháp tổng hợp, thống kê, tập hợp các thông tin, số liệu và vụ việc; phương pháp điển hình hoá, mô hình hóa các quan hệ xã hội; phương pháp hệ thống hóa các quy phạm pháp luật; phương pháp so sánh pháp luật; và phương pháp đánh giá thực trạng pháp luật.

Với phương pháp phân tích quy phạm, luận văn đã phân tích quy định của pháp luật hiện hành về chấm dứt doanh nghiệp, qua đó chỉ ra các khiếm khuyết, bất cập.

Khi phân tích vụ việc, luận văn đã chỉ ra khiếm khuyết trong thực tiễn áp dụng pháp luật.

Phương pháp tổng hợp được sử dụng kết hợp với phương pháp phân tích. Cụ thể, từ những kết quả nghiên cứu bằng phân tích, luận văn sử dụng

phương pháp tổng hợp kết hợp chúng lại với nhau để có được sự nhận thức về vấn đề nghiên cứu một cách đầy đủ, hoàn chỉnh. Kết quả tổng hợp được thể hiện chủ yếu bằng các kết luận, kiến nghị hoàn thiện pháp luật Doanh nghiệp.

Phương pháp so sánh được sử dụng khi so sánh với pháp luật nước ngoài để chỉ ra ưu nhược điểm, sự tiến bộ hay lạc hậu hoặc so sánh giữa pháp luật hiện hành với các văn bản đã hết hiệu lực để chỉ ra sự thay đổi tích cực hay tụt hậu.

7. Bố cục của Luận văn


Ngoài phần mở đầu, nội dung của Luận văn được bố cục như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về chấm dứt doanh nghiệp

Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về chấm dứt doanh nghiệp


Chương 3: Định hướng và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về chấm dứt doanh nghiệp

Chương 1


NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHẤM DỨT DOANH NGHIỆP


1.1. Khái niệm Doanh nghiệp


Từ góc nhìn ngôn ngữ, từ “enterprise” của tiếng Anh thường được dịch sang tiếng Việt hiện nay là “Doanh nghiệp”, nhưng những năm đầu của thời kỳ đổi mới theo Nghị quyết Trung ương VI, người ta đã từng dịch là “xí nghiệp”). Ở Liên hiệp Vương quốc Anh có đạo luật được gọi là “Enterprise Act 2002”. Trong Đạo luật này, tại Điều 129 quy định nguyên văn tiếng Anh: “Enterprise” “means the activities, or part of the activities, of a business” [54, tr 46] tức là nó được xem là các hoạt động, hoặc một phần của các hoạt động của một việc kinh doanh.

Theo Deluxe Black’s Law Dictionary, “enterprise” trong pháp luật Hoa Kỳ được hiểu theo hai nghĩa với các hoàn cảnh khác nhau. Nghĩa chung nhất xem “enterprise là công cuộc, dự án hay cam kết kinh doanh” [58, tr 531]. Như vậy có thể hiểu “enterprise” là một hành vi thương mại.

Tuy nhiên, người ta thường hiểu doanh nghiệp là thực thể kinh doanh:


Doanh nghiệp là khái niệm chung nhất để chỉ các loại hình doanh nghiệp, trong đó công ty là một loại hình doanh nghiệp”, và “công ty là một loại hình doanh nghiệp với năm đặc điểm cơ bản i) là pháp nhân; ii) tách biệt và là chủ thể pháp lý độc lập với chủ sở hữu” [50, tr 6].

Pháp luật Doanh nghiệp của Việt Nam hiện nay cũng xác định Doanh nghiệp là chủ thể kinh doanh, cụ thể Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2005 định nghĩa:

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Như vậy, khái niệm doanh nghiệp theo quan niệm của pháp luật Việt Nam thường dùng để chỉ những chủ thể kinh doanh có đăng ký kinh doanh, bao gồm cả Doanh nghiệp tư nhân mà bản chất của Doanh nghiệp này chỉ là cá nhân kinh doanh.

Thực tiễn áp dụng pháp luật ở Việt Nam cho thấy, việc xem xét tư cách pháp lý của doanh nghiệp tư nhân có nhiều quan điểm khác nhau. Có quan điểm thậm chí không chấp nhận doanh nghiệp tư nhân là một chủ thể của quan hệ pháp luật. Quan điểm này đang hiện hữu tại các Phòng Đăng ký kinh doanh, biểu hiện cụ thể là họ không chấp nhận Doanh nghiệp tư nhân là một cổ đông hay thành viên Công ty TNHH. Có lẽ quan điểm này xuất phát từ việc quy định thiếu thống nhất về tư cách chủ thể của Doanh nghiệp tư nhân trong Pháp luật

Doanh nghiệp Việt Nam. Cụ thể:


Với quy định tại Khoản 1 Điều 4 Luật Doanh nghiệp thì DNTN đương nhiên được hiểu là một chủ thể kinh doanh:

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, với quy định tại Khoản 3 Điều 143 Luật Doanh nghiệp 2005 thì DNTN không được coi là một chủ thể của quan hệ pháp luật:

Chủ doanh nghiệp tư nhân là nguyên đơn, bị đơn hoặc người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài hoặc Toà án trong các tranh chấp liên quan đến doanh nghiệp.

Trên cơ sở làm rõ một số quan điểm về bản chất Doanh nghiệp và để thống nhất trong nghiên cứu, Luận văn đã giới hạn phạm vi nghiên cứu và chỉ tập trung nghiên cứu việc chấm dứt Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005.

1.2. Khái niệm, bản chất và đặc điểm pháp lý chấm dứt doanh nghiệp

1.2.1. Khái niệm và bản chất pháp lý chấm dứt doanh nghiệp


Luật Doanh nghiệp 2005 không có khái niệm cụ thể về chấm dứt doanh nghiệp, tuy nhiên có quy định một số trường hợp cụ thể về chấm dứt doanh nghiệp. Cụ thể: Khoản 3 Điều 150 quy định: Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được đăng ký kinh doanh; Khoản 4 Điều 152 quy định: Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; điểm c Khoản 2 Điều 153 quy định: Sau khi đăng ký kinh doanh, công ty bị sáp nhập chấm dứt tồn tại; Khoản 3 Điều 154 quy định: Sau khi đăng ký kinh

doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại; Đối với trường hợp giải thể thì Luật quy định: cơ quan đăng ký kinh doanh xóa tên doanh nghiệp trong sổ đăng ký kinh doanh.

Điều 99 BLDS 2005 quy định về chấm dứt pháp nhân, theo đó pháp nhân chấm dứt trong các trường hợp: hợp nhất pháp nhân; sáp nhập pháp nhân; chia pháp nhân; giải thể pháp nhân; Bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản. Pháp nhân chấm dứt kể từ thời điểm xoá tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Như vậy, so với Luật Doanh nghiệp thì Bộ luật Dân sự không quy định trường hợp châm dứt do chuyển đổi hình thức pháp nhân. Chỉ với việc quy định các trường hợp chấm dứt pháp nhân, pháp luật Việt Nam hiện hành đã bộc lộ nhiều mâu thuẫn và đặc biệt là nhận thức về chấm dứt pháp nhân còn quá mơ hồ, việc dùng thuật ngữ quá tuỳ tiện, cụ thể:

Bộ luật Dân sự 2005 sử dụng thuật ngữ “chấm dứt pháp nhân”. Tác giả cho rằng việc dùng thuật ngữ này đảm bảo tính chính xác và đầy đủ về mặt pháp lý. Tuy nhiên, Bộ luật này quy định các trường hợp chấm dứt pháp nhân là chưa phù hợp. Bởi lẽ pháp nhân chưa thể chấm dứt trong các trường hợp: hợp nhất pháp nhân; sáp nhập pháp nhân; chia pháp nhân. Vấn đề này có thể luận giải như sau:

Đối với trường hợp hợp nhất pháp nhân: Bản chất pháp lý của vấn đề này là hai hoặc nhiều pháp nhân được hợp nhất lại thành pháp nhân mới bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang pháp nhân mới. Sự kiện pháp lý này có thể dùng cách ví von như “con dã tràng sống trong vỏ ốc, chui từ vỏ ốc này sang vỏ ốc khác trong quá trình sinh trưởng của mình” [19, tr 181]. Trường hợp này, các quyền yêu cầu và nghĩa

vụ của doanh nghiệp vẫn tồn tại. Do vậy, không thể coi là chấm dứt doanh nghiệp.

Tương tự, việc sáp nhập pháp nhân, chia pháp nhân thì trách nhiệm liên đới vẫn hiện hữu và quyền yêu cầu của người thứ ba cũng vẫn được đảm bảo. Do vậy, không thể coi đó là chấm dứt doanh nghiệp.

Như vậy, việc chấm dứt có thể được chấp nhận đối với trường hợp: giải thể pháp nhân và pháp nhân bị tuyên bố phá sản theo quy định của pháp luật về phá sản.

Thời điểm chấm dứt được xác định kể từ thời điểm xóa tên trong sổ đăng ký pháp nhân hoặc từ thời điểm được xác định trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quy định này không đảm bảo tính chặt chẽ, bởi lẽ việc xóa tên thường không đi liền với việc xóa bỏ mọi trách nhiệm, hay việc xóa tên không đương nhiên là căn cứ chấm dứt quyền yêu cầu của người thứ ba đối với pháp nhân, bởi một trong những quyền hiến định của các chủ thể là được bảo hộ về quyền sở hữu đối với tài sản hợp pháp.

Luật Doanh nghiệp, với tư cách là luật chuyên ngành, nhưng không những không đủ “dũng cảm” để sử dụng quyền năng pháp lý của mình, mà còn “rón rén” và thiếu tri kiến pháp lý cơ bản khi quy định về chấm dứt doanh nghiệp. Cụ thể, Luật này sử dụng thuật ngữ “chấm dứt tồn tại” đối với các trường hợp công ty bị chia; công ty bị hợp nhất; công ty bị sáp nhập; công ty được chuyển đổi. Về mặt pháp lý, chấm dứt tồn tại theo quy định của Luật doanh nghiệp được hiểu như thế nào:

+ Đối với công ty bị chia, Luật Doanh nghiệp quy định “Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thỏa thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023