Là khát khao thuở mẹ còn con gái Và là những gì hôm nay ngày mai
(Thư gửi con)
Đến khi con gái mẹ đi lấy chồng, mặc dù mẹ biết “Con lấy chồng vẫn về với mẹ thôi” mà vẫn thấy:
Con lấy chồng gần cũng xã mẹ từ đây Vui buồn cũng từ đây thay đổi
Mẹ không thể cho con những gì chưa biết tới Hãy yêu quí cuộc đời như mẹ đã yêu con
(Con đi lấy chồng)
Khi chị viết “Dành cho con gái” là lúc chị đang phải “gồng” lên “xoay vần thơ viết dở” để mà sống, để mà làm chỗ dựa cho con.
Con vượt qua bể cạn, một mình
Cha một mình ngụp trong oan khổ Mẹ xoay lại vần thơ viết dở
Có thể bạn quan tâm!
- Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh - 4
- Cái Tôi Kín Đáo, Dịu Dàng, Sâu Sắc, Đầy Nỗi Niềm Và Lòng Trắc Ẩn
- Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh - 6
- Thơ Bùi Kim Anh Thật Đắc Địa Với Lục Bát (Nguyễn Trọng Tạo)
- Thơ Bùi Kim Anh - Phù Hợp Với Thể Thơ Tự Do
- Một Số Hình Ảnh Mang Tính Biểu Tượng Đặc Trưng Trong Thơ Bùi Kim Anh
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Đêm rất xa và ngày rất xa
(Dành cho con gái)
Tình cảm chị dành cho người mẹ của mình thật sâu sắc và cảm động:
Dẫu ở tuổi nào cũng vậy thôi Mất mẹ cô đơn đè lên tất cả... Mẹ ơi lạnh mất rồi
Hơi ấm của con không truyền sang nổi mẹ... Giờ chỉ còn hương khói đợi con
(Mẹ ơi)
Và chị vẫn cứ tin “Có mẹ theo đỡ bước đoạ đầy” cho cuộc đời mình:
- Lạy mẹ, con đi giải nỗi oan dày Dẫu vô vọng vẫn cầm lòng cứng cỏi
Công lý dẫu xa đường con đi tới Có mẹ theo đỡ bước đoạ đầy
(Ngày giỗ mẹ)
Mẹ là chỗ dựa của con cả khi mẹ không còn trên còi đời này nữa.
Nhưng trong thơ chị đôi khi, dù rất ít, người đọc cũng bắt gặp những hình ảnh êm ái, đẹp đẽ, nên thơ:
Một đôi trẻ ôm nhau phóng xe qua khung cửa
Chiếc váy của cô gái bay thoáng cả đoạn đường
hay:
Bên hồ lũ trẻ thả diều
Phố thả theo cả nắng chiều lên cao
Sở trường của nhà thơ Bùi Kim Anh là viết về còi sâu thẳm của tâm hồn. Chị ít viết về những miền quê nơi chị đã đến và đã đi qua. Hình như chị cũng cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó trong trang thơ của mình và chị đã viết về điều đó:
Người ta đi đông đi tây
Còn tôi quanh lại ở ngay xó nhà Những chỉ lo việc đàn bà
Tứ thơ eo hẹp trong ba chuyện đời… Tôi đi như trong cơn mơ
Thèm khoảng đất lạ để thơ lạc vào…
(Tôi chỉ là kẻ ước ao)
Tác giả muốn tìm "khoảng đất lạ để thơ lạc vào" cũng chính là muốn phong phú cái hiện thực được phản ánh trong thơ của mình.
Cũng nói về nỗi cô đơn nhưng ta bắt gặp trong thơ bà Huyện Thanh Quan một nỗi niềm tâm sự không được chia sẻ (hay không có điều kiện để
chia sẻ). Bởi nỗi niềm tâm sự ấy giữa bà và người đời lúc bấy giờ dường như có một khoảng cách.
Nhớ nước đau lòng con quốc quốc Thương nhà mỏi miệng cái gia gia Dừng chân ngoảnh lại trời non nước Một mảnh tình riêng ta với ta
(Qua Đèo Ngang - Bà Huyện Thanh Quan)
Hoặc cùng thời với Bùi Kim Anh, nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến với những nỗi đau những thương tổn không dễ gì chữa lành tới mức chai sạn, không biết đớn đau bởi những trận đòn tình yêu - mà chỉ còn mỗi một nỗi buốt nhói tận đáy sâu tâm hồn, đơn côi, chua xót:
Lạ kỳ lại chẳng thấy đau
Chỉ nghe buốt một vùng sâu tâm hồn
(No đòn - Đoàn Thị Lam Luyến)
Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến đã giãi bày "cái Tôi cô đơn" của mình trong nhiều câu thơ, nhiều bài thơ làm tê tái, tan nát lòng người với những tiếng kêu, tiếng đòi trả lại từ phía người yêu bị phụ bạc:
- Anh đã đem đi cả còi hồn
Em còn lại xác - xác chưa chôn
Xác không khâm liệm không thành xác Dập dờ trôi dạt bến cô đơn
(Gọi hồn - Đoàn Thị Lam Luyến)
- Trả cho em linh hồn Mà anh đang nắm giữ. Trả em con tim lửa
Đã vì anh khát khao! Trả cho em tình yêu
Để sau đừng đau khổ. Trả cho em niềm tin Để thôi đừng đổ vỡ!
(Trả cho em - Đoàn Thị Lam Luyến)
Ở những nhà thơ nữ Việt Nam - từ xưa cho tới nay hình như trong mỗi tâm hồn thi sĩ ấy luôn hiện hữu một nỗi buồn, một nỗi cô đơn - bởi họ luôn khát khao một tình yêu đích thực, một tình yêu có thể vì nó mà sống chết! Đó phải chăng cũng là một dạng bi kịch tâm hồn của những người phụ nữ có tài, có sắc, đa cảm, dễ xúc động với mọi nỗi đau của thiên hạ và của chính mình !
2.2.2. Cái Tôi - mạnh mẽ, bản lĩnh đối mặt với nỗi buồn, nỗi bất hạnh trong cuộc đời
Là một người phụ nữ thời kỳ hiện đại - thời kỳ đất nước đang vận động trên con đường phát triển với cơ chế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa
- thời kỳ đầy thuận lợi trong sự vận động, phát triển đi lên nhưng cũng phải đối mặt với bao điều nguy hiểm, đầy tính phức tạp của mặt trái cơ chế thị trường, nhà thơ Bùi Kim Anh cho dù là một trí thức, một người vợ chung thuỷ, dịu dàng, có tâm hồn thánh thiện nhưng vẫn không tránh khỏi những tác động mạnh mẽ của mặt trái cơ chế thị trường trong thời kỳ này. Là người vợ của một quan chức, chị được hưởng bao điều tốt lành, bao điều hạnh phúc, nhưng cũng phải nhận bao nỗi đau đớn, đắng cay, xót xa và cả nối bất hạnh bất ngờ nữa!
Trong xã hội có bao "tai nạn nghề nghiệp" thì có bấy nhiêu bất hạnh dội vào số phận, con người chị! Từ chỗ ngỡ ngàng, bất ngờ đến chỗ bình tĩnh đón nhận và bản lĩnh đối mặt với tất cả những nỗi buồn, những điều không may, những kiếp nạn… tưởng chừng như không thể chịu đựng nổi - Bùi Kim Anh đã thể hiện rất rò tính cách mạnh mẽ, kiên cường, cái bản lĩnh của người phụ nữ Việt Nam trong cuộc sống thời kỳ hiện đại. Chị đã bình tĩnh đón nhận mọi nỗi buồn đau, chị đã tự đấu tranh và sống một cách bản lĩnh để làm chỗ dựa
tinh thần cho người chồng, cho các con trong những ngày "đen tối" nhất của cuộc đời. Cái Tôi trữ tìnhở đây nổi lên với một diện mạo mới, một tính cách mới nhưng vẫn thống nhất với Cái Tôi trữ tình ở giai đoạn trước - nó là 2 mặt của Cái Tôi cá nhân thời kỳ hiện đại.
Bùi Kim Anh từ chỗ bất ngờ với những nỗi buồn đau ập đến, rồi đau đớn, xót xa, cay đắng trước những điều bất hạnh xảy ra, đến chỗ bình tĩnh, chủ động đón nhận và đối mặt và đối thoại với nỗi buồn đau như một người từng trải, chai sạm, bản lĩnh trong cuộc đời. Đấy là một sự trưởng thành, một sự chín chắn và già dặn và phong sương hơn trong cuộc sống đối với một người phụ nữ trí thức đa cảm, trong sáng, ít có sự vất vả, lăn lộn trong cuộc sống vốn rất phong phú, phức tạp ngoài đời.
Thơ Bùi Kim Anh đã phản ánh rất rò quá trình đó trong tư tưởng tình cảm của nhà thơ. Nhân vật trữ tình - cái Tôi trữ tình trong thơ của chị đã thể hiện một cách cụ thể, sinh động tới nao lòng, tới nhức nhối trái tim người đọc khi tiếp cận thơ của chị.
Trong thơ Bùi Kim Anh, người ta nhận thấy khá rò nét hình ảnh một phụ nữ trí thức Á Đông, với vẻ đẹp dịu dàng, duyên dáng và kín đáo. Người phụ nữ đó luôn có ý thức sâu sắc về bản thân mình (cái tôi cá nhân), về những nỗi niềm vui sướng, khổ đau, những khát khao, mong muốn, hy vọng cùng nỗi xót xa, tuyệt vọng... trong cuộc đời mình. Tất cả những tình cảm đó được thể hiện trong thơ một cách kín đáo, ý nhị nhưng không kém phần mãnh liệt. Có lúc người đọc bắt gặp một Bùi Kim Anh trẻ trung, mạnh mẽ và quả quyết:
Buồn thì ra ngắm phố đông Tội gì đóng cửa mà đong cơn sầu
Buồn thì ta lại yêu nhau Tội gì ủ rũ cho mau cái già... Yêu đi cho trọn kiếp người
Kẻo mai thác lại tiếc đời buồn tênh
(Lục bát cuối chiều)
Ở đây ta bắt gặp một sự "lên gân" để khỏa lấp nỗi buồn. Có người cho rằng Bùi Kim Anh "đến với thơ như sự mặc định của số phận để làm vơi đi nỗi buồn". Cuộc đời riêng của nhà thơ nữ này không ít éo le, trắc trở: Từ chuyện của người cha "nhói nỗi đau năm tháng" đến chuyện riêng của chị "đứt thôi lại nối những ba bẩy lần". Chị đã từng thổ lộ:
Câu thơ em viết cho anh
Còn ba chữ nữa mới thành lời yêu... Câu thơ em viết cho em
Cởi ra xa xót vò thêm nát nhàu...
(Cho anh và em)
Có lẽ chính cái nỗi niềm riêng còn thiếu "ba chữ nữa - mới thành tình yêu kia - rồi khi có tình yêu rồi thì lại đứt nối, chắp vá đã thành một nỗi đau đớn, khổ tâm, dày vò suốt đời đối với một phụ nữ vốn nhạy cảm, nhiều mơ mộng nhưng cả nghĩ như Bùi Kim Anh. Tác giả thừa nhận: "Tôi mãi là người đàn bà tội nghiệp" (Nếu). Tội nghiệp là bởi vì yêu mà lắm khi chẳng được yêu, đi tìm tri âm tri kỷ thì toàn gặp nhạt nhẽo, hờ hững còn người trong mộng thì "anh vẫn là anh xa cách giữa đời" (Đến bao giờ). Nhà thơ đã từng nói lên nỗi đắng cay đó một cách hết sức cụ thể như:
Trụi trần ẩn bóng đêm dày
Tỉnh say một tấm thân gầy chỏng chơ
(Dan díu)
Thơ Bùi Kim Anh bàng bạc những cô đơn, buồn tủi: "Em chẳng bao giờ thích cô đơn/Thơ chẳng thích buồn..." (Chiếc vỏ). Nỗi buồn trở thành đứa con tinh thần của nhà thơ: "Em không thể vứt đi nỗi buồn của mình…/Em không thể xé nỗi buồn ném vào đêm tối/Nó đã lớn lên trong em như một bào thai" (Không thể). Đã có lần nhà thơ khẳng định: "Thơ là cuộc đời tôi. Mà cuộc đời tôi thì có quá nhiều nỗi buồn". Nỗi buồn trong thơ chị được bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân:
- Tôi cho tôi là người đau khổ nhất trên đời Và tôi biết là tôi luôn ngộ nhận
Có bất hạnh nào sánh với bất hạnh nào được đâu.
(Lời bóng đêm)
Tính cách của chị hiền hậu, rụt rè, không bao giờ vượt ra khỏi cái ngưỡng của lễ giáo, dẫu biết bên kia cái ngưỡng cửa ấy có thể là thiên đường và cũng có thể là địa ngục! Rồi chị tự khẳng định một cách chua chát: "Em không thể xé nỗi buồn vứt vào đêm tối" (Không thể) để lại tiếp tục đau, tiếp tục buồn.
Có những lúc đớn đau thấm sâu đến tận cùng kết thành những giọt, những dòng lệ:
Giọt mắt chảy từ nỗi đau… Giọt mắt chảy từ thù hận…
Là giọt lệ thời gian tẩm ướp đêm dài Có có không không vô cùng vô nghĩa
(Giọt đau)
Nhưng rồi chị lại tự an ủi, tự vực mình dậy mà sống, mà tin vào sự bình yên tốt đẹp của cuộc sống:
Tim ta ơi đừng nên u uất quá Hãy khóc đi cho vợi đau buồn… Trái tim ơi dịu nhẹ sớm mai…
Ta bắt mạch mình thấy bình yên trở lại
(Cơn mưa)
Đó là hình ảnh một người đàn bà giãi bày lòng mình với mọi cung bậc của tình cảm một cách giản dị, ý nhị nhưng không kém phần mãnh liệt. Hình ảnh ấy chính là hình ảnh của “cái Tôi trữ tình” thường thấy trong thơ Bùi Kim Anh.
Có người nhận xét "Thơ của chị (Bùi Kim Anh) buồn đến xót lòng". Và nhà thơ cũng đã xác nhận: Xót lòng, bởi có lẽ đó là những nỗi buồn có thực, đeo bám cuộc sống. Tập thơ "Bán không cho gió" là một phần nhật ký về
những ngày hiện tại của tôi. Đó là những ngày cũng là đêm và đêm cũng như ngày: "Ngày của ta Đêm của hồn/Ngày của hồn Đêm của ta/Hồn ôm cổ ta lảo đảo/Đứa nào uống/Đứa nào say..." (Ngày đêm).
Nỗi buồn trong thơ Bùi Kim Anh phản ánh những gập ghềnh của con đường làm người, những "trò đùa của số phận" của chính tác giả. Dường như con đường bằng phẳng không dành cho nhà thơ. Ở cuộc đời chị, ở thơ chị luôn luôn có sự cư ngụ của bao gập ghềnh, khổ đau, kiếp nạn tới mức nói cũng chẳng cạn lời:
Giá như nói được cạn lời
Câu thơ còn lại một hơi thở dài...
(Thắp đêm rằm)
Nỗi buồn của nhân vật trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh nhiều khi được nói ra một cách rất cụ thể: "Đi với nỗi buồn của em/Là anh/Là thu/Là ô cửa chiều nhìn ra góc phố" (Vào thu).
Cô đơn cũng là một thứ tài sản của nhà thơ giúp cho nhà thơ để đi hết những chặng đường độc hành của mình. Trong thơ Bùi Kim Anh nhân vật trữ tình có lúc như bị "thừa ra" trên thế gian này nhưng trong thực tế người phụ nữ ấy lại đang là chỗ dựa vững chắc cho con, cháu, cho người thân. Thơ Bùi Kim Anh là nỗi niềm của một người bị nhiều điều phụ bạc mà không oán hận, chỉ tự trách mình, tự trách đời. Đó chính là một tâm hồn trong trẻo, bao dung và cao đẹp. Đôi khi cũng có thể chỉ là những phút "giận hờn và nghi ngại" của một tâm hồn yếu đuối, thiếu tự tin, nhưng vốn là một người đàn bà cam chịu, vị tha, chị vẫn bao dung viết: "Bao người đàn bà qua cuộc đời anh/Em nào có biết…/Em yêu anh bằng tình yêu mùa thu" (Tình yêu mùa thu) và luôn nhận hết những lầm nỗi, khuyết điểm của mình:
- Em là người vợ chẳng ra gì
Cứ giận dỗi và suốt đời nghi ngại…
- Cái người vợ guộc gầy hay rắc rối Đòi hỏi suốt đời tình yêu
(Làm lại)