Đặc Điểm Của Thủ Tục Hành Chính Trong Ngành Hải Quan


6. Kiểm tra hồ sơ hải quan

Căn cứ hình thức, mức độ kiểm tra trên Lệnh và các thông tin khác có được tại thời điểm kiểm tra, công chức tiếp nhận hồ sơ thực hiện:

6.1. Kiểm tra sơ bộ hoặc kiểm tra chi tiết theo hình thức, mức độ kiểm tra ghi trên Lệnh và các thông tin khác có được tại thời điểm kiểm tra:

6.2. Ghi kết quả kiểm tra và đề xuất xử lý kết quả kiểm tra hồ sơ vào Lệnh;

a) Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu, trước khi lãnh đạo chi cục duyệt, quyết định miễn kiểm tra thực tế hàng hóa;

b) Đề xuất hình thức, mức độ kiểm tra hải quan thực hiện theo hướng dẫn về quản lý rủi ro của Tổng cục Hải quan, gồm:

b1) Chấp nhận hình thức, mức độ kiểm tra hồ sơ do hệ thống xác định nếu không có thông tin khác; đề xuất cụ thể mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa đối với trường hợp hệ thống xác định hàng hóa phải kiểm tra thực tế:

- Mức (1) theo tỷ lệ 5% hoặc 10% tùy theo tính chất, quy cách đóng gói,… của lô hàng.

- Mức (2) kiểm tra toàn bộ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

b2) Trường hợp có thông tin khác thì đề xuất lãnh đạo chi cục thay đổi quyết định hình thức, mức độ kiểm tra trên cơ sở có căn cứ, có lý do xác đáng, được ghi cụ thể vào Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra theo c) Đề xuất hoàn chỉnh hồ sơ hoặc cho nợ chứng từ; và/hoặc

d) Đề xuất trưng cầu phân tích, giám định hàng hóa; và/hoặc

Cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan hiện nay - 4


đ) Đề xuất tham vấn giá, ấn định thuế; và/hoặc

e) Đề xuất lập Biên bản chứng nhận/Biên bản vi phạm hành chính về hải quan.

g) Đề xuất thông quan; hoặc

h) Giao cho chủ hàng mang hàng về bảo quản.

6.3. Ghi kết quả kiểm tra và ý kiến đề xuất vào Lệnh.

7. Duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức kiểm tra thực tế hàng hóa và duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ hải quan

Lãnh đạo chi cục căn cứ hồ sơ hải quan, các thông tin khác có được tại thời điểm đăng ký tờ khai và đề xuất của công chức tiếp nhận hồ sơ để duyệt hoặc quyết định thay đổi hình thức, mức độ kiểm tra hải quan; duyệt kết quả kiểm tra hồ sơ của công chức. Ghi hình thức, mức độ kiểm tra thực tế hàng hóa (tỷ lệ hoặc toàn bộ) trên Lệnh và trên tờ khai hải quan.

8. Nhập thông tin trên Lệnh vào hệ thống và xử lý kết quả kiểm tra sau khi được lãnh đạo chi cục duyệt, chỉ đạo

9. Xác nhận đã làm TTHQ và chuyển sang Bước 3 đối với hồ sơ được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa hoặc chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng hóa sang Bước 2.

9.1. Ký, đóng dấu công chức vào ô "xác nhận đã làm thủ tục hải quan" đối với hồ sơ miễn kiểm tra thực tế hàng hóa được thông quan.

9.2. Chuyển hồ sơ phải kiểm tra thực tế hàng hóa (đã kiểm tra chi tiết hồ sơ) sang Bước 2.

Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế:

1. Đề xuất xử lý việc khai bổ sung khi người khai hải quan có yêu cầu trước thời điểm kiểm tra thực tế hàng hóa.


2. Kiểm tra thực tế hàng hóa

2.1. Số lượng công chức kiểm tra thực tế hàng hóa do lãnh đạo chi cục quyết định tùy theo từng trường hợp cụ thể.

2.2. Nội dung kiểm tra: Kiểm tra đối chiếu thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu với nội dung khai trên tờ khai hải quan và chứng từ của bộ hồ sơ hải quan về: tên hàng, mã số; lượng hàng; chất lượng; xuất xứ.

2.3. Cách thức kiểm tra:

a) Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hóa;

b) Kiểm tra nhãn mác, ký, mã hiệu, quy cách đóng gói, các đặc trưng cơ bản của hàng hóa để xác định tên hàng và mã số, xuất xứ hàng hóa;

c) Kiểm tra lượng hàng (cân, đo, đong đếm, giám định,… tùy theo từng trường hợp cụ thể);

d) Kiểm tra chất lượng

2.4. Trường hợp kiểm tra theo tỷ lệ phát hiện có vi phạm, xét thấy cần thiết thì kiểm tra tới toàn bộ lô hàng, do lãnh đạo chi cục quyết định theo quy định của pháp luật.

2.5. Quá trình kiểm tra cần chú ý trọng tâm, trọng điểm theo chỉ dẫn rủi ro trên Lệnh do hệ thống tự xác định (nếu có) và tra cứu phân tích thông tin quản lý rủi ro theo hướng dẫn về quản lý rủi ro của Tổng cục Hải quan.

3. Ghi kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa và kết luận kiểm tra.

3.1. Ghi kết quả kiểm tra vào Lệnh:

a) Về cách thức kiểm tra: Ghi theo các tiêu chí Kiểm tra tình trạng bao bì, niêm phong hàng hóa; Kiểm tra nhãn mác, ký, mã


hiệu, quy cách đóng gói, các đặc trưng cơ bản của hàng hóa để xác định tên hàng và mã số, xuất xứ hàng hóa;

Kiểm tra lượng hàng (cân, đo, đong đếm, giám định,… tùy theo từng trường hợp cụ thể); Kiểm tra chất lượng

b) Về tỷ lệ kiểm tra: Ghi cụ thể bao nhiêu %, vị trí các kiện hàng đã kiểm tra…

c) Về đặc trưng cơ bản của hàng hóa phải mô tả rõ ràng, cụ thể, đủ thông tin cần thiết để đối chiếu với: (i) việc tự khai, tự tính của người khai hải quan; (ii) kết quả kiểm tra chi tiết hồ sơ.

d) Các công chức kiểm tra cùng ký tên, đóng dấu số hiệu công chức vào Lệnh.

3.2. Ghi kết luận kiểm tra vào tờ khai hải quan

3.3. Ký tên, đóng dấu số hiệu của các công chức kiểm tra thực tế hàng hóa vào ô "cán bộ kiểm hóa" trên Tờ khai hải quan. Đồng thời, yêu cầu người khai hải quan (hoặc đại diện) ký tên xác nhận kết luận kiểm tra.

3.4. Đánh giá kết quả kiểm tra. Việc đánh giá thực hiện theo hướng dẫn về quản lý rủi ro của Tổng cục Hải quan.

3.5. Nhập đầy đủ kết luận kiểm tra thực tế hàng hóa ghi trên tờ khai và nội dung chi tiết đánh giá kết quả kiểm tra trên Lệnh vào hệ thống.

4. Xử lý kết quả kiểm tra

4.1. Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa phù hợp với khai của người khai hải quan thì thực hiện xác nhận đã làm thủ tục hải quan.

4.2. Nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa có sự sai lệch so với khai của người khai hải quan thì đề xuất biện pháp xử lý, trình lãnh đạo chi cục xem xét, quyết định:


a) Kiểm tra tính thuế lại và ra quyết định ấn định thuế; và/hoặc

b) Lập Biên bản chứng nhận/Biên bản vi phạm; và/hoặc

c) Quyết định thông quan hoặc chấp nhận yêu cầu của chủ hàng đưa hàng hóa về bảo quản (nếu đáp ứng được yêu cầu giám sát hải quan); và/hoặc

d) Báo cáo xin ý kiến cấp trên đối với những trường hợp vượt thẩm quyền xử lý của Chi cục.

