Tình Trạng Xuống Cấp Và Nguyên Nhân Xuống Cấp Của Cây Xanh Trong Khu Di Tích Lịch Sử Côn Sơn


Chùa Côn Sơn chưa có nhiều cây cảnh, cây cho hoa và tán đẹp, ngoài Thông và Vải phát triển tương đối tốt thì các cây còn lại đều sinh trưởng rất kém, khiến cho cảnh quan chùa thiếu màu sắc, thiếu sức sống và sự tôn nghiêm.

Các điểm di tích khác chưa được quy hoạch triệt để, chủ yếu mới hoàn thiện phần kiến trúc, về cây xanh chưa được quan tâm nhiều vì vậy yếu tố cảnh quan chưa phát huy được công năng của từng khu.

Nói tóm lại khu di tích Côn Sơn chưa thể coi là nơi có cảnh quan đẹp vì yếu tố kiến trúc và cây xanh chưa hài hòa, cân xứng với nhau. Có thể nói đây là sự phát triển không bền vững của khu di tích nói chung và hệ thực vật rừng nói riêng tại khu di tích Côn Sơn. Trong tương lai, nếu vấn đề về sự hài hòa của cảnh quan không được giải quyết triệt để và quan tâm đúng mức thì rừng tự nhiên sẽ nhanh chóng bị xuống cấp và mất đi.

4.7.4. Tình trạng xuống cấp và nguyên nhân xuống cấp của cây xanh trong khu di tích lịch sử Côn Sơn

4.7.4.1. Tình trạng xuống cấp

Cây Đại cổ thụ trong khuôn viên sân chùa Hun bị mối ăn thân, cây bị nghiêng, thân xù xì, bị nhiều thực vật kí sinh như cây tầm gửi, dây tơ hồng…, tán cây xấu, không cân đối.

Cây Mít và toàn bộ cây Vải trong chùa Hun đều bị sâu bệnh và thực vật kí sinh làm cho cây phát triển kém, ảnh hưởng đến mỹ quan của khuôn viên.

Cây Thông cổ thụ ở sườn giữa hướng Nam quá già cỗi dẫn đến mục gốc, đổ gãy và chết.

Gần như toàn bộ cây keo con trồng ở sườn giữa hướng Bắc phát triển kém, bị sâu bệnh nhiều nên diện tích khép tán chưa có.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Tại các điểm di tích lịch sử cây xanh gần như không còn hoặc có còn cũng phát triển kém, không mang lại mỹ quan cho khuôn viên.

Nhiều vị trí như sườn chân, sườn giữa của núi Côn Sơn cây phát triển kém, còi cọc, bị cỏ dại lấn áp nên nhiều cây bị chết dần, nhiều cây không khép được tán chính vì vậy tầng cây thấp gần như không có.



Hình 4 14 Thân cây Đại bị mối ăn Hình 4 15 Cây Đại bị rêu và địa y kí sinh 1Hình 4 14 Thân cây Đại bị mối ăn Hình 4 15 Cây Đại bị rêu và địa y kí sinh 2

Hình 4.14 Thân cây Đại bị mối ăn Hình 4.15 Cây Đại bị rêu và địa y kí sinh



Hình 4 16 Cây Thông cổ thụ bị mục gốc 4 7 4 2 Nguyên nhân xuống cấp của cây 3Hình 4 16 Cây Thông cổ thụ bị mục gốc 4 7 4 2 Nguyên nhân xuống cấp của cây 4


Hình 4.16 Cây Thông cổ thụ bị mục gốc

4.7.4.2. Nguyên nhân xuống cấp của cây xanh trong khu di tích

Sự xuống cấp của cây cổ thụ và cây di tích trong khu di tích Côn Sơn được thể hiện rất rõ: Số lượng và diện tích cây cổ thụ ngày càng bị thu hẹp và mất dần, cây di tích chưa được quy hoạch cụ thể nên chưa phát huy được hết giá trị lịch sử, tính sự kiện cũng như yếu tố cảnh quan cho khu di tích. Hầu hết các cây cổ thụ và cây di tích không được chú thích, nhấn mạnh nhiều, thậm chí cũng không được đề cập đến nên không gây được ấn tượng hay sự chú ý đặc biệt về cảnh quan và hệ thực vật nơi đây trong quá trình khách du lịch thăm quan. Sự xuống cấp của cây cổ thụ và cây di tích qua từng thời kì là do chịu nhiều ảnh hưởng của các tác nhân chủ


quan và khách quan. Những nguyên nhân chính khiến cho thực vật nơi đây, đặc biệt là cây cổ thụ và cây di tích bị suy giảm về số lượng và chất lượng:

- Nguyên nhân chủ quan: tác động của con người

- Nguyên nhân khách quan: Tình trạng chèn ép

Tình trạng sâu bệnh, cây kí sinh Tình trạng già cỗi và chết

Hiện tượng thoái hóa

* Nguyên nhân chủ quan: do tác động của con người

Trước đây, việc bảo vệ và quản lý rừng chưa chặt chẽ, thêm vào đó là nhận thức về giá trị cảnh quan lịch sử còn hạn chế nên người dân địa phương chặt phá, khai thác bừa bãi không có kế hoạch khiến cho một số lượng lớn cây thông cổ thụ bị mất đi trong một thời gian ngắn.

Nhiều cây cổ thụ vì lí do an toàn đã bị tác động bởi con người như bấm ngọn để khống chế chiều cao, tỉa thưa cành tán để hạn chế đổ gãy. Tuy nhiên, việc cắt tỉa cây được thực hiện chưa đúng kĩ thuật, chưa có quy trình xử lý mặt cắt, đây là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng mục lõi, giảm tuổi thọ cho những cây lâu năm. Ngoài ra, việc cắt tỉa cũng không đảm bảo về mặt thẩm mĩ, cắt tán không cân, con người phát tỉa gần như trụi tán để hạn chế đổ gãy vào mùa mưa bão. Quá trình tác động này được thực hiện nhiều lần và diễn ra trong thời gian dài đã làm ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây.

Một lí do nữa cũng hết sức quan trọng góp phần làm xuống cấp hệ thống cây cổ thụ đó là quá trình quy hoạch, trùng tu lại khu di tích. Việc xây dựng đã loại bỏ đi một số lượng cây trong đó bao gồm cả cây cổ thụ nhằm mở đường để vận chuyển nguyên vật liệu, làm đường đi hay lấy mặt bằng để xây dựng các đền thờ, miếu mạo.

Việc phát quang tầng cây bụi cách đây mười năm đã làm ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển và tái sinh rừng rất lớn. Không có thảm cây bụi, tầng cây thấp khiến cho đất bị xói mòn, không tạo được lớp mùn cho đất vì vậy việc giữ nước, giữ đất và dinh dưỡng cho cây bị suy giảm. Chính vì vậy mà toàn bộ hệ thực vật ở đây không chỉ riêng những cây cổ thụ phát triển rất kém.


Ban quản lý rừng Chí Linh và Bam quản lý khu di tích Côn Sơn không có sự đồng nhất trong quá trình quản lý khu di tích Côn Sơn. Trong khi Ban quản lý khu di tích Côn Sơn muốn bảo tồn không chỉ các công trình kiến trúc mà cả toàn bộ hệ thực vật cụ thể là rừng Thông vì nó không chỉ có giá trị sinh thái mà còn mang ý nghĩa lịch sử rất lớn thì Ban quản lý rừng Chí Linh lại muốn đưa vào khai thác nhằm thu lại lợi nhuận kinh tế từ rừng Côn Sơn. Chính vì hai mục đích khác nhau mà khu di tích Côn Sơn đã không thể kiểm soát việc khai thác bừa bãi của người dân địa phương, kết quả là rất nhiều cây Thông trong đó có cả cây Thông cổ thụ đã bị biến mất mà không một đơn vị nào có trách nhiệm hay có kế hoạch trồng bổ sung kịp thời vào những lỗ hổng sinh thái đó.

* Nguyên nhân khách quan

+) Tình trạng chèn ép

Số lượng và chủng loại cây trong rừng không nhiều, mật độ che phủ không cao nên rừng chỉ có tầng cây cao, những cây con mới trồng không được tán tầng cây cao chủ yếu là cây thông che bóng vì cây phát triển già cỗi không có tán rộng và dày, trong khi đó tầng cây bụi phát triển kém nên cây ở giai đoạn này ưa bóng lại không được che bóng. Thêm vào đó, tầng đất rừng trơ trụi, bị xói mòn, rửa trôi đã làm mất đi lớp đất mùn, không giữ được độ ẩm và dinh dưỡng cho cây đã làm cản trở sự sinh trưởng phát triển của cây con, làm gián đoạn quá trình tái sinh rừng. Việc tranh giành nguồn dinh dưỡng, nguồn nước, không gian sống và không có sự hỗ trợ nhau về mặt sinh thái giữa các cây rừng đã khiến cho hệ thực vật nơi đây nghèo nàn, phát triển kém, không đảm bảo hệ sinh thái cho rừng.

Hiện tượng đấu tranh sinh tồn trong điều kiện bất lợi nói trên đã làm cho toàn bộ hệ thực vật phát triển kém, chất lượng và số lượng cây bị suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến giá trị kinh tế cũng như giá trị thẩm mỹ, cảnh quan cho khu di tích Côn Sơn.

+) Tình trạng sâu bệnh, cây kí sinh


Do đặc điểm cây già cỗi, phát triển kém, những cây nhỏ không được chăm sóc đúng kĩ thuật cộng với điều kiện bất lợi về địa hình, khí hậu và hệ sinh thái đã khiến cho cây còi cọc, bị sâu bệnh và các tác nhân kí sinh xâm nhập dễ dàng.

Một số khu vực cây cối um tùm, quanh năm ẩm ướt, râm mát cũng là nơi thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. Đặc biệt rừng Côn Sơn chủ yếu là trồng thông nên xuất hiện một số loại sâu bệnh điển hình như sâu róm thông, sâu đục thân, cành, sâu ăn lá, mối làm rỗng thân…., ngoài ra còn xuất hiện một số loại bệnh như bệnh nấm, khô lá, nấm mục thân, rễ…

Tuy nhiên do đây là khu di tích lịch sử văn hóa, thường xuyên có khách thăm quan nên việc phòng trừ sâu bệnh bằng thuốc hóa học không thể thực hiện một cách triệt để, chính vì vậy những khu vực bị sâu bệnh hại đã làm ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình sinh trưởng phát triển của hệ thực vật, cảnh quan môi trường chung của khu di tích.

Ngoài ra, một số cây tại khu vực bị thực vật kí sinh và phụ sinh có hại như tơ hồng, tầm gửi, dương xỉ, rêu, địa y, các loài phong lan…Chủ yếu chúng sống trên cây Vải, cây Mít, cây Đại, cây Thông…. Hiện nay, vấn đề này vẫn chưa có biện pháp để giải quyết nên đã ảnh hưởng rất lớn đến giá trị thẩm mĩ, cảnh quan chung của khu di tích.

+) Tình trạng già cỗi

Tình trạng cây già cỗi và chết là quy luật rất bình thường của tự nhiên, nhưng nếu được chăm sóc đúng kĩ thuật và hợp lý thì sẽ làm cho cây sinh trưởng tốt, kéo dài tuổi thọ, đảm bảo về mặt chất lượng cũng như tạo được giá trị thẩm mĩ, cảnh quan cây xanh.

Nhiều cây tại rừng Côn Sơn do không được quan tâm đúng mức, cây phát triển kém do điều kiện địa hình, thiên tai, dinh dưỡng, các tác nhân bất lợi xung quanh đã làm giảm chất lượng cây rừng từ đó dẫn tới cây cằn cỗi, phát triển chậm, giảm tuổi thọ và hậu quả là cây bị gẫy cành, thân rồi chết dần.

Có thể nói tình trạng cây già cỗi và chết không chỉ riêng gì cây cổ thụ mà còn diễn ra ở những cây trưởng thành. Do điều kiện dinh dưỡng, địa hình, khí hậu, sâu


bệnh, các biện pháp kĩ thuật chưa hợp lý đã góp phần làm cho cây nhanh già cỗi, kém phát triển, mang nhiều bệnh tật, lâu ngày cây sẽ bị yếu và chết. Đây là vấn đề hết sức khó khăn cho Ban quản lý khu di tích Côn Sơn vì hầu hết cây rừng đều là cây thông, là cây có giá trị lịch sử rất lớn cần phải được gìn giữ và bảo tồn, nếu không có biện pháp kĩ thuật để bảo vệ một cách đúng đắn thì trong thời gian không lâu giá tị lịch sử này sẽ bị xuống cấp nghiêm trọng và có thể sẽ biến mất.

4.7.5. Đề xuất cải thiện cảnh quan và biện pháp duy tri tính ổn định cảnh quan phục vụ lễ hội du lịch một cách bền vững

Trước hiện trạng trên của hệ thực vật khu di tích Côn Sơn, để bảo tồn, gìn giữ các di tích lịch sử, các yếu tố cảnh quan, thiên nhiên, môi trường theo đúng ý nghĩa vốn có của nó thì nhà nước, các ban ngành cũng như mỗi người dân phải có những giải pháp về mặt tổ chức, cảnh quan, các biện pháp kĩ thuật lâm sinh…. không ngừng nâng cao ý thức bảo vệ các yếu tố mang tính lịch sử, văn hóa và tín ngưỡng.

Quá trình sinh trưởng, phát triển, diễn thế của cây xanh rất riêng biệt và cần có một thời gian dài. Quần thể cây xanh luôn diễn ra quá trình tái sinh, cạnh tranh nhau về sinh trưởng và phát triển, bệnh tật, già cỗi và chết, đây là chu trình luôn xảy ra từ thế hệ này qua thế hệ khác. Qua mỗi một quá trình cây sẽ chịu nhiều tác động, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển sao cho phù hợp với sự sinh tồn của mỗi cá thể. Tuy nhiên , nếu vượt quá ngưỡng chịu đựng và thích nghi của cá thể đó thì chúng sẽ bị diệt vong và bị thay thế.

Việc đầu tư, tôn tạo các kiến trúc lịch sử nhằm phục vụ lễ hội, khách thăm quan, du lịch đã làm ảnh hưởng rất lớn đến hệ sinh thái rừng của khu di tích. Con người can thiệp quá nhiều các công trình xây dựng đã làm giảm số lượng cũng như chủng loại cây rừng, nhiều cây cổ thụ, cây di tích đã bị chặt phá, bị sâu bệnh, bị cháy hay đổ gẫy làm cho hệ sinh thái cũng như cảnh quan nơi đây bị suy giảm. Trong tương lai nếu không được quan tâm đúng mức thì khu di tích Côn sẽ không thể giữ được giá trị lịch sử cũng như các yếu tố tự nhiên vốn có của nó. Các giải pháp dưới đây sẽ phần nào đó góp phần xây dựng và phát triển bền vững cảnh quan khu di tích Côn Sơn.


4.7.5.1. Giải pháp về quản lý, tổ chức

Cùng với thời gian, diện tích rừng khu di tích Côn Sơn đã có sự suy giảm đáng kể, do điều kiện địa hình, địa lý, khí hậu đã làm nhiều cây bị sâu bệnh, mục thân dẫn đến đổ gẫy và chết. Thêm vào đó khu di tích thường xuyên diễn ra các hoạt động văn hóa, thăm quan của khách du lịch và dân bản địa sống tại đây đã làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng phát triển của rừng cũng như cảnh quan chung.

Trình độ người dân sống tại đây còn nhiều hạn chế, chưa có ý thức bảo vệ tài nguyên rừng, còn chặt phá cây thông cổ thụ để lấy gỗ, lấy củi để làm chất đốt làm mất cân bằng sinh thái cho hệ thực vật.

Trước những vấn đề trên, ban quản lý khu di tích cần phải có sự thay đổi về cách thức quản lý, tổ chức như:

- Cần xây dựng hành lang tham quan cụ thể, không để du khách đi sâu vào rừng, tránh tình trạng giẫm đạp lên hệ thực vật, làm tổn hại đến cây rừng, gây ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và tái sih tự nhiên của rừng

- Đưa ra những quy ước, quy định về bảo vệ cảnh quan, có những biển báo chỉ dẫn, cảnh báo khách thăm quan để giữ gìn cảnh quan chung.

- Tăng cường an ninh, bảo vệ rừng tự nhiên, ngăn chăn người dân địa phương vào khu di tích nhặt cành củi, bẻ cành cây, quét lá vì những hành động này ảnh hưởng rất lớn đến quá trình sinh trưởng, phát triển và tái sinh của từng khu cảnh, điểm cảnh.

- Cần tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, không vất rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, làm ảnh hưởng đến mỹ quan chung của khu di tích. Ngoài ra, cần bổ sung thêm nhiều thùng rác, cũng như đặt ở những vị trí hợp lý trên toàn bộ hệ thống các điểm di tích và trên các trục đường đi.

4.7.5.2. Giải pháp về quy hoạch cảnh quan

Di tích Côn Sơn là khu vực vừa mang tính bảo tồn di tích vừa là nơi thăm quan danh lam thắng cảnh của du khách thập phương. Việc quy hoạch cảnh quan cho khu vực cần phải được tính toán kĩ lưỡng, có kế hoạch cụ thể và cần phải chia nhiều giai đoạn, thực hiện trong thời gian dài để có thể có được một cảnh quan bền


vững đạt được giá trị sinh thái, lịch sử văn hóa và thẩm mĩ. Việc quy hoạch cảnh quan cho khu vực cần phải tiến hành từ đâu, thực hiện như thế nào, đâu là tiềm năng của khu vực, đâu là những giá trị cần phải gìn giữ và bảo tồn, đó là những câu hỏi phải được định hướng chính xác khi tiến hành quy hoạch cảnh quan.

Đối với rừng tự nhiên thì quan điểm cây trồng chính vẫn là cây Thông mã vĩ, tuy nhiên cần phải tăng chủng loại cây, trồng bổ sung thêm cây bản địa, cây lâu năm như cây sấu, cây long não, cây xà cừ. Đây là cây lá rộng thường xanh, có tán dày, đẹp, màu sắc lá đẹp sẽ có tác dụng tô điểm cho rừng thông thêm nổi bật và ấn tượng.Tốt nhất là trồng cây lớn để có cảnh quan ngay (có thể Dg>10cm, Hvn>2.5m).

Xây dựng hành lang cây xanh giữa nhiều loại cây có hoa theo mùa khác nhau từ dưới chân lên đến đỉnh núi để tăng tính đa dạng cho cảnh quan. Có thể trồng nhiều loại cây khác nhau với nhiều màu sắc lá, hoa, quả, thời vụ ra hoa, độ tuổi, độ cao tầng tán khác nhau để quanh năm cảnh quan luôn đẹp và tăng tính đã dạng cảnh quan sinh học. Các cây đó cần phải phù hợp với khung cảnh chung và phù hợp với từng tiểu cảnh cụ thể, như: cây Muồng đen, Lim xẹt, Muồng hoàng yến cho hoa màu vàng vào mùa hè, Phượng vĩ cho hoa màu đỏ vào mùa hè, Móng bò cho hoa đỏ hoặc tím vào mùa đông, Ban trắng cho hoa trắng vào mùa hè…Điểm xuyết ở các tiểu cảnh có thể trồng Trà, Hải đường cho hoa vào mùa đông. Mở rộng thành phần loài cây lá rộng để dẫn dụ các loài chim đến. Nhanh chóng phủ xanh núi Côn Sơn để khôi phục dòng nước chảy quanh năm trên suối Côn Sơn, phục hồi lại thác nước như trước đây.

Việc tiến hành trồng cây có thể tập trung ở những nơi đất trống do trước đó đã bị khai thác và dọc đường dạo để tạo bóng mát cũng như cảnh quan đẹp cho du khách thăm quan. Thông qua việc tăng chủng loại cây rừng còn giúp cho những người đến đây thăm quan hiểu biết thêm không chỉ về ý nghĩa lịch sử mà còn có cơ hội tìm hiểu thêm về đặc điểm sinh thái của cây rừng, cảm nhận được nét đẹp riêng của từng loại cây. Vì vậy, rừng Côn Sơn cần phải có những quy hoạch cụ thể và ổn định như vị trí những cây thông cổ thụ phải được bảo vệ, bảo tồn nguồn gen riêng,

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 06/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí