2.3.2. Hủy bỏ hiệu lực bằng độc quyền
Điều 96 Luật Sở hữu trí tuệ quy định bằng độc quyền sáng chế sẽ bị huỷ bỏ trong trường hợp người nộp đơn đăng ký sáng chế không có quyền đăng ký và không được chuyển nhượng quyền đó hoặc sáng chế không đáp ứng các điều kiện bảo hộ tại thời điểm cấp bằng độc quyền. Quy định này rất có ý nghĩa vì việc hủy bỏ kịp thời những bằng độc quyền sáng chế được cấp sai (vì lý do khách quan của cơ quan sáng chế hoặc lý do chủ quan của người nộp đơn) sẽ bảo vệ lợi ích công cộng khỏi hành vi chiếm đoạt bất hợp pháp, từ đó thúc đẩy việc phổ biến kiến thức và tăng cường cạnh tranh.
2.4. CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ XÁC LẬP QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ
2.4.1 Trong các quy định về quyền nộp đơn đăng ký sáng chế
Sáng chế được tạo ra từ hoạt động sáng tạo của con người. Tuy nhiên, để thực hiện được công việc sáng tạo đó cần đến những nguồn lực vật chất nhất định. Trong nhiều trường hợp, nguồn lực vật chất để thực hiện công việc sáng tạo lại do người không phải là tác giả sáng chế cung cấp. Trong trường hợp này, không phải chỉ có duy nhất một người đầu tư để tạo ra sáng chế mà là nhiều người, trong đó có người đầu tư trí tuệ và người đầu tư nguồn lực vật chất.
Luật Sở hữu trí tuệ quy định trong trường hợp sáng chế được tạo ra do sử dụng nguồn lực vật chất do người khác đầu tư thì người đầu tư sẽ có quyền đăng ký sáng chế nếu các bên không có thoả thuận khác. Và để bảo đảm lợi ích của nhà sáng chế, luật quy định trong trường hợp này tác giả sáng chế có quyền hưởng thù lao khi sáng chế được sử dụng hoặc được chuyển quyền sử dụng.
Đối với sáng chế được tạo ra do sử dụng ngân sách, luật quy định quyền sở hữu sáng chế thuộc quyền sở hữu của nhà nước. Để quản lý tài sản này, nhà nước giao quyền đăng ký và quản lý cho các cơ quan là chủ đầu tư nguồn vốn để tạo ra sáng chế đó. Trên thực tế thì điều này chưa mang lại hiệu
quả thực sự và không có tính khả thi. Ví dụ, hiện nay các sở khoa học và công nghệ, các ban quản lý dự án của nhà nước là chủ đầu tư, các trường đại học, viện nghiên cứu (chủ yếu là công lập) thực hiện việc nghiên cứu. Nếu các sở khoa học và công nghệ và các ban quản lý dự án đứng ra đăng ký và khai thác sáng chế thì thực sự sẽ không có hiệu quả. Theo kinh nghiệm của các nước thì quyền đăng ký để trở thành chủ văn bằng bảo hộ và quản lý, khai thác sáng chế phải được trao trực tiếp cho các trường đại học, viện nghiên cứu (ví dụ như mô hình của Hoa Kỳ, Nhật Bản và rất nhiều nước khác trên thế giới).
2.4.2 Trong quy định về bộc lộ sáng chế trong đơn đăng ký sáng chế
Có thể bạn quan tâm!
- Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế - 5
- Trong Các Quy Định Về Bảo Vệ Quyền Đối Với Sáng Chế
- Cân Bằng Lợi Ích Trong Các Quy Định Về Đối Tượng Không Được Bảo Hộ Là Sáng Chế
- Quyền Ngăn Cấm Người Khác Sử Dụng Sáng Chế
- Trong Các Quy Định Về Nghĩa Vụ Của Chủ Sở Hữu Sáng Chế
- Cân bằng lợi ích trong bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế - 11
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
Theo quy định, đơn xin cấp bằng độc quyền sáng chế phải có bản mô tả sáng chế, các nội dung yêu cầu cấp bằng sáng chế (phần yêu cầu bảo hộ) và bản tóm tắt sáng chế. Bản mô tả sáng chế được trình bày giống như báo cáo khoa học hoặc báo cáo kỹ thuật mô tả vấn những đề mà tác giả sáng chế gặp phải, tình hình công nghệ trước đó và những biện pháp áp dụng để giải quyết vấn đề.