5. Xác nhận đã làm thủ tục hải quan

5.1. Ký, đóng dấu số hiệu công chức vào ô "Xác nhận đã làm thủ tục hải quan" nếu kết quả kiểm tra thực tế hàng hóa không có sai phạm.

Trường hợp kiểm tra thực tế hàng hóa do nhiều công chức thực hiện thì việc ký, đóng dấu vào ô xác nhận đã làm thủ tục hải quan do lãnh đạo chi cục chỉ định một người (ghi vào Lệnh) ký, đóng dấu công chức.

5.2. Chuyển hồ sơ sang Bước 3.

Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu "Đã làm TTHQ"; trả tờ khai cho người khai hải quan:

1. Thu thuế và thu lệ phí hải quan theo quy định;

2. Đóng dấu "Đã làm TTHQ" lên mặt trước, phía trên góc trái tờ khai hải quan (đóng trùm lên dòng chữ HẢI QUAN VIỆT NAM);

3. Vào sổ theo dõi và trả tờ khai hải quan (bản lưu người khai hải quan) cho người khai hải quan.

4. Chuyển hồ sơ sang bước 4


Bước 4. Phúc tập hồ sơ Thực hiện theo quy trình phúc tập hồ sơ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Tổng cục Hải quan ban hành [22].

Đề cập TTHC theo khía cạnh trên, tác giả muốn nhấn mạnh vào TTHQ, mang tính đặc thù của ngành Hải quan chứ không đề cập TTHC một cách chung chung.

Như vậy, TTHQ là yêu cầu đặt ra đối với chủ thể kiểm tra hải quan và chủ thể bị kiểm tra hải quan về những công việc phải làm, những chứng từ, văn bản có liên quan đến hàng hóa, phương tiện vận tải phải xuất trình và xem xét nhằm đảm bảo thi hành đúng đắn, nghiêm chỉnh chế độ, chính sách của Nhà nước về quản lý hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh.

1.1.3. Đặc điểm của thủ tục hành chính trong ngành Hải quan

Thủ tục hành chính trong ngành Hải quan thực chất là một trong những loại TTHC nói chung, do đó cũng mang đặc điểm của TTHC:

Thứ nhất, TTHC là trình tự thực hiện thẩm hiện thẩm quyền trong quản lý hành chính nhà nước. TTHC do pháp luật hành chính quy định và có tính chất bắt buộc đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Thứ hai, TTHC là thủ tục viết. Hoạt động quản lý hành chính nhà nước được thực hiện chủ yếu tại văn phòng của công sở nhà nước và kết quả của hoạt động này chủ yếu thể hiện bằng bằng văn bản cho nên việc thực hiện TTHC gắn bó mật thiết với công tác văn thư, được hỗ trợ bởi công tác văn thư.

Thứ ba, TTHC được thực hiện bởi nhiều cơ quan và người có thẩm quyền. Một TTHC có thể được nhiều chủ thể có thẩm quyền cùng thực hiện. Các chủ thể này là chủ thể quản lý hành chính nhà nước và cán bộ, công chức hành chính nhà nước. Ngoài cơ quan hành chính nhà nước và cán bộ, công chức hành chính là những chủ thể chủ yếu tiến hành TTHC, theo quy định


pháp luật hiện hành, các cơ quan quyền lực nhà nước, Tòa án, Viện kiểm sát...và một số tổ chức, cá nhân khác cũng tiến hành những TTHC nhất định.

Thứ tư, TTHC là thủ tục giải quyết công việc nội bộ nhà nước và công việc liên quan đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau cho nên có nhiều loại TTHC khác nhau. Mỗi loại đặt ra trình tự và những yêu cầu khác nhau đối với các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan.

Ngoài những đặc điểm chung của TTHC, TTHQ còn mang những đặc điểm riêng:

Thứ nhất, TTHQ mang tính chất đặc thù với các nghiệp vụ chuyên sâu. Việc tiến hành TTHQ đòi hỏi phải áp dụng tổng hợp các kỹ năng chuyên ngành liên quan đến xác nhận xuất xứ, phân loại hàng hóa, trị giá hải quan, quản lý rủi ro (QLRR).

Thứ hai, TTHQ được thực hiện chủ yếu tại biên giới quốc gia. Đây là địa bàn hoạt động chính của cơ quan hải quan nhằm kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh và quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.

Thứ ba, TTHQ mang tính chất liên ngành. Điều này được lý giải bởi quyết định thông quan hàng hóa của cơ quan hải quan phải dựa trên các quyết định hành chính có hiệu lực ở các bộ, ngành có liên quan khác. Hiện nay, theo quy định của pháp luật, để thông quan hàng hóa thì tùy từng trường hợp; doanh nghiệp phải nộp hồ sơ hải quan bao gồm:

Các loại giấy phép, các giấy tờ quản lý chuyên ngành của 12 Bộ, Ngành liên quan như: giấy phép xuất khẩu; giấy phép nhập khẩu; giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa; giấy kiểm tra hoặc thông báo miễn kiểm tra của cơ quan kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, cơ quan kiểm dịch đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, về kiểm dịch động vật và thực vật; giấy xác nhận hàng hóa nhập khẩu phục vụ trực tiếp cho quốc phòng hoặc phục vụ trực tiếp cho an ninh [1].


Thứ tư, TTHQ gắn liền với tự động hóa, điện tử hóa. Đây là một đặc điểm đặc trưng của TTHQ hiện nay, sử dụng phương thức điện tử để cải cách, hiện đại hóa quy trình thủ tục đảm bảo cho hàng hóa được lưu thông thông suốt nhưng vẫn đảm bảo công tác kiểm tra, giám sát hải quan. Ngoài ra, việc triển khai TTHQĐT đáp ứng được yêu cầu thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quàn lý nhà nước về hải quan, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan theo định hướng chung của Ngành, của Bộ và của Chính phủ.

1.2. Định hướng cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan‌

1.2.1. Cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, công khai, minh bạch và dễ tiếp cận

Từ trước tới nay, TTHC trong bất kỳ một cơ quan nhà nước nào cũng mang dấu ấn về sự rườm rà, quan liêu gây ra nhiều phiền hà đối với người dân, doanh nghiệp. Cho nên, mục tiêu đơn giản hóa TTHC là một trong những nguyên tắc cơ bản khi tiến hành cải cách TTHC. Đơn giản hóa TTHC là làm cho những thủ tục này cho nên gọn nhẹ nhưng đồng thời vẫn đảm bảo tuân thủ đúng pháp luật. Nội dung của đơn giản hóa TTHC bao gồm: đơn giản hóa hủy bỏ, bãi bỏ, sửa đổi các TTHC, mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính, các yêu cầu và điều kiện để thực hiện TTHC không hợp pháp, không cần thiết, không hợp lý.

Việc hài hòa và đơn giản hóa như vậy có thể thực hiện được bằng cách thực hiện các nguyên tắc sau đây: Áp dụng các thủ tục và thông lệ hải quan theo phương thức có thể dự đoán được nhất quán và minh bạch; Cung cấp cho tất cả các bên hữu quan mọi thông tin cần thiết liên quan đến pháp luật, các quy chế, hướng dẫn hành chính, thủ tục và thông lệ hải quan; Áp dụng các kỹ thuật hiện đại như QLRR và kiểm tra trên cơ sở kiểm toán, và áp dụng tối đa CNTT; Hợp tác bất cứ khi nào thích hợp với các cơ quan chính quyền khác trong nước, với Hải quan các nước khác và với các cộng đồng kinh doanh; Thực hiện các chuẩn mực quốc tế có liên quan.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 27/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí