Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều - 11

Nó như là một sinh thể thao thức, trăn trở, đang ngày một tàn lụi trong thời đại kỹ trị. Dùng lửa làm biểu tượng, Nguyễn Quang Thiều đã phát đi một bức thông điệp kêu cứu cho những giá trị văn hóa truyền thống ngày càng bị mai một, là sự hồi cố và tìm kiếm những bóng dáng của quá khứ… Đặc biệt, lửa còn là biểu trưng cho một trái tim nóng bỏng, đầy tâm huyết, đang thao thức, trăn trở với những vấn đề của cuộc sống hôm nay.

Biểu tượng bóng tối và ánh sáng trong thơ Nguyễn Quang Thiều được biểu hiện qua nhiều dạng thức khác nhau. Bóng tối là nơi chứa đựng nhiều bí ẩn, là khoảng thời gian mà những giấc mơ hiện tại của con người có cơ hội được tỏa sáng. Những vì sao, ánh trăng luôn là những đức tin soi sáng, dẫn đường cho con người đi tới bình minh và sự tự do trong cuộc sống.

Tiểu kết:Trong thơ Nguyễn Quang Thiều luôn hiện lên cuộc sống những nỗi niềm hạnh phúc và khổ đau như con sóng xô bờ dội vang trong người đọc. Những cung bậc cảm xúc của cái tôi trữ tình khi dịu dàng, sâu lắng hay cuộn sóng dữ dội…bao giờ cũng là chất lửa nồng nàn của một trái tim“mất ngủ” dành cho cuộc đời. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã mang tới cho làng thơ hiện đại những câu thơ độc đáo, những hình ảnh siêu thực, lạ hóa qua cách so sánh liên tưởng bất ngờ, đặt những sự vật rời xa nhau trong lối kết dính mờ nhạt hay sử dụng biện pháp ẩn biểu đạt giấu ý tứ qua dòng liên tưởng bất tận của tiềm thức, vô thức. Cảm nhận thơ Nguyễn Quang Thiều không thể tìm hiểu theo lối xé lẻ, riêng biệt mà phải nhìn nhận tổng thể bài thơ trong một kết cấu chặt chẽ, hình ảnh thơ cho ta cảm giác rời rạc, không liền mạch nhưng lại có một sự gắn kết chặt. Nhà thơ không miêu tả trực tiếp những điều muốn nói mà chỉ dựng nên những bức tranh về hiện thực, để từ đó mỗi người đọc qua sự cảm nhận riêng của mình lại tái hiện lại trong tâm hồn mình một thế giới riêng và kết lắng lại trong tâm hồn mình những quan niệm mới mẻ.

KẾT LUẬN

Nguyễn Quang Thiều là một trong những cây bút có đóng góp quan trọng vào công cuộc cách tân thơ Việt Nam đương đại. Ông bắt đầu làm thơ từ đầu thập niên 80 và sớm thành công. Quá trình sáng tác thơ của Nguyễn Quang Thiều là cuộc hành trình trở về của nhà thơ. Hành trình đó cũng là sự khẳng định tài năng sáng tác của Nguyễn Quang Thiều.

Cách tân nghệ thuật trong thơ Nguyễn Quang Thiều là sự đổi mới đồng bộ và toàn diện từ nội dung phản ánh cho đến cách biểu hiện, đặc biệt là những quan niệm mới về tinh thần thơ ca trong cuộc sống hiện đại. Nguyễn Quang Thiều đã đem đến cho người đọc một thế giới nghệ thuật thơ sống động, mở ra cái nhìn mới về hiện thực cuộc sống. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều được cấy trồng từ chính đời sống hiện đại này, bởi thế, cái tôi ấy có nhiều biểu hiện mới mẻ.

Lựa chọn đề tài “Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều”, chúng tôi mong muốn đóng góp một tiếng nói, một cách nhìn nhận, đánh giá về thơ Nguyễn Quang Thiều để từ đó có cái nhìn đầy đặn hơn, hoàn thiện hơn về những đóng góp của nhà thơ.

Để làm nổi bật cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều, luận văn đã đi vào tìm hiểu một cách khái quát nhất những lí thuyết về “cái tôi” “cái tôi trữ tình” trong thơ. Đồng thời luận văn cũng tìm hiểu những đóng góp của Nguyễn Quang Thiều và thấy được vị trí của thơ trong sự nghiệp sáng tác của ông.

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều được thể hiện một cách mới mẻ. Đó là cái tôi đa cảm của nhà thơ; cái tôi của những đối cực; cái tôi của khát vọng kiếm tìm và cái tôi của những miền tâm linh châu thổ. Nguyễn Quang Thiều đã mang đến cho người đọc một cái nhìn mới về cuộc sống. Trong thơ Nguyễn Quang Thiều, vẻ đẹp cuộc sống luôn hiện hữu trong tâm hồn mỗi con người khi con người biết nuôi dưỡng đức tin, biết hiến dâng và sẻ chia trên hành trình cùng hướng tới cuộc sống tối đẹp hơn.

Với một cái tôi trữ tình đầy màu sắc, nhà thơ Nguyễn Quang Thiều đã lựa chọn cho mình những phương thức thể hiện độc đáo. Trong các sáng tác của mình, thể thơ mà Nguyễn Quang Thiều sử dụng nhiều nhất là thể thơ tự do, bên cạnh đó là thể thơ văn xuôi và trường ca. Về ngôn ngữ thơ, trong thơ Nguyễn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 92 trang tài liệu này.

Quang Thiều là ngôn ngữ giản dị, tự nhiên và ngôn ngữ siêu thực, lạ hóa. Đặc biệt, Nguyễn Quang Thiều đã tìm được cho thế giới nghệ thuật trong thơ ông những biểu tượng nghệ thuật độc đáo, có sức lay động. Đó là hình ảnh về cánh đồng, dòng sông, cây cỏ, côn trùng… tất cả đều chan hòa trong dòng chảy của bóng tối và ánh sáng. Hướng về thiên nhiên trong mối giao hòa với thiên nhiên, giúp cho con người cảm nhận được những vẻ đẹp, những giá trị vĩnh hằng, bất diệt của cuộc sống để lấy lại sự cân bằng trong tâm hồn con người. Cái tôi trữ tình với những miền tâm linh trong thơ Nguyễn Quang Thiều đã mang tới những cảm xúc mới lạ trên thi đàn, khẳng định cá tính sáng tạo trong phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Quang Thiều.

Tìm hiểu về cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều qua những nguồn cảm hứng tiêu biểu và qua những hình thức nghệ thuật mà nhà thơ thể hiện, luận văn đã góp phần khẳng định cá tính sáng tạo và phong cách nghệ thuật của nhà thơ. Trong khuân khổ luận văn, chúng tôi hi vọng gợi mở một hướng tiếp cận, đưa ra một cái nhìn toàn diện, có hệ thống đối với sự nghiệp sáng tác của nhà thơ.

Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Quang Thiều - 11

Luận văn chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót, song với tấm lòng yêu mến thơ Nguyễn Quang Thiều, mong muốn được tìm hiểu rõ hơn về cái tôi trữ tình của nhà thơ, chúng tôi hi vọng sẽ góp một phần nhỏ vào việc đánh giá, khẳng định cá tính sáng tạo của nhà thơ Nguyễn Quang Thiều. Chúng tôi mong muốn nhận được những nhận xét, đánh giá quý báu của các nhà lý luận, nghiên cứu phê bình văn học, các bạn đọc yêu mến thơ Nguyễn Quang Thiều đối với đề tài của chúng tôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Vũ Tuấn Anh, (2001), Văn học hiện đại nhận thức và thẩm định, Nxb KHXH, Hà Nội.

2. Huy Cận – Hà Minh Đức, (1997), Nhìn lại một cuộc cách mạng trong thi ca

(60 năm phong trào thơ mới), Nxb Giáo dục.

3. Diễm Chi, Nguyễn Quang Thiều: “Chỉ có con người làm khổ conngười”,

nguồn: http://evan.vnexpress.net

4. Nguyễn Việt Chiến, (2009), Nguyễn Quang Thiều – Người đi qua cơn khát của sa mạc thơ, nguồn : http://tapchinhavan.vn

5. Đan Đan, (2009), Đôi điều về hành trình cách tân ngôn ngữ thơ Việt, nguồn: http://www.luonongson.net

6. Phan Cự Đệ, (1997), Văn học lãng mạn 1930 – 1945, Nxb Giáo dục.

7. Phan Cự Đệ, Trần Đình Hượu, Nguyễn Trác, Nguyễn Hoành Khung, Lê Chí Dũng, Hà Văn Đức, (2005), Văn học Việt Nam (1900 – 1945), Tái bản lần thứ chín, Nxb Giáo dục.

8. Nguyễn Đăng Điệp, (2003), Vọng từ con chữ, Nxb Văn học.

9. Nguyễn Đăng Điệp, (2002), Giọng điệu trong thơ trữ tình, Nxb Văn học, HN.

10. Nguyễn Đăng Điệp, Thơ Việt Nam sau 1975 – Từ cái nhìn toàn cảnh, Tạp chí NCVH số 11/2006.

11. Nguyễn Đăng Điệp, Nguyễn Văn Tùng (Biên soạn 2010), Thi pháp học ở Việt Nam (Nhân 70 năm sinh GS. TS Trần Đình Sử), Nxb Giáo Dục.

12. Hà Minh Đức, (2002), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

13. Hà Minh Đức, (1974), Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại,

Nxb KHXH, HN.

14. Đỗ Ánh Dương, (2010), Thơ Việt đương đại: Cái nhìn từ mô thức nhịp điệu, nguồn: http://vannghequandoi.com.vn

15. Nhiều tác giả (Đại học quốc gia Hà Nội – Trường viết văn Nguyễn Du – Tạp chí Văn nghệ quân đội, 1996), 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng 8, Nxb ĐHQG HN.

16. Ngân Hà, Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều – Đời sống đô thị đang giết chết những cảm xúc trong sáng, nguồn: http://vipevent.anet.vn

17. Lê Bá Hán – Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi, (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

18. Nguyễn Văn Hạnh, 25 năm chặng đường phát triển rộng lớn của văn xuôi và thơ Việt Nam, Tạp chí Tác phẩm mới số 9/ 1970.

19. Trần Mạnh Hảo, (1995), Thơ phản thơ, Nxb Văn học, Hà Nội.

20. Đào Duy Hiệp, (2009), Hình ảnh trong thơ siêu thực, nguồn: http://khoavanhoc

21. Phan Hoàng, (2011), Nguyễn Quang Thiều mãi là ẩn số, nguồn: http://nhavantphcm.com.vn

22. Đỗ Hoàng, (2010), Đỗ Hoàng xin tạm dịch một bài thơ của Nguyễn Quang Thiều, nguồn: http://lethieunhon.com

23. Phan Hoàng, (2011), Nguyễn Quang Thiều mãi là ẩn số, nguồn: http://nhavantphcm.com.vn

24. Hoàng Hồng, (2008), Cách tân là lẽ sống của thơ, nguồn: http://www.saharavn.com

25. Trần Đình Hượu, (1995), Về ảnh hưởng nhiều mặt của Nho giáo trong văn học Việt Nam cổ cận đại – Nho giáo và văn học Việt Nam cận trung đại, Nxb Văn hóa thông tin.

26. Trần Vũ Khang, (2004), Song thoại với cái mới của thơ hôm nay, nguồn: http://ttvnol.com

27. Đinh Gia Khánh (Chủ biên, 2002), Văn học Việt Nam (Thế kỷ X – Nửa đầu thế kỷ XVIII), Tái bản lần thứ sáu, Nxb Giáo dục.

28. Đông La, Về tư duy thơ Nguyễn Quang Thiều, nguồn: http://tapchisonghuong.com.vn

29. Mã Giang Lân, (2000), Tiến trình thơ hiện đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, HN.

30. Mã Giang Lân, (2008), Mấy ý kiến về thơ hôm nay, Nguồn: http://www.thotre.com

31. Phong Lê – Vũ Văn Sỹ - Bích Thu – Lưu Khánh Thơ, (2002), Thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Lao động, Hà Nội

32. Phong Lê, (1997), Văn học trên hành trình của thếkỉ XX, Nxb ĐHQG HN.

33. Nguyễn Phương Liên, (2008), Làng Chùa – làng văn học, làng thơ, nguồn : http://www.baomoi.com

34. Vi Thùy Linh, (2011), Về quê với Nguyễn Quang Thiều, nguồn: http://thethaovanhoa.vn

35. Nguyễn Lộc, (2004), Văn học Việt Nam (Nửa cuối thế kỷ XVIII – Hết thế kỷ XIX), Tái bản lần thứ năm, Nxb Giáo dục.

36. Nguyễn Văn Long – Lã Nhâm Thìn (Đồng chủ biên, 2009), Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục.

37. Nguyễn Văn Long, (2002), Văn học Việt Nam trong thời đại mới, Nxb Giáo dục, HN.

38. Nguyễn Văn Long – Trần Hữu Tá (Biên soạn, 1981), Tư liệu tham khảo văn học Việt Nam 1945 – 1954, Nxb Giáo dục, HN.

39. Nguyễn Văn Long, (Chủ biên, 1983), Tư liệu thơ hiện đại Việt Nam 1955 – 1975, Nxb Giáo dục.

40. Phương Lựu, (2002), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục.

41. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên, 2004), Lịch sử văn học Việt Nam, tập III

(In lần thứ 2), Nxb ĐH sư phạm.

42. Nguyễn Đăng Mạnh (Chủ biên, 1986), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, tập V

(1920 – 1945) quyển I, Nxb Văn học, HN.

43. Nguyễn Hữu Hồng Minh, Thế hệ các nhà thơ sau năm 1975 một hành trình thơ Việt, nguồn: http://tonvinhvanhoadoc.vn

44. Bùi Văn Nguyên - Hà Minh Đức, (2003), Thơ ca Việt Nam hình thức và thể loại (In lần thứ 4), Nxb ĐHQGHN.

45. Vũ Ngọc Phan, (1998), Nhà văn hiện đại, Nxb Văn học, Hà Nội.

46. Hoàng Phê (Chủ biên, 2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học, Hà Nội – Đà Nẵng.

47. Nguyễn Quyến, (2003), Hãy trỗi dậy và hãy đến, nguồn: http://lethieunhon.com

48. Việt Quỳnh, (2010), Nguyễn Quang Thiều: “Đổi mới thơ ca không chứađựng tính thời thượng”, nguồn:http://www.vannghesongcuulong.org.vn

49. Trần Sáng, (2010), “Cây ánh sáng” sinh ra từ vẻ đẹp và sự sợ hãi, nguồn: http://hoinhavanvietnam.vn

50. Hoài Thanh – Hoài Chân, (2000), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học.

51. Nguyễn Quang Thiều, (2010), Châu thổ (thơ tuyển lần thứ nhất), Nxb Hội nhà văn.

52. Nguyễn Quang Thiều, (2010), Có một kẻ rời bỏ thành phố (Tiểu luận và tản văn), Nxb Hội nhà văn.

53. Nguyễn Quang Thiều, Thông điệp về cái đẹp và tự do(Tham luận đọc tại hội thảo “Thơ Đông Á trong thời đại toàn cầu hóa” tại Manhea, Hàn Quốc), nguồn: http://www.tienve.org

54. Vũ Duy Thông, (2000), Cái đẹp trong thơ kháng chiến Việt Nam 1945 – 1975 (Tái bản lần thứ nhất, có sửa chữa), Nxb Giáo dục.

55. Bùi Công Thuấn, (2010), Chuyện cách tân thơ Việt, nguồn: http://blog.yume.vn

56. Nguyễn Trí, (2009), Cây ánh sáng và câu chuyện “Hoa tiêu” của thơ hiện đại, nguồn: http://thethaovanhoa.vn

57. Phạm Quang Trung, (1994), Tài và tâm của người viết phê bình, nguồn: http://www.pqtrung.com

58. Đỗ Minh Tuấn, Trốn lo âu về lại cánh đồng, Báo văn nghệ, 1996.

59. Đỗ Minh Tuấn, (2003), Nguyễn Quang Thiều, kẻ khóc thương những ngôi làng. Đọc “Bài ca những con chim đêm”, nguồn: http://www.talawas.org

60. Diêu Lan Phương, Nghĩ về một số “Phản trường ca”, Văn nghệ quân đội cuối tháng, Số 39 (12 – 2010).

61. Trần Đăng Khoa, 1998, Chân dung và đối thoại, NXB Thanh niên.

Xem tất cả 92 trang.

Ngày đăng: 29/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí