tạo được cảnh quan, mang lại giá trị lớn về mặt sinh thái, cảnh quan, lich sử, văn hóa.
2. Tồn tại
Khu di tích Côn Sơn hiện nay do hai cơ quan quản lý, đó là Ban quản lý khu di tích Côn Sơn và Ban quản lý rừng Chí Linh, với hai mục đích và cách thức quản lý khác nhau đã làm hạn chế rất lớn đến việc bảo vệ và nâng cao các di tích Côn Sơn.
Với quy mô khu di tích khá rộng trong khi đó đội ngũ cán bộ quản lý lại quá ít so với khối lượng công việc cũng như yêu cầu kỹ thuật đặt ra. Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc như bảo vệ, tôn tạo, duy trì hay bổ sung, quy hoạch lại các khu di tích sao cho hợp lý, hiệu quả và thể hiện được tính chất uy nghi, trang nghiêm của khu di tích.
Tất cả những số liệu và những đánh giá về hệ thực vật, cảnh quan, công tình kiến trúc đều thu thập được từ điều tra thực tế thông qua việc khảo sát khu di tích Côn Sơn, thăm hỏi người dân địa phương, lấy thông tin từ Ban quản lý khu di tích Côn Sơn. Tuy nhiên những số lượng loài và chủng loại loài chỉ mang tính tương đối vì không có bất cứ một số liệu nào cụ thể từ Ban quản lý khu di tích cũng như ban quản lý rừng Chí Linh. Đây chính là điểm yếu trong khâu quản lý rừng và cảnh quan khu di tích tại địa phương này, chính điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho việc tìm hiểu nghiên cứu hệ thực vật rừng nơi đây.
Thêm vào đó, hàng năm khu di tích Côn Sơn tổ chức các lễ hội thu hút rất nhiều khách thập phương đến thăm quan, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm ảnh hưởng đến hệ thực vật rừng và cảnh quan khu di tích. Cách tổ chức còn nhiều thiếu sót, thiếu chặt chẽ đã làm cho môi trường bị ô nhiễm, nhiều hình ảnh không mấy thiện cảm đã làm giảm giá trị của khu di tích Côn Sơn như xả rác, bẻ cành, hái hoa, hay những hàng quán mọc ra bừa bãi không có sự quản lý cụ thể, hợp lý đã làm mất mỹ quan chung cho toàn bộ khuôn viên nơi đây.
3. Kiến nghị
Cần có sự thống nhất trong khâu quản lý, bảo vệ khu di tích Côn Sơn giữa Ban quản lý khu di tích Côn Sơn và Ban quản lý rừng Chí Linh.
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Tính Hợp Lý Của Cảnh Quan Trong Khu Di Tích Côn Sơn
- Tình Trạng Xuống Cấp Và Nguyên Nhân Xuống Cấp Của Cây Xanh Trong Khu Di Tích Lịch Sử Côn Sơn
- Cảnh quan khu di tích Côn Sơn và biện pháp duy trì tính ổn định cảnh quan để phục vụ lễ hội, du lịch - 9
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
Tăng tính đa dạng sinh học cho hệ thực vật rừng thông qua công tác trồng bổ sung cây rừng với những loại cây lâu năm, có nhiều giá trị sinh thái, cảnh quan nhưng vẫn trên quan điểm giữ cây Thông làm chủ đạo của rừng.
Cần hạn chế trồng cây Keo vì đây là loại cây có tuổi thọ ngắn, không phù hợp với điều kiện đất đai và địa hình nơi đây, thêm vào đó là không có giá trị tạo cảnh quan.
Cần xây dựng vườn ươm để duy trì nguồn giống và nguồn cây để luôn chủ động trong công tác trồng bổ sung thay thế những khu vực còn trống hoặc những cây bị chết nhằm đảm bảo tính ổn định cho hệ sinh thái cũng như giá trị lịch sử của khu vực.
Tuy nhà nước đã có quyết định quy hoạch tổng thể khu di tích Côn Sơn nhưng cần phải có kế hoạch cụ thể. Qúa trình quy hoạch phải đảm bảo tính nguyên văn và tính bền vững, trong đó yếu tố cảnh quan phải có sự hài hòa, hợp lý giữa cây xanh và các công trình kiến trúc sao cho khu di tích vừa giữ được vẻ tự nhiên vừa mang phong thái trang nghiêm của di tích lịch sử.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Lê Mộng Chân, Lê Thị Huyên (2000), Thực vật rừng, Giáo trình ĐHLN, NXB Nông nghiệp, Hà Tây.
2. Ngô Quang Đê (2003), Quản lý chăm sóc cây di tích, cây cổ thụ, Việt Nam hương sắc, (121), 20-21, Hà Tây.
3. Ngô Quang Đê, Nguyễn Xuân Quát, Nguyễn Hữu Vĩnh (2001), Trồng rừng, bài giảng dùng cho cao học Lâm nghiệp và nghiên cứu sinh.
4. Ngô Quang Đê, Triệu Văn Hùng, Phùng Ngọc Lan, Nguyễn Hữu Lộc, Lâm Xuân Sanh, Nguyễn Hữu Vĩnh (1992), Lâm sinh học, tập 1,2, Giáo trình trường ĐHLN, Hà Tây.
5. Ngô Quang Đê (2005), Vận dụng nguyên lý cảnh quan sinh thái rừng vào kinh doanh rừng nhân tạo, Tài liệu hội nghị khoa học công nghệ Lâm nghiệp 20 năm đổi mới 1986-2005, Hà Nội.
6. Ngô Quang Đê (2005), tài liệu dịch từ cuốn Viện lâm sinh thái học, của Lãnh Bình Sanh, Trung Quốc.
7. Nguyễn Hoàng Giang (2007), Nghiên cứu hệ thực vật khu di tích Đền Hùng và biện pháp quản lý, chăm sóc nhằm phát triển bền vững khu hệ thực vật này, luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, trường ĐHLN, Hà Tây.
8. Hoàng Hòe, Phạm Đình Thái, Đặng Huy Quỳnh, Vũ Thành Mô, Vũ Văn Can (1998), Bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng Việt Nam, NXB Giáo dục
13. Phạm Hoàng Hộ, Cây cỏ Việt Nam I, II, III, NXB Trẻ, Hà Nội.
9. Phạm Xuân Hoàn, Triệu Văn Hùng, Phạm Văn Điển, Nguyễn Trung Thành, Võ Đại Hải (2004), Một số vấn đề trong lâm học nhiệt đới, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
10. Nguyễn Bá Khiêm (2005), Khu di tích lịch sử và rừng quốc gia Đền Hùng, sở văn hóa thông tin tỉnh Phú Thọ, Phú Thọ.
11. Nguyễn Thị Bích Liên (2006), Tìm hiểu tình hình chăm sóc, quản lý cây cổ thụ, cây di tích tại khu vực chùa Yên Tử - Uông Bí, Quảng Ninh.
12. Quốc hội Việt Nam (1991), Luật bảo vệ và phát triển rừng, 19/8/1991, Hà Nội.
13. Quốc hội Việt Nam (1993), Luật bảo vệ môi trường, 27/12/1993, Hà Nội.
14. Trần Văn Mão, Phạm Bình Quyền (1998), Bảo vệ rừng, Bài giảng dùng cho cấp học Lâm nghiệp và nghiên cứu sinh.
15. Hoàng Kim Ngũ, Phùng Ngọc Lan, Triệu Văn Hùng (2001), Lâm học nhiệt đới, Bài giảng dùng cho cấp học Lâm nghiệp và nghiên cứu sinh.
16. Vũ Thị Bích Thuận (2005), Nghiên cứu hệ thực vật khu di tích Phủ Chủ Tịch và biện pháp quản lý, chăm sóc nhằm phát triển bền vững khu hệ thực vật này, luận văn thạc sỹ khoa học lâm nghiệp, trường ĐHLN, Hà Tây.
17. Nguyễn Nghĩa Thìn (2008), Đa dạng sinh học, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
18. Tổng cục du lịch, TT công nghệ thông tin du lịch (2002), Non nước Việt Nam, Hà Nội.
19. Thái Văn Trừng (2000), Những hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới ở Việt Nam, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
20. Trường Đại học Kiến trúc (2005), Kiến trúc cảnh quan và cây xanh đô thị, Hà Nội.
21. Vũ Văn Vụ, Vũ Thanh Tâm, Hoàng Minh Tấn (1999), Sinh lý học thực vật, NXB Giáo dục, Hà Nội.
Website
22. http://www.baomoi.com/Ve-Con-Son-nho-Nguyen-Trai/137/4121808.epi 23.http://baothaibinh.com.vn/38/5210/Con_Son khu_di_tich_dac_biet_quan_trong
_cua_Quoc_gia.htm
24. http://consonkiepbac.org.vn/c131/quan-the-khu-di-tich?trang=2
25. http://diemhenviet.com/hai-duong-451/di-tich-con-son-917/
26. http://www.hoangnguyen.vn/ecom/vn/asp/ServiceDetail.asp?ID=161
PHỤ LỤC