Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận - 9

bao nhiêu thế hệ, nó như ngọn lửa vô hình thiêu đốt con người ta và cuối cùng “trầm ngâm” lặn “sâu vòm mắt”.

Có vị mắt giương mày nhíu xệch Trán như nổi sóng biển luân hồi Môi cong chua chát tâm hồn héo Gân vặn bàn tay mạch máu sôi.

Ở khổ thơ tiếp theo này, tác giả đặc biệt nhấn mạnh nỗi đau tinh thần triền miên dai dẳng.

“Luân hồi” xét theo nghĩa chung là con người sống hết cuộc sống này sẽ lại đầu thai vào cuộc sống khác, nhưng ở trong câu thơ chữ “luân hồi” được hiểu như sự dằn vặt, sự trở lại, lớp lớp không ngừng của đau khổ. Con người phải chịu đựng hết đau khổ này đến đau khổ khác. Sự đau khổ không chỉ đến với từng cá nhân con người mà đã bủa vây toàn xã hội. Vậy nên “cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn”. Câu thơ “cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn” phải chăng vừa là chuyện của Phật vừa là chuyện của đời. Các vị La Hán ngồi trong “lặng yên” để nghe những kiếp nhân sinh đến tố khổ hay những con người, những cuộc đời luôn phải đón nhận những nỗi đau để rồi họ cứ gặp nhau là than vãn chuyện buồn?

Các vị A La Hán và con người trần thế vừa có điểm giống nhau và khác nhau. Khác nhau là, một bên đã giác ngộ, hiểu được nguyên nhân của nỗi khổ từ đó chủ động, tu tập, khổ luyện để vứt bỏ mọi ham muốn dục vọng của con người trần tục mong đạt được cảnh giới Niết Bàn không còn đau khổ (A La Hán), còn một bên chỉ biết hứng chịu mọi nỗi đau của cuộc đời, mê muội trong vòng luân hồi không lốt thoát. Nhưng cả A La Hán và con người trần tục lại có điểm giống nhau: Các vị A La Hán muốn được đắc chứng phải trải qua khổ luyện. Nỗi đau khổ của A La Hán chính là những đau khổ của mỗi một cuộc đời con người phải trải qua. Đời là bể khổ, con người sống trong bể khổ ấy thì làm sao tránh đ- ược khổ đau. Đây chính là điểm gặp nhau của các vị La Hán và hình ảnh cha ông trong quá khứ đã thoát khỏi bể trầm luân. Vậy các vị La Hán Chùa Tây Phương hay chính là một hình ảnh ẩn dụ về những kiếp người đau khổ không lối thoát của xã hội Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám. Nếu như trước lúc đạt được cảnh giới Niết Bàn các La Hán phải khổ luyện và hy sinh những đòi

hỏi của bản thân để mong có được ánh sáng của vô lượng quang thì hình ảnh cha ông trong quá khứ cũng vậy. Để có được cuộc đời mới, có được sự thay da đổi thịt của xã hội cha ông đã phải hy sinh xương máu, đã chủ động “sờ soạng tìm lối ra”, đã từng “cả cuộc đời nghe đủ chuyện buồn”. Đây chính là sự tinh tế tuyệt diệu của Huy Cận khi ông nắm bắt được quy luật của sự giải thoát. Nói về nỗi khổ đau của kiếp nhân sinh không một hình ảnh nào thể hiện chân thực và hay cho bằng hình ảnh các vị La Hán. Hình ảnh các vị La Hán là nỗi đau tột cùng của con người phải chịu đựng trước khi nhìn thấy ánh sáng của vô lượng quang cũng giống như trước khi nhìn thấy cuộc đời vui Huy Cận đã cảm thông kính cẩn trước sự đau khổ tột cùng của cha ông trong quá khứ. Vậy con đường nào để dẫn đến sự giải thoát nỗi đau khổ của cha ông trong quá khứ, đấy là một bài toán mà thi sĩ, nhà cách mạng Huy Cận đã giải trong ngót 20 năm.

Nếu một người đọc thơ, không cần chuyên nghiệp cũng nhận ngay ra rằng, bài thơ có một kết cấu có hậu. Mở đầu bài thơ là sự nặng lòng “vương vấn” của Huy Cận trước nỗi đau khổ của những kiếp nhân sinh khắc chạm rất rõ trên mặt tượng, kết thúc bài thơ là một tâm trạng an lạc, hân hoan của Huy Cận khi nhìn thấy cuộc đời vui.

Bài thơ có 15 khổ nhưng tới 13 khổ thơ tác giả nói về sự đau khổ của cuộc đời hiện hình trên mặt tượng. Nếu làm một phép tính đơn giản cho một kiếp người thì nỗi khổ sẽ đi gần hết một cuộc đời. Ở trên phương diện nghệ thuật, không khí đau thương, buồn khổ chiếm gần hết trang thơ. Người đọc đã kịp cảm nhận được những đau khổ về thể xác và tinh thần, mà con người thuở trước phải chịu đựng. Nhưng bỗng cuối bài thơ lại xuất hiện ánh sáng của “xã hội lên đường”. Nếu trên phương diện Phật giáo đây được xem như ánh đuốc của Tuệ Giác, là điều vô cùng quan trọng của người tu hành khi giác ngộ. Trên phương diện xã hội, là điều vô cùng quan trọng để thay đổi một chế độ.

Các vị La Hán chùa Tây Phương Hôm nay xã hội đã lên đường.

Hình thức câu thơ rất đơn giản, như một báo cáo nhanh mà đầy đủ thông

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

tin cần thiết.

Càng đi sâu khám phá bài thơ ta càng nhận ra điểm vô cùng gần gũi giữa tôn giáo và cuộc đời, rộng ra là nghệ thuật. Càng nghiên cứu kỹ ta càng thấy

Cảm hứng và chất liệu tôn giáo trong thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận - 9

những mạch ngầm chảy xiết đằng sau câu chữ. Những câu chữ trong tác phẩm không còn lại trong đầu, mà chỉ thể hiện lên trong tâm hồn những hình tượng thơ thật rõ nét và sống động. Hình ảnh các vị La Hán và những con đường đau khổ mà họ đã đi qua được tác giả bài viết thu nhận như một bậc chân tu đắc đạo. Trước khi về với cõi Niết Bài bậc chân tu ấy phải khổ luyện, trải qua nhiều cuộc vượt ngục tinh thần mới đến được ánh sáng của vô lượng quang. Xã hội Việt Nam trong đấy có những cuộc đời buồn được ví như cuộc sống của một bậc chân tu trước khi thành Phật. Nhờ ánh sáng của Tuệ Giác soi đường mà các vị chân tu đã trở nên đắc đạo. Nhờ ánh sáng của cách mạng Việt Nam mà cuộc đời đau khổ của cha ông được hoá giải. Nếu không có cách mạng thì những đau khổ kia sẽ mãi mãi không được giải thoát. Huy Cận viết bài thơ này trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp vừa kết thúc thắng lợi, miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng và phục hưng đất nước. Một khí thế háo hức và một tương lai rạng rỡ mở ra trớc mắt mọi người. Cũng những bức tượng ấy, ngôi chùa Tây Phương ấy, nhưng tâm trạng nhà thơ đã có sự chuyển biến quan trọng: Huy Cận, sau 20 năm trở lại ngôi chùa, thì “hôm nay xã hội đã lên đường” một cuộc sống tươi trẻ bắt đầu, tác giả có cảm giác “mặt tượng dường tươi lại”. Tâm sự của nhà thơ lúc ấy “đồng thanh tương ứng” với nhịp sống hân hoan của cuộc đời. Những bước đi vấp ngã, những bi kịch, bế tắc trên con đường đi tìm sự giải phóng và nỗi đau đời của cha ông trong quá khứ được đền đáp. Vậy nên:

Cha ông yêu mến thời xưa cũ

Trần trụi đau thương bỗng hoá gần Những bước mất đi trong thớ gỗ

Về đây, tươi vạn dặm đường xuân.

Chính nhờ sự chuyển biến trong tâm trạng của nhà thơ khi “xã hội lên đường” nó như sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng và cấu tứ bài thơ. Đứng trên tinh thần Phật Giáo, bài thơ có một cấu tứ rất hay và hoàn hảo: Tứ thơ đi từ khổ đau đến giải thoát và cảm hứng chủ đạo là lạc quan, lạc quan về một tương lai t- ươi sáng. Sự kết hợp giữa cảm xúc nhân sinh và chất liệu tôn giáo đã đưa lại cho bài thơ Các vị La Hán chùa Tây phương một vẻ đẹp riêng độc đáo, vừa giàu chất nhân văn vừa giàu chất triết lý.

Chất liệu và cảm hứng tôn giáo trong thơ Huy Cận vận động qua hai chặng đường, vừa thống nhất và biến đổi. Đó cũng là quá trình vận động của tư tưởng

nghệ thuật của nhà thơ trong quá trình vận động của đời sống. Nhưng điều nhất quán ở Huy Cận là lúc nào ông cũng thể hiện niềm khát khao vươn tới cuộc sống thanh cao, lúc nào ông cũng tin rằng sự sống là bất diệt.

KẾT LUẬN

Tôn giáo và thơ ca có mối quan hệ khá chặt chẽ trong tiến trình lịch sử của nhân loại. Thế giới tinh thần của con người rất phong phú phức tạp và kỳ diệu, có phần sáng tỏ, có phần linh thiêng huyền bí. Con người ở thời đại nào cũng có đời sống tâm linh. Đó là thế giới thiêng liêng, cao cả mà con người h- ướng tới, là niềm tin thiêng liêng mà con người tìm đến để làm điểm tựa tinh thần vươn tới cái cao cả. Thơ ca là tiếng nói tinh thần của con người, là khát vọng của con người vươn tới cái đẹp, cái cao cả nên có sự tác động qua lại giữa thơ và tôn giáo là điều dễ hiểu. Qua thơ Hàn Mặc Tử và Huy Cận, chúng tôi đã phần nào minh chứng cho điều đó.

Huy Cận đến với tôn giáo với tâm thế và cách nhìn của một thi sĩ, một công dân không theo một tôn giáo cụ thể nào. Ông hiểu biết về tôn giáo nh một văn hóa tâm linh nên trân trọng và ông đã sử dụng tri thức và chất liệu tôn giáo như một phương tiện để cắt nghĩa về cuộc đời.

Trước Cách mạng Tháng Tám, với sự bế tắc quẩn quanh của những cá nhân trong cuộc đời cũ Huy Cận coi đó là tình trạng cô đơn của những kẻ bị mất thiên đường, bơ vơ giữa chốn trần gian. Sau Cách mạng Tháng Tám Huy Cận đã lý giải và cắt nghĩa được nỗi khổ đau bế tắc của con người trong cuộc đời cũ. Ông nhận thấy rằng, hướng giải thoát cho nỗi đau khổ của kiếp người phải từ sự đổi thay của xã hội. Con người phải tự cứu mình và đồng loại ra khỏi khổ đau chứ không thể trông chờ vào đấng cứu thế nào.

Khác với Huy Cận, Hàn Mặc Tử là một con chiên ngoan đạo, đến với tôn giáo và thơ ca như một phương tiện cứu rỗi linh hồn. Cảm hứng tôn giáo trở thành một trong những nguồn cảm hứng chủ đạo trong thơ Hàn Mặc Tử, tạo nên thế giới nghệ thuật đặc sắc của ông. Trong các nhà thơ Việt Nam hiện đại, không ai thể hiện niềm tin tôn giáo mãnh liệt như Hàn Mặc Tử. Ông ca ngợi Chúa, ca ngợi Đức Mẹ rất chân thành, đầy xúc cảm. Điều đó nói lên niềm tin tôn giáo đã chuyển hóa thành tình cảm tôn giáo trong thơ ông. Bên cạnh Thiên Chúa giáo, Hàn Mặc Tử cũng chịu ảnh hưởng của Phật giáo ở mức độ nhạt hơn và chủ yếu nhà thơ sử dụng chất liệu của Phật giáo để thể hiện khát vọng vươn tới cái tột cùng, vơn tới cái hào quang sáng láng. Là người theo Đạo Thiên Chúa nhưng

Hàn Mặc Tử không hề kì thị tôn giáo khác. Khi làm thơ, ông biết sử dụng cảm hứng và chất liêu tôn giáo để làm giàu cho thế giới nghệ thuật của mình. Vì Hàn Mặc Tử coi thơ là cứu cánh, thơ cũng là tôn giáo của ông và nhờ có thơ mà ông đã xoa dịu lòng đau trong cuộc đời đầy những khổ đau và bất hạnh. Hiểu thấu điều đó chúng ta mới có thể cảm thông chia sẻ với một thi sĩ tài hoa mà bạc mệnh.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản CTQG, Hà Nội, 1997.

2. Vũ Tuấn Anh (1998), Nửa thế kỷ thơ Việt Nam 1945 – 1995, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Lại Nguyên Ân (1991), “Khí chất người miền Trung và nhà thơ Hàn Mặc Tử”, Tạp chí văn học(số1), tr. 25 – 31.

4. Ban tôn giáo Chính phủ, Phòng thông tin tư liệu(1993), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Hà Nội 1993, tr.68

5. Nguyễn Đình Chú (194), “Trở lại với Đây thôn Vĩ Dạ”, Văn học và tuổi trẻ,

Hà Nội (tập 2).

6. Võ Đình Cường (1992), “Huyền thoại về người tình đầu tiên của Hàn Mặc Tử và bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ”, Tập Văn thành đạo.

7. C.Mác và Ph.Ăng ghen, Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị Quốc gia, H, 1995.

8. C.Mác và Ph.Ăngghen Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị Quốc gia, H. 1994.

9. C.Mác và Ph.ăngghen Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị Quốc gia, H.1995.

10. Phan Huy Dũng, Lê Huy Bắc (2008), Thơ mới trong trường phổ thông, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

11. Phan Cự Đệ (1993), Hàn Mặc Tử phê bình và tưởng niệm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

12. Trần Thanh Đinh (1995), “Trăng, Hồn, Chiêm bao với Hàn Mặc Tử”, Kiến thức ngày nay (số 97).

13. Hà Minh Đức (1993), Nhìn lại cuộc cách mạng trong thi ca - Huy Cận, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội.

14. Vũ Hải (1996), Hành trình thơ và sự trở lại chính mình của Hàn Mặc Tử,

Nhà xuất bản Đà Nẵng.

15. Mai Văn Hoan (1999), Cảm nhận thơ Hàn Mặc Tử, Nxb Thuận Hoá, Huế.

16. Nguyễn Thuỵ Kha (1994), Hàn Mặc Tử, thi sĩ đồng trinh, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội.

17. Trương Khiết (1993), “Tôn giáo hiện đại và chức năng xã hội của nó”, Tân hoa Văn trích, số 6, /Bản dịch của Tạp chí Cộng sản.

18. Yến Lan (1991), “Đạo và Đời trong thơ Hàn Mặc Tử”, Sách Hàn Mặc tử hương thơm và mật đắng, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.

19. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 17, Nhà xuất bản Tiến bộ M1979.

20. V.I.Lênin, Toàn tập, tập 29, Nhà xuất bản Tiến bộ, M, 1979.

21. Trần Thanh Mại (1970), Hàn Mặc tử - Thân thế và thi văn, Tân việt tái bản, Sài Gòn.

22. Vương Trí Nhàn (1985), Bước đầu đến với văn học, Nhà xuất bản Tác phẩm mới, Hà Nội.

23. Vương Trí Nhàn (1995), Hàn Mặc tử, hôm qua và hôm nay, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội.

24. Nhiều tác giả (1991), Giáo trình Lý luận Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội

25. Nhiều tác giả(1998), Tinh hoa thơ mới, thẩm bình và suy ngẫm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

26. Nhiều tác giả (1998), Thơ mới 1932-1945, tác giả và tác phẩm, Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Nội.

27. Nhiều tác giả (2008), Sự biến đổi của tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội.

28. Vũ Ngọc Phan (1989), Nhà văn hiện đại, Nhà xuất bản khoa học xã hội, Hà Nội

29. Trần Đăng Sinh, (2002), Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thô cúng tổ tiên của người Việt ở Đồng Bằng Bắc bộ hiện nay, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, H, 2002, tr 16,17.

30. Hoài Thanh – Hoài Chân (1988), Thi nhân Việt Nam 1932 - 1942, Nhà xuất bản Văn học.

31.Trần khánh Thành (1999 - sưu tầm tuyển chọn), Huy Cận đời và thơ, Nhà xuất bản văn học, 1999.

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 07/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí