Các Căn Cứ Xác Định Tài Sản Chung Của Vợ Chồng:

bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên


7. Chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu quy định tại khoản 1 Điều 247 BLDS năm 2005.

8. Các trường hợp khác do pháp luật quy định”


1.2.2. Sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp:


Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu của hai chủ thể đặc biệt là vợ chồng, vì vậy không thể tồn tại bên ngoài quan hệ hôn nhân hợp pháp. Nói cách khác sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp là một trong những căn cứ quan trọng để xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng.

Tuy nhiên, việc xác định thế nào là quan hệ hôn nhân hợp pháp lại được quyết định bởi quan niệm xã hội về quyền tự do cá nhân cũng như quan điểm xã hội về các chức năng xã hội của gia đình.

Ngày nay, với quan điểm công nhận và bảo đảm các quyền tự do cá nhân đồng thời quan tâm, chú ý, định hướng phát triển xã hội, gia đình, ý chí và sự thỏa thuận của các bên chủ thể được coi là cơ sở nền tảng, quyết định trong việc xác lập, duy trì sự tồn tại của quan hệ hôn nhân hợp pháp, bên cạnh đó có những điều kiện khác nhằm đảm bảo cho gia đình có thể thực hiện được các chức năng xã hội của mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Theo đó, quan hệ hôn nhân hợp pháp được coi là bắt đầu bằng sự kiện kết hôn theo pháp luật và chấm dứt khi một bên chết, hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, khi vợ và chồng ly hôn.

Về nguyên tắc, kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của pháp luật và đăng ký kết hôn. Ở một số nước, kết hôn có thể được xác lập giữa một người đàn ông và nhiều người đàn bà mà không cần có sự chấm dứt của quan hệ hôn nhân trước (hôn nhân đa thê), mặt khác, một số nước cũng thừa nhận tính hợp pháp của hôn nhân đồng giới. Ở Việt nam, chỉ thừa nhận việc kết hôn giữa một bên là nam và một bên là

Căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng theo pháp luật Việt Nam - 3

nữ và không công nhận hôn nhân đa thê, đa phu. Để tiến hành việc kết hôn, hệ thống pháp luật của các nước thường đặt ra các điều kiện nhất định. Thiếu các điều kiện này, việc kết hôn của hai bên chủ thể sẽ không được công nhận và khi đó quan hệ vợ chồng sẽ không phát sinh. Các điều kiện này thường bao gồm :

- Điều kiện về sự khác biệt giới tính: Trong thời gian gần đây, sự xuất hiện của quan hệ đồng giới đã làm nảy sinh nhiều cuộc tranh cãi gay gắt giữa các nhà lập pháp về việc thừa nhận hay không thừa nhận hôn nhân giữa những người đồng tính. Như trên đã nói, một số nước đã có sự công nhận hôn nhân của những người đồng tính. Pháp luật Việt Nam nhìn chung cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính. Việc cấm kết hôn giữa những người cùng giới tính được chính thức ghi nhận trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 của Việt Nam. Trong thời gian trước, hôn nhân giữa những người cùng giới cũng không bao giờ được thừa nhận ở Việt Nam. Việc xác định giới tính thường dựa vào giấy khai sinh của đương sự.

- Điều kiện về tuổi kết hôn: Hệ thống pháp luật các nước thường quy định tuổi kết hôn tối thiểu, theo đó, hai bên đương sự chỉ có thể kết hôn khi đã đủ tuổi kết hôn tối thiểu. Ở các nước, tuổi kết hôn tối thiểu thường không giống nhau tuỳ theo từng nước, ví dụ tuổi kết hôn tối thiểu ở Đức là 21 đối với nam và 16 đối với nữ, ở Thuỵ Sĩ là 20 và 18, ở ý là 16 và 14, ở Pháp là 18 và 15. ở Việt nam, tuổi kết hôn tối thiểu được quy định hiện nay là nam từ 20 tuổi trở lên và nữ từ 18 tuổi trở lên.

- Điều kiện về sự ưng thuận: Điều kiện này nhằm đảm bảo nguyên tắc của hôn nhân là nguyên tắc tự nguyện. Pháp luật ở bất kỳ một nước nào đều không thừa nhận việc kết hôn nếu không có sự ưng thuận của cả hai bên. Tuy nhiên, pháp luật các nước lại có những quy định khác nhau về các trường hợp được coi là không có sự ưng thuận của cả hai bên. Nhưng nhìn chung không có sự ưng thuận của cả hai bên có thể xảy ra khi một hoặc cả hai bên bị cưỡng ép, bị lừa dối, bị mất năng lực hành vi, bị hạn chế năng

lực hành vi hay không nhận thức được hành vi của mình.


- Điều kiện về mối quan hệ thân thích: Theo đó, những người có cùng dòng máu về trực hệ, những người có quan hệ họ hàng, anh chị em thường không được kết hôn với nhau. Luật Hôn nhân và gia đình hiện hành của Việt Nam quy định cấm kết hôn giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người có họ trong phạm vi ba đời, giữa cha mẹ nuôi với con nuôi, giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. [19]

- Điều kiện về việc không tồn tại hôn nhân với người khác: Mặc dù như trên đã nói, pháp luật một số nước thừa nhận hôn nhân đa thê nhưng nhìn chung các nước đều cấm người đang có vợ, có chồng không được kết hôn với người khác.

Thiếu một trong các điều kiện trên, việc kết hôn giữa hai đương sự không được công nhận, khi đó quan hệ vợ chồng không tồn tại và theo đó, quan hệ sở hữu chung của vợ chồng cũng không tồn tại.

Hôn nhân có thể bị chấm dứt trong các trường hợp: Vợ hoặc chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết hoặc vợ và chồng ly hôn.

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân (về mặt pháp lý) ngay trong lúc cả vợ và chồng đều còn sống. Đây là biện pháp cuối cùng mà pháp luật cho phép thực hiện trong trường hợp cuộc sống vợ chồng lâm vào tình trạng khủng hoảng mà không thể được khắc phục bằng bất kỳ biện pháp nào khác. Về vấn đề này, luật các nước, ở các thời kỳ khác nhau cũng có sự nhìn nhận khác nhau: ở một số nước thời kỳ nguyên sơ, hôn nhân được xác lập và được duy trì chỉ nhờ vào sự ưng thuận lúc đầu (lúc kết hôn), cũng giống như sự ưng thuận khi giao kết hợp đồng, một khi đã ưng thuận kết hôn, người kết hôn không thể thay đổi ý nghĩa, nghĩa là phải chấp nhận cuộc sống chung cho đên cuối đời. Quan niệm này được duy trì khá

lâu ở nhiều nước. Không ít nước Châu âu chỉ mới từ bỏ quan niệm này cách đây không lâu như ở ý là từ năm 1975, ở Tây Ban Nha từ năm 1982Trái ngược với quan niệm trên là quan niệm cho rằng hôn nhân không thể được duy trì một khi vợ hoặc chồng hoặc cả hai không còn cảm thấy được thôi thúc bởi ý muốn chung sống. Mỗi người phải có quyền tự do chấm dứt quan hệ hôn nhân, như đã có quyền tự do xác lập quan hệ đó. Nếu cả vợ và chồng đều đồng ý ly hôn, thì càng tốt, nếu không, mỗi người có quyền ly hôn chỉ bằng quyết định đơn phương của mình. Quyền tự do ly hôn được thiết lập trong luật La Mã thời kỳ cuối. Trong luật đương đại của niều nước theo Common law hoặc của các nước Bắc Âu. Một số nước, mặc dù công nhận quyền ly hôn như một quyền dân sự của cá nhân nhưng yêu cầu ly hôn chỉ được Tòa án tiếp nhận trong những trường hợp được luật dự kiến. Yêu cầu ly hôn có thể do vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng đưa ra. Thẩm phán, về phần mình, có quyền quyết định cho phép hay không cho phép ly hôn trên cơ sở đánh giá mức độ chính đáng, hợp lý, hợp tình của yêu cầu ly hôn.

1.2.3. Các căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng:


Ngoài việc đáp ứng đủ hai căn cứ chung nói trên, sở hữu chung của vợ chồng có thể được xác lập trên cơ sở sự thỏa thuận của hai vợ chồng hoặc trên cơ sở quy định của pháp luật. Đây cũng là một căn cứ thể hiện rất rõ quan điểm của xã hội về quyền tự do cá nhân, chức năng xã hội của gia đình cũng như vị trí, vai trò và mối quan hệ của hai vấn đề này trong xã hội.

- Sự thỏa thuận của vợ chồng


Ở những xã hội quyền tự do cá nhân được đặt lên hàng đầu, được coi là vấn đề then chốt thì sự thỏa thuận của vợ chồng về tài sản chung của vợ chồng được coi là cơ sở quyết định của việc xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng. Quan điểm này đang ngày càng được nhiều nước công nhận, đặc biệt là ở các nước tư bản chủ nghĩa. Theo đó, pháp luật cho phép hai vợ

chồng có quyền tự do thỏa thuận xác định các tài sản nào trong khối tài sản của vợ chồng sẽ thuộc quyền sở hữu chung, được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt chung. Sự thoả thuận này do chính hai vợ chồng cùng nhau quyết định, đi đến thống nhất và chỉ phụ thuộc vào ý chí của hai bên mà thôi. Quy định của pháp luật chỉ can thiệp và là căn cứ để xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng trong trường hợp hai vợ chồng không có sự thỏa thuận về tài sản chung.

Tuy nhiên, dù coi trọng quyền tự do cá nhân đến đâu thì gia đình vẫn luôn luôn có những chức năng xã hội của nó, vì vậy, bên cạnh việc bảo đảm quyền tự do cá nhân để bảo đảm sự ổn định, phát triển của xã hội, gia đình, pháp luật các nước này đều có sự quy định rất cụ thể về sự thoả thuận này. Thỏa thuận của vợ chồng về tài sản chung phải được lập thành văn bản, thường gọi là khế ước hay hôn ước và không được trái với các quy định của pháp luật cũng như đạo đức xã hội (trật tự công cộng) đồng thời phải được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận, nếu không sẽ bị coi là vô hiệu. Thậm chí, để đảm bảo ổn định xã hội, pháp luật nhiều nước trước đây còn yêu cầu thoả thuận này phải được thực hiện trước khi kết hôn và không được thay đổi sau khi đã kết hôn.

Đến nay, cùng với sự phát triển của xã hội, do tính chất khó có thể dự liệu trước của các nghĩa vụ chung cũng như khả năng tạo lập tài sản của hai bên và để mở rộng hơn quyền tự do của các cá nhân, pháp luật của một số nước đã bắt đầu cho phép hai bên được sửa đổi thỏa thuận về tài sản chung trước khi kết hôn sau một thời gian hoặc có thể có những thỏa thuận về tài sản trong thời kỳ hôn nhân. Tuy nhiên, các thỏa thuận này cũng phải tuân theo những hình thức và điều kiện nhất định. Ví dụ Điều 1397 BLDS Pháp (Luật số 65-570 ngày 13/7/1965 và Luật số 89-18 ngày 13/1/1989) có quy định “Sau hai năm áp dụng chế độ tài sản trong hôn nhân theo thỏa thuận hoặc theo luật định, hai vợ chồng có thể vì lợi ích của gia đình, xin sửa đổi hoặc thay đổi hoàn toàn chế độ tài sản trong hôn nhân bằng một

chứng thư có chứng thực của Công chứng viên và được Toà án nơi cứ trú phê chuẩn” [15] hay Điều758, 759 BLDS Nhật Bản cũng quy định căn cứ xác lập tài sản của vợ chồng được quy định trong hôn ước cũng có thể được thay đổi cho phù hợp với thực tế tạo lập, chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản của vợ chồng. [9]

- Theo quy định của pháp luật


Căn cứ này tồn tại ở những xã hội chức năng xã hội của gia đình được coi là yếu tố quan trọng. Khi xã hội coi chức năng xã hội của gia đình là yếu tố quan trọng hơn thì quy định của pháp luật sẽ là căn cứ đầu tiên để xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng, theo đó pháp luật dự liệu trước về căn cứ, nguồn gốc, thành phần các loại tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng.

Theo quan điểm này, pháp luật của các nước đã dự liệu 4 mô hình cơ bản của chế độ tài sản giữa vợ và chồng là chế độ cộng đồng toàn sản, chế độ cộng đồng động sản và tạo sản; chế độ cộng đồng tạo sản; chế độ cộng đồng phân sản.

ở chế độ cộng đồng toàn sản: toàn bộ tài sản của vợ và chồng dù có được trước hôn nhân hay sau hôn nhân đều thuộc quyền sở hữu chung của vợ chồng. Chế độ này được áp dụng ở một số nước như Đan Mạch, Bồ Đào Nha, Hà Lan, Braxin...

ở chế độ cộng đồng động sản và tạo sản: khối tài sản chung của vợ chồng bị hạn chế hơn, chỉ bao gồm tất cả các động sản mà vợ hoặc chồng hoặc cả hai vợ chồng có được trước hoặc sau khi kết hôn và các bất động sản có được sau thời kỳ hôn nhân. Các bất động sản mà mỗi bên vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn vẫn thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chồng. Chế độ này được áp dụng ở Pháp với BLDS năm 1804 và ở miền Nam nước ta trước ngày giải phóng với Sắc luật 15/64 ngày 23/7/1964.

ở chế độ cộng đồng tạo sản: khối tài sản chung của vợ chồng lại bị hạn chế hơn nữa, chỉ bao gồm tất cả các tài sản mà hai vợ chồng có được trong thời kỳ hôn nhân và các hoa lợi, lợi tức có được từ tài sản riêng của mỗi bên. Các tài sản mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn dù là động sản hay bất động sản đều thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chồng. Chế độ này được chọn làm chế độ tài sản pháp định ở BLDS Nhật Bản (Điều 762), Bộ luật dân sự và thương mại Thái Lan (Điều 1471 và 1474), Luật GĐ của Bungari (Điều 13)...

Ở chế độ phân sản: khối tài sản chung của vợ chồng đã bị thu hẹp tối đa, không còn tài sản chung của vợ, chồng nữa. Các tài sản mà hai bên vợ, chồng có được trước hay sau khi kết hôn đều thuộc quyền sở hữu riêng của mỗi bên vợ, chồng, người vợ hay chồng có toàn quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt các tài sản của mình. Các nghĩa vụ chung nhằm đảm bảo lợi ích chung của gia đình được thực hiện qua việc đóng góp tuỳ theo khả năng của mỗi bên vợ, chồng. Chế độ tài sản này đã từng được áp dụng ở Italia, ở Anh ...

Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, ở nhiều nước trên thế giới có sự đan xen, coi trọng cả hai vấn đề về quyền tự do cá nhân, quyền tự do trong sở hữu và vấn đề bảo vệ chức năng xã hội của gia đình. Vì vậy, bên cạnh việc xác định sở hữu chung của vợ chồng hoàn toàn trên cơ sở các dự liệu, quy định của pháp luật hoặc hoàn toàn trên cơ sở thỏa thuận của vợ, chồng pháp luật của nhiều nước còn cho phép các bên chủ thể có quyền thỏa thuận xác định các tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng cùng với việc áp dụng quy định của pháp luật để xác định tài sản chung của vợ chồng. Ở những nước này, đối với cùng một quan hệ vợ chồng, cùng một quan hệ sở hữu chung của vợ chồng, căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng có thể bao hàm cả hai căn cứ là sự thỏa thuận của vợ chồng và quy định của pháp luật. Quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay đang được thực hiện theo quan điểm này.

1.3 Khái quát sự phát triển của pháp luật về căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng trong pháp luật Việt Nam qua các

thời kỳ:


1.3.1 Trong cổ luật Việt Nam:


Cổ luật Việt Nam, theo nhiều nhà nghiên cứu, được giới hạn từ cuộc khởi nghĩa của vua Hàm Nghi chống Pháp (1885) trở về trước.

Ở thời kỳ này, quyền tự do cá nhân cũng như quyền tự do dân sự của cá nhân rất ít khi được nhắc đến. Chính vì vậy, căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng chủ yếu chỉ thể hiện quan điểm của xã hội về chức năng của gia đình. Sự thỏa thuận và tự do ý chí của hai bên chủ thể không được coi là một cơ sở để tạo lập, duy trì quan hệ hôn nhân cũng như xác định các tài sản chung của vợ chồng.

Hôn nhân ở thời kỳ này được coi là để “sinh con, đẻ cái”, nối dõi duy trì dòng họ với quan điểm về gia đình theo chế độ phụ hệ nên mọi quy định của pháp luật về các căn cứ xác lập quyền sở hữu chung của vợ chồng đều hướng theo mục đích chính này. Theo đó, pháp luật cho phép một người đàn ông có thể xác lập quan hệ vợ chồng, quan hệ sở hữu chung của vợ chồng với nhiều người phụ nữ nhằm duy trì nòi giống, dòng họ của mình nhưng ngược lại, một người phụ nữ trong cùng thời điểm chỉ có thể được lấy một chồng: “trai năm thê bảy thiếp, gái chính chuyên một chồng” và phải có nghĩa vụ chung thủy với duy nhất người chồng ấy. Đặc biệt, với quan điểm về việc duy trì nòi giống, dòng họ, pháp luật thời kỳ này chỉ công nhận hôn nhân là hợp pháp nếu được hai bên gia đình với sự đại diện của người đứng đầu dòng họ đồng ý. Sự kiện đánh dấu việc kết hôn, hình thành quan hệ vợ chồng của hai bên về cơ bản cũng được coi là từ khi viên chức hộ lại xác nhận và ghi vào sổ về việc kết hôn của hai bên. Tuy nhiên, theo tục lệ, và nhằm đảm bảo quyền lợi của hai bên dòng họ, ngay từ sau khi đính hôn, hai bên đã có những ràng buộc nhất định.

Cũng với quan niệm về việc duy trì dòng họ, nòi giống, việc chấm dứt quan hệ hôn nhân ở thời kỳ này được coi là một vấn đề rất nghiêm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/11/2023