Cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan hiện nay - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


TRỊNH PHƯƠNG THẢO


CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG NGÀNH HẢI QUAN HIỆN NAY


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - 2011


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


TRỊNH PHƯƠNG THẢO


CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRONG NGÀNH HẢI QUAN HIỆN NAY


Chuyên ngành : Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số : 60 38 01


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hiền


HÀ NỘI - 2011


MỤC LỤC


Trang

Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục từ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ THỦ TỤC 6

HÀNH CHÍNH TRONG NGÀNH HẢI QUAN


1.1.

Hải quan và cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan

6

1.1.1.

Tổ chức và hoạt động của ngành Hải quan nhìn từ góc độ lí luận nhà nước và pháp luật

6

1.1.2.

Khái niệm thủ tục hành chính trong ngành Hải quan

13

1.1.3.

Đặc điểm của thủ tục hành chính trong ngành Hải quan

24

1.2.

Định hướng cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan

26

1.2.1.

Cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa, công khai, minh bạch và dễ tiếp cận

26

1.2.2.

Bảo đảm tính ổn định của quy trình thủ tục hành chính

27

1.2.3.

Cải cách thủ tục chính áp dụng phương pháp quản lý hiện đại

28

1.3

Phân loại thủ tục hành chính trong ngành Hải quan

31

1.4.

Ý nghĩa của cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan

33


Chương 2: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

37


TRONG NGÀNH HẢI QUAN HIỆN NAY


2.1.

Quan điểm của nhà nước về cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan

37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan hiện nay - 1


2.2.

Thực trạng cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan

39

2.2.1.

Thực trạng pháp luật về thủ tục hải quan với xu hướng cải cách

39

2.2.2.

Thực trạng cải cách thủ tục hành chính đối với hoạt động xuất nhập khẩu

45

2.2.3.

Thực trạng thực hiện thủ tục hải quan điện tử

52

2.2.4.

Xây dựng cơ chế một cửa quốc gia

69


Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH

85


CHÍNH TRONG NGÀNH HẢI QUAN


3.1.

Định hướng cải cách thủ tục hải quan từ nay đến năm 2020

85

3.2.

Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về thủ tục hải quan

91

3.3.

Giải pháp thực hiện thủ tục hải quan điện tử

95

3.3.1.

Xây dựng cơ sở pháp lý cho thủ tục hải quan điện tử trên cơ sở nội luật hóa các chuẩn mực quốc tế

95

3.3.2.

Nội luật hóa các chuẩn mực liên quan đến thủ tục hải quan điện tử theo thứ tự ưu tiên

99

3.3.3.

Xây dựng nguồn nhân lực trong môi trường thủ tục hải quan điện tử

103

3.4.

Giải pháp triển khai cơ chế một cửa quốc gia gắn với cải cách thủ tục hành chính

106

3.4.1.

Tiêu chuẩn hóa và hài hòa hóa quy trình thủ tục

106

3.4.2.

Tiêu chuẩn hóa và hài hóa yêu cầu thông tin, chứng từ

108

3.4.3.

Đẩy mạnh sự phối kết hợp với cơ quan nhà nước có liên quan

111

3.5.

Phát triển công nghệ thông tin

113


KẾT LUẬN

116


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

118


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CNTT : Công nghệ thông tin GDĐT : Giao dịch điện tử QLRR : Quản lý rủi ro TTHC : Thủ tục hành chính TTHQ : Thủ tục hải quan

TTHQĐT : Thủ tục hải quan điện tử


Danh mục các bảng‌


Số hiệu

Tên bảng

Trang

bảng



2.1

Phân biệt cơ chế một cửa hành chính và cơ chế một cửa quốc gia

84


Danh mục các HìNH


Số hiệu

hình

Tªn hình

Trang

2.1

Sơ đồ quy trình TTHQĐT

59

2.2

Sơ đồ quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu

71

2.3

Mô tả quy trình cấp phép

74

2.4

Quy trình thông quan hàng hóa

75

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong khoảng thời gian từ hơn một chục năm trở lại đây, đất nước ngày càng đổi mới theo chủ trương của Đảng đề ra, đặc biệt kể từ khi chúng ta bắt đầu thực hiện chủ trương cải cách nền hành chính nhà nước và bước đầu cải cách thủ tục hành chính (TTHC), ý nghĩa của TTHC đã được đánh giá đúng mức hơn. Vai trò của TTHC với tư cách là một bộ phận của cơ chế hành chính ngày càng có vai trò to lớn. TTHC là cơ sở và điều kiện cần thiết để cơ quan nhà nước giải quyết công việc của người dân và các tổ chức theo pháp luật, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân, tổ chức và các cơ quan có công việc cần giải quyết. Với tư cách là một bộ phận của TTHC, trong những năm qua ngành Hải quan luôn ý thức được tầm quan trọng của cải cách thủ tục hải quan (TTHQ) và xác định đây là một nhiệm vụ trọng tâm của toàn ngành.

Bên cạnh đó, để hoàn thành trọng trách là người gác cửa nền kinh tế đất nước, xuất phát từ nhiệm vụ kiểm tra, giám sát đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam, cơ quan hải quan phải xây dựng các quy trình thủ tục xuất nhập khẩu đảm bảo vừa kiểm soát hải quan đối với hàng hóa, phương tiện vừa tạo thuận lợi cho thương mại hợp pháp, thu hút đầu tư nước ngoài.

Hiện nay, các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hàng hóa, phương tiện vận tải tăng trưởng nhanh về số lượng theo từng năm. Về hình thức, "kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh cũng ngày càng đa dạng, đặc biệt là sự ra đời và phát triển nhanh chóng của thương mại điện tử đã làm tăng tốc độ luân chuyển của hàng hóa" [13, tr. 5].

Bên cạnh đó dưới tác động của tự do hóa, toàn cầu hóa thương mại quốc tế, các quốc gia khi tham gia các tổ chức, diễn đàn quốc tế và khu vực đều phải tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thương mại, dịch vụ hợp pháp hoạt

động và phát triển. Các tổ chức quốc tế hiện nay rất chú trọng tới đơn giản hóa, hài hòa hóa thủ tục hải quan, giảm thiểu tối đa chi phí trong quá trình làm thủ tục, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó, cơ quan hải quan ngày càng phải đối mặt với nhiều thách thức như môi trường làm việc phức tạp, biến đổi liên tục, khối lượng hàng hóa tăng nhanh, phương thức vận chuyển hàng hóa đa dạng, hiện đại (vận chuyển đa phương thức..), áp lực tạo thuận lợi thương mại cao (xử lý hàng hóa trong thời gian ngắn và hạn chế can thiệp trực tiếp vào hàng hóa…); phạm vi hoạt động của hải quan mở rộng và chuyên sâu (bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, ngăn chặn việc xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh bất hợp pháp các loại rác thải độc hại…), các hoạt động vi phạm pháp luật hải quan tinh vi và phức tạp; nguồn lực hạn chế…

Để giải quyết tổng thể những thách thức này thì việc cải cách TTHC trong ngành Hải quan là một trong những giải pháp hiệu quả. Tuy nhiên, để thực hiện giải pháp này, cơ quan Hải quan đồng thời phải thực hiện các yêu cầu tổng thể về hiện đại hóa: sửa đổi hệ thống pháp luật, tái cơ cấu tổ chức và sử dụng hợp lý nguồn nhân lực, phát triển và ứng dụng đồng bộ hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) trong các khâu nghiệp vụ quản lý và tích hợp các hệ thống, TTHQ với dây chuyền cung ứng. Dưới sự tác động này, các chương trình, dự án về cải cách TTHC trong ngành Hải quan đã được chú trọng thực hiện trong nhiều năm qua và đã thu được nhiều kết quả tích cực.

Do đó, việc nghiên cứu Đề tài "Cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan hiện nay" giữa bối cảnh hiện nay, hết sức có ý nghĩa về cả lý luận, thực tiễn và tính thời sự, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quàn lý nhà nước về hải quan, đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa hải quan theo định hướng chung của Đảng và của Nhà nước.

2. Tình hình nghiên cứu

2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước

Hiện nay, việc cải cách TTHC được triển khai ở nhiều nước trên thế giới đặc biệt trong lĩnh vực hải quan bởi đây là một lĩnh vực liên quan trực

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/11/2023