Mục 23.6 Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/2/2007 của Bộ Khoa học và công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp quy định: Bản mô tả sáng chế phải bộc lộ hoàn toàn bản chất của giải pháp kỹ thuật được đăng ký. Trong phần mô tả phải có đầy đủ các thông tin đến mức căn cứ vào đó, bất kỳ người nào có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng đều có thể thực hiện được giải pháp đó; phải làm rõ tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp của giải pháp kỹ thuật; mô tả chi tiết các phương án thực hiện sáng chế và ví dụ thực hiện sáng chế v.v...
Mục đích của bản mô tả sáng chế là bổ sung chứng cứ để chứng minh việc hoàn thành công việc sáng chế, có nghĩa là bản mô tả sáng chế sẽ chứng minh tác giả có tạo ra một sáng chế có thể được cấp bằng sáng chế; và việc công bố các thông tin kỹ thuật mới cho công chúng biết để người khác có thể
tạo ra sáng chế và hoàn thiện nó. Đây là một trong hai chức năng cơ bản nhất của hệ thống bảo hộ sáng chế, đó là chức năng thông tin.
Liên quan đến việc bộc lộ sáng chế trong bản mô tả, một quy định cần đặc biệt quan tâm, đó là việc bộc lộ nguồn gốc của các vật liệu sinh học dùng làm cơ sở cho việc tạo ra sáng chế, ví dụ như các nguồn gen. Việc bộc lộ này có thể tạo điều kiện cho các nước xuất xứ của các vật liệu sinh học này đòi chia sẻ lợi ích. Nhiều nước đang phát triển đã rất hy vọng (mặc dù chưa được khẳng định trên thực tế) về lợi ích có được từ việc tuân thủ nghĩa vụ chia sẻ lợi ích của các nước khác thông qua việc bộc lộ thông tin về nguồn gốc xuất xứ của vật liệu sinh học sử dụng trong việc tạo ra sáng chế.
Việc bộc lộ xuất xứ của các vật liệu sinh học cũng có thể tạo điều kiện cho việc theo dõi cấp bằng độc quyền sáng chế để kiểm soát tính hợp pháp của chúng, khi các nước hoặc các bên khác cho rằng đã xảy ra sự lạm dụng, hay còn gọi là "ăn cắp sinh học". Một vấn đề then chốt liên quan đến việc bộc lộ nguồn gốc của vật liệu sinh học là mức độ công bố thông tin bắt buộc phù hợp với các nghĩa vụ do TRIPS quy định, nhất là khi sự không tuân thủ có thể kéo theo việc huỷ bỏ bằng độc quyền sáng chế.
Mục 23.11 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN quy định đơn đăng ký sáng chế liên quan đến nguồn gen hoặc tri thức truyền thống phải có tài liệu thuyết minh về nguồn gốc của nguồn gen và/hoặc của tri thức truyền thống mà tác giả sáng chế hoặc người nộp đơn đã tiếp cận, nếu sáng chế trực tiếp dựa trên nguồn gen và/hoặc tri thức truyền thống đó. Nếu tác giả sáng chế hoặc người nộp đơn không xác định được nguồn gốc của gen và/hoặc của tri thức truyền thống thì phải nêu rõ như vậy và phải chịu trách nhiệm về tính trung thực của điều đó. Với quy định này, thực sự hiệu quả của việc yêu cầu bộc lộ nguồn gốc xuất xứ của vật liệu sinh học là nguồn gen hoặc tri thức truyền thống không cao vì pháp luật cũng chưa đưa ra được trách nhiệm cụ thể mà người nộp đơn phải chịu khi không thực hiện việc bộc lộ này.
