Cảnh quan khu di tích Côn Sơn và biện pháp duy trì tính ổn định cảnh quan để phục vụ lễ hội, du lịch - 9


trồng bổ sung cây Thông để đảm bảo tính đặc trưng của rừng, ngoài ra tiến hành trồng nhiều loại cây bản địa và cây lâu năm để tăng dị chất cảnh quan. Trong quá trình quy hoạch lại rừng cần tính toán việc chọn loại cây, cách phân bố tầng tán, mật độ sao cho phù hợp, đảm bảo về mặt sinh thái và cảnh quan.

Hiện nay, việc đưa cây Keo trồng tại rừng Côn Sơn là không hợp lý vì giống cây này có tuổi thọ ngắn, chỉ phù hợp trồng cho rừng sản xuất, vì vậy cần nhanh chóng loại bỏ cây Keo ra khỏi rừng để không ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng phát triển của hệ thực vật rừng.

Đối với cây Đại cổ thụ tại chùa Hun cần phải có biện pháp chống đỡ để hạn chế cây bị đổ, gãy cành. Phát tỉa bớt những cành thấp, lòa xòa gây nặng tán cho cây làm ảnh hưởng đến giá trị thẩm mĩ của cây.

Tại các đền thờ, miếu mạo, vì đã được quy hoạch thành từng khuôn viên cụ thể nên ta có thể đưa một số cây cảnh, cây trang trí, cây hoa nhằm tăng màu sắc, chủng loại cây và tạo điểm nhấn tiểu cảnh cho từng khu vực. Ngoài đền thờ Nguyễn Trãi được quy hoạch quy mô và đạt hiệu quả về giá trị cảnh quan thì các khu di tích khác hầu như yếu tố cảnh quan được đưa vào. Có thể đưa một số cây bóng mát như cây đa, cây đề, sanh si, lộc vừng vào khuôn viên sân chùa, đền thờ, miếu mạo, kết hợp với những cây hoa, cây trang trí, tạo hình, tạo màu sắc như mẫu đơn, dâm bụt, chuỗi ngọc, bỏng nổ, hay những cây cảnh như cây hoàng nam, vạn tuế, ngâu, viết…Việc đưa vào trồng và bố trí cây xanh trong khuôn viên sẽ tạo ấn tượng đẹp mắt tránh sự nhàm chán và làm nổi bật cho khuôn viên, ngoài ra, đây cũng là sự gắn kết giữa các công trình kiến trúc với rừng tự nhiên một cách hài hòa, hợp lí và tự nhiên.

Cây di tích không có nhiều nhưng lại không có quy hoạch cụ thể, không được trồng ở những vị trí hợp lý, không gây sự chú ý cho mọi người. Cây di tích nên trồng ở những vị trí rộng, nơi tập trung nhiều du khách qua lại và cần có biển ghi chú thông tin cụ thể về cây di tích đó.

4.7.5.3. Giải pháp về kĩ thuật


Giaỉ pháp kỹ thuật lâm sinh là trực tiếp tác động vào các đối tượng là hệ thực vật, những giải pháp này được áp dụng theo phương thức hiện đại có hiệu quả lâu dài vì vậy đòi hỏi phải được thực hiện một cách thường xuyên và liên tục.

Với cây rừng cần phải có biện pháp bảo vệ phòng trừ sâu bệnh, làm vệ sinh loại bỏ các loài sống ký sinh có hại cho cây như tầm gửi, tơ hồng…bám trên cây. Những nơi còn trống cần phải được trồng bổ sung, nên tăng cường trồng cây hỗn giao nhiều loài, tuy nhiên loài cây trồng cần phải được lựa chọn kĩ lưỡng về nguồn gốc, đặc điểm sinh thái để cây có thể phát triển tốt, ít cạnh tranh nhau về dinh dưỡng và không gian sống, ít bị sâu bệnh, mang lại giá trị cảnh quan, tăng cường tính bền vững, ổn định cho khu hệ thực vật di tích.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Đối với cây cổ thụ, cây di tích, theo GS.TS Ngô Quang Đê thì không thể có những biện pháp đồng nhất cho mọi loại cây được mà mỗi cây cụ thể sẽ có những bện pháp tác động khác nhau phụ thuộc vào quá trình tìm hiểu nguyên nhân sâu xa và nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cây bị suy thoái. Các nguyên nhân đó có thể do đất quá chặt, tính chất lý hóa của đất đã thay đổi, bề mặt không thoáng do lớp phủ nhân tạo bên trên, sâu bệnh hại và do con người va chạm hoặc thiên tai han hạn gây nên. Khi tôn tạo các loại cây cổ thụ này cần làm cho nó phục tráng, khỏe trở lại, có sức sống mạnh nẽ và bền lâu hơn, tùy theo loại cây, tùy theo từng tình hình cụ thể mà có những phương pháp tiến hành khác nhau.

Cây cổ thụ cần phải có biện pháp chăm sóc, bảo vệ đặc biệt hơn như thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh hại để có biện pháp phòng trừ kịp thời. Tiến hành sửa, tỉa tán những cành mục chết, bị sâu bệnh hoặc làm nặng tán gây mất thẩm mĩ cho cây, hạn chế cây bị gãy đổ, và che bóng ảnh hưởng đến những cây bên cạnh cũng như cảnh quan chung. Do khu vực này không thể xử lý phun thuốc trừ sâu hoặc các loại hóa chất rộng rãi và thường xuyên được nên có thể dung Boverin để phòng trừ sâu bệnh hoặc sử dụng vòng dính quấn quanh thân cây vào mùa sinh sản của sâu để tiêu diệt sâu bệnh. Để duy trì những cây cổ thụ, cây di tích bị chết cần tiến hành trồng thay thế ngay lập tức vào đúng vị trí ban đầu để đảm bảo tính lịch sử, ý nghĩa văn hóa và sự kiện. Cây cổ thu và cây di tích là nhân chứng sống của

Cảnh quan khu di tích Côn Sơn và biện pháp duy trì tính ổn định cảnh quan để phục vụ lễ hội, du lịch - 9


lịch sử, vì vậy phải hết sức giữ gìn, bảo tồn. Hiện nay có rất nhiều cây bị rỗng ruột, sâu đục thân, mối ăn mục thân, nhiều cây bị gãy đổ do mưa bão, cần phải tiến hành chống đỡ cây, xử lý và phòng trừ mối làm mục thân, thường xuyên cắt tỉa cành nhánh để tán đỡ dày, hạn chế được sâu bệnh, giúp cây trẻ hóa và kéo dài tuổi thọ.

Cây bị sâu bệnh hại, tổn thương do cơ giới thì phải tiến hành chữa trị vết thương ngay lập tức để tránh sâu bệnh hại xâm nhập:

Nếu vết thương là do mối gây ra cần phải tiến hành xử lý các bước như sau:

- Dùng dao sắc gọt sạch xung quanh vết thương, lấy dung dịch CuSO4 2-5% hoặc dung dịch thủy ngân (Hg) 0.1% để diệt trùng, sau đó lấy dung dịch lưu huỳnh vôi để tiêu độc và diệt khuẩn. Dung dịch này phải có độ bám tốt, không bị nóng chảy, không tổn hại với tổ chức thực vật vì vậy có thể trộn dung dịch này với dầu hoặc đất sét để phát huy được tác dụng diệt khuẩn.

- Sau đó dùng chất kích thích sinh trưởng α – NAA 0.01-0.1% bôi lên vết thương để vết thương mau lành.

Nếu vết thương do cây bị mục tạo lỗ hổng trên thân cây, cần phải được xử lý ngay vì sẽ ảnh hưởng đến sự vận chuyển và dinh dưỡng của cây, nếu vết thủng do mục quá lớn thì sẽ làm đổ cây dẫn đến chết cây. Để hạn chế lỗ thủng ta có các cách sau:

- Với lỗ thủng sâu, không quá rộng thì ta dung cách chữa trị vết thương giống như vết thương do mối xâm nhập.

- Với những lỗ thủng quá lớn nhưng lại gây ấn tượng đặc biệt cho khách thăm quan thì ta có thể để nguyên lỗ thủng đó, chỉ cần xử lý bằng cách khoét hết phần mục rồi dung thuốc tiêu độc diệt nấm và xử lý định kỳ 6 tháng 1 lần.

- Với lỗ thủng lớn gây mất thẩm mĩ thì ta nên lấp kín lỗ thủng, các bước thực hiện như sau: sau khi lỗ thủng được tiêu độc diệt nấm, dung một miếng gỗ lấp kín trên mặt, sau đó dung dầu Trẩu xoa lên phía trên miếng gỗ (có thể dùng dung dich dầu Trẩu và vôi pha với tỷ lệ 1/0.35). Dùng dao sắc nạo bằng và nhẵn vết lấp, sau đó bôi lớp màu sang để làm đẹp bề mặt hoặc dán miếng gỗ hay lớp vỏ cây lên.

Phòng chống gãy đổ ở cây cổ thụ và cây di tích: những cây lệch tán, nghiêng…có thể bị đổ gãy khi gặp mưa bão cần phải được củng cố tăng cường sự ổn định cho cây


bằng cách thiết kế dây đai giữ cây. Đặc biệt là những cây cổ thụ ở chùa, đền của khu di tích thì việc giữ cành thích hợp với hệ thống dây chằng, điều chỉnh thế cây để không bị đổ, gãy làm ảnh hưởng đến cây và các công trình xung quanh.

Ngoài ra cần có biện pháp tác động thường xuyên như mở tán, chặt tỉa cành để tạo điều kiện thuận lợi về mặt ánh sáng để những cây tái sinh có điều kiện phát triển. Đây sẽ là nguồn cây thay thế cho thế hệ cây già cỗi sau này. Nên chọn thời điểm chặt mở tán vào màu đông, khi đó nhiệt độ, độ ẩm không khí thấp, ít bị sâu bệnh hại đến phần cắt bỏ, sau khi cắt thân cành cần tiến hành bôi thuốc chống nấm, chống mục vào những vết cắt để bảo quản. Đồng thời cần áp dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật hiện đại, công nghệ sinh học trong việc tạo giống cây con, chủ động nguồn giống và nguồn cây khi cần thiết.

4.7.5.4. Giải pháp về tăng cường đầu tư tài chính và khoa học kĩ thuật

Trong những năm gần đây, Đảng và nhà nước cũng như Sở văn hóa thông tin và ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương đã có nhiều quan tâm đến việc bảo tồn các khu di tích văn hóa Côn Sơn, cụ thể như:

- Quyết định số 920 QĐ/Ttg, Khu di tích lịch sử - văn hóa Côn Sơn - Kiếp Bạc sẽ được quy hoạch định hướng từng bước phát triển để trở thành khu du lịch cấp Quốc gia.

- Vốn đầu tư ước tính là khoảng 1.600 tỷ đồng, từ nguồn ngân sách trung ương bố trí theo kế hoạch hàng năm, ngân sách địa phương cùng với vốn thu được từ khai thác các hoạt động du lịch, vốn huy động từ sự đóng góp của tổ chức, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong nước và nước ngoài, nguồn vốn đóng góp của nhân dân,... Dự kiến phân kỳ đầu tư theo 2 giai đoạn: 2009-2015 (giai đoạn 1) và 2015-2020 (giai đoạn 2).

Tuy nhiên quá trình quy hoạch diễn ra còn rời rạc, thiếu đồng bộ. Việc thực hiện chưa triệt để, mới chỉ chú trọng nhiều đến việc trùng tu tôn tạo các kiến trúc lịch sử, chưa quan tâm đúng mức đến rừng cây và yếu tố cảnh quan xung quang các di tích văn hóa. Tiến hành áp dụng các khoa học kỹ thuật và công nghệ vào thực tiễn như đầu tư thích đáng vào hạng mục bảo tồn trong đó có cây xanh đặc biệt là


cây cổ thụ và cây di tích, tạo nguồn giống và nhân rộng giống cây trồng thông qua việc thiết kế xây dựng vườn ươm, khu bảo tồn nguồn gen.


KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KIẾN NGHỊ

1.Kết luận

Trên cơ sở nghiên cứu hệ thực vật và cảnh quan khu di tích lịch sử Côn Sơn, đề tài rút ra được một số kết luận sau:

Qua điều tra, khảo sát hệ thực vật khu di tích Côn Sơn với diện tích 1653,8 ha bao gồm vùng bảo tồn đặc biệt và vùng khai thác đặc biệt. Trong tổng diện tích trên có cả diện tích cây rừng và diện tích các công trình kiến trúc lịch sử nằm trên núi Kỳ Lân và Núi Ngũ Nhạc. Thực vật chính là cây Thông, đươc trồng tập trung ở núi Côn Sơn và một vài điểm di tích như Chùa Hun, đền thờ Trần Nguyên Đán, đền thờ Nguyễn Trãi. Những cây Thông cổ thụ còn lại rất ít, chủ yếu là ở chùa Hun, nhưng đều có sự tác động của con người. Ngoài ra, tại đây còn trồng bổ sung một số cây Vải và các cây cảnh nhỏ như: cây Đại, Vạn tuế, Đề. Đền thờ Nguyễn Trãi sử dụng nhiều loại cây cảnh, cây trang trí hơn, đã tận dụng được màu sắc hoa, lá để tạo điểm nhấn cho khuôn viên, như: ngọc lan, bách tán, cau ta, đại, chuỗi ngọc… Các di tích còn lại chưa có nhiều cây, xung quanh chủ yếu vẫn là cây thông hoặc cỏ dại. Trong những năm gần đây Ban quản lý khu di tích và Ban quản lý rừng Chí Linh đã tiến hành trồng bổ sung cây Keo, cây thông nhằm phủ xanh ngững khu vực đất trống do con người khai thác hoặc chặt bỏ trong quá trình cải tạo công trình di tích. Tuy nhiên, số loài và số lượng cây vẫn còn rất hạn chế, hiện tại các điểm di tích chủ yếu vẫn là công trình xây dựng, chưa hề có cây xanh tạo cảnh quan cho khuôn viên, rừng Côn Sơn nhiều nơi vẫn trơ đất đá, cỏ dại mọc nhiều lấn át những cây con.

Với diện tích lớn như vậy nhưng số lượng loài cây rất ít không có sự đa dạng sinh học về số lượng và chủng loại các loài. Cây Thông cổ thụ hiện nay số lượng không còn nhiều đã có dấu hiện già cỗi, phát triển kém, phần lớn đã có sự cạn thiệp của con người như phát tỉa bớt tán, khống chế chiều cao. Cây Đại cổ thụ bị sâu bệnh và bị rêu, địa y kí sinh, thân cây nghiêng, vỏ cây xù xì, tán cây không phát triển. Các cây cảnh cho hoa, lá, cây trang trí đã được sử dụng nhưng chưa nhiều, chưa được quan tâm đúng mức nên không tận dụng triệt để thế mạnh của từng loại cây, không đảm bảo được yêu cầu về thẩm mĩ của cây cảnh. Hệ thực vật của rừng Côn


Sơn phát triển không đồng đều, tầng cây cao có độ tàn che thấp, mật độ không cao, thân, tán cây xấu, một số cây bị sâu đục thân, sâu ăn lá làm ảnh hưởng đến hệ thực vật nói riêng và cảnh quan trong khu vực nói chung. Khả năng tái sinh tự nhiên gần như không có, thế hệ cây con được trồng bổ sung nhưng không được quản lý chặt chẽ nên cây bị chết và bị sâu bệnh rất nhiều, số còn lại có sống thì phát triển chậm, cây còi cọc do bị cạnh tranh về dinh dưỡng, nước và bị chèn ép bởi cỏ dại. Toàn bộ hệ thực vật tại khu di tích, ngoài việc tạo bóng mát, trang trí, điều hòa khí hậu thì ý nghĩa về mặt cảnh quan không lớn, thiếu tính hợp lý, không có nhiều loại cây, cũng như không cho giá trị lớn về mặt lâm sinh. Tuy hệ thực vật không cho nhiều giá trị về kinh tế, cảnh quan, nhưng lại có ý nghĩa về mặt lịch sử, văn hóa rất lớn mà cụ thể đó là rừng Thông, bãi Rễ.

Có thể nói yếu tố thực vật có tác động rất lớn đến cảnh quan, để thay đổi cách quan thì cách dễ nhất và hiệu quả nhất chính là cải tạo, tác động vào hệ thực vật. Khu di tích Côn Sơn được đánh giá là khu di tích gần gũi với thiên nhiên, với sông núi, mây trời, nhưng tất cả vẫn là chưa đủ vì chưa thực sự mang lại giá trị thẩm mĩ về cảnh quan một cách đúng nghĩa. Diện tích cây xanh nhiều nhưng việc sử dụng loài cây, tuổi cây và cách bố trí cây chưa hợp lý, cùng đó là việc chăm sóc quản lý cây chưa tốt dẫn đến cây phát triển kém là những nguyên nhân ảnh hưởng đến mĩ quan chung của khu di tích.

Tổng thể khu di tích lịch sử Côn Sơn có ý nghĩa và giá trị lịch sử, văn hóa, tín ngưỡng rất lớn, nhưng nổi bật và đáng chú ý hơn cả là các công trình kiến trúc lịch sử được các ban ngành và lãnh đạo tỉnh, nhà nước quan tâm đầu tư, tôn tạo và quy hoạch lại trong nhiều năm nay. Điều đáng nói là rừng thông không chỉ là một di tích lịch sử mà nó còn có tác dụng tạo cảnh quan, hình thành hệ sinh thái, cân bằng khí hậu, cân bằng đất và nước, hệ thực vật này cần phải được bảo vệ và gìn giữ thì lại được quan tâm rất ít, cùng với thời gian, sự thay đổi của khí hậu và những tác động bất lợi của con người dù đó là vô tình hay cố ý thì cũng làm phá vỡ hệ sinh thái rừng, ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát triển của hệ thực vật, đặc biệt là làm mất khả năng phục hồi và tái sinh rừng. Chính vì không khai thác triệt để giá


trị của khu di tích mà quá trình quy hoạch lại cảnh quan đã có nhiều sự bất hợp lý, hạng mục cây xanh không được tận dụng những gì có sẵn cũng như không tiến hành bổ sung nâng cao chất lượng, số lượng loài để sắp xếp, bố trì hài hòa, hợp lý với các công trình kiến trúc vốn dĩ đã được tôn tạo, xây dựng khá hoành tráng và tôn nghiêm. Chính vì vậy, khách thập phương đến đây chủ yếu là thăm quan các địa điểm di tích, để thắp hương, dâng lễ cầu may mắn và tham gia vào các lễ hội được tổ chức hàng năm tại khu di tích Côn Sơn chứ không hề có khái niệm hay mục đích là đến với rừng, đến với thiên nhiên để ngắm cảnh rừng thông, tìm hiểu sự kỳ thú, sự đặc biệt của hệ thực vật rừng nơi đây.

Theo điều tra, số lượng và chủng loại cây cổ thụ rất nghèo nàn, chỉ có cây Thông và cây Đại là cây cổ thụ. Chiều cao dao động từ 5-15m, Dgốc từ 40-80cm. Những cây này hiện vẫn sinh trưởng phát triển bình thường, tuy nhiên cũng đã có biểu hiện của sự già cỗi và sâu bệnh xâm nhập. Số lượng cây cổ thụ không còn nhiều, nguyên nhân là do khai thác bừa bãi, ý thức bảo vệ, gìn giữ của người dân và các cơ quan có chức năng còn yếu, thiếu tính triệt để và dứt khoát. Nhiều cây bị gãy đổ do mưa bão, số khác thì do bị sâu bệnh, do quá già dẫn đến cây bị chết.

Số lượng cây di tích rất ít, trồng không có quy hoạch cụ thể, việc chăm sóc, bảo vệ cây di tích cũng không được quan tâm đúng mức dẫn đến cảnh quan rời rạc, không thể hiện được hết ý nghĩa lịch sử cũng như vẻ đẹp tự nhiên của cây. Đây cũng là sự thiếu sót khi không khai thác được triệt để yếu tố cảnh quan của cây di tích.

Từ những vấn đề đã điều tra, nghiên cứu ở trên ta thấy được yếu tố thực vật có những ảnh hưởng rất lớn đến cảnh quan chung cũng như cảnh quan riêng tại từng điểm di tích. Để cải tạo cảnh quan và duy trì tính ổn định cảnh quan một cách bền vững thì biện pháp hiệu quả nhất và dễ tác động nhất đó là cải tạo hệ thực vật trong khu di tích Côn Sơn. Để làm được việc này cần tiến hành từng công đoạn, thực hiện một cách triệt để và đồng bộ công tác cải tạo cảnh quan từ việc chọn loại cây, độ tuổi cây, cách bố trí, kĩ thuật trồng, cách chăm sóc cũng như công tác quản lý cho từng loại cây, từng khu vực. Chỉ có như vậy mới có thể giữ được rừng tự nhiên, cải

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/04/2023