Đào Duy Từ Và Sự Hình Thành Trung Tâm Văn Học Thuận – Quảng

Dung vãn); “thài” (hát) trong câu “Tay xoang khoan nhặt, miệng thài nghêu ngao” (Tư Dung vãn); “mựa” (chẳng phải, chẳng cứ) trong câu “Mựa nơi trải gió tắm mưa” (Tư Dung vãn); “quến” (quyện, cuộn lại, tụ lại) trong câu “Ý xuân giục khách, bạn thơ quến người” (Song Tinh Bất Dạ)... là những lớp từ cổ hiện nay không còn dùng nữa. Hoặc những chữ như “thóc thóc” (“Ca thôi thóc thóc cả cười - Ngọa Long cương vãn); “đỉnh đang” (“Kinh ngâm thảnh thót chuông chiền đỉnh đang” - Tư Dung vãn); “lăng tằng” (“Trân cầm chiu chít, kìn hoa lăng tằng” - Ngọa Long cương vãn); “chùn” (“Réo rắt ca chùn thuở bóng tà” - Ngọa Long cương vãn)... ngày nay không còn tường nghĩa. Lại có những chữ đã biến đổi cách dùng, như “ban” (lúc) trong câu “Những khi bóng ác ban tà” (Tư Dung vãn) hiện nay được dùng để chỉ thời gian như ban mai, ban chiều, ban trưa, ban tối; “xuê” (nhiều) trong câu “Ghé nơi cảnh lạ thú càng vui xuê” (Tư Dung vãn) ngày nay được dùng trong tính từ kép “xum xuê”; “cợt” (ngạo, chế) trong câu “Nàng rằng: Mi chớ cợt tao” (Song Tinh Bất Dạ) ngày nay dùng trong chữ kép “giễu cợt, đùa cợt”...1. Từ đó có thể thấy, ý kiến cho rằng nhờ đó mà “nhà ngôn ngữ học có thể thấy được phần nào

ngôn ngữ Việt Nam ở các thế kỷ XVII và XVIII cũng như nhìn được sự biến thái của ngôn từ Việt Nam” [118, tr. 113], đồng thời biên soạn một cuốn “từ điển tiếng Việt Đàng Trong mà văn liệu có thể khai thác từ các tác phẩm Nôm như: Ngọa Long cương khúc, Tư Dung vãn của Đào Duy Từ (1572 -1634), Sãi Vãi của Nguyễn Cư Trinh (1716 - 1767), Hà Tiên quốc âm thập cảnh ngâm khúc của Mạc Thiên Tích (1718 - 1780)...” [30] không hẳn là không khả thi.

Có thể nói, chính những điều đó đã khiến cho ngôn ngữ văn học thời này nói chung, tuy chưa có đỉnh cao chói lọi, những thành tựu đột xuất, nhưng các tác gia cũng đã tiếp thu một cách sáng tạo ngôn ngữ trong thơ ca dân gian, kết hợp với việc đồng hóa tương đối nhuần nhị nguồn điển cố, từ ngữ Hán học. Ngôn ngữ văn học dần dần đi đến uyển chuyển, tinh tế và ngày càng thể hiện khả năng to lớn khi miêu tả hiện thực của đất nước và biểu đạt tình cảm, tư tưởng của con người.



1 Xem thêm: Nguyễn Văn Sâm (1974), Văn học Nam Hà (văn học xứ Đàng Trong), NXB Lửa thiêng, Sài Gòn, tr. 113 - 118.

Tiểu kết:

Sau khi đặt văn học Đàng Trong vào trong mối tương quan với văn học Đàng Ngoài, chúng tôi nhận thấy về cơ bản, đây vẫn là một bộ phận của văn học dân tộc, mang đầy đủ những dấu hiệu loại biệt của thời đại văn học “thứ nhất”1, dù nhìn từ phương diện tác giả, nội dung phản ánh hay thể loại, ngôn ngữ.

Tuy cả hai Đàng đều có một cơ cấu lực lượng sáng tác khá đa dạng nhưng nhìn chung, nhà nho, đặc biệt là nhà nho hành đạo, vẫn luôn là gương mặt văn nhân

- trí thức tiêu biểu, đóng vai trò chủ đạo chi phối diện mạo văn học. Chính việc có cùng xuất thân Nho học như vậy sẽ quy định những đặc tính chung cho văn học hai Đàng ở một số phương diện. Tuy nhiên, trong khi đến cuối thế kỷ XVIII, ở Đàng Ngoài đã có sự hiện diện của cả ba loại hình tác giả nhà nho là nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật và nhà nho tài tử thì Đàng Trong, với một nền học vấn “trẻ” chưa đủ thịnh đạt, đã không thể xuất hiện loại hình nhà nho tài tử - đội ngũ sẽ “phá vỡ” những khuôn khổ truyền thống, hướng văn chương vào hạnh phúc cá nhân và những tiếng nói tình cảm riêng tư mãnh liệt - điều làm nên sức mạnh của văn học Đàng Ngoài nói riêng và văn học dân tộc thế kỷ XVIII - XIX nói chung.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 166 trang tài liệu này.

Vì có một cơ cấu tác giả khá tương đồng, nên văn chương hai Đàng luôn có tiếng nói chung ở một số chủ đề - đề tài tiêu biểu (như ngợi ca thiên nhiên, phản ánh một số phương diện hiện thực của đất nước), nhưng trong những hoàn cảnh sáng tác khác nhau nên mức độ ưu tiên, cách thể hiện đối với các hệ đề tài, các hình tượng trung tâm cũng khác nhau. Chẳng hạn, tuy cùng là đề vịnh thiên nhiên nhưng thiên nhiên Đàng Trong tràn trề sức sống - sức trẻ của vùng đất mới, phơi phới niềm tự hào của người cầm bút “lạc quan phụng sự”, “tin tưởng phụng sự”, còn thiên nhiên Đàng Ngoài đẹp vẻ yên ả, bình dị của vùng nông thôn Bắc bộ truyền thống, nếu có ngợi ca cảnh thái bình, an lạc thì phần nhiều cũng mang sắc thái tô hồng hiện thực.

Trên phương diện thể loại, có thể nhận thấy sự tương đồng của văn chương hai Đàng trong việc phát triển một số thể loại truyền thống của văn học dân tộc như

Cái tôi trữ tình trong thơ nữ trẻ sau 1986 qua các tác giả - Vi Thùy Linh, Ly Hoàng Ly, Bùi Sim Sim - 14


1 Thời đại thứ nhất trong lịch sử văn học viết Việt Nam (bắt đầu từ những thập niên cuối cùng của thế kỷ X và trên đại cục, kết thúc vào thập niên cuối cùng của thế kỷ XIX) được sáng tác bằng loại hình ngôn ngữ mang tính khu vực và dân tộc truyền thống là Hán - Nôm; thời đại thứ hai được dấy lên bắt đầu từ cuộc tiếp xúc, va chạm Đông - Tây, dẫn đến sự phổ biến rồi được coi là thứ văn tự chính thức ở tầm quốc gia và đương nhiên, trở thành ngôn ngữ văn học mới, đó là chữ Quốc ngữ. [Xem thêm các bài viết của Giáo sư Trần Ngọc Vương: “Nhìn văn học 50 năm từ nghìn năm văn học”, Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội, 1999, tr. 169 - 178; “Về những khái niệm khung và hệ tiêu chí để hình dung lịch sử văn học”, Tạp chí Văn học, số 8 - 2002; “Giao thoa Đông Tây và sự chuyển đổi hệ hình văn học”, Thực thể Việt nhìn từ các tọa độ chữ, NXB Tri thức, Hà Nội, 2010, tr. 393 - 404].

thơ Đường luật, phú, văn tế, ký, tiểu thuyết chương hồi, truyện Nôm, dù rằng trong bản thân mỗi thể loại ấy, ở hai Đàng lại đi theo những “ngã rẽ” khác nhau. Thơ Đường luật tuy là thể loại lớn của văn học trung đại Việt Nam nhưng so với Đàng Ngoài, thơ Đường luật Đàng Trong tỏ ra có phần “khiêm tốn” hơn, xét về cả số lượng và vai trò của nó trong bức tranh thể loại vùng. Tình trạng đó cũng không phải là ngoại lệ đối với phú, văn tế. Do bối cảnh văn hóa và sở trường sáng tác mà văn học Đàng Trong hoàn toàn thiếu vắng thể loại truyền kỳ, ngâm khúc, hát nói nhưng lại “đỡ đầu” cho những thể loại đặc thù phương Nam như vãn, vè, tuồng, là những thể loại gần với dân gian, được sáng tác ra không phải để đọc thầm như ở Đàng Ngoài mà là để nói trình diễn.

Trên phương diện ngôn ngữ, ở cả hai Đàng, đều có thể nhận thấy những sáng tạo mới mẻ và táo bạo trong nỗ lực Việt hóa và “đời sống hóa” ngôn ngữ văn học, gia tăng sự tiếp thu ảnh hưởng từ ngôn ngữ văn học dân gian và khẩu ngữ hằng ngày, làm cho ngôn ngữ văn học ngày càng phong phú, trong sáng, giàu sắc thái biểu hiện, giàu tính hình tượng hơn. Tuy nhiên, hiện tượng này diễn ra mạnh mẽ hơn, và được đẩy thành yếu tố đặc trưng trong văn chương Đàng Trong.

Chương 4

Vai trò của văn học Đàng Trong đối với văn học dân tộc


Nếu như việc đặt văn học Đàng Trong vào cái nhìn quy chiếu với văn học Đàng Ngoài giúp cung cấp những dữ liệu căn bản để hình dung về đặc điểm của văn học vùng thì việc đặt văn học Đàng Trong vào tọa độ thời gian là một thao tác cần thiết để đưa ra nhận định về vị trí, vai trò của nó trong tổng thể nền văn học dân tộc. Dĩ nhiên, trong quá trình xác lập diện mạo cũng như đặt định vị trí của văn học vùng trong nền văn học dân tộc, không thể thoát ly vai trò, ảnh hưởng của những cá nhân tiêu biểu. Họ chính là những nhân tố tích cực làm nên sắc diện của văn học vùng. Do vậy, cùng với nhiệm vụ tìm hiểu vai trò của văn học Đàng Trong, cũng cần thiết phải xác định vai trò của những cá nhân tiêu biểu. Vấn đề nữa đặt ra là, ngoài ý nghĩa xác lập vùng văn học mới, văn học Đàng Trong có đóng vai trò bảo lưu, phát triển những giá trị văn chương truyền thống? Trên dòng chảy thời gian, văn học Đàng Trong để lại những dấu ấn gì có ý nghĩa cho sự phát triển của văn học dân tộc? Nội dung của chương 4 nhằm tìm lời giải cho những câu hỏi đó.

4.1. Hoàn chỉnh bản đồ văn học Việt

Trước hết, cần phải khẳng định rằng, sự phác thảo trọn vẹn diện mạo vùng văn học Đàng Trong đã khép lại tiến trình mở rộng bản đồ văn học Việt về phía Nam.

Như chúng tôi từng đề cập, có một thực tế lịch sử cần ghi nhận, rằng không phải đến khi Nguyễn Hoàng đưa quân vào Thuận - Quảng năm 1558, người Việt mới tiến về phương Nam. Thời Tiền Lê, Lê Đại Hành từng sai Ngô Tử An cho người đi xây dựng con đường bộ đầu tiên thông sang đất Chiêm Thành (bao gồm địa phận từ Quảng Bình đến Bình Định, Phú Yên ngày nay, tức một phần lãnh thổ Đàng Trong hồi thế kỷ XVII), chính thức khai thệ cho ý định Nam tiến của ông cha ta. Thời Lý, sau nhiều cuộc giao tranh, Đại Việt đã thu về ba châu Bố Chính, Địa Lý, Ma Linh (sau đổi thành Bố Chính, Lâm Bình, Minh Linh - thuộc địa phận tỉnh Quảng Bình và phía Bắc Quảng Trị ngày nay). Nhà Trần đi tiếp con đường về phương Nam một cách hòa bình, trên cơ sở cuộc hôn nhân chính trị Trần Huyền Trân - Chế Mân, đã thu về hai châu Ô, Lý (sau đổi thành Thuận Châu, Hóa Châu - thuộc về phía nam Quảng Trị, kéo dài đến bắc Quảng Nam ngày nay). Thời nhà Hồ,

Hồ Quý Ly đem quân đi đánh lấy Chiêm Động và Cổ Lũy Động, đặt bốn châu Thăng, Hoa, Tư, Nghĩa, thâu tóm nốt địa phận phía nam Quảng Nam và một phần phía bắc Quảng Ngãi ngày nay... Cho đến tận khi cuộc kinh binh quy mô lớn của Lê Thánh Tông giành thắng lợi, xác định địa phận đèo Cù Mông - Phú Yên là ranh giới Chiêm - Việt, thì trước đó, hai xứ Thuận - Quảng chưa bao giờ thuộc về người Việt một cách tương đối chắc chắn. Ngay cả sau khi Lê Thánh Tông đã đặt thêm thừa tuyên Quảng Nam (chính thức khẳng định quyền cai trị vùng đất), thì Thuận - Quảng, trong ấn tượng của triều đình, vẫn chỉ là một vùng biên viễn, nơi lưu đày tội đồ, vì thế mà sự lưu tâm đối với hoạt động giáo hóa cũng trở nên kém thiết tha. Học vấn - vấn đề cốt lõi sở dĩ tạo nên sức mạnh cho một nền văn học - kém thịnh, dẫn đến văn học Đàng Trong đã trải qua nhiều thế kỷ một cách không mấy khởi sắc.

Sách Ô châu cận lục, quyển 6, phần chép truyện các nhân vật nổi tiếng, lưu tên nhiều người “sành văn chương”, “tài văn học” (như Bùi Dục Tài, Phạm Tri Chỉ, Văn Chưởng, Lê Tiềm, Trần Vi, Hoàng Công Đán, Trần Văn Hòa, Nhữ Lệ, Phạm Triệt, Phạm Phi Diệu, Trần Hoằng Củ…). Tuy nhiên, ngoài những bình luận như: “Họ Lê ở Bình Hồ giỏi về văn chương sách vở, họ Phạm ở Đại Phúc học rộng nhớ dai, các vị đều nhiều lần thi trúng tam trường cả” [1, tr. 134]; “Bùi Dục Tài về văn chương, chính sự quả là bậc anh tài trong thiên hạ, chứ đâu phải anh tài của riêng Ô Châu. Thế nên ông mới được giới khoa trường kính trọng” [1, tr. 135]; “Phạm Triệt dốc lòng giữ gìn trung nghĩa, bày tỏ trong câu thơ ngâm vịnh” [1, tr. 138]; “Trí Giám là người nhiều lần thi trúng tam trường, văn chương không phải là không tinh luyện” [1, tr. 138]; “Văn Ngạch cũng một lần thi đỗ tam trường, văn chương không phải là không tài giỏi” [1, tr. 138]…, các tác phẩm của họ hầu như không được lưu lại, dù chỉ ở dạng nhan đề. Họa hoằn mới có vài ba tác giả được ghi chép về thi phẩm, nhưng cũng chỉ có đôi câu và không rõ thời điểm sáng tác, như bài thơ của Tri huyện họ Lê, Trần Hoằng Củ, bài Tán của Phạm Triệt...

Chắc hẳn, sự trống trải của đội ngũ sáng tác là một trong những nguyên nhân cơ bản cho bầu không khí ảm đạm của văn học thành văn lúc ấy. Trong khi Đàng Ngoài, vào thời điểm trước thế kỷ XVII, đã có đủ tự tin với bề dày truyền thống và đội ngũ tác giả hùng hậu… thì Đàng Trong vẫn loay hoay với những phác thảo mờ nhạt. Nhân tài chỉ “như lá mùa thu”: “Đất Thuận Hóa, ở thời Nhuận Hồ có cha con Đặng Tất vì tài tướng văn tướng võ mà nổi danh. Ở quốc triều vào khoảng Thuận

Thiên Hồng Đức thì có Nguyễn Tử Hoan làm quân sư, Bùi Dục Tài đỗ Tiến sĩ; thời Ngụy Mạc thì có Dương Văn An đỗ cao, làm sách Ô Châu cận lục” [38, tr. 304]. Không những thế, phần lớn số nhân tài ít ỏi này lại ghi dấu sự nghiệp văn chương của họ trong mối liên kết lỏng lẻo với mảnh đất bản xứ: sau khi đã đạt thành trong hoạn lộ thì đều định cư ở Đàng Ngoài. Cái gọi là văn học ở miền đất phía Nam sông Gianh, thực chất chưa định hình. Phải đợi đến khi Đào Duy Từ xuất hiện, những dấu hiệu biệt sắc về một vùng văn học Đàng Trong mới từng bước được xác lập.

4.1.1. Đào Duy Từ và sự hình thành trung tâm văn học Thuận – Quảng

Trong bối cảnh khuyết thiếu, im lìm của văn học Đàng Trong khi ấy, Đào Duy Từ xuất hiện, tuy không có một văn nghiệp đồ sộ nhưng chỉ cần với hai bài Ngọa Long cương vãn Tư Dung vãn, cũng đủ để tạo ra một bước “hoạch định” quan trọng cho văn học vùng. Những sáng tác của Đào Duy Từ, với tư cách là những thành tựu tiên phong “khai sơn phá thạch” cho văn chương mang tính hình tượng của Đàng Trong, đã hội tụ khá nhiều đặc điểm mang dấu vết của sự luân chuyển và dần dần hội nhập văn hóa - văn học từ Đàng Ngoài vào Đàng Trong. Nếu như sự uyên áo và tính chất bác học với những câu thơ bóng bẩy, ý tứ, dày đặc điển tích - điển cố và những hình tượng văn học có tính ước lệ cho thấy sự hiện diện của một Đào Duy Từ vừa rời chân khỏi miền đất cũ Đàng Ngoài vốn đã trải qua nhiều thế kỷ chịu ảnh hưởng sâu sắc của thi phú Trung Hoa, thì việc dùng văn chương để khẳng định tài năng, phẩm cách của chủ thể sáng tác (mà hình ảnh người anh hùng thời loạn trong Ngọa Long cương vãn là một điển hình đầu tiên), thay vì chuyên chở những chuẩn mực xã hội, giáo lý và đạo đức theo tiêu chuẩn Nho gia chính thống, cùng với xu thế “bình dân hóa”, “dân gian hóa” trong ngôn ngữ, thể loại… lại là những dấu hiệu manh nha cho một vài cá tính của văn học Đàng Trong. Những câu thơ bóng bẩy mang đậm thi phú bác học miền Bắc kiểu như:

“Chợ hoa quán nguyệt ngày xuân Mặc dầu khách Sở, người Tần nghỉ ngơi

Kìa đâu khói biếc ngời ngời Mỗi am một đảnh kẻ nơi Bồng Hồ

Bút Vương Duy khéo vẽ đồ,

Mây xuân dường gấm, nước thu tợ ngần.

Người thanh tân cảnh thanh tân,

Ngàn lau quyến nhạn, bãi tần sa le”

(Tư Dung vãn) [131, tr. 46] đã theo Đào Duy Từ tiến về Nam trong giai đoạn đầu phát triển của vùng văn học này; tuy nhiên, chỉ sau đó không lâu, hầu như không bắt gặp trở lại những lời hoa lệ kiểu này ở văn chương Đàng Trong, cho tới tận khi Chiêu Anh các xuất hiện - đánh dấu sự trở lại và phát triển của thơ văn bác học. Ngay như bài thơ “Vô đề” tương truyền của Đào Duy Từ, ghi trong Nam triều công nghiệp diễn chí cũng thấy xuất hiện cấu trúc phá cách 6 chữ trong câu thơ đầu tiên: “Tàu là lác, cột là tre”, khiến nhiều người liên tưởng đến những câu thơ lục ngôn trong sáng tác của Nguyễn Trãi, thế kỷ XV, dù rằng sau đó, cấu trúc này cũng không còn lưu lại ảnh hưởng trong tác phẩm của các tác giả thế hệ kế tiếp. Thực tế đó khiến cảm quan cho rằng, trong nhịp bước tiên phong qua khỏi lằn ranh ngăn cách với nền văn học vốn có truyền thống sâu sắc ở Đàng Ngoài, vùng văn học mới Đàng Trong hiển nhiên không thể rũ bỏ tức thì và thoát ly một cách nhanh chóng các thao tác sáng tác cũ, không hẳn là một sự suy luận, ngộ nhận.

Đào Duy Từ không chỉ là chiếc cầu nối trực tiếp trung chuyển những giá trị và kinh nghiệm của văn chương Đàng Ngoài mà còn dự báo và thậm chí là trực tiếp “thể nghiệm” một vài cá tính rồi đây sẽ ngày càng sắc nét hơn cho văn học vùng. Hầu hết những đặc điểm nổi bật của văn học Đàng Trong (chúng tôi đặc biệt nhấn mạnh đến những đặc điểm khác biệt và ưu thế nổi trội so với vùng văn học Đàng Ngoài), đều hiện diện ở hai khúc vãn ca này. Điển hình như chủ đề tôn vinh nhân vật lãnh đạo và ngợi ca phong cảnh thiên nhiên, tương ứng với đó là sự xuất hiện của hình tượng kẻ sĩ quý tộc và thiên nhiên mỹ lệ, rồi đây sẽ còn trở đi trở lại trong các sáng tác giai đoạn sau. Điển hình như sự thành công của thể lục bát – một thể tài đậm chất dân gian, “thuộc” về dân gian, rồi đây sẽ trở thành lối thơ quảng dụng ở Đàng Trong. Điển hình như sự gần gũi (về mặt hình thức diễn đạt) với hình thức trình diễn sân khấu, cụ thể là kịch bản tuồng, rồi đây sẽ trở thành nét biệt sắc của văn học Đàng Trong... Tất cả những dấu ấn đó đều đã được Đào Duy Từ “mở đường” tự thế kỷ XVII.

Cần phải nhấn mạnh lại rằng, Đào Duy Từ không phải là người đầu tiên sáng tác thơ văn ở Đàng Trong. Nhưng những mảnh vụn sáng tác trước đó, ít nhất như sự phản ánh của tình hình tư liệu hiện tại, chưa đủ để làm nên một diện mạo văn

chương. Chỉ từ sau khi Đào Duy Từ xuất hiện, diện mạo văn học Đàng Trong, cụ thể là văn chương hình tượng, mới từng bước được định hình và ngày càng trở nên sắc nét với sự hiện diện của không chỉ những gương mặt trí thức chuyển dịch từ Đàng Ngoài vào, mà còn cả những trí thức sinh trưởng tại Đàng Trong (trong đó, có người còn thừa hưởng ít nhiều học phong phương Bắc từ truyền thống gia đình, có người đã hoàn toàn là “sản phẩm tại chỗ”); không chỉ người Việt mà còn cả người Minh hương (bao gồm cả người Hoa “di cư”, người “lai” cha gốc Hoa mẹ gốc Việt, và thậm chí cả người Hoa tại “chính quốc”); không chỉ nhà nho mà còn có cả tăng nhân, giáo sĩ, quý tộc. Vì vậy, vai trò “hoạch định” quan trọng của Đào Duy Từ chính là đã “kích hoạt” để những “tố chất” cần thiết cho sự phát triển của văn học (vốn đã tích tụ từ trước trên đất Thuận - Quảng) hoạt động, “khởi động” cho sự phát triển của văn học vùng. Và Đào Duy Từ đã làm tất cả những điều đó bằng vốn văn hóa mang từ miền Ngoài vào, trên cơ sở thích ứng linh hoạt với điều kiện lịch sử, môi trường xã hội và văn hóa của một vùng đất mới.

Quan sát tiến trình văn học Đàng Trong, có thể nhận thấy xu hướng dịch chuyển dần về phương Nam với sự hình thành những trung tâm văn học/ tiểu vùng văn học mới, song hành với diễn trình “mở đất” và tập trung quyền lực của các chúa Nguyễn. Trung tâm văn học đầu tiên xuất hiện và làm nên “ngã rẽ” cho văn học Đàng Trong là Thuận - Quảng (tức Thuận Hóa - Quảng Nam), với sự khởi đầu của Đào Duy Từ, đầu thế kỷ XVII. Trong suốt khoảng thời gian từ đó cho đến khi tập đoàn chúa Nguyễn chạy khỏi Thuận Hóa (năm 1774), Thuận - Quảng vẫn luôn là cái “nôi” văn học vùng với những tên tuổi như Nguyễn Hữu Dật, Nguyễn Hữu Hào, Nguyễn Khoa Chiêm, Nguyễn Phước Châu, Nguyễn Phước Tứ, Nguyễn Quang Tiền, Nguyễn Đăng Thịnh, Nguyễn Cư Trinh, Nguyễn Dưỡng Hạo - Phạm Lam Anh, Ngô Thế Lân... Đây cũng là nơi mà các hoạt động sáng tác diễn ra một cách đều đặn, liên tục trong khoảng thời gian dài nhất, gần hai thế kỷ (gần như song hành với thời gian tồn tại tên gọi Đàng Trong), so với các trung tâm văn học khác thuộc vùng văn học Đàng Trong. Chưa cần bàn đến dấu ấn cá nhân của các tác giả Thuận

- Quảng trong nền văn học, chỉ cần lướt qua cái phong khí văn học trong chính quyền Thuận Hóa cuối thế kỷ XVII - đầu thế kỷ XVIII, tức là chỉ cần quan sát “trực quan”, cũng đã có thể cảm nhận phần nào về sinh khí sôi động của văn học Thuận - Quảng khi đó. Hiển Tông Phước Châu là một vị chúa rất sính văn chương. Chúng ta

Xem tất cả 166 trang.

Ngày đăng: 18/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí