Cải cách thủ tục hành chính qua thực tiễn của Thủ đô Hà Nội - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


PHẠM XUÂN SƠN


CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH QUA THỰC TIỄN CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI


Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và Pháp luật

Mã số: 60 38 01

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.


LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

Cải cách thủ tục hành chính qua thực tiễn của Thủ đô Hà Nội - 1


Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM HỒNG THÁI


HÀ NỘI - 2013

LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực.

Trong quá trình thực hiện Luận văn, tôi đã được sự quan tâm hướng dẫn tận tình, chi tiết của GS.TS. Phạm Hồng Thái. Luận văn được hoàn thành theo đúng quy trình, quy định và hướng dẫn về nghiên cứu khoa học.

Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và thanh toán đầy đủ các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Tôi viết Lời cam đoan, đề nghị Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội cho phép tôi được bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người thực hiện luận văn


Phạm Xuân Sơn

MỤC LỤC


Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các chữ viết tắt

MỞ ĐẦU 1

Chương 1: THỦ TỤC HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC

HÀNH CHÍNH 11

1.1. QUAN NIỆM VỀ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 11

1.1.1. Khái niệm thủ tục hành chính 11

1.1.2. Phân loại và đặc điểm các thủ tục hành chính 14

1.2. CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 18

1.2.1. Ý nghĩa, vai trò của cải cách thủ tục hành chính 20

1.2.2. Yêu cầu cải cách thủ tục hành chính 22

1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TRỰC TIẾP ĐẾN CẢI CÁCH

TTHC VÀ CÁCH ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CẢI CÁCH TTHC 23

1.4. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ TRONG NƯỚC VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 26

Chương 2: THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA

THỦ ĐÔ HÀ NỘI 38

2.1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THỂ CHẾ VÀ KẾ HOẠCH CẢI

CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI 38

2.1.1. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch 38

2.1.2. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ cải cách thủ tục hành chính 41

2.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI 42

2.2.1. Tuyên truyền, phổ biến về cải cách thủ tục hành chính 42

2.2.2. Bố trí các nguồn lực, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông

tin phục vụ công tác cải cách TTHC 45

2.2.3. Tập hợp, thống kê, rà soát đơn giản hóa TTHC trước khi thực hiện Đề án 30 53

2.2.4. Cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục hành chính 59

2.2.5. Cơ chế một cửa liên thông trong thực hiện TTHC 62

2.2.6. Thực trạng quy định trách nhiệm của người thực hiện TTHC 64

2.3. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO ĐỀ ÁN

30 CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 70

2.3.1. Giai đoạn 1 Đề án 30: Thống kê thủ tục hành chính của Thành phố 70

2.3.2. Giai đoạn 2 Đề án 30: Thực hiện rà soát, kiến nghị đơn giản hoá thủ

tục hành chính của Thành phố 71

2.3.3. Giai đoạn 3: Thực thi đơn giản hoá thủ tục hành chính của Thành phố 72

2.3.4. Giai đoạn kiểm soát thủ tục hành chính 72

2.4. THỰC TRẠNG CẢI CÁCH TTHC ĐỐI VỚI MỘT SỐ LĨNH VỰC QUẢN LÝ CỤ THỂ 75

2.4.1. Một số vấn đề chung về quá trình hình thành TTHC thuộc thẩm quyền

giải quyết của Thủ đô 75

2.4.2 Quá trình hình thành các TTHC lĩnh vực đất đai; nhà ở, xây dựng nhà

ở; thuế 76

2.5. NHỮNG KẾT QUẢ VÀ HẠN CHẾ CỦA CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH 84

2.5.1. Những kết quả chung 84

2.5.2. Những mặt còn hạn chế, tồn tại 86

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại 87

Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP TIẾP TỤC THỰC HIỆN CẢI CÁCH

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI 90

3.1. BỐI CẢNH VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG CHỦ YẾU TỚI CÔNG TÁC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI 90

3.2. MỤC TIÊU 92

3.3. CÁC GIẢI PHÁP TIẾP TỤC CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

CỦA THỦ ĐÔ HÀ NỘI 93

3.3.1. Về tổ chức thực hiện 93

3.3.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức 96

3.3.3. Tiếp tục hoàn thiện thể chế tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho cải

cách thủ tục hành chính 98

3.3.4. Đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công sở đảm bảo

và nâng cao điều kiện thực hiện cải cách thủ tục hành chính 99

3.3.5. Nâng cao chất lượng thông tin, cải thiện quan hệ giữa cá nhân, tổ chức

với các cơ quan hành chính 100

3.3.6. Kiểm soát thủ tục hành chính 102

3.4. KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT 104

KẾT LUẬN 106

TÀI LIỆU THAM KHẢO 109

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


BCĐ: Ban chỉ đạo BMHC: Bộ máy hành chính CCHC: Cải cách hành chính

CCTTHC: Cải cách thủ tục hành chính CNH-HĐH : Công nghiệp hóa -Hiện đại hóa CNTT: Công nghệ thông tin

CQHC: Cơ quan hành chính CQT: Cơ quan thuế

HĐND: Hội đồng nhân dân HSHC: Hồ sơ hành chính

NNT: Người nộp thuế

PAPI: Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Việt Nam

PARI: Bộ chỉ số theo dòi đánh giá CCHC QSD: Quyền sử dụng

QSDĐ: Quyền sử dụng đất QSHN: Quyền sở hữu nhà

SIPAS: Bộ chỉ số đánh giá mức độ hài lòng của người dân và tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính

TP: Thành phố

TTHC: Thủ tục hành chính UBND: Ủy ban nhân dân

UNDP: Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc WB : Ngân hàng Thế giới

WTO: Tổ chức Thương mại thế giới XDCB : Xây dựng cơ bản

XHCN: Xã hội chủ nghĩa

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Công cuộc đẩy mạnh cải cách nền hành chính ở Việt Nam, cải cách thủ tục hành chính luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu; Thủ tướng Chính phủ đã giao nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính, đơn giản hoá thủ tục hành chính trên các lĩnh vực quản lý nhà nước là nhiệm vụ quan trọng, ưu tiên hàng đầu. Cải cách thủ tục hành chính cũng là 1 trong 2 khâu đột phá trong chiến lược phát triển của Thủ đô trong giai đoạn 2010-2015[30].

Cải cách thủ tục hành chính đang là vấn đề bức xúc, nóng bỏng, được nhiều tầng lớp nhân dân quan tâm, trên cả bình diện lý luận và thực tiễn đang đặt ra rất nhiều vấn đề cấp bách cần giải quyết.

Ngày nay, cải cách hành chính là vấn đề mang tính toàn cầu. Các nước trên thế giới đều tiến hành cải cách nền hành chính và nâng cao chất lượng dịch vụ công, đều là mục tiêu ưu tiên trong phát triển của các quốc gia. Cả các nước đang phát triển và các nước phát triển đều xem cải cách hành chính như một động lực mạnh mẽ để thúc đẩy tăng trường kinh tế, phát triển dân chủ và các mặt khác của đời sống xã hội[32].

Ở Việt Nam, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước được bắt đầu từ năm 1986, tính đến nay đã gần 3 thập niên. Trong khoảng thời gian này, đồng thời với việc đổi mới về kinh tế thì cải cách hành chính cũng được tiến hành. Cuộc cải cách hành chính được thực hiện từng bước thận trọng và đã thu được nhiều kết quả rất đáng khích lệ. Cải cách hành chính đang thể hiện rò vai trò quan trọng của mình trong việc đẩy nhanh sự phát triển đất nước. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng đầu trên thế giới, công nghiệp và dịch vụ phát triển, đầu tư nước ngoài xu hướng chung là tăng, nhiều vấn đề xã hội đang được quan tâm giải quyết... Tuy nhiên, Ở Việt Nam đang còn rất nhiều vấn đề kinh tế - xã hội đã tồn tại từ lâu và mới nảy sinh cần phải được giải quyết tích cực và có hiệu quả. Bên cạnh đó, bối cảnh toàn cầu hoá đang đặt ra trước Việt Nam những

thách thức và cơ hội mới đòi hỏi phải có những cố gắng cao độ. Điều đó cũng có nghĩa là quá trình cải cách hành chính ở Việt Nam còn rất nhiều vấn đề đặt ra cần được tiếp tục giải quyết. Cái khó trong cải cách hành chính ở Việt Nam là phải tiến hành một cuộc cải cách hành chính có tính chất cách mạng từ quản lý lập trung quan liêu, bao cấp sang quản lý trong điều kiện kinh tế thị trường và mở rộng dân chủ. Điều này là chưa từng có tiền lệ.

Ở trong nước, sự kiện công bố bộ TTHC 4 cấp chính quyền thuộc đề án cải cách, đơn giản hoá tục hành chính (Đề án 30) là một trong 10 sự kiện nổi bật Việt Nam 2009, các ngành các cấp đã khẩn trương thực hiện việc đơn giản hoá thủ tục theo hướng dẫn của Tổ công tác chuyên trách Thủ tướng Chính phủ[34].

Lịch sử đã chỉ ra rằng bất kỳ một cuộc cải cách nào cũng đều có mục tiêu, mục đích xã hội của nó. Mục tiêu cải cách hành chính ở Việt Nam là: xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, tiết kiệm, chuyên nghiệp, phục vụ nhân dân ngày một tốt hơn.

Cải cách hành chính ở Việt nam được tiến hành nhiều năm nay với những bước đi, lộ trình khác nhau từ thấp tới cao. Bắt đầu là việc cải cách một bước thủ tục hành chính trong việc giải quyết các công việc của cá nhân, tổ chức, đến cải cách nền hành chính nhà nước với 03 nội dung là: cải cách thể chế hành chính[14]; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức. cải cách hành chính đã chuyển sang một bước mới với 04 nội dung: cải cách thể chế hành chính; cải cách bộ máy hành chính nhà nước; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức; cải cách tài chính công[18]. Giai đoạn hiện nay với 06 nội dung: (1) Cải cách thể chế, (2) Cải cách thủ tục hành chính, (3) Cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, (4) Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, (5) Cải cách tài chính công, và (6) Hiện đại hoá hành chính[15].

Trong những năm qua cải cách hành chính ở Việt Nam đã làm được những gì để góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền đó là:

- Về thể chế hành chính đã sửa đổi Hiến pháp, ban hành các Luật mới và các văn bản dưới luật về tổ chức bộ máy nhà nước; Điều quan trọng là: các văn bản về

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/06/2022