2.4.3. Trong quy định về công bố đơn và yêu cầu thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế
Việc bảo đảm tính đầy đủ và chất lượng công bố thông tin theo cách dễ tiếp cận đối với các nhà nghiên cứu và ngành công nghiệp trong nước có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.
Công bố thông tin là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật sáng chế. Đây là một trong những lý lẽ được biết đến sớm nhất thuyết phục rằng việc cấp bằng sáng chế là cần thiết. Theo Edith T. Penrose:
Nếu không có sự bảo hộ ngăn ngừa người khác mô phỏng sáng chế, người tạo ra sáng chế sẽ giữ bí mật về sáng chế của mình. Bí mật đó sẽ xuống mồ cùng với nhà sáng chế và xã hội sẽ mất đi một sáng tạo mới. Do đó, cần phải có cách thức khuyến khích người tạo ra sáng chế công bố bí mật của anh ta để các thế hệ tương lai có thể sử dụng. Điều này có thể thực hiện một cách tốt nhất bằng cách dành cho cho anh ta một bằng độc quyền sáng chế để chống lại hành vi mô phỏng [11].
Trong một số trường hợp, lập luận ủng hộ việc cấp các quyền sáng chế dựa trên việc công bố thông tin được thể hiện dưới hình thức của lý thuyết về "khế ước xã hội": xã hội ký kết khế ước với nhà sáng chế theo đó xã hội cam kết sẽ trao độc quyền sử dụng sáng chế trong một thời hạn nhất định cho nhà sáng chế, và để đáp lại, nhà sáng chế đồng ý công bố thông tin kỹ thuật để xã hội có thể sử dụng sau này.
Bản chất của thương lượng (đánh đổi) về sáng chế đòi hỏi người xin cấp bằng độc quyền sáng chế phải công bố đầy đủ tất cả các về vấn đề liên quan đến việc xin cấp bằng vì điều đó có lợi cho người nộp đơn và đồng thời có lợi cho xã hội. Việc bộc lộ thông tin theo yêu cầu của hệ thống bảo hộ sáng chế có hai mục đích:
Thứ nhất, thông tin trong bản mô tả sáng chế là công cụ quan trọng để nghiên cứu và phát triển công nghệ. Ngay nay, với sự hỗ trợ của hàng loạt cơ sở dữ liệu trực tuyến và riêng lẻ, việc tiếp cận được các thông tin này là công cụ hữu ích đối với các ngành công nghiệp và các cơ sở nghiên cứu khoa học.
Thứ hai, thông tin kỹ thuật trong đơn và bằng độc quyền sáng chế phải được công bố không hạn chế cho công chúng. Người sở hữu sáng chế được hưởng độc quyền tạm thời (thường là trong thời hạn 20 năm) với điều kiện xã hội có thể hưởng lợi từ việc sử dụng thông tin (dưới hình thức khai thác sáng chế nhằm mục đích thương mại) khi thời hạn đó kết thúc.
Việc đạt được hai mục đích nêu trên phụ thuộc nhiều vào mức độ và chất lượng của bản mô tả sáng chế. Nếu người nộp đơn che giấu công chúng các thông tin cần thiết để thực hiện sáng chế thì những mục đích này sẽ không thể đạt được.
Hơn nữa, việc cấp độc quyền chỉ được coi là hợp lý khi nhà sáng chế chứng minh được rằng anh ta thực sự nắm giữ thông tin có tính sáng tạo. Bởi vậy, bản mô tả sáng chế có thể thực hiện hai chức năng là đảm bảo việc công bố đầy đủ thông tin và giới hạn phạm vi bảo hộ đối với những gì mà người nộp đơn thực tế sáng tạo ra.
Liên quan đến việc công bố đơn, Điều 110 Luật Sở hữu trí tuệ quy định "Đơn đăng ký sáng chế được công bố trong tháng thứ mười chín kể từ ngày nộp đơn hoặc từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc vào thời điểm sớm hơn theo yêu cầu của người nộp đơn.". Có thể thấy rằng thời điểm công bố đơn là rất muộn tính từ ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên. Điều này có vẻ không thoả đáng đối với xã hội vì xã hội được tiếp cận thông tin từ đơn sáng chế quá muộn. Quy định này chủ yếu nhằm bảo đảm quyền của chủ sở hữu sáng chế khi cho phép họ được quyền giữ bí mật thông tin trong một thời hạn nhất định để tăng tính cạnh tranh. Nhưng ngược lại, điều này sẽ ảnh hưởng đến xã hội và sẽ vẫn xảy ra tình trạng nghiên cứu trùng
lặp do thông tin được công bố muộn. Tất nhiên, việc này sẽ làm giảm thời hạn hiệu lực thực tế của việc bảo hộ sáng chế vì sáng chế chỉ được bảo hộ thực sự từ ngày cấp bằng độc quyền (trừ quyền tạm thời của chủ sáng bằng độc quyền sáng chế nhưng quyền này cũng chỉ được thực hiện sau khi bằng độc quyền được cấp). Luật Sở hữu trí tuệ cũng đã cân bằng lợi ích của các bên liên quan đến thời hạn công bố này bằng cách quy định thời hạn thẩm định nội dung đơn.
Theo điểm a) khoản 2 Điều 119 Luật Sở hữu trí tuệ, đơn đăng ký sáng chế được thẩm định nội dung trong vòng mười hai tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn. Điều này có nghĩa là nếu muốn được thẩm định nội dung sớm để sớm cấp bằng độc quyền thì người nộp đơn cũng phải yêu cầu công bố sớm (trước thời hạn 18 tháng theo quy định thông thường).
Giống như hầu hết các hệ thống đăng ký sáng chế trên thế giới, đơn đăng ký sáng chế không tự động được thẩm định về mặt nội dung nếu không có yêu cầu của người nộp đơn hoặc người thứ ba. Để được cấp bằng độc quyền sáng chế, một yêu cầu cơ bản là sáng chế phải có tính mới và để bảo đảm tiêu chuẩn này, người nộp đơn phải tiến hành nộp đơn càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, các thủ tục và chi phí liên quan đến đăng ký sáng chế là tương đối phức tạp và tốn kém. Ngoài ra, để yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế, chủ sáng chế còn phải tính toán đến lợi ích mà độc quyền sáng chế đó mang lại, khả năng thương mại hoá sáng chế v.v... và để làm được điều này cần phải tốn nhiều thời gian. Để tạo điều kiện cho người nộp đơn đăng ký sáng chế cân nhắc, tính toán những vấn đề trên, Luật Sở hữu trí tuệ dành cho người nộp đơn thời hạn 42 tháng tính từ ngày nộp đơn hoặc kể từ ngày ưu tiên để nộp đơn yêu cầu thẩm định nội dung đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền sáng chế và đối với đơn yêu cầu cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích thì thời hạn này là 36 tháng. Đây không phải là thời hạn dành cho cơ quan sở hữu trí tuệ xử lý đơn mà là thời hạn dành cho người nộp đơn thực hiện quyền của mình. Nếu
người nộp đơn muốn cấp bằng độc quyền sớm thì phải yêu cầu thẩm định nội dung sớm và thậm chí nếu không muốn cấp bằng độc quyền thì sẽ không nộp yêu cầu này.
2.5. CÂN BẰNG LỢI ÍCH TRONG CÁC QUY ĐỊNH VỀ NỘI DUNG QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI SÁNG CHẾ
2.5.1. Trong các quy định về nội dung quyền của chủ sở hữu sáng chế
Bằng sáng chế trao một độc quyền, tức là quyền ngăn cản người khác sử dụng sáng chế (dưới các hình thức khác nhau) nếu không được chủ sở hữu sáng chế đồng ý. Quyền lực thị trường do sáng chế mang lại, cũng như những lợi ích quan trọng mà chủ sở hữu sáng chế có thể nhận được tạo nên một trong những thành tố chủ chốt của việc cấp bằng sáng chế. Tuy nhiên, các quyền được trao đó không phải là tuyệt đối. Theo quy định của pháp luật về sáng chế của hầu hết các nước cũng như của Việt Nam, những quyền đó có thể không được thực hiện để ngăn cản một số hành vi nhất định của bên thứ ba. Điều này có nghĩa là trong một số trường hợp có thể có những ngoại lệ (hạn chế) đối với các độc quyền.
Việc Nam là một nước đang phát triển, nền khoa học, công nghệ còn kém phát triển. Hầu hết các công nghệ tiên tiến ở Việt Nam đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Điều này đặt ra cho hệ thống pháp luật về sáng chế nhiệm vụ nặng nề là làm sao vừa bảo đảm được mục tiêu khuyến khích hoạt động sáng tạo, thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong đó có việc chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, đồng thời bảo vệ được lợi ích của xã hội nói chung. Để đáp ứng được yêu cầu này, trong giới hạn linh hoạt được phép của các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, các hạn chế và giới hạn quyền đối với sáng chế đã được đặt ra.
Theo quy định tại Điều 123 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ sở hữu sáng chế có các quyền sử dụng, cho phép người khác sử dụng sáng chế, ngăn cấm người khác sử dụng sáng chế và định đoạt quyền đối với sáng chế. Ngoài ra,
Điều 131 còn quy định chủ sở hữu sáng chế có quyền tạm thời đối với sáng chế đã được nộp đơn đăng ký của mình.
2.5.1.1. Quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng sáng chế
Giống như những tài sản hữu hình khác, khi sử dụng sáng chế, chủ sở hữu sáng chế phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật ngoài các quy định chuyên ngành về sở hữu trí tuệ. Mặc dù pháp Luật Sở hữu trí tuệ quy định chủ sở hữu sáng chế có độc quyền sử dụng (sản xuất, lưu thông, nhập khẩu sản phẩm được sản xuất theo sáng chế v.v...) nhưng không có nghĩa là chủ sở hữu sáng chế được tự do thực hiện những quyền này. Ví dụ, một người sáng chế ra một loại thuốc nổ mới và được cấp bằng độc quyền sáng chế. Tuy nhiên, người này có được sản xuất loại thuốc nổ đó hay không lại phụ thuộc vào pháp luật về kinh doanh. Nếu pháp luật về kinh doanh có quy định cấm sản xuất và buôn bán thuốc nổ thì chủ sở hữu sáng chế cũng không được thực hiện quyền của mình.
Ngoài ra, theo như phân tích ở chương 1, hầu hết sáng chế được tạo ra từ nền tảng những công nghệ hiện có mà những công nghệ này có thể là đối tượng đang được bảo hộ là sáng chế. Trong nhiều trường hợp, sáng chế tạo ra sau sẽ trở thành sáng chế phụ thuộc vào sáng chế tạo ra trước và đang được bảo hộ. Khi chủ sở hữu sáng chế sau khai thác quyền của mình thì phải bảo đảm tôn trọng quyền của người đã tạo ra sáng chế trước (thông qua việc xin phép sử dụng).
Theo quy định, việc cho phép người khác sử dụng sáng chế (chuyển quyền sử dụng) phải được lập thành hợp đồng. Để hạn chế các hành vi hạn chế cạnh tranh bất hợp pháp dựa trên độc quyền sáng chế, Điều 144 Luật Sở hữu trí tuệ quy định không được đưa vào vào hợp đồng chuyển quyền sử dụng sáng chế những điều khoản hạn chế bất hợp lý quyền của bên được chuyển quyền, đặc biệt là các điều khoản không xuất phát từ quyền của bên chuyển quyền sau đây: