Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh - 6


Bùi Kim Anh là một nhà thơ trữ tình mang đậm thiên nữ tính và có một trái tim rất nhạy cảm với mọi nỗi đau của cuộc đời. Trong thơ chị luôn toát lên một tấm lòng người mẹ thật bao dung và tràn ngập tình yêu thương. Chính vì vậy, tác giả đã rất đồng cảm với hoàn cảnh bà mẹ bạc tóc chờ con qua biết bao ngày tháng! Bài thơ “Bia vẫn trắng” được mở đầu bằng câu thơ “Ai biết mộ anh ở đâu?”. Câu thơ này nêu ra một vấn đề thời sự mang tính nhân văn sâu sắc. Đó là việc qui tập mộ các liệt sĩ đã hy sinh cho sự nghiệp kháng chiến giành và giữ độc lập tự do cho dân tộc trong suốt gần 40 năm qua của Đảng và Nhà nước. Nhưng vẫn còn bao nhiêu nấm mộ còn chưa được biết tới, chưa được "về" với cha mẹ, vợ con! Câu hỏi và lòng mong mỏi của người mẹ khiến cho tất cả chúng ta phải rưng rưng, cảm động:

Ai biết mộ anh ở đâu

Đường mòn heo hút từ lâu vắng người Núi không nói được thành lời

Rừng không giữ được dấu nơi anh nằm

Chắc chỉ có núi và rừng là có thể biết được nơi các anh nằm xuống, trở về với đất đai, cây cỏ. Nhưng “dấu nơi anh nằm” rừng không giữ được, núi không nói được bởi cỏ không ngừng sinh sôi, gió mưa, lũ lụt không ngừng biến động. Song Đất mẹ - Mẹ Tổ quốc đã đón các anh hùng liệt sĩ vào lòng để vỗ về, ôm ấp lại là mãi mãi.

Hình ảnh người mẹ của các anh - người đã tiễn anh lên đường đánh giặc vẫn đêm đêm thắp nhang khấn trời khấn phật phù hộ cho đứa con yêu của mẹ trở về:

Tuần nhang mẹ thắp đêm rằm

Nỗi đau lằn vết tháng năm đợi chờ

Nỗi đau của lòng mẹ vô bờ bến, nó hằn sâu thêm lên “vết thời gian” - vết nhăn trên gương mặt già nua của mẹ. Chỉ có “vết thời gian” trên đuôi mắt mẹ,

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.


trên gò má mẹ là đo được khoảng thời gian mà mẹ mong ngóng đợi chờ. Ở nơi đâu đó, trong lòng đất của người Mẹ Tổ quốc có nắm xương của con mẹ. Nhưng trong lòng mẹ nấm mồ của con mẹ lúc nào cũng “còn xanh”

Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh - 6

Trong lòng đất nắm xương khô Trong lòng mẹ, một nấm mồ còn xanh

“Còn xanh” nói lên một điều là con mẹ mãi mãi vẫn giữ một tuổi xanh - tuổi xanh khi anh ngã xuống. Trên đất nước này có bao nhiêu nghĩa trang liệt sĩ, trong nghĩa trang lại có nhiều mộ liệt sĩ chưa có tên. Chính vì thế, ở một nghĩa trang liệt sĩ nào đó, ở đâu đó, nấm mộ của con mẹ vẫn còn!

Biết bao bà mẹ Việt Nam “Nước mắt một đời giờ đã cạn khô” và giờ đây:

Mẹ đặt lên bàn thờ tấm huân chương Lẩy bẩy thắp nén nhang

Cho người con liệt sĩ

(Nước mắt tuổi già)

Nhà thơ thấu hiểu nỗi niềm của bà mẹ: "Tiễn con đi/ Mẹ chịu ngày mưa nắng/ Bợt mái đầu/ Còng còi níu đôi vai/ Mẹ còn gì cần đâu/ Tuổi già và căn nhà vắng bóng con trai" (Nước mắt tuổi già).

Bên cạnh đó nhà thơ còn xúc động, sẻ chia với bao số phận không may mắn trong xã hội.

Cảm thông với cảnh đời bất hạnh, chạnh lòng với “câu hát dài” của những em bé “kiếm sống” nhờ vào lòng trắc ẩn của người đời, tác giả đã viết những dòng thơ tràn đầy cảm xúc:

- Non nớt thay tiếng hát của em... Câu hát dài một kiếp lang thang... Dây loa lê lết bụi hè đường...

Em có tuổi thơ đâu trong tiếng hát của mình

(Câu hát dài)


Hay những hình ảnh, những cảnh ngộ đầy thương tâm trong cuộc sống hôm nay như:

- Căn nhà tách ra

Mẹ một mình với tuổi già...

Đã ngăn cách tiếng rày la bực bội… Trong nửa nhà mẹ cho

Con thành kẻ láng giếng...

(Mẹ chỉ còn một nửa)

Chị cảm nhận người mẹ ở đây chỉ còn “thoi thóp một mình còn nửa trái tim” thôi, bởi ai cũng biết rằng: trẻ cậy cha, già cậy con. Có lẽ đây cũng là một cách nhà thơ muốn nói đến vấn đề suy thoái về đạo đức ở đời.

Còn trong bài “Mong qua đêm” chị lại nói về nỗi đau, về di họa của chiến tranh với chất độc da cam hủy hoại bao thế hệ con, cháu của những người lính đã từng đổ xương máu để bảo vệ và giữ gìn đất nước:

- Những đứa trẻ vàng oặt tật nguyền

- Chiến tranh đã lâu…

Chị lại xót xa, thương cho làng chài nghèo phải đối mặt với bao khắc nghiệt của thiên nhiên:

- Bão đã cuốn những con thuyền

Cho làng chài thiếu những người đàn ông ra biển

Và chị căm giận khi chứng kiến những kẻ "táng tận lương tâm" tham nhũng hàng tỷ đồng cứu trợ dân nghèo:

- Lũ lụt cuốn trôi hàng tỉ đồng Người ta chiếm dụng hàng tỉ đồng

Phải có cái nhìn sâu sắc và nhân văn lắm mới có những dòng thơ như

thế.


Còn bao mảnh đời lầm lũi ly hương, liêu xiêu áo cơm thấp thoáng trong thơ Bùi Kim Anh:

Bát cơm chan với quả cà

Một gian trọ hẹp ép ba bảy người Bỏ làng lên phố đi thôi

Bán mua chi cũng được mươi đồng tiền

(Bỏ làng lên phố ai ơi)

Và nhiều khi chị cũng cảm thấy bất lực bởi trong tay chị chỉ có lòng cảm thông và câu thơ chia sẻ:

Chỉ viết theo mình bao cảnh sắc thờ ơ Khép câu thơ vào khoảng riêng buồn bã Viết ngàn lời cũng là vô nghĩa

Bệnh tật và áo cơm lăn lộn ở ngoài kia

(Muộn ngày cho thơ)

Chính vì thế, nhiều khi chị đã tìm đến cửa chùa để mong tìm được một lời giải cho bài toán xã hội còn đầy cảnh buồn thương đó:

- Khi đi vào ông Ác bên trái ông Thiện bên phải Khi trở ra phải trái đổi thay hay hai ông đổi chỗ Chắc tại tôi đi đâu cũng thơ thẩn

Bạc tóc rồi phải trái đành ngu ngỡ

(Trước cửa đền)

- Lên chùa để thắp nén nhang

Dòng trong bến đục lỡ làng bước chân Cần gì sau những lưng trần

Khói hương mờ mịt nửa phần tái tê

(Lên chùa)


- Giá có Bụt hiện lên che chở cho chúng sinh Có quỉ sứ dưới chín tầng địa ngục

Con người rùng mình trước khi gây tội ác Nén hương này xin thắp mỗi tuần trăng

(Bên kia là đền)

- Nén nhang thắp rũ ưu phiền

Thì xin hương khói ngưỡng thiền tận tâm.

(Thắp đêm rằm)

Và hình như sự tĩnh tâm nơi cửa Phật là một cách để nhà thơ có được “Khoảng tâm linh” của riêng mình!

Bùi Kim Anh làm thơ và yêu thích văn chương từ nhỏ. Khi là cô giáo, chị vừa giảng dạy vừa làm thơ. Trong tập “Viết cho mình” có bài "Bục giảng và những mùa phượng".

Khi tôi đứng ở giữa lớp học... Tôi đã nói điều mình nghĩ

Và cả điều chưa nghĩ tới...

Tôi như con đò chở đầy lòng mình…

Em bước vào đò qua dòng sông nước lớn… Lên bến kia thành một con người.

Nghề dạy học coi thước đo thành quả của mình là học trò „thành một con người”. Chị có bài “Rút từ ký ức” viết về một học trò giỏi văn của chị thật chân thực:

Những gì đã khiến tôi hiểu em Và yêu hơn nghề làm cô giáo Tập bài làm văn em gửi lại Thành nếp gấp kỷ niệm đời tôi

Cô giáo trong bài thơ nhận được tin của học trò khi trên đường ra trận:


Phong bì không in dấu hòm thư quen thuộc Em đang trên đường ra phía trước...

Thư em đến trước giờ tôi lên lớp…

Sao bỗng hôm nay trong lòng xao động Tôi nói về môn văn và nói về em

(Rút từ ký ức)

Có thể nói những điều được nói đến qua những dòng thơ này là hiện thực khá phổ biến trong thời kỳ cả dân tộc vào cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc.

Còn với chính mình, nhà thơ viết:

Ta làm thơ để tặng mình

Có ai mang bán chữ tình đi chơi... Câu thơ gỡ rối linh binh

Bán không cho gió rập rình thổi đi

(Bán không cho gió) Với người mình yêu, tác giả bộc lộ hết sức cụ thể, chân thật:

Em yêu anh bằng trái tim người đàn bà tan nát Em yêu anh bằng trái tim trẻ thơ...

Và khi anh rời xa

Và khi anh không còn yêu em nữa Trái tim em vỡ oà

(Cảm xúc đi qua)

Người phụ nữ khi yêu mà không được yêu bởi "Anh không nói vì sao anh xa em/ Anh không nói mặc cho tình dang dở" (Xa). Trong thơ Bùi Kim Anh đã giãi bày lòng mình:

Em ủ dột xa anh yêu dấu Nỗi đau tình yêu cào cấu...

Em vu vơ trong đói khát dày vò

(Xa)


Yêu thương và chờ đợi, tin tưởng và nghi ngờ khiến cho người con gái trong thơ băn khoăn tự hỏi rồi vẫn không tìm thấy câu trả lời cho chính mình bởi không biết là "nắng mong manh" hay tình mong nữa.

Em chẳng biết mình sai hay đúng Em chẳng biết mình giả hay thật Em chẳng biết có nên đợi anh

Khi chiều về phố lạnh Nắng mong manh

(Đợi)

Đôi khi, nhà thơ có cái nhìn hết sức tỉnh táo và cách biểu hiện đầy quyết đoán:

Nếu không thể thật lòng Xin người đứng nói dối

Chỉ một lời soi lại lòng nhau Chỉ một ly cạn hỏi tiễn biệt

Để rồi: Kỷ niệm gói vào thơ trao lại

....

Giẻ thời gian lau sạch lệ nhoà

(Chỉ một lời)

Hình ảnh thời gian lau khô dòng lệ thì đã nhiều người nói, nhưng hình ảnh “giẻ thời gian” thì có lẽ đấy chỉ là cách nói của Bùi Kim Anh! Nhà thơ đã dùng hình ảnh lạ “giẻ thời gian lau sạch lệ nhoà” để diễn đạt ý tưởng của mình thì quả là một sự sáng tạo mới.

Tác giả của bài thơ “Tự mình” là một người phụ nữ kín đáo trong cuộc đời nhưng lại bày tỏ với thơ một cách hết sức cụ thể

Tôi giấu người yêu vào còi tâm linh Dại dột bày lên câu chữ

Thiên hạ bởi ngổn ngang mảnh vỡ


Tôi dẫm lên nhức những câu hàng... Tôi mắc nợ mình...

Kín đáo trong tình cảm, tình yêu nhưng không thể không nói ra bằng nỗi nhớ

Em cứ cố xoá đi nỗi nhớ

Mà trong mơ anh lại tới gần...

Em gọi anh trong cơn mơ đêm trong ý nghĩ ngày... Tình yêu nào có lỗi gì đâu

Nỗi nhớ nào đong trắng giọt sương đầu

(Giọt sương đầu)

“Cứ cố xoá đi nỗi nhớ” nghĩa là không thể nào quên được nên đêm ngày lúc nào em cũng nhớ đến anh. Đấy chính là trạng thái luôn có ở tình yêu.

Người phụ nữ trong thơ chị nói về nỗi nhớ trong lòng mình một cách khẳng định: "Anh thông minh anh cũng chẳng biết đâu…/Anh từng trải anh cũng không biết được/Cái ngày ấy không anh/Nỗi nhớ thì hiền lành…/Chỉ nỗi nhớ quẩn quanh/Thít chặt lại cả niềm mong ước" (Ngày không anh). Đôi khi, tác giả bộc lộ "niềm mong ước" không chỉ cho riêng mình. Chị viết: "Cầu cho ngọn gió se/ Cho hơi thu xuống lạnh che mái đầu/ Cho người lại nhớ thương nhau/Trong heo may vợi nỗi sầu đơn côi" (Lạc phương).

Tình mẹ con chan chứa yêu thương của người đàn bà trong thơ Bùi Kim Anh viết trong “Thư gửi con” thật cụ thể, sinh động:

- Giá có thể gửi con Hoa loa kèn đang nở Trắng ngần trên lối phố

Hà Nội đang đầy nhớ thương

- Con kiến xíu xiu lượm từng hạt chữ Chất đầy ước mơ của mẹ cha

- Là tiếng reo vui mỗi ngày quẩn quanh chân mẹ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022