Về Thời Điểm Thực Hiện Nghĩa Vụ Cấp Dưỡng

Giao cháu Cao Đức Bình, sinh năm 1999 cho bà Nguyễn Thị Bở trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục đến tuổi trưởng thành (18) tuổi. Ông Cao Văn Tiến phải cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 2.000.000 đồng/tháng đến khi cháu Bình đủ 18 tuổi kể từ tháng 10/2011.

Ông Tiến có quyền thăm nom con chung không ai được cản trở. Ngoài ra, Tòa án cấp phúc thẩm còn tuyên về phần án phí.

(Tòa án phúc thẩm sửa án sơ thẩm tăng mức cấp dưỡng từ 1.200.000 đồng lên 2.000.000 đồng).

Ngày 8/12/2011 ông Tiến có đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm đối với bản án phúc thẩm nêu trên, nội dung đơn:

- Phiên tòa xét xử phúc thẩm không có mặt ông tại phiên tòa, và người được hưởng cấp dưỡng là cháu Bình cũng không có mặt; phiên tòa đã phủ nhận toàn bộ những gì mà ông trình bày trong đơn kiến nghị trước đó.

- Không chấp nhận tăng thêm tiền cấp dưỡng nuôi con với bất kỳ hình thức nào ngoài mức 400.000 đồng/tháng đối với cháu Bình vì hiện nay ông đang phải thuê nhà ở, lại phải chi phí thuốc men để chữa bệnh trong khi bà Bở đã có nhà, hàng năm thu lợi sản phẩm từ 1 ha trang trại trồng cà phê, cây ăn quả.

Do cháu Bình có nguyện vọng ở với mẹ và xét hoàn cảnh của ông Tiến hay ốm đau, vẫn phải thuê nhà để ở nên Tòa án các cấp đã giao cháu Bình cho bà Bở trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc, buộc ông Bình phải cấp dưỡng nuôi con chung là đúng. Về mức cấp dưỡng thì theo tài liệu có trong hồ sơ vụ án thể hiện, thu nhập hàng tháng của ông Tiến là 8.111.797 đồng (BL 37), trong khi đó bà Bở đang nuôi hai cháu, mặc dù cháu Mai đã trưởng thành nhưng vẫn đang đi học, sống phụ thuộc vào bà Bở, hơn nữa hiện nay giá cả thị trường có nhiều biến động nên cần thiết phải tăng mức cấp dưỡng nuôi con đối với ông Tiến, do đó Tòa án cấp phúc thẩm buộc ông Tiến cấp dưỡng nuôi cháu Bình mỗi tháng 2.000.000 đồng là đúng.

Quy định của tòa án về mức cấp dưỡng là căn cứ vào mức thu nhập, giá cả thị trường tại thời điểm xét xử vụ án; Khi ly hôn hầu hết con còn ở tuổi rất nhỏ có trường hợp 14; 15 năm sau mới đủ 18 tuổi. Mức cấp dưỡng lại không thay đổi trong khi thị trường đầy biến động, giá cả leo thang đến chóng mặt. Mức cấp dưỡng đã và đang trở thành gánh nặng cho những người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn. Chưa kể những trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Cơ quan thi hành án và cơ quan tổ chức trả tiền lương, tiền công lao động cho người có nghĩa vụ cấp dưỡng không thực hiện việc khấu trừ khoản cấp dưỡng để chuyển trả cho người được cấp dưỡng theo như quy định của khoản 2 -3 Điều 20 Nghị định 70/2001/NĐ-CP nêu trên thì gánh nặng lại chồng lên vai người trực tiếp nuôi dưỡng con sau khi ly hôn; có trường hợp chị L khi ly hôn Tòa án giao con nhỏ cho chị trực tiếp nuôi dưỡng, con lớn ở với bố, khi người bố kết hôn đứa con lớn của chị về ở với mẹ... Sáu năm sau khi ly hôn chị không nhận được một khoản cấp dưỡng nào của chồng, chị làm đơn đến cơ quan thi hành án vẫn chưa được giải quyết, chị đến Ban chỉ đạo thi hành án dân sự thành phố nhờ can thiệp. Qua lời trình bày của chị: Từ khi ly hôn chị không nhận được khoản tiền cấp dưỡng nuôi con theo như bản án mà tòa án đã tuyên, đợt này chị phải cầu cứu vì sau khi bị mổ ruột thừa sức khỏe chị giảm sút, kinh tế kiệt quệ không đủ trang trải cuộc sống hàng ngày...điều đáng nói là chồng chị lại là người đang làm việc tại cơ quan bảo vệ pháp luật. Cũng phải đến "năm lần bảy lượt" gặp người có nghĩa vụ cấp dưỡng thuyết phục vận động, nhờ thủ trưởng cơ quan can thiệp theo như Điều 20 - Nghị định số 70/2001/NĐ-CP thì mới "đòi" được tiền cấp dưỡng. Nghĩa vụ nuôi con mà còn trốn tránh thì việc cấp dưỡng bổ sung là việc không thể. Hầu như rất ít các cơ quan, tổ chức thực hiện khoản 3 - Điều 20 - Nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Họ từ chối phối hợp với cơ quan tư pháp và né tránh việc khấu trừ lương theo như quy định vì ngại

va chạm, cho rằng đó không phải là nghĩa vụ của họ nên việc thực thi các quy định về cấp dưỡng còn khó khăn.

Do các quy định về cấp dưỡng còn chung chung, chưa có quy định cụ thể về mức cấp dưỡng nuôi con sau khi ly hôn, tòa án căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của từng trường hợp ly hôn mà phán quyết mức cấp dưỡng. Tuy nhiên, chính vì chữ tùy vào "khả năng thực tế" của người được cấp dưỡng mà mức cấp dưỡng mỗi trường hợp ly hôn mỗi nơi một kiểu.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

3.2.2. Về thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng

Thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng là thời điểm mà khi đó người có nghĩa vụ cấp dưỡng bắt đầu thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng đối với người được cấp dưỡng. Theo quy định của pháp luật thì nếu vợ chồng không thỏa thuận được thì sẽ do Tòa án giải quyết.Vậy Tòa án sẽ dựa trên cơ sở nào để giải quyết khi mà hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào quy định hoặc hướng dẫn về vấn đề này. Điều này đã dẫn đến việc Toà án khi giải quyết vấn đề cấp dưỡng nuôi con chưa có sự thống nhất và chưa phù hợp, không đảm bảo quyền lợi của con trong rất nhiều trường hợp. Thực tiễn xét xử có Toà cho rằng, thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con là ngày tuyên án, có Toà lại tuyên thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con là ngày bản án có hiệu lực pháp luật, hoặc không tuyên là thời điểm nào thì người có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ đó.

Cấp dưỡng sau ly hôn theo pháp luật Việt Nam hiện nay - 9

Ví dụ: Tòa án nhân dân huyện Thuỷ Nguyên, thành phố Hải Phòng đã xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn giữa chị Nguyễn Ngọc Tân và anh Nguyễn Tiến Điệp.

Chị Tân và anh Điệp kết hôn năm 2002. Anh chị có một đứa con chung là cháu Nguyễn Xuân Tâm tại thời điểm ly hôn là 28 tháng tuổi. Tháng 4/2005 chị Tân làm đơn xin ly hôn và yêu cầu được nuôi con và yêu cầu anh Điệp phụ cấp nuôi con chung mỗi tháng 100.000 đồng. Anh Điệp đồng ý ly hôn và cũng muốn nuôi con, không yêu cầu chị Tân cấp dưỡng nuôi con.

Tại bản án số 51/2006/HNGĐ ngày 3/3/2006. Tòa án nhân dân huyện Thuỷ nguyên, thành phố Hải Phòng đã ra quyết định: Chị Nguyễn Ngọc Tân và anh Nguyễn Tiến Điệp được ly hôn. Giao con cho chị Nguyễn Ngọc Tân nuôi con. Anh Điệp cấp dưỡng nuôi con chung cùng chị Tân mỗi tháng

100.000 đồng kể từ tháng 03/2006 đến khi con trưởng thành.

Trong trường hợp trên cả hai anh chị Tân và Điệp đều muốn nuôi con, Toà án huyện Thủy Nguyên đã xử cho chị Tân nuôi con là đúng vì theo quy định Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì “con dưới ba mươi sáu tháng tuổi phải được người mẹ chăm sóc, nếu hai bên không có thoả thuận khác” [19, Điều 92], Toà án nhân dân huyện Thuỷ Nguyên đã đưa ra quyết định như vậy là nhằm bảo vệ quyền lợi của cháu Nguyễn Xuân Tâm.Trong trường hợp này thì thời điểm anh Điệp cấp dưỡng nuôi con bắt đầu từ tháng 3/2006.

Có nhiều quan điểm cho rằng không cần thiết phải quy định về vấn đề thời điểm bắt đầu cấp dưỡng sau ly hôn bởi cấp dưỡng là yếu tố xuất phát từ tình cảm, cha mẹ luôn muốn con mình có cuộc sống đầy đủ vì vậy mà họ nghĩ không cần có quy định thì họ cũng tự nguyện, tự giác thực hiện trách nhiệm của mình. Tuy nhiên, qua tình hình thực tế mấy năm gần đây cho thấy, án cấp dưỡng sau ly hôn ngày càng nhiều. Ngày càng nhiều các vụ việc cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con trốn tránh không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nhiều trường hợp phải nhờ đến cơ quan thi hành án buộc họ phải thực hiện, thậm chí có nhiều trường hợp khi cơ quan thi hành án buộc họ phải thực hiện nhưng họ vẫn cố tình không thực hiện. Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con còn không thực hiện thì việc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ cũ và chồng cũ lại càng khó khăn hơn.

Tình trạng này có thể do một số nguyên nhân sau:

- Tuy người có nghĩa vụ cấp dưỡng có việc làm và thu nhập ổn định, có điều kiện kinh tế, có khả năng tài chính nhưng không chịu cấp dưỡng nuôi

con vì nguồn thu nhập của họ bị người vợ hoặc chồng mới quản lý chặt chẽ, không cho họ sử dụng để lo việc cấp dưỡng nuôi con riêng của họ sau khi đã ly hôn. Có lẽ vì quan niệm rằng sự ràng buộc này duy trì lâu sẽ bất lợi cho họ, cũng có thể nảy sinh sự ghen tuông, ganh ghét, đặt họ vào các mối nghi ngờ “tình cũ không rủ cũng tới”.

- Cũng có trường hợp, cha hoặc mẹ phải cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn do làm ăn thua lỗ, phá sản, do đó mà không có tiền cấp dưỡng nuôi con, tuy lương tâm họ không có ý định lẩn tránh trách nhiệm.

Như vậy, trên thực tế chỉ có những đứa trẻ vô tội sau khi cha mẹ ly hôn phải chịu nhiều thiệt thòi nhiều nhất. Số tiền cấp dưỡng từ cha hoặc mẹ các cháu không chỉ có ý nghĩa bảo đảm cuộc sống hàng ngày trong việc ăn học và các chi phí sinh hoạt mà còn là tình cảm từ cha hoặc mẹ đối với con sau khi họ đã ly hôn. Thiếu sự trợ cấp chính đáng này, con trẻ khi hiểu được sẽ bị tổn thương và có thể xuất hiện tâm lý oán trách các bậc sinh thành, tủi thân và dễ tạo cho các cháu yếu tố tâm lý dẫn vào con đường hư háng và không ít trường hợp trẻ em phạm pháp từ các nguyên nhân này.

Luật Hôn nhân và gia đình cùng các văn bản hướng dẫn cần đưa ra các quy định cụ thể hơn về thời điểm bắt đầu cấp dưỡng để các Toà án trong quá trình xét xử sẽ đưa ra các phán quyết chính xác về thời điểm bắt đầu cấp dưỡng nuôi con nhằm bảo vệ quyền lợi của con nhất là trong trường hợp cha hoặc mẹ không tự nguyện thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con, lúc đó cơ quan thi hành án dân sự mới có cơ sở, căn cứ xác định để buộc người phải cấp dưỡng thi hành nghĩa vụ của mình.

3.2.3. Về thời điểm kết thúc cấp dưỡng nuôi con

- Trong quá trình áp dụng pháp luật về cấp dưỡng sau ly hôn vào thực tế xét xử các vụ án cho thấy nhiều bản án, quyết định của Tòa án tuyên một cách chung chung: “... có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 500.000

đồng cho đến khi cháu N trưởng thành, tự lập được”. Vấn đề ở đây là khi Tòa án tuyên như vậy thì khi nào được coi là con chưa thành niên đã trưởng thành. Theo quy định tại Khoản 1- Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình năm

2000 và Khoản 1 – Điều 118 – Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 về chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con: “1. Người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động…”. Theo Bộ luật dân sự năm 2005 thì “Người từ đủ mười tám tuổi trở lên là người đã thành niên, người chưa đủ mười tám tuổi là người chưa thành niên” [21, Điều 18]. Như vậy, căn cứ vào hai điều luật này chúng ta thấy nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con chưa thành niên của người có nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt vào thời điểm người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động tức là thời điểm người được cấp dưỡng đủ mười tám tuổi và có khả năng lao động.

Có nhiều cách hiểu và áp dụng Khoản 1- Điều 61 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và Khoản 1 – Điều 118 – Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 chưa thống nhất, nên có những khó khăn nhất định trong việc Toà án đưa ra phán quyết chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con. Điều đó ảnh hưởng đến quyền lợi của người được cấp dưỡng.

- Theo như Điều 56 - Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Khi ly hôn, cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con chưa thành niên hoặc con đã thành niên bị tàn tật mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con…” [20, Điều 56] và Điều 61 quy định nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt trong trường hợp: “người được cấp dưỡng đã thành niên và có khả năng lao động” [20, Điều 61]. Vậy theo như hai quy định trên thì khi cha mẹ ly hôn, con chưa thành niên luôn nhận được sự cấp dưỡng từ cha hoặc mẹ, có phải điều đó đều đúng trong mọi trường hợp không? Thực tế một số vụ việc ly hôn, không phải tất cả mọi trường hợp có con chưa thành niên thì Tòa án sẽ phán quyết cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Ví dụ: Anh Nguyễn Trọng Thành và chị Nguyễn Thị Yến kết hôn năm 1988, có hai người con là cháu Nguyễn Trọng Công sinh năm 1990 và cháu Nguyễn Thị Kim Oanh sinh năm 1993, cháu Công đã đi học nghề và làm thêm với mức lương 800.000 đồng/tháng. Năm 2007, anh chị có yêu cầu Tòa án cho ly hôn. Tại bản số 02/2007/HNGĐ ngày 10/10/2007 của Tòa án nhân dân huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đã xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn giữa anh Nguyễn Trọng Thành và chị Nguyễn Thị Yến.

Tòa án nhân dân huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên đã ra quyết định: Giao hai cháu cho chị Nguyễn Thị Yến nuôi dưỡng và chăm sóc. Anh Thành có trách nhiệm cấp dưỡng cho cháu Nguyễn Thi Kim Oanh với mức 250.000 đồng/tháng, còn cháu Nguyễn Trọng Công (do đã đi làm và có thu nhập ổn định có thể tự lo cho cuộc sống của mình) do vậy anh Thành không phải cấp dương nuôi cháu.

Nếu căn cứ vào quy định của pháp luật thì cháu Công chưa đủ 18 tuổi, vẫn được cấp dưỡng, nhưng do cháu đã đi làm và có thu nhập ổn định nên Tòa án nhân dân huyện Mỹ Hào đã không đưa cháu vào diện được cấp dưỡng. Trong trường hợp này có thể thấy Tòa án nhân dân huyện Mỹ Hào đã áp dụng linh hoạt các quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Theo như quy định của Bộ Luật lao động thì mức lương tối thiểu phải trả cho người lao động là

750.000 đồng/tháng - đây là mức lương đảm bảo cuộc sống tối thiểu cho một người. Như vậy, cháu Công với mức lương 800.000 đã có khả năng để lo cho cuộc sống của mình, dù không có sự trợ cấp từ phía anh Thành thì cuộc sống của cháu không vì thế mà rơi vào hoàn cảnh khó khăn. Mặt khác anh Thành về mặt kinh tế cũng không dư dả lắm. Vì vậy, phán quyết của Tòa án huyện Mỹ Hào Tỉnh Hưng Yên đưa ra là đúng, nó phù hợp với điếu kiện thực tế của cả hai phía và không gây ảnh hưởng khó khăn hay trở ngại cho cháu Công cũng như anh Thành.

Về nguyên tắc nghĩa vụ cấp dưỡng chỉ đặt ra khi người con là người chưa thành niên hoặc người đã thành niên nhưng không có khả năng lao động và không có tài sản nuôi mình. Vậy khi con đã thành niên và có khả năng lao động thì cha hoặc mẹ - người không trực tiếp nuôi con sẽ không phải cấp dưỡng nuôi con nữa. Trên thực tế, cho thấy không phải người đã thành niên nào cũng có khả năng lao động để tự nuôi bản thân. Ví dụ như thực tế cho thấy có nhiều trường hợp sinh viên đi làm thêm hưởng lương nhiều hơn lương của cha mẹ họ, nhưng không phải bất cứ sinh viên nào cũng có thể làm thêm và kiếm được nhiều tiền để tự lo cho cuộc sống của mình. Ví dụ: thời gian học không cho phép làm thêm; không xin được việc làm thêm, vì thế mà họ vẫn cần được cha mẹ cấp dưỡng.

- Thông thường một người mắc bệnh tâm thần không thể xác định được lúc nào người ấy khỏi bệnh và như vậy khó có thể biết được thời điểm nào nghĩa vụ cấp dưỡng chấm dứt. Trường hợp này trong các bản án hay quyết định của Toà án không nên tuyên thời hạn chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng.

Ví dụ: Trong bản án số 58/2006/HNGĐ ngày 23/10/2006 của TAND huyện Q Tỉnh T đã xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn giữa anh Phạm Ngọc T và chị Nguyễn Kiều C. Anh chị kết hôn năm 1997 và có một người con chung là cháu Phạm Văn M sinh năm 1997, cháu M hiện đang mắc bệnh tâm thần (Có giấy chứng nhận của bệnh viện)

Tòa án nhân dân huyện Q Tỉnh T đã ra quyết định: Xử ly hôn giữa anh Phạm Ngọc T và chị Nguyễn Kiều C. Về con chung: Giao chị Nguyễn Kiều C trực tiếp nuôi cháu Phạm Văn M. Anh Phạm Ngọc T có trách nhiệm cấp dưỡng nuôi cháu Phạm Văn M mỗi tháng 300.000 đồng/tháng kể từ tháng 10/2006 đến khi cháu Phạm Văn M tròn 18 tuổi.

Trong trường hợp này Tòa án nhân dân huyện Q Tỉnh T tuyên thời điểm chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con của anh Phạm Ngọc T là sai.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023