Quyền Tự Do Kinh Doanh – Nền Tảng Của Tự Nguyện Chấm Dứt Doanh Nghiệp

đó thực hiện các nghĩa vụ này”. Như vậy, nghĩa vụ của công ty bị chia chưa chấm dứt, quyền yêu cầu của người thứ ba vẫn hiện hữu. Chỉ có tên gọi của Công ty bị chia là không còn tồn tại.

+ Đối với công ty bị hợp nhất, Luật Doanh nghiệp quy định: Sau khi đăng ký kinh doanh, các công ty bị hợp nhất chấm dứt tồn tại; công ty hợp nhất được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và các nghĩa vụ tài sản khác của các công ty bị hợp nhất.

+ Tương tự, đối với công ty bị tách Luật Doanh nghiệp quy định: công ty bị tách và công ty được tách phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị tách, trừ trường hợp công ty bị tách, công ty mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của công ty bị tách có thoả thuận khác.

Từ các luận giải nêu trên cho thấy, chấm dứt tồn tại của Doanh nghiệp, theo quy định của Luật Doanh nghiệp chỉ đơn thuần là chấm dứt sự tồn tại của tên gọi Doanh nghiệp đó mà thôi. Và về thời điểm chấm dứt, Luật xác định là sau khi đăng ký kinh doanh. Đối với trường hợp giải thể thì xác định từ thời điểm bị xóa tên trong sổ đăng ký kinh doanh.

Với đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo Luật Doanh nghiệp 2005, tác giả cho rằng chấm dứt doanh nghiệp là chấm dứt tư cách pháp nhân của Doanh nghiệp. Sự kiện pháp lý này phát sinh làm chấm dứt nghĩa vụ của Doanh nghiệp đối với người thứ ba, chấm dứt nghĩa vụ trả nợ của Doanh nghiệp – người thứ ba chấm dứt quyền yêu cầu đối với Doanh nghiệp. Khác với chuyển đổi hình thức doanh nghiệp, chỉ là chuyển đổi hình thức kết cấu của doanh nghiệp, không làm chấm dứt hay thay đổi nghĩa vụ trả nợ của doanh nghiệp đó. Giống như câu ví von của Maurice

Cozian và Alain Viandier rằng “chuyển đổi hình thức công ty như hình ảnh dã tràng sống trong vỏ ốc, chui từ vỏ ốc này sang vỏ ốc khác trong quá trình sinh trưởng của mình” [19, tr 181]; Khác với chia doanh nghiệp, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp, quyền yêu cầu của người thứ ba trong trường hợp này không bị chấm dứt.

Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo Luật Doanh nghiệp 2005 được xác định là Công ty Cổ phần, Công ty TNHH và Công ty Hợp danh. Về mặt pháp lý, các doanh nghiệp này được tạo lập nên bởi ý chí của các thành viên. Vấn đề này, có quốc gia quy định cụ thể trong luật thực định, có quốc gia không quy định. Ví dụ: Ở Pháp, trừ công ty do một người thành lập, các công ty khác đều được thành lập trên cơ sở hợp đồng, “công ty do hai hay nhiều người thành lập trên cơ sở thoả thuận bằng hợp đồng về việc đóng góp, sử dụng tài sản hoặc công sức của họ vào hoạt động kinh doanh chung nhằm chia lãi hoặc thu lợi” [7, Điều 1832]; ở Ý, trong Bộ luật dân sự, tại điều 2247 quy định “Thông qua hợp đồng công ty, hai hay nhiều người góp tài sản hay dịch vụ nhằm thực hiện chung một hoạt động kinh tế với mục đích chia sẻ lợi nhuận kiếm được từ hoạt động đó”.

Ở Việt Nam, Luật Doanh nghiệp không đề cập đến vấn đề hợp đồng thành lập công ty. Tuy nhiên, thực tế các Nhà đầu tư ngày càng quan tâm đến vấn đề này. Có lẽ, các thành viên công ty nhận thức được rủi ro pháp lý trong quan hệ giữa họ hoặc do nhận thức được ưu điểm của các quy định về thành lập công ty liên doanh của Luật Đầu tư - một trong những công cụ hạn chế rủi ro, giữa một hoặc nhiều bên nước ngoài với một hoặc nhiều bên Việt Nam để thành lập công ty liên doanh. Mặc dù có tên gọi là hợp đồng liên doanh, nhưng bản chất nó chính là hợp đồng thành lập công ty – là cơ sở kiến tạo nên công ty liên doanh. Ngoại trừ, công ty TNHH một thành viên được hình thành trên cơ sở hành vi pháp lý đơn phương. Các nhà đầu tư khi thành lập các loại

hình công ty có hai thành viên trở lên, họ thường giao kết các thoả thuận. Có trường hợp các thành viên sáng lập giao kết hợp đồng thành lập công ty, trường hợp khác họ họp, thảo luận và lập biên bản về việc thành lập công ty trong đó quy định rõ các vấn đề cần thiết như: tên công ty, góp vốn, trụ sở, bộ máy quản trị, phạm vi kinh doanh… xét về bản chất thì biên bản này là một hợp đồng thành lập công ty.

Trong lĩnh vực khoa học pháp lý ở Việt Nam, khi nghiên cứu để chứng minh công ty có bản chất hợp đồng, TS. Ngô Huy Cương đã dẫn chiếu từ các học thuyết “i) học thuyết hư cấu hay thực thể nhân tạo (fictyon or artyficial entyty theory) xem công ty là một pháp nhân hay một thực thể nhân tạo được thiết lập bởi nhà chức trách. Học thuyết này bắt nguồn từ Luật La Mã và luật giáo hội với quan niệm về persona ficta” [59, tr 145]; ii) học thuyết thừa nhận (fiat theory) hay học thuyết nhượng quyền (concession theory) xem sự tồn tại của công ty bởi sự nhượng bộ của nhà nước. Các đặc quyền từ sự nhượng bộ này cho phép các chủ sở hữu và các nhà đầu tư kinh doanh như một công ty. “Học thuyết này còn có các tên gọi khác như học thuyết nguồn gốc chính phủ (government paternity theory) hoặc học thuyết quyền công dân (franchise theory)” [60, tr 4]; iii) học thuyết hiện thực (realistyc theory) hay học thuyết về tính vốn có (inherence theory) xem nhân tính của công ty là sự thừa nhận các lợi ích nhóm như một hiện tượng thực tế đã tồn tại; iv) học thuyết doanh nghiệp (enterprise theory) nhấn mạnh tới doanh nghiệp thương mại cơ bản, không nhấn mạnh tới thực thể-sự liên kết của những thực thể cấu thành; v) học thuyết biểu tượng (symbol theory) xem công ty là một biểu tượng cho sự liên kết của những cá nhân tạo thành công ty có nhân tính nhóm; vi) học thuyết mối liên hệ hợp đồng (nexus of contracts) do các nhà kinh tế học phát triển để tạo dựng các mô hình kinh tế [12].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 83 trang tài liệu này.

Với bản chất pháp lý của mình, Công ty phải được chấm dứt bởi ý chí

của thành viên hoặc các thành viên. Tuy nhiên, tự do ý chí trong xã hội được quản lý bằng pháp luật thì phải trong khuôn khổ những chuẩn tắc đã được thừa nhận và áp dụng trên thực tế, bởi giao dịch hoặc hành vi của chủ thể có thể được tạo lập trái pháp luật hoặc với tư cách là một thực thể kinh doanh, một chủ thể của pháp luật, trong quá trình hoạt động doanh nghiệp luôn tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng tới cộng đồng hay người thứ ba. Hơn nữa, những người tạo lập doanh nghiệp cũng có nhu cầu bảo hộ bởi pháp luật, nên việc pháp luật can thiệp để buộc doanh nghiệp phải chấm dứt là một tất yếu khách quan. Bởi lẽ đó, chấm dứt doanh nghiệp có thể chia thành nhiều trường hợp như:

Chấm dứt Doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 3

Chấm dứt doanh nghiệp bởi sự tự nguyện của thành viên; Chấm dứt doanh nghiệp bắt buộc theo luật định;

Chấm dứt doanh nghiệp theo thủ tục hành chính; Chấm dứt doanh nghiệp theo thủ tục tố tụng Toà án.

Tóm lại, chấm dứt doanh nghiệp theo LDN 2005 là chấm dứt tư cách pháp nhân của doanh nghiệp trên cơ sở lựa chọn của thành viên hoặc theo quy định của pháp luật; chấm dứt theo thủ tục hành chính; chấm dứt theo thủ tục tố tụng Toà án. Chấm dứt doanh nghiệp làm chấm dứt nghĩa vụ của Doanh nghiệp đối với người thứ ba và người thứ ba chấm dứt quyền yêu cầu đối với Doanh nghiệp.

1.2.2. Ý nghĩa của chấm dứt doanh nghiệp


Thực tế cho thấy, khi gia nhập thương trường, các chủ thể luôn mong muốn tối đa hoá một cách hợp lý những lợi ích, họ cố gắng tìm ra chiếc chìa khoá, có thể giúp họ đạt được mục đích.

Xét về lợi ích, thành lập Doanh nghiệp là tạo ra một phương tiện để đáp ứng nhu cầu sống nào đó của thành viên. Với bản chất là một hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương, Doanh nghiệp không thể không có trong kinh tế thị trường, cho dù là kinh tế thị trường định hướng XHCN hay kinh tế thị trường thực sự “Hợp đồng dân luật đóng vai trò quan trọng trong vận hành của nền kinh tế tư bản. Chức năng cơ bản của hợp đồng quyết định bản chất và giá trị xã hội của nó trong điều kiện xã hội của các nước phương Tây” [60, tr 5]. Đối với một quốc gia đang đẩy mạnh phát triển kinh tế, thì không thể thiếu một cơ sở hạ tầng pháp luật tập trung bảo vệ quan hệ hợp đồng. Do vậy, việc chấm dứt Doanh nghiệp theo quyết định của thành viên cần được đảm bảo. Như chúng ta đã biết, việc nhà lập pháp đặt ra các điều kiện, thủ tục, giấy phép... là để bảo vệ, bảo đảm những giá trị, lợi ích công cộng nhất định hoặc quyền và lợi ích của người thứ ba trong các giao dịch... Theo đó, pháp luật chỉ ngăn cấm những hành vi của nhà đầu tư nếu có lý do chính đáng vì lợi ích cộng đồng hoặc lợi ích người thứ ba. Vấn đề này đã được quy định tại Điều 14 Hiến pháp Việt Nam “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”. TS. Ngô Huy Cương cho rằng “Luật tư không thể buộc bất kì ai hành động trái với ý muốn của họ, nếu không có lý do chính đáng từ phía cộng đồng” [11, tr 23-26].

Hơn nữa, lý do chấm dứt doanh nghiệp cũng gắn với tư duy lợi ích của nhà đầu tư. PGS,TS. Phạm Duy Nghĩa đã nói đến một trong những chủ đích lớn của Luật Doanh nghiệp là “giảm chi phí gia nhập thị trường”. Vấn đề đặt ra là, người dân có quyền hành động theo ý muốn với chi phí thấp và không xâm phạm đến lợi ích công, lợi ích của người thứ ba hay Nhà nước có quyền ngăn cản mọi hành động của người dân một cách phi lý. Tuy nhiên, đôi khi

Nhà nước vẫn ngăn cản hành động của người dân một cách phi lý và theo đó, người dân phải lựa chọn hành động với chi phí cao. Trường hợp dưới đây là một minh chứng:

Công ty hợp danh A là chủ sở hữu một thương hiệu nổi tiếng thế giới trị giá hàng tỷ USD. Với quy mô, lĩnh vực hoạt động hiện tại và khả năng tài chính họ muốn chuyển đổi thành công ty cổ phần để thực hiện các dự án đầu tư trong các lĩnh vực khác mà vẫn giữ được thương hiệu, hệ thống khách hàng, nhân sự... Họ phải làm thế nào, phải tốn kém tiền bạc và thời gian như thế nào để đạt được mục đích khi quốc gia mà công ty mang quốc tịch không cho phép chuyển đổi từ công ty trách nhiệm vô hạn thành công ty cổ phần? Để đạt được mục đích, các thành viên cùng nhau thành lập một công ty cổ phần; thanh toán tất cả các khoản nợ (nếu có); công ty hợp danh, bằng hợp đồng chuyển nhượng thương hiệu, hệ thống khách hàng, các tài sản khác... của mình cho công ty cổ phần; giải quyết vấn đề về nhân sự; chuyển giao các quyền yêu cầu phát sinh từ các giao dịch đã giao kết...và sau cùng giải thể công ty hợp danh. Quá trình thực hiện các thủ tục này tốn rất nhiều thời gian, công sức và chi phí như các khoản thuế phát sinh từ việc chuyển nhượng tài sản, đăng ký lại tài sản, chi phí tư vấn đặc biệt là các khoản thuế... Trong khi đó, nếu cho phép chuyển đổi thì chi phí rất thấp, không mất nhiều thời gian... Như vậy, việc cản trở các nhà đầu tư hành động mà không vì lý do chính đáng từ phía cộng đồng hoặc từ phía tha nhân sẽ làm cho Nhà nước kém hiệu quả - với chi phí lớn phát sinh từ việc áp dụng các quy phạm pháp luật thì hiệu quả cao sẽ không thể đạt được.

Như vậy, trong mọi trường hợp, Nhà nước nên tạo điều kiện cho các chủ thể kinh doanh hành động theo ý muốn của họ, nếu hành động đó không ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của cộng đồng hoặc của tha nhân.

1.3. Quyền tự do kinh doanh – nền tảng của tự nguyện chấm dứt doanh nghiệp

1.3.1. Quyền tự do kinh doanh


Trong văn hóa châu Âu, khái niệm về tự do là một trong các tư tưởng cơ bản, phản ánh thái độ của chủ thể đối với khả năng hành động của mình. Về khởi thủy của tự do, có quan điểm cho rằng, con người, theo tự nhiên, tất cả đều tự do, bình đẳng và độc lập, không một ai có thể bị đưa ra khỏi tình trạng này. Như vậy, theo quan niệm này, tự do là sự vắng mặt những hạn chế và cưỡng chế, là khả năng hành động theo chủ ý của con người. Tuy nhiên, con người đã sống với nhau trong trạng thái tự nhiên như thế nào thì lịch sử chưa lý giải cụ thể. Montesquieu khi viết về luật tự nhiên cũng chỉ gợi ý rằng “Để hiểu được luật tự nhiên thì cần phải xem xét một con người trước khi hình thành xã hội” [32, tr 42] mà không đưa ra dẫn chứng gì về con người trước khi hình thành xã hội đã thực hiện quyền tự do như thế nào và quyền tự do được đảm bảo bằng cách nào. John Locke mặc dù đã đưa ra khái niệm “Tự do là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào”. Tuy nhiên khi viết về trạng thái tự nhiên trong tác phẩm khảo luận thứ hai về chính quyền, ông lại nói: “Trạng thái tự nhiên có luật tự nhiên để cai quản... Không ai được phép làm hại đến sinh mạng, sức khỏe, tạ do, hay tài sản của người khác, vì tất cả đều là tuyệt tác của một đấng sáng tạo toàn năng và thông thái vô hạn” [25, tr 35-36]. Sự thật, các học giả, triết gia…những người nghiên cứu về tự do, về trạng thái tự nhiên...mà chúng ta biết đến đều được sinh ra trong một nhà nước nhất định. Do vậy, chúng ta cần xem xét khởi thủy về tự do của con người xã hội trong mối liên hệ với luật pháp và tương ứng là với trách nhiệm về việc tuân thủ nó và chế tài khi vi phạm nó. Như vậy, quyền tự do ở đây cần được hiểu là tự do trong xã hội có pháp luật, ở đó, việc xác định phạm vi hành xử của một người mang

ý nghĩa là bảo vệ quyền tự do của họ, nếu không có ranh giới đó thì quyền tự do của họ luôn bị đe dọa xâm phạm và có thể dẫn đến không có tự do, vì bản tính tập thể của con người, “tính bắt buộc” phải sống trong xã hội của nó.

Về hình thức, tự do của con người thể hiện ở hành vi lựa chọn, do vậy, sự lựa chọn chỉ có thể là hiện thực khi các phương án lựa chọn hiện diện được nhận thức. Tuy nhiên, tự do tự thân nó không dừng lại ở việc lựa chọn giữa những khả năng hiện có mà còn thể hiện lối thoát ra khỏi những thực tại hiện có bằng việc sáng tạo ra cái mới trên tính thần tôn trọng trật tự tự do. Nói theo ngôn ngữ pháp lý hiện đại và trong khuôn khổ pháp lý là làm những điều mà pháp luật không cấm. Sự tự do sáng tạo này, luôn đảm bảo sự liên hệ mật thiết với trách nhiệm, thái độ tôn trọng pháp luật và quyền của những người khác.

Tự do chỉ có thể trong điều kiện có trật tự, còn trật tự trong xã hội hiện đại lại do chính quyền đảm bảo. “Tự do tuyệt đối là sự chế nhạo đối với công bằng. Công bằng tuyệt đối là sự phủ định tự do. Sức sống của cả hai khái niệm này phụ thuộc vào sự tự hạn chế lẫn nhau của chúng. Không ai tự coi mình là người tự do, nếu người đó đồng thời là người bất công và là người công bằng, nếu đồng thời lại là người không tự do” [17, tr 345]. Một nhà nước hiệu quả và công bằng không thể thiếu những quy định hạn chế hành vi của công dân chống lại các chuẩn tắc pháp lý bằng cách áp dụng hay cảnh báo sử dụng bạo lực, nói các khác là các quy định hạn chế tự do một cách thích hợp. Vấn đề này ở Việt Nam đã được hiến định, cụ thể tại Khoản 2 Điều 14 Hiến pháp 2013 quy định: “Quyền con người, quyền công dân chỉ có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe của cộng đồng”.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2023