- Giám sát, kiểm tra các phương tiện vận chuyển hành khách, hàng hóa xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh;
- Đánh thuế với hàng hóa theo quy định của pháp luật;
- Đấu tranh chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới và các vi phạm pháp luật về hải quan.
Đối với đời sống chính trị, kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, vai trò của hoạt động hải quan thể hiện qua những phương diện sau đây:
Thứ nhất, hải quan là công cụ quan trọng của mỗi quốc gia trong việc bảo hộ và thúc đẩy phát triển nền sản xuất trong nước. Thông qua việc kiểm soát chặt chẽ hàng hóa xuất, nhập khẩu, đấu tranh mạnh mẽ với các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ và các phương tiện thanh toán khác qua biên giới, hoạt động hải quan góp phần đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định, kích thích và bảo hộ sản xuất trong nước. Cũng chính thông qua việc trực tiếp thực hiện hoạt động thu thuế xuất - nhập khẩu, thuế gián thu đối với hàng nhập khẩu, hoạt động hải quan đã trở thành công cụ rất quan trọng trong việc bảo vệ hàng rào thuế quan nhằm góp phần điều tiết hoạt động kinh tế diễn ra ở bên trong mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, thông qua việc thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu hoạt động hải quan đã đóng góp một phần không nhỏ vào nguồn thu cho ngân sách của các quốc gia.
Thứ hai, hải quan được xác định là một trong những công cụ quan trọng góp phần vào việc bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của mỗi quốc gia. Vai trò này của hải quan được đặc biệt nhấn mạnh trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật về hải quan nói riêng và vi phạm pháp luật nói chung nhằm đảm bảo an ninh về văn hóa tư tưởng, an toàn vệ sinh - dịch tễ, bảo vệ sức khỏe của nhân dân, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng, chủ quyền và an ninh của các quốc gia.
Thứ ba, ngày nay, các quốc gia đang có nhu cầu thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư nước ngoài nhằm xây dựng và phát triển nền kinh tế của
quốc gia mình đều đặc biệt quan tâm tới việc cải thiện môi trường đầu tư, trong đó phải kể đến việc thay đổi luật lệ và chính sách về hải quan, xúc tiến việc cải cách TTHC trong lĩnh vực hải quan. Đây là việc làm cần thiết bởi luật lệ và chính sách hải quan, TTHQ là những vấn đề có liên quan trực tiếp đến lợi ích của các nhà đầu tư nước ngoài. Như vậy, hải quan là lĩnh vực hoạt động có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc cải thiện môi trường đầu tư, thúc đẩy và thu hút vốn đầu tư nước ngoài đối với mỗi quốc gia.
Có thể bạn quan tâm!
- Cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan hiện nay - 1
- Cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan hiện nay - 2
- Đặc Điểm Của Thủ Tục Hành Chính Trong Ngành Hải Quan
- Bảo Đảm Tính Ổn Định Của Quy Trình Thủ Tục Hành Chính
- Quan Điểm Của Nhà Nước Về Cải Cách Thủ Tục Hành Chính Trong Ngành Hải Quan
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Nội dung chủ yếu của hoạt động hải quan bao gồm TTHQ và chế độ kiểm tra, giám sát hải quan.
Thủ tục hải quan rất đa dạng, trong đó thủ tục thông quan hàng hóa, phương tiện vận tải được thực hiện thường xuyên và là thủ tục xương sống của ngành Hải quan. Tham gia vào thủ tục thông quan gồm có: người khai hải quan, công chức hải quan có thẩm quyền. Thủ tục thông quan được thực hiện tại các địa điểm làm TTHQ theo quy định của pháp luật. Để thông quan hàng hóa phải trải qua các bước thủ tục như khai nộp, tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan; kiểm tra hải quan; thu thuế và các khoản thu khác...
Chế độ kiểm tra, giám sát hải quan là hoạt động mang tính đặc thù của ngành Hải quan. Cùng với các hoạt động khác, kiểm tra, giám sát hải quan góp phần rất quan trọng vào việc thực hiện chức năng quàn lý nhà nước về hải quan của các cơ quan hải quan. Thông qua công tác này, cơ quan hải quan kịp thời phát hiện những thiếu sót, sơ hở, những vi phạm pháp luật trong công tác quàn lý nhà nước về hải quan để xử lý theo pháp luật, đồng thời tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ quàn lý nhà nước về hải quan cho phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, với yêu cầu của từng thời kỳ, từng giai đoạn khác nhau. Có thể khẳng định rằng, vai trò của hoạt động hải quan ở mỗi quốc gia chủ yếu thông qua hoạt động kiểm tra, giám sát của cơ cơ quan này.
Để cơ quan hải quan hoạt động có hiệu quả cần phải dựa trên cơ sở vững chắc của những nguyên tắc và quy định cụ thể của pháp luật. Thực tiễn cho thấy, muốn thực hiện tốt sự quản lý của nhà nước trên bất kỳ lĩnh vực nào của đời sống kinh tế- xã hội, mở rộng quan hệ và hợp tác với các nước thì phải "chú trọng phát huy vai trò của của pháp luật, nhanh chóng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh trong nước, đồng thời phù hợp với xu hướng phát triển chung của tình hình quốc tế và khu vực" [28, tr. 347]. Hệ thống pháp luật hải quan được hình thành dần từng bước và phụ thuộc vào những điều kiện và hoàn cảnh của đất nước.
Dưới góc độ khoa học pháp lý có thể thấy pháp luật hải quan chính là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội trong lĩnh vực quàn lý nhà nước về hải quan, tức là điều chỉnh hoạt động của cơ quan hải quan cũng như các chủ thể khác tham gia các quan hệ xã hội được hình thành trong quá trình tổ chức và hiện hoạt động chấp hành- điều hành của nhà nước trong lĩnh vực hải quan (thi hành các chế độ kiểm tra, giám sát, quàn lý nhà nước đối với hàng hóa, hành lý; phương tiện vận tải xuất nhập cảnh, chống buôn lậu, gian lận thương mại, thu thuế và các khoản thu khác...) nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất trong nước, bảo vệ chủ quyền đất nước về mặt kinh tế.
Như vậy, tổ chức và hoạt động của ngành Hải quan tuân thủ những nguyên tắc nhất định và theo quy định của pháp luật. Trong những năm qua, tổ chức và hoạt động của ngành Hải quan không ngừng được hoàn thiện đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế xứng đáng là người gác cửa nền kinh tế của quốc gia.
1.1.2. Khái niệm thủ tục hành chính trong ngành Hải quan
Trong quản lý, các công việc cần phải được giải quyết theo những thủ tục phù hợp. Với ý nghĩa chung nhất, "thủ tục (procedure) là phương thức, cách thức giải quyết công việc theo một trình tự nhất định, một thể lệ thống
nhất, gồm một loạt nhiệm vụ liên quan chặt chẽ với nhau nhằm đạt được kết quả mong muốn" [10, tr. 5].
Trong hoạt động của các cơ quan nhà nước, thủ tục trước hết được hiểu là những trình tự được quy định phải tuân theo khi thực hiện công việc. Theo quan niệm này, ở nhiều nước có luật thủ tục cho các hoạt động của các cơ quan nhà nước tương đối cụ thể. Những thủ tục như vậy không đơn thuần chỉ là yêu cầu về giấy tờ hành chính cần có mà còn là trật tự hoạt động của cơ quan nhà nước được quy định.
Theo quy định của pháp luật và thực tiễn quàn lý nhà nước ở nước ta, hoạt động chấp hành và điều hành (hành pháp) của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được thực hiện bằng hành động liên tục theo một trình tự nhất định nhằm đạt mục đích quản lý đã được đề ra. Đó là thủ tục quản lý hành chính nhà nước, được gọi là thủ tục hành chính.
Trong khoa học luật hành chính không có quan điểm thống nhất về phạm vi cụ thể của khái niệm thủ tục hành chính.
Quan niệm hành chính thứ nhất cho rằng, TTHC là trình tự mà các cơ quan quàn lý nhà nước giải quyết trong lĩnh vực trách nhiệm hành chính và xử lý vi phạm pháp luật.
Theo quan niệm thứ hai thì TTHC là trình tự giải quyết bất kỳ một nhiệm vụ cá biệt, cụ thể nào trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước. Như vậy, ngoài thủ tục xử lý các vi phạm hành chính thì thủ tục cấp giấy phép, đăng ký và thủ tục xuất nhập khẩu...cũng được coi là TTHC.
Quan niệm này đã có phạm vi rộng hơn nhưng vẫn chưa thật đầy đủ, hợp lý, bởi vì ngoài trình tự giải quyết bất kỳ một vụ việc cá biệt, cụ thể nào, hoạt động ban hành các quyết định quản lý mang tính chủ đạo và mang tính quy phạm cũng phải tuân thủ nghiêm ngặt những trình tự nhất định nhằm đảm bảo tính hợp pháp và hợp lý của các quyết định.
Vì vậy, TTHC cần được hiểu theo nghĩa rộng, như sau:
Thủ tục hành chính là trình tự về thời gian, không gian, các giai đoạn cần phải có để thực hiện mọi hình thức hoạt động của các chủ thể quản lý hành chính nhà nước, bao gồm trình tự thành lập các công sở; trình tự bổ nhiệm, điều động viên chức; trình tự lập quy, áp dụng quy phạm để bảo đảm các quyền chủ thể và xử lý vi phạm; trình tự tổ chức- tác nghiệp hành chính [10, tr. 6].
Nguyên tắc quàn lý nhà nước bằng pháp luật đòi hỏi hoạt động nhà nước phải tuân theo những quy tắc pháp lý quy định về trình tự, cách thức khi sử dụng thẩm quyền của từng cơ quan để xử lý công việc. Hoạt động quàn lý nhà nước tác động đến rất nhiều các quan hệ xã hội khác nhau rất đa dạng. Vì vậy, không có một TTHC duy nhất, mà có rất nhiều loại thủ tục tương ứng với từng loại hoạt động quản lý cụ thể. TTHC là vô cùng cần thiết, vì nó bảo đảm cho tiến trình hành chính không trì trệ hay cản trở, có ý nghĩa to lớn trong việc thực hiện các lợi ích xã hội khác nhau. Các cơ quan nhà nước và công chức nhà nước khi ban hành và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý hành chính nhà nước đều phải tuân theo một quy trình đã được quy phạm TTHC quy định, nhằm thực hiện một cách tốt nhất các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước theo pháp luật cũng như phục vụ nhu cầu hàng ngày của công dân.
TTHC là một chế định tất yếu của luật hành chính. Nói khác đi, TTHC là loại quy phạm hành chính có tính công cụ để cho cơ quan nhà nước có điều kiện thực hiện chức năng của mình. TTHC bảo đảm cho các quy phạm vật chất của luật hành chính được thực hiện có hiệu quả trong đời sống xã hội.
Xây dựng một quan niệm chung, thống nhất về TTHC là rất quan trọng. Điều đó chẳng những có ý nghĩa, vai trò to lớn trong hoạt động lập pháp, lập quy mà còn hết sức cần thiết để có nhận thức hành động đúng đắn trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước; đặc biệt là trong tiến trình cải cách nền hành chính nhà nước.
Như vậy, TTHC là trình tự, cách thức giải quyết công việc của cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền trong mối quan hệ nội bộ của hành chính và giữa các cơ quan hành chính nhà nước với các tổ chức và công dân. Nó giữ vai trò đảm bảo cho công việc đạt được mục đích đã định, phù hợp với thẩm quyền của các cơ quan nhà nước hoặc của các cá nhân, tổ chức được ủy quyền trong việc thực hiện chức năng quàn lý nhà nước.
Trên cơ sở khái niệm chung về TTHC có thể hiểu TTHC trong lĩnh vực hải quan (thủ tục hải quan) là trình tự thực hiện các công việc thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan, trình tự thực hiện quyền và nghĩa vụ của các tổ chức và cá nhân liên quan trong quá trình tiến hành hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh phải được làm TTHQ theo đúng các nguyên tắc của TTHC, đó là "công khai, nhanh chóng và theo đúng các quy định của pháp luật".
Nội dung của khái niệm TTHQ thể hiện qua ba yếu tố: Chủ thể tham gia TTHQ; Đối tượng của TTHQ; Quy trình các bước của TTHQ.
* Chủ thể tham gia TTHQ
- Công chức hải quan có thẩm quyền: Đây là những người trực tiếp thực hiện thẩm quyền của mình trong lĩnh vực quàn lý nhà nước về hải quan theo quy định của pháp luật, đảm bảo cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh được thực hiện theo đúng pháp luật.
- Người khai hải quan bao gồm chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải hoặc người được chủ hàng hóa, chủ phương tiện vận tải ủy quyền.
* Đối tượng của TTHQ
- Hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh;
- Vật dụng trên phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh; ngoại hối, tiền Việt Nam, kim khí quý, đá quý, văn hoá phẩm, di vật, bưu phẩm, bưu kiện xuất khẩu, nhập khẩu;
- Hành lý của người xuất cảnh, nhập cảnh;
- Các vật phẩm khác xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh hoặc lưu giữ trong địa bàn hoạt động của cơ quan hải quan.
- Phương tiện vận tải đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển, đường sông xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, chuyển cảng.
* Quy trình các bước của TTHQ
Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hóa:
1. Tiếp nhận hồ sơ hải quan từ người khai hải quan theo quy định của pháp luật hải quan.
2. Nhập mã số thuế, kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai (cưỡng chế, vi phạm, chính sách mặt hàng):
2.1. Nhập mã số thuế xuất nhập khẩu của doanh nghiệp để kiểm tra doanh nghiệp có bị cưỡng chế làm TTHQ hay không, kiểm tra ân hạn thuế, kiểm tra vi phạm để xác định việc chấp hành pháp luật của chủ hàng.
Trường hợp hệ thống thông báo bị cưỡng chế nhưng doanh nghiệp có hồ sơ chứng minh đã nộp thuế hoặc thanh khoản, công chức kiểm tra thấy phù hợp thì báo cáo lãnh đạo chi cục chấp nhận, lưu kèm hồ sơ và tiến hành các bước tiếp theo.
2.2. Kiểm tra thực hiện chính sách mặt hàng (giấy phép, điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu).
2.3. Xử lý kết quả kiểm tra điều kiện đăng ký tờ khai:
a) Nếu hồ sơ không đủ điều kiện để đăng ký tờ khai thì trả hồ sơ và thông báo bằng Phiếu yêu cầu nghiệp cho người khai hải quan biết rõ lý do;
b) Nếu đủ điều kiện để đăng ký tờ khai thì tiến hành tiếp các công việc dưới đây.
3. Nhập thông tin khai trên tờ khai hải quan hoặc khai qua mạng, hệ thống sẽ tự động cấp số tờ khai và phân luồng hồ sơ.
4. Đăng ký tờ khai (ghi số tờ khai do hệ thống cấp lên tờ khai)
4.1. Ghi số, ký hiệu loại hình, mã Chi cục Hải quan (do hệ thống cấp) và ghi ngày, tháng, năm đăng ký lên tờ khai hải quan.
4.2. Ký, đóng dấu công chức vào ô "cán bộ đăng ký tờ khai".
5. In Lệnh hình thức, mức độ kiểm tra hải quan.
Lệnh chỉ in 01 bản để sử dụng trong nội bộ hải quan và lưu cùng hồ sơ hải quan. Hình thức, mức độ kiểm tra hải quan bao gồm:
5.1. Hồ sơ hải quan:
a) Kiểm tra sơ bộ đối với hồ sơ của chủ hàng chấp hành tốt pháp luật hải quan và pháp luật về thuế theo quy định của pháp luật;
b) Kiểm tra chi tiết đối với hồ sơ của chủ hàng khác theo quy định của pháp luật.
5.2. Thực tế hàng hóa:
a) Miễn kiểm tra thực tế đối với hàng hóa;
b) Kiểm tra thực tế đối với hàng hóa, cụ thể: b1) Mức (1): Kiểm tra tỷ lệ (%);
b2) Mức (2): Kiểm tra toàn bộ lô hàng.