Thơ Bùi Kim Anh - Phù Hợp Với Thể Thơ Tự Do


- Lối về chiều lại mưa tuôn

Tôi thương hứng lấy giọt buồn cho tôi

Lối về chỉ có một thôi

Lênh lang thế nước biết trôi ngả nào

(Lối mưa)

- Lại về Hà Nội nhé anh Phố xưa em vẫn để dành lối đi..

Lại về với những vần thơ

Nối dang dở để bây giờ trọn câu

Lại về với thuở yêu đầu Quên đi anh nhé dãi dầu đã qua

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

(Tìm trong phố cũ)

Việc lặp từ ngữ trong bài "Vu vơ" cũng đã để lại ấn tượng khá sâu sắc trong lòng độc giả:

Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh - 9

- Đời chỉ là cuộc vu vơ

Câu thơ thì ngắn cơn mơ thì dài

Vu vơ anh đó em đây

Cứ day dứt cứ lắt lay đợi chờ

Vu vơ ra trước cổng chùa

Vọng theo làn khói hương vừa thắp lên

Vu vơ ngó kẻ ưu phiền

Mặt nhăn nhó mặt lòng điên đảo lòng Vu vơ thay kiếp khốn cùng

Nào hay gió lạnh quá đông lại về Một thời biết mấy cơn mê

Một đời gió thoảng nặng nề bước đi

Vu vơ là cái chi chi

Mà sao đè nặng cả khi không buồn

(Vu vơ)


Có những bài thơ Bùi Kim Anh sử dụng khá nhiều từ láy phối hợp với sự lặp từ làm cho âm hưởng của bài thơ gần gũi với ca dao dân ca. Ví dụ như:

- Gửi người ở chốn Nghi Tàm Một câu thơ đã muộn màng với hoa

Biết là người vẫn trách ta Bởi chưng gió cứ la đà Hồ Tây


- Giá như thâm thấp giậu rào Cho ta được lả lơi chào với hoa Biết là người giữa sương sa

Mảnh vườn nhỏ đủ cho ta mặn nồng


- Phải là người đấy hay không Nghe mênh mông gió mênh mông lời

Hẹp hòi lối để hoa rơi

Câu thơ đành thả giữa trời vậy thôi

(Lối hoa rơi)

Hàng loạt từ láy, một số từ được lặp đi lặp lại cùng với những hình ảnh thơ thường gặp trong ca dao làm cho bài thơ trở thành một trong những bài tiêu biểu của thơ lục bát xét về thi luật và âm hưởng, giai điệu.

Có thể nói Bùi Kim Anh đã hình thành một giọng thơ riêng không thể trộn lẫn với các nhà thơ nữ cùng thời với chị. Độc giả dễ nhận ra cái thanh thoát, nhẹ nhàng, ngọt ngào nhưng lại ẩn nỗi xót xa, đắng đót trong thơ chị:

Tơ trời vương ở ngọn chanh

Em như con nhện loanh quanh khép vòng

Trầu xanh têm với vôi nồng

Ăn vào say đến ửng hồng cả môi


Thương nhau vạch núi thề bồi

Ngửa tay che ánh mặt trời để yêu.

(Thương nhau)

"Ngọn chanh", "con nhện", "trầu xanh", "vôi nồng" nhờ hình ảnh gần gũi với ca dao ấy làm cho bài thơ nhẹ nhàng, thanh thoát. Nhưng sau cái "thề non hẹn biển" mà phải "ngửa tay che ánh mặt trời để yêu" thì quả thật để "yêu thật" khó khăn vô vàn.

Hoặc trong bài "Cho anh và em", chị viết:

- Câu thơ em viết cho anh

Còn ba chữ nữa mới thành lời yêu

Phai sương nhợt nắng đã nhiều Nắn tay vẫn lọt bóng chiều vào đêm

Câu thơ em viết cho em

Cởi ra xa xót vò thêm nét nhàu

Buông tay qua nhịp cơ cầu

Tuột sâu nỗi nhớ một câu không vần

(Cho anh và em)

Nỗi niềm xót xa nhưng lời thơ ngọt ngào với những cặp lục bát gần gũi, thân quen càng làm đậm thêm nét riêng trong ngòi bút của Bùi Kim Anh.

Cau xanh mấy nắng thì vừa

Vôi nồng mấy độ thì ưa miệng người

(Lại sợ đò vênh)

"Cau xanh", "vôi nồng" hình ảnh quen thuộc "thì vừa", "thì ưa" là một cách nói rất dân gian nhưng thể hiện ở một cách nói rất có chiều sâu khiến người đọc cảm thấy nghĩa hàm ẩn chiếm hết vị trí nghĩa tường minh của câu thơ.


Trong thơ Bùi Kim Anh có những câu thể hiện sự quan sát tinh tế, giàu tính phát hiện làm người đọc rưng rưng xúc động, không thể quên.

Nén nhang thấp xuống/ khói lên mịt mờ Nén nhang thắp/ lại rụng rời tàn hương Bia vẫn trắng/ cỏ vẫn tươi

Mẹ còng lưng suốt một đời/ nỗi đau

(Bia vẫn trắng)

Cũng có lúc (dù rất hiếm) thơ lục bát của chị bộc lộ niềm vui. Vui vì những cái tưởng như rất nhỏ bé nhưng lại đầy ý nghĩa, nó thể hiện được tính nhân văn, được tình yêu thương con người, cuộc sống của chị:

- Góc phố có hàng hoa tươi

Cho người mua để tặng người lúc yêu Bên hồ lũ trẻ thả diều

Phố thả theo cả nắng chiều lên cao

(Phố có con hồ)

Hoặc trong câu kết của một bài thơ khi chị đến thăm Huế và viết về Huế:

- Che nghiêng ngọn tháp câu thơ Cho người yêu mãi đợi chờ người yêu

Có những câu thơ khẳng định niềm tin ở tình yêu con người:

Bắc lên ngọn gió mà cân

Chữ oán thì bổng chữ ân thì chìm

(Bắc lên ngọn gió mà cân) Bổng - chìm/oán - ân, hai từ ấy tạo ra các kết hợp "oán thì bổng" "ân thì chìm" đã làm cho người đọc nhẹ lòng hơn, tin ở cuộc đời này hơn bởi dù sao

thì "ân" (ơn) cũng nhiều hơn (nặng hơn) "oán".

Câu thơ gỡ rối linh binh

Bán không cho gió rập rình thổi đi

(Bán không cho gió)


"Linh binh" không phải là "linh tinh" mà có lẽ gần với "lênh bênh" bởi cái trạng thái "rối" - không chỗ dựa chắc chắn của câu thơ. Và vì thế tác giả mới định bụng sẽ "bán không cho gió" những nỗi niềm tâm sự của mình!

"Bắc lên ngọn gió mà cân", "Bán không cho gió", "Viết cho mình", "Lục bát cuối chiều" là các cụm từ, hoặc đóng vai trò là một phần của câu thơ hoặc là một câu thơ và cũng là tên những bài thơ, những tập thơ. Điều đó hoàn toàn không ngẫu nhiên. Cái không ngẫu nhiên ấy góp phần tạo nên một nét riêng trong thơ Bùi Kim Anh.

Đáng chú ý là Bùi Kim Anh có một bài thơ được sáng tác với thể thơ lục bát tân kỳ (Lạc khoảng trời). Các câu lục, câu bát thoát khỏi cái nhịp đôi (2-

2) bình thường để mau, chậm, trôi, nổi theo nhịp nhớ nhung đầy đột biến. Câu thơ cũng bước sang ngắt dòng tự do kiểu bậc thang. Các sự kiện hiện về trong bài thơ không nhiều, dâng đầy những cảm xúc, tâm trạng nhung nhớ, bồi hồi, xót xa... theo tầng, theo bậc, khấp khểnh, không trơn tru, trôi chảy:

Ngày xưa lúc tôi mười lăm Đâu biết má đỏ/

Môi hồng để yêu Ngày xưa mơ mộng cũng nhiều Nào đâu dám ngỏ/

Đôi điều vào thơ Một thời con gái vẩn vơ

Cứ hình như/

Để bây giờ xót xa Lá rơi để cây thêm già

Sương ra để tóc trắng xoà như mưa Ngày xưa lúc tôi mười lăm

Áo đâu trắng/

Đến làm trong nắng trời


Làm dáng cũng đơn giản thôi Nào đâu kiểu cách theo thời/

Mà theo Con chuồn chuồn đậu cành leo

Hoa bìm bìm tím nhạt phèo giấc trưa Có ai đi tìm ngày xưa

Cho tôi theo với/

Làm thơ tặng người Ngày xưa đã ngày xưa rồi

Tôi tìm tôi/

Lạc khoảng trời/


Bới lên /


Giữa đống lỡ làng

Mênh mang

Một con đom đóm/

Mơ màng/

Ngủ quên

(Lạc khoảng trời)

Các câu thơ lục, bát ngả nghiêng ngắt dòng. Nhịp của câu thơ vì thế cũng thay đổi theo. Nhịp 3-3, 2-4 trong câu lục 3-5, 4-4, 4-2-2 trong câu bát có thể coi là những biến thể. Bài thơ cho người đọc thấy hình ảnh một thiếu phụ đang buồn, đang bâng khuâng, mơ màng, thảng thốt nhớ lại một khoảng trời thơ của mình. Hình ảnh một người con gái trong trắng tuổi 15 hiện về trong ký ức nhà thơ với "con chuồn chuồn đậu cành leo", "hoa bìm bìm tím nhạt phèo giấc trưa", "một con đom đóm mơ màng ngủ quên". Kỷ niệm làm cho đời người thêm giàu có nhưng cũng có những kỷ niệm làm cho cuộc đời nặng trĩu ưu tư. Từ khoảng trời hiện tại, tác giả "lạc" về ngày xưa "lạc" về thời


mộng mơ. Chính vì có sự đan xen giữa thực và mơ mà câu thơ lục, bát trở nên khác thường:

Ngày xưa đã ngày xưa rồi Tôi tìm tôi

Lạc khoảng trời

Mênh mang

(Lạc khoảng trời)

Bài thơ lục, bát lạ này của Bùi Kim Anh được nhận giải của Tuần báo Văn nghệ năm 1995.

Cũng có khi tác giả đã trình bày một bài thơ lục bát không như cách trình bày truyền thống nhưng đọ c lên ngườ i ta vẫ n cả m nhậ n đượ c “chấ t lụ c bá t” xưa phả ng phấ t trong từ ng câu chữ :

Tỉnh tình tinh

Cũng cái tình

Cởi ra

Lại cột

Chặt mình với ta

Hết nụ lại nở ra hoa Đứt thôi lại nối

Những ba bảy lần

(Tình)

Tóm lại , thậ t là có lý khi nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo nhận xét thơ Bùi Kim Anh là: "thật đắc địa với lục bát". Trong 7 tập thơ đã xuất bản, có một tập mang tên "Lục bát cuối chiều". "Cuối chiều" vốn là khoảng thời gian rất ngắn nhưng lại rất nên thơ, nhưng "cuối chiều" cũng là khoảng thời gian rất dễ gợi tâm trạng buồn. Hầu hết các bài thơ lục bát của Bùi Kim Anh đều là những bài thơ buồn, những lời tâm sự, thở than, nhưng ở mỗi bài lại có những


nét riêng nên vẫn không gây nên một sự đơn điệu. Sự phong phú, mới lạ về tứ thơ, ý thơ, hình ảnh thơ... đã làm nên một mầu sắc riêng. Qua đó, thể hiện rò hơn, sinh động hơn thế giới nội tâm của cái Tôi trữ tìnhtrong thơ chị, góp phần làm cho thơ lục bát của Bùi Kim Anh có sức sống riêng.

3.1.2. Thơ Bùi Kim Anh - phù hợp với thể thơ tự do

Như đã biết "Thơ tự do là một thể thơ không tuân theo những qui tắc về vần, nhịp, số chữ trong câu và số câu trong một khổ thơ...Thơ tự do có hai loại "có vần (hoặc ít vần) và không vần" (30/102)

Chính vì vậy, thể thơ tự do rất phù hợp với việc thể hiện những tâm trạng, những cảm xúc phức tạp, trào dâng và cuộn chảy của các nhà thơ thời kỳ hiện đại. Thơ Bùi Kim Anh là một dạng như vậy - trong quá trình thể hiện cái Tôi trữ tình phong phú, phức tạp của mình.

Khảo sát thơ Bùi Kim Anh ta thấy bên cạnh việc sử dụng một cách "đắc địa" thể thơ lục bát, Bùi Kim Anh là một người rất hay sử dụng thể thơ tự do và phần lớn các sáng tác của chị đều viết theo thể thơ tự do. Thơ tự do kết hợp các câu thơ dài/ngắn chiếm số lượng tương đối cao. Khảo sát 7 tập thơ của Bùi Kim Anh ta thấy có khoảng trên 50 bài thơ viết theo kiểu tự do. Có bài rất ngắn (cả bài 4 câu); có câu thơ (dòng thơ) cũng rất ngắn (1 từ). Dạng thơ ngắn nói chung này có khoảng trên 20 bài. Dạng thơ dài về số câu trong bài và số từ trong câu thơ (dòng thơ) có khoảng trên 20 bài trên tổng số khoảng hơn 400 bài thơ. Ở thể thơ tự do, Bùi Kim Anh viết chủ yếu ở dạng câu thơ ngắn/dài xen kẽ để mạch thơ được thể hiện một cách tự nhiên. Dạng câu dài bài ngắn (chia thành 3 đoạn: 1, 2, 3) mỗi câu là một đoạn có tới 30-40 từ trong tập "Bắc lên ngọn gió mà cân" có 20 bài.

Thơ tự do của Bùi Kim Anh là một sự mở rộng biên độ câu chữ tới "vô cùng". Đọc thơ chị, có lúc người đọc bắt gặp những câu thơ chỉ có một hoặc một vài từ ngược lại có lúc người đọc bắt gặp những câu thơ dài tới 50, 60 từ;

Xem tất cả 122 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí