Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh - 2


Về phương diện nghệ thuật: Trong các bài nghiên cứu, những lời nhận xét về thơ Bùi Kim Anh của mình - hầu hết các tác giả cũng đã chú ý đến việc chỉ ra một số đặc điểm nghệ thuật trong thơ chị, cụ thể như: Về thể thơ, các tác giả này đều chung một ý kiến đánh giá rằng: thơ Bùi Kim Anh đắc địa với thể thơ lục bát. Nguyễn Trọng Tạo đã rất tinh tường khi nhận xét rằng “Bùi Kim Anh thật đắc địa với lục bát. Những câu thơ lục bát của chị đi giữa lằn ranh của quê kiểng và thị thành, giữa dân gian và hàn lâm, giữa cổ xưa và hiện đại. Chính cái lằn ranh ấy khiến thơ lục bát của chị không phá cách quá, nhưng cũng không bị “cũ” nên dễ nhập vào đương thời”. Lục bát là một thể thơ truyền thống mà hiện nay các nhà thơ hiện đại thường ít dùng, nhất là các nhà thơ nữ, thế nhưng Bùi Kim Anh vẫn sử dụng và sử dụng một cách nhuần nhụy đầy sáng tạo, có tính hiện đại, gây xúc động cho người đọc.

Chị hay viết thể thơ lục bát, trong đó có khá nhiều bài hay, để lại ấn tượng cho người đọc. Lâm Xuân Vi khi đọc bài thơ Trên đường Giảng Vò của Bùi Kim Anh đã nhận xét rằng: “Lục bát của Bùi Kim Anh có một sức sống riêng biệt, chị thường dùng thủ pháp phá cách ở câu sáu “vạ vật tê cả bước đi”, hay sử dụng điệp ngữ làm cho câu thơ được dồn nén trùng điệp về ý tứ, hối hả về nhịp điệu mà vẫn nhuyễn, lấp lánh hấp dẫn người đọc. Đó là những đóng góp đáng kể để lục bát vẫn mới, vẫn hiện đại mang hơi thở thời đại”.

Tác giả Phạm Thanh Cải cũng có những ấn tượng riêng về việc phá cách thể thơ lục bát của Bùi Kim Anh - khi đọc bài thơ Bia vẫn trắng của chị. Trong bài thơ lục bát Bia vẫn trắng được mở đầu và kết thúc bằng câu lục: “Ai biết mộ anh ở đâu?”. "Câu này, tác giả đã sử dụng thủ pháp phá cách, chữ thứ tư lẽ ra phải dùng thanh trắc, nhưng trong câu thơ này tác giả sử dụng thanh bằng. Tác giả đã có ý tạo ra cho câu thơ có một tiếng nấc nghẹn, một nhịp điệu khác với câu lục thông thường".


Ở thơ lục bát của Bùi Kim Anh - người đọc thấy ở “ câu lục” có những câu không “êm xuôi” như thơ lục bát truyền thống. Còn ở “câu bát” là những câu viết rất khéo bởi bà đã có sáng tạo trong cách dùng từ và lựa chọn hình ảnh. Đào Nam Sơn viết “có thể nói Bùi Kim Anh đã hình thành một giọng thơ riêng không thể trộn lẫn với các nhà thơ nữ cùng thời với chị”.

Quả thực như vậy, trong 7 tập thơ của mình, chị đã có riêng một tập thơ viết bằng thể lục bát. Trong 6 tập còn lại của chị cũng có khá nhiều bài thơ sáng tác theo thể lục bát.

Bên cạnh thể thơ lục bát chị thường viết theo thể thơ tự do. Thể thơ tự do trong thơ của Bùi Kim Anh được thể hiện một cách rất linh hoạt - từ những câu chỉ có 1, 2… đến 7, 8 và đến 40, 50 từ - giúp mở rộng biên độ của thơ, qua đó chuyển tải các ý nghĩ phức tạp và những cảm xúc tràn đầy làm cho bài thơ tuôn trào như một dòng chảy tâm trạng không ngưng nghỉ. Cũng như thể thơ lục bát, thể thơ tự do của chị cũng mang một nét riêng biệt, nó thể hiện rò cái Tôi trữ tìnhtrong thơ của chị.

Nhận xét về việc sử dụng thể thơ tự do trong sáng tác của Bùi Kim Anh

- tác giả Song Nguyễn viết: “bỗng thấy khả năng kỳ diệu của con chữ cũng “co duỗi nhịp nhàng” theo tâm trạng của người tiếp nhận thơ. Những câu thơ văn xuôi không cố định chữ, không có dấu câu và chỉ được “ngắt” bằng các chữ viết hoa. Bùi Kim Anh không cần tạo vần cho những bài thơ văn xuôi và tự do này nhưng lại đem vào trong câu chữ đó những “năng lượng” đặc biệt để giai điệu ngân lên”.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.

Như vậy có thể khẳng định rằng: những câu chữ trong thể thơ tự do của Bùi Kim Anh đã góp phần “tự làm mới những câu thơ khỏi cách nghĩ, cách diễn đạt thông thường và đem đến cho người đọc “một cái gì đó” đáng để suy ngẫm. Đây là hành trình đi tìm cái mới của một cây bút không còn trẻ” Bùi Kim Anh. (Song Nguyễn)


Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh - 2

Không chỉ có những sáng tạo trong việc sử dụng các thể thơ truyền thống đến hiện đại, Bùi Kim Anh còn đặc biệt chú ý đến việc tìm tòi, chọn lọc những từ ngữ có giá trị biểu cảm và mang tính hình tượng cao. Chính từ những hình ảnh, những từ ngữ trong thơ - vừa chân thực lại sống động ấy đã góp phần tạo nên được những rung động sâu sa trong lòng người đọc. Khi đọc bài thơ Bia vẫn trắng của Bùi Kim Anh - tác giả Nguyễn Bá Phiếu đã nhận xét rằng: “một bài thơ có sức ám ảnh, bút lực mạnh mẽ, nghe da diết, sâu lắng, xúc động và đầy chất nhân văn”. Chính tác giả này cũng đã khẳng định: Góp phần làm nên thành công cho bài thơ chính một phần là nhờ vào việc sử dụng những hình ảnh và từ ngữ có tính chọn lọc của chính nhà thơ…

Như vậy, qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy rằng: thơ Bùi Kim Anh cũng đã thu hút được sự chú ý của một số cây bút nghiên cứu, phê bình và người đọc đương thời! Tuy nhiên, tất cả những ý kiến nhận xét đánh giá trên mới chỉ dừng lại ở dạng là những nhận xét, đánh giá các tập thơ, hoặc qua từng bài thơ chứ chưa có một công trình nào nghiên cứu toàn diện thơ Bùi Kim Anh nói chung cũng như nghiên cứu về Cái Tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh” nói riêng. Vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề này để tiếp cận thơ của nữ tác giả khá đặc biệt này.

3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu

3.1. Mục đích nghiên cứu

- Nghiên cứ u đặ c điể m cái Tôi trữ tình ở thơ Bùi Kim Anh nhằm mục đí ch: chỉ ra những đặc điểm riêng , nhữ ng sá ng tạ o và nhữ ng đó ng gó p riêng của nhà thơ Bùi Kim Anh đối với thơ nữ Việt Nam thời kỳ hiện đại.

3.2. Nhiệ m vụ nghiên cứu

Nghiên cứu đặc điểm của cái Tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh ở cả hai phương diện: nội dung và nghệ thuật.


3.3. Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu toàn bộ sáng tác của Bùi Kim Anh, bao gồm 7 tập thơ đã in: Viết cho mình (1995), Cỏ dại khờ (1996), Lối mưa (1999), Bán không cho gió (2005), Lời buồn trên đá (2007), Lục bát cuối chiều (2008), Bắc lên ngọn gió mà cân (2010).

4. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp khảo sát, thống kê

- Phương pháp so sánh, đối chiếu

- Phương pháp phân tích, khái quát, tổng hợp

5. Đóng góp của luận văn

Tác giả luận văn cố gắng làm nổi bật đặc điểm của cái Tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh - trong cái nhìn toàn diện về cả nội dung và nghệ thuật. Luận văn ít nhiều góp phần gợi mở hướng tiếp cận nghiên cứu về một hiện tượng văn học cụ thể trong đời sống thơ ca Việt Nam hiện đại. Kết quả của luận văn sẽ góp phần chỉ rò hơn sự phong phú và nét đặc sắc của thơ nữ Việt Nam thời kỳ hiện đại và là tài liệu tham khảo có ích cho việc giảng dạy văn học địa phương của tỉnh Thái Bình.

6. Cấu trúc luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận và phần tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được triển khai trong ba chương:

Chương 1: Khái quát về thơ nữ Việt Nam thời kỳ hiện đại và quá trình sáng tác của nhà thơ Bùi Kim Anh

Chương 2: Nội dung cái Tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh

Chương 3: Nghệ thuật thể hiện cái Tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh


NỘI DUNG CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ THƠ NỮ VIỆT NAM THỜI KỲ HIỆN ĐẠI VÀ QUÁ TRÌNH SÁNG TÁC CỦA NHÀ THƠ BÙI KIM ANH


1.1. Khái quát về thơ nữ Việt Nam thời kỳ hiện đại

Thơ Việt Nam thời kỳ hiện đại được tính từ khi có phong trào Thơ Mới (1932 - 1945)

1.1.1. Vài nét về đặc điểm đội ngũ

1.1.1.1. Thời kỳ trước năm 1945

Trước phong trào Thơ Mới (1932 - 1945) trong lịch sử văn học dân tộc, tiếng nói của người phụ nữ đã để lại một dấu ấn đáng tự hào. Từ thế kỷ thứ X đến thế kỷ XV trong đời sống văn học nước nhà đã có các nhà thơ nữ như: Lý Ngọc Kiều, Lê Ỷ Lan, Ngô Chi Lan... Đặc biệt, từ thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX đã có khá nhiều nhà thơ nữ xuất hiện như: Trịnh Thị Ngọc Thuỳ, Đặng Tiểu Thư, Trịnh Thị Ngọc Trúc, Đoàn Thị Điểm, Lê Ngọc Hân, Hồ Xuân Hương, bà Huyện Thanh Quan...Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX xuất hiện các nhà thơ nữ ở giai đoạn chuyển giao giữa thời kỳ Trung đại và Hiện đại gồm các tên tuổi như: Mai Am, Cao Thị Ngọc Anh, Sương Nguyệt Anh, Trần Ngọc Lầu, Trần Kim Phụng, Phan Thị Bạch Vân, Đạm Phương, Tương Phố, Sầm Phố...

Những năm 1930 - 1945 là khoảng thời gian nền văn học Việt Nam hoàn tất quá trình hiện đại hóa. Ở giai đoạn này, hàng loạt các nhà thơ nữ của phong trào Thơ Mới ra đời. Mở đầu là Nguyễn Thị Manh Manh, sau đó là: Vân Đài, Anh Thơ, Hằng Phương, Mộng Tuyết, Ngân Giang, Thu Hồng, Cẩm Lai...

Những đóng góp của các nhà thơ nữ trong những thời kỳ khác nhau của lịch sử văn học dân tộc đã làm phong phú thêm gương mặt thơ ca nước nhà.


Thơ nữ Việt Nam thời kỳ trước 1945 góp phần quan trọng làm nên cuộc cách mạng trong thơ ca dân tộc. Tuy về số lượng - so với các nhà thơ khác giới thì số lượng các tác giả thơ nữ thời kỳ này còn ở một mức độ rất khiêm tốn, tiếng nói của họ còn yếu ớt, các tên tuổi nổi tiếng còn đếm trên đầu ngón tay. Tuy vậy, sự phong phú, sự đa dạng và sự thành công của đội ngũ các nhà thơ nữ trong thời kỳ Thơ Mới Việt Nam đã góp phần làm nên một nền thơ ca mới của dân tộc Việt Nam.

1.1.1.2. Thời kỳ từ năm 1945 đến nay

Cách mạng tháng Tám thành công mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc, kỷ nguyên độc lập tự do và xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong cuộc sống mới đó - mọi người dân thực sự được làm chủ xã hội, làm chủ vận mệnh của mình. Nhu cầu về đời sống tinh thần cũng như vật chất, đặc biệt là quyền bình đẳng của phụ nữ đã được xã hội quan tâm. Chị em phụ nữ đã được tham gia vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực văn học nghệ thuật. Đội ngũ các nhà thơ nữ ngày càng đông đảo hơn, họ đã dần khẳng định được tài năng và vị thế của mình trong đời sống văn học nước nhà. Thơ của các chị góp phần không nhỏ vào sự nghiệp văn học của dân tộc, vào công cuộc đấu tranh chống xâm lược và xây dựng đất nước.

Các thế hệ nhà thơ nữ Việt Nam nối tiếp nhau liên tục phát triển đã khẳng định được tiếng nói của mình trên thi đàn dân tộc. Từ thế hệ các nhà thơ nữ hiện đại đầu tiên như: Nguyễn Thị Manh Manh (Nguyễn Thị Kiêm), Mộng Tuyết, Anh Thơ, Vân Đài, Hằng Phương, Ngân Giang, Cẩm Lai, Thu Hồng…; đến các nhà thơ thế hệ sau như: Lý Phương Liên, Thúy Bắc, Phan Thị Thanh Nhàn, Xuân Quỳnh, Ý Nhi, Lâm Thị Mỹ Dạ...; rồi tiếp theo là: Đoàn Thị Lan Luyến, Trần Thị Mỹ Hạnh, Nguyễn Thị Mai, Lê Thị Mây, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Nông Thị Ngọc Hoà, Bùi Kim Anh, Trần Thị Vân Trung... ; và gần đây nhất là các nhà thơ nữ trẻ như: Vi Thuỳ Linh, Ly Hoàng


Ly, Phan Huyền Thư, Bình Nguyên Trang, Dạ Phương Thảo, Đường Hải Yến, Nguyễn Thuý Hằng...Số lượng các nhà thơ nữ Việt Nam ngày càng đông đảo. Hàng năm họ cho ra đời hàng trăm tập thơ và hàng ngàn bài thơ in đăng trên các loại báo chí. Tiếng nói của họ trên thi đàn dân tộc ngày càng mạnh mẽ hơn, có màu sắc riêng biệt và có sức hấp dẫn - hơn bởi "Thiên tính nữ" luôn được thể hiện một cách rò nét với đặc sắc riêng của mình.

Có thể kể đến một số tác phẩm tiêu biểu của một số nhà thơ nữ có tên tuổi nổi bật như: "Theo cánh chim câu" (1964) "Hoa Dứa trắng" (1967), "Mùa xuân màu xanh" (1974) của nữ sĩ Anh Thơ, "Dòng máu trẻ" (1947), "Tơ tằm" (1963), "Màu xanh"(1972) của nữ sĩ Cẩm Lai; "Một mùa hoa" (1960) "Mùa gặt" (1961), "Chim én bay xa" (1962), "Hương Đất Nước" (1974" của thi sĩ Hằng Phương; "Mùa hái quả" của thi sĩ Vân đài...

Tiếp đến là "Tiếng trầm" (1967) "Nỗi đau không lành" (1990) của Thuý Bắc; "Hương thầm" (1973" "Chân dung người chiến thắng" (1977) của Phan Thị Thanh Nhàn; "Hoa dọc chiến hào" (1974) "Tự hát" (1984), "Thơ xuân Quỳnh" (1982 - 1994) của Xuân Quỳnh; Tặng riêng một người" (1990), "Thơ Lê Thị Mây" (2003) của Lê Thị Mây; "Đề tặng một giấc mơ" (1999), "Hồn đầy hoa cúc dại" (2007), "Thơ tình Lâm Thị Mỹ Dạ" (2008) của Lâm Thị Mỹ Dạ; "Sóng thời gian" (2000), "Quà tặng" (2004), "Hoa trên gai" (2007) của Phi Tuyết Ba; "Em đi ngang chiều gió" (2001), "Người gánh vô hình" (2005), "Đứt dải yếm" (2007) của Nguyễn Thị Ngọc Hà; "Một mình khâu những lặng im" (2005), "Vệt trăng và cánh cửa" (2008) của Hoàng Việt Hằng; "Lối nhỏ" (1988), "Du nữ ngâm" (2006) của Dư Thị Hoài; "Ngôi nhà sau cơn bão" (1992), "Thơ Nguyễn Thị Hồng Ngát" (2003), "Gió thổi tràn qua mặt" (2006) của Nguyễn Thị Hồng Ngát; "Cô gái và cầu vồng" (1995), "Nửa vòng bông gạo" (2001) của Đoàn Thị Ký; "Khát" (1999), "Đồng tử" (2005) của Vi Thuỳ Linh; "Chồng chị chồng em" (1991), "Thơ trữ tình" (2003), "Thơ với tuổi


thơ" (2005) của Đoàn Thị Lam Luyến; "Đẹp và buồn trong suốt như gương" (2005), "Giấc mơ hái từ cơn giông" (2008) của Lê Khánh Mai; "Một khúc sông trăng" (2001), "Tảo tần gót khuya" (2005) của Nguyễn Thị Mai; "Người đàn bà ngồi đan" (1985), "Mưa tuyết" (1991), "Ý Nhi Thơ" (2000) của Ý Nhi; "Khoảng cách cuối cùng" (1999), "Hoa bất tử" (2011) của Trần Thị Vân Trung; "Giá mà em từ chối" (2002), "Mưa mùa đông" (2004) của Nguyễn Thuý Quỳnh; "Lục bát cuối chiều" (2008), "Bắc lên ngọn gió mà cân" (2010) của Bùi Kim Anh…

Tất cả hàng trăm tập thơ, hàng ngàn bài thơ của các nhà thơ nữ Việt Nam thuộc các thế hệ khác nhau đã góp phần đáng kể vào sự phát triển của nền thơ ca dân tộc thời kỳ hiện đại.

1.1.2. Nét đặc sắc của thơ nữ Việt Nam

Có thể thấy, nét đặc sắc chung của các nhà thơ nữ Việt Nam là: giàu nữ tính, tràn đầy yêu thương và lòng vị tha cùng đức hi sinh cao cả. Các nhà thơ nữ luôn có ý thức gắn những nỗi niềm tâm sự của cá nhân (thân phận cá nhân) với vận mệnh dân tộc bằng một giọng thơ dịu dàng, tình cảm, tràn đầy cảm xúc, đầy chất nhân văn.

Nội dung chính của thơ nữ Việt Nam ở thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX là: lên án xã hội phong kiến bất công, chà đạp số phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng; thể hiện khát vọng hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình. Đặc biệt, những vấn đề về cuộc sống cá nhân của phụ nữ đã được chính những phụ nữ phản ánh, chính họ đã nói lên bằng những nỗi niềm và cuộc đời mình, bằng tấm lòng mình và trái tim mình. Vì thế, đã làm nên những tác phẩm văn học nổi tiếng rất đáng tự hào trong đời sống văn học nước nhà.

Đa số các nhà thơ nữ thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (thời kì hiện đại hoá văn học) đã tham gia các hoạt động văn học nghệ thuật một cách khá sôi

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/07/2022