Thực Hiện Cơ Chế Một Cửa, Một Cửa Liên Thông


bộ, công chức; kỹ năng nghiệp vụ hành chính cũng như tinh thần, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức được nâng cao. Mối quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước trong giải quyết công việc cho nhân dân ngày càng thắt chặt. Việc tiếp nhận, thụ lý và trả kết quả tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả đã ngăn chặn tình trạng sách nhiễu nhân dân như trước đây. Mặt khác, giúp các phòng ban có điều kiện tập trung và chủ động giải quyết công việc thuộc thẩm quyền chuyên môn.

Tạo lập niềm tin của nhân dân vào cơ quan Nhà nước: Sự đổi mới hoạt động của cơ quan hành chính và thái độ phục vụ thân thiện của cán bộ, công chức đã đem đến sự hài lòng cho nhân dân khi giải quyết công việc. Sự công khai, minh bạch mọi thủ tục hành chính , thời gian giải quyết và các loại phí đã hạn chế tình trạng quan liêu, tham nhũng. Đồng thời, đảm bảo cho mỗi người dân có thể tham gia vào hoạt động giám sát và quản lý hành chính nhà nước.

Quá trình thực hiện cơ chế Một cửa và Một cửa liên thông trên địa bàn thành phố Đồng Hới đã đem lại những tín hiệu tích cực, làm thay đổi hữu hiệu về phương thức làm việc của cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, tạo chuyển biến cơ bản trong quan hệ giữa các cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức và công dân. Mọi người đã thay đổi nếp nghĩ, thói quen trong quan hệ giữa chính quyền và nhân dân.

3.3.2. Những tồn tại, hạn chế

3.3.2.1. Đơn giản hóa các thủ tục hành chính

- Các cơ quan, ban ngành trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật chưa nhận thức đầy đủ về chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước; sự phối hợp giữa các cơ quan trong quá trình xây dựng, kiểm tra, rà soát văn bản quy phạm pháp luật chưa chặt chẽ. Hệ thống các văn bản, quy định của các ngành, các lĩnh vực liên quan chưa được đồng bộ, thống nhất. Một số quy định đặc thù của các cơ quan chuyên môn (kho bạc, thuế, Tài nguyên – môi trường, tài


chính – kế hoạch…) chưa có tính phối hợp liên ngành phù hợp hướng về cùng một nhiệm vụ, vì vậy quá trình tổ chức thực hiện còn lúng túng, chính quyền các cấp chưa chủ động trong tổ chức thực hiện, nhiều khi phải đề nghị hướng dẫn của các cấp mới triển khai được, do đó dẫn đến tình trạng chậm trễ trong giải quyết một số thủ tục, gây bức xúc cho công dân vì phải chờ đợi mất nhiều thời gian, đi lại nhiều lần, tốn kém thời gian, tiền bạc.

- Hầu hết các thủ tục hành chính do Trung ương và tỉnh quy định, vì vậy sau khi rà soát, thành phố không có thẩm quyền thay đổi, điều chỉnh hoặc bãi bỏ mà chỉ đề nghị cấp có thẩm quyền đơn giản hóa, thay đổi hoặc bãi bỏ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

- Quy trình thủ tục hành chính tuy đã được rà soát, điều chỉnh nhưng một số thủ tục vẫn còn phức tạp, thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan. Một số văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trùng lặp, xúc tiến chưa đúng tiến độ.

- Việc nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ, công chức, viên chức thực hiện giải quyết các thủ tục hành chính còn hạn chế, nặng về chuyên môn của lĩnh vực, năng lực của một số cán bộ, công chức làm công tác tiếp nhận hồ sơ có mặt chưa đáp ứng yêu cầu, một số cán bộ chưa nắm bắt đầy đủ các quy định khác của pháp luật liên quan nên trong quá trình giải quyết vẫn còn có sai sót, ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân.

Cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới - 11

- Công tác công khai hóa, niêm yết quy trình thủ tục, thời gian giải quyết, phí, lệ phí một số nơi còn hình thức.

3.3.2.2. Thực hiện cơ chế Một cửa, Một cửa liên thông

- Nguồn ngân sách tập trung đầu tư cho việc trang bị cơ sở vật chất cho Bộ phận Một cửa, Một cửa liên thông chưa đáp ứng yêu cầu. Một số phường xã do điều kiện, trang thiết bị làm việc quá cũ, thường xuyên hư hỏng; một số nơi diện tích phòng giao dịch, trực tiếp thực hiện các thủ tục tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả chưa đảm bảo, còn chật hẹp do đó ảnh hưởng đến quá trình thực hiện các thủ tục hành chính đối với công dân.


- Sự phối hợp của các cơ quan chuyên môn trong quá trình giải quyết công việc còn hạn chế, chẳng hạn như người dân đến làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất, sau khi nộp hồ sơ tại Bộ phận Một cửa, trách nhiệm của cán bộ, công chức phải chuyển đến phòng Tài nguyên - Môi trường, sau khi thụ lý phòng tài nguyên môi trường phải chủ trì phối hợp với phòng chuyên môn liên quan, Chi cục thuế và ủy ban nhân dân cấp xã, phường (nơi có đất) tiến hành thẩm định hồ sơ và lập biên bản thẩm định. Nếu thẩm định thấy đầy đủ các điều kiện quy định thì phường, xã và phòng Tài nguyên – Môi trường chịu trách nhiệm xác nhận vào bản hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo mục quy định. Trên thực tế các xã, phường nhiều nơi vẫn chưa thực sự phối hợp với để giải quyết công việc. Việc chuyển thuế, theo quy định là 05 ngày tính từ ngày cơ quan thuế nhận hồ sơ nhưng nhiều trường hợp cơ quan thuế không làm theo quy định làm ảnh hưởng đến quá trình giải quyết công việc.

- Thời gian giải quyết chuyển đổi quyền sử dụng đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cho thuê đất, thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất một số hồ sơ có vướng mắc nên vẫn còn chậm, chưa đúng thời gian quy định đã được niêm yết tại Bộ phận Một cửa.

- Chưa có một mô hình chuẩn, có tính pháp lý để các địa phương triển khai thực hiện nên nhiều thủ tục cần giải quyết tại một đầu mối nhưng lại liên quan đến một số lĩnh vực chưa được đưa vào thực hiện tại bộ phận một cửa liên thông. Các địa phương tự nghiên cứu, tìm hiểu, rồi xây dựng Đề án triển khai thực hiện thí điểm sau đó nhân rộng tại địa phương, điều này cũng làm lãng phí tốn kém tiền bạc không cần thiết khi có một mô hình chuẩn để các địa phương áp dụng. Hiện nay, việc triển khai thực hiện thí điểm cơ chế một cửa liên thông từ thành phố xuống các xã, phường còn chậm so với kế hoạch đề ra.


CHƯƠNG 4

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH CẢI CÁCH THỦ TỤC HÀNH CHÍNH NHẰM PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TẠI

THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI

4.1. Bối cảnh mới và những vấn đề đặt ra về cải cách thủ tục hành chính

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang là xu thế chung của thế giới. Khi Việt Nam đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt sau khi chúng ta tham gia khu vực mậu dịch tự do các nước ASEAN (AFTA) và trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại thế giới WTO thì chúng ta không chỉ nhận được những cơ hội mà còn phải đối mặt với những thách thức. Để đáp ứng yêu cầu hội nhập, mở cửa nền kinh tế, Việt Nam đã tăng cường cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng. Việc cải cách thủ tục hành chính bảo đảm thực thi các cam kết quốc tế, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Chính vì vậy, những năm qua công tác cải cách thủ tục hành chính trở thành nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong chương trình công tác của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương. Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của bộ máy nhà nước đã nêu rò: "tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, xem đây là khâu đột phá để tạo môi trường thuận lợi, minh bạch cho mọi hoạt động của người dân và doanh nghiệp, phải tiến hành rà soát các thủ tục hành chính trên tất cả các lĩnh vực, chỉ rò những thủ tục, những quy định chưa đúng, không phù hợp và nguyên nhân cụ thể để kiên quyết sửa đổi. Đây là khâu cản trở sự phát triển và gây nhiều bức xúc trong nhân dân, phải tập trung chỉ đạo tạo sự chuyển biến nhanh trong lĩnh vực này".

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa X, việc tiếp tục cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính gắn với việc thực hiện cơ chế Một cửa đã được


triển khai mạnh và thu được những kết quả bước đầu tích cực. Các bộ, ngành và địa phương đã tích cực rà soát, sửa đổi một số thủ tục hành chính liên quan nhiều đến người dân, doanh nghiệp. Đặc biệt, thủ tục hành chính trên những lĩnh vực bức xúc, liên quan trực tiếp tới người dân và doanh nghiệp như đất đai, xây dựng, hộ tịch, hộ khẩu, đầu tư, đăng ký doanh nghiệp, hải quan, thuế, kho bạc, xuất nhập khẩu v.v.. đã được rà soát nhiều lần, loại bỏ những thủ tục hành chính phức tạp, gây phiền hà, bước đầu tạo lập lại niềm tin của người dân và doanh nghiệp vào hoạt động phục vụ của các cơ quan công quyền.

Đối với công cuộc cải cách hành chính, tỉnh Quảng Bình luôn xác định công tác cải cách thủ tục hành chính là khâu đột phá trong chiến lược cải cách nền hành chính quốc gia, chính vì vậy đã tập trung chỉ đạo thực hiện đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính. Các bộ thủ tục hành chính của các sở, ban, ngành, địa phương tiếp tục được hoàn thiện và công bố công khai trên trang tin điện tử, giúp cho các cá nhân, tổ chức dễ dàng tiếp cận và giám sát. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của các cơ quan nhà nước đã có bước tiến bộ rò rệt. Đặc biệt, tỉnh Quảng Bình đã tập trung ưu tiên đầu tư trang thiết bị đồng bộ, hiện đại cho bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế một cửa liên thông cấp huyện, trong đó thành phios Đồng Hới là địa phương được ưu tiên, lựa chọn thí điểm để triển khai đầu tư mô hình Một cửa liên thông cấp xã.

Với việc quan tâm đẩy mạnh hơn công tác cải cách hành chính của tỉnh nhằm cải thiện khuôn khổ thể chế hành chính; tạo lập môi trường đầu tư và sản xuất kinh doanh thân thiện và thuận lợi hơn cho người dân, nhà đầu tư và doanh nghiệp; cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho nhân dân; đồng thời thành phố Đồng Hới sẽ có nhiều lợi thế và điều kiện để thực hiện tốt việc đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trên địa bàn, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của thành phố phát triển.


4.2. Quan điểm về cải cách thủ tục hành chính trong thời gian tới

Có thể nói rằng, cải cách hành chính là tiền đề và động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Cải cách hành chính trong thời gian qua mặc dù đã đạt được những thành công đáng ghi nhận, tuy nhiên hoạt động của Nhà nước và của nền hành chính quốc gia vẫn còn chậm, nhiều điểm còn bất cập. Nếu duy trì quá lâu tình trạng này sẽ không tạo được động lực mạnh mẽ, có khi còn tác động kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Trước yêu cầu phát triển sâu hơn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, yêu cầu hội nhập mạnh mẽ và toàn diện, công cuộc cải cách hành chính đang đứng trước những thách thức vô cùng to lớn. Để vượt qua những thách thức này, cải cách hành chính trong giai đoạn mới cần phải có những thay đổi hết sức sâu sắc cả về phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, của bản thân hệ thống thể chế hành chính, của cơ cấu hệ thống tổ chức hành chính và đội ngũ công chức hành chính... Đồng thời, phải ưu tiên lựa chọn những nội dung quan trọng cần được tập trung đẩy mạnh thực hiện trong từng giai đoạn cải cách cụ thể và thủ tục hành chính luôn là lĩnh vực được ưu tiên cải cách kể từ đầu thời kỳ đổi mới. Bởi, thủ tục hành chính là một thao tác quan trọng trong quản lý nhà nước. Thậm chí không thể nói đến hành chính nhà nước, quản lý nhà nước nếu không đề cập tới hoặc loại thủ tục hành chính ra khỏi công vụ. Thủ tục hành chính nhìn dưới giác độ chức năng còn thể hiện tính nhân đạo, tính nhân văn sâu sắc của quản lý nhà nước, của cơ quan công quyền. Vì thực chất của thủ tục hành chính là sự thiết lập các thao tác quản lý của nhà nước theo những trình tự, qui trình nhất định của cơ quan hành chính nhà nước đáp ứng những loại dịch vụ hành chính khác nhau mà người dân cần tới sự cung cấp một cách tốt nhất (dễ dàng, đơn giản và đem lại sự hài lòng của người dân). Nói cách khác, thủ tục hành chính là cách mà cơ quan công quyền phục vụ người dân từ trách nhiệm nhân dân giao cho họ.


Do đó, tính bức xúc của việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính không chỉ nhìn từ khía cạnh kinh tế, tức là tiết kiệm tiền của, là xây dựng môi trường pháp lý để các thành phần kinh tế, các nhà đầu tư yên tâm làm ăn, phát triển; không chỉ nhìn từ khía cạnh xã hội, tức là tạo điều kiện thuận lợi cho người dân thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước. Hơn thế, nó còn xuất phát từ việc sắp xếp, tổ chức bộ máy theo hướng gọn nhẹ, hiện đại; đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức về chuyên môn, nghiệp vụ theo hướng chuyên nghiệp hoá; góp phần bài trừ tệ quan liêu, cửa quyền, hối lộ, làm trong sạch bộ máy nhà nước.

Chính vì vậy, quan điểm về cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới trong thời gian tới đó là:

* Cải cách thủ tục hành chính phải được xem là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các cơ quan, ban ngành và mọi người dân

Công tác cải cách thủ tục hành chính phải đưa vào là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong chương trình công tác của Đảng bộ, chính quyền, các cơ quan, ban ngành thành phố Đồng Hới.

Công cuộc cải cách nền hành chính Nhà nước sẽ không đạt mục đích và hiệu quả nếu như không dựa vào sự tham gia của các tầng lớp nhân dân trong xã hội, vì Nhà nước của ta là nhà nước của nhân, do nhân và vì nhân, chính nhân dân mới là chủ thể của nhà nước. Giám sát và phản biện xã hội thông qua Mặt trận Tổ quốc là con đường để người dân thực hiện quyền làm chủ của mình, cũng là con đường để người dân tham gia vào quá trình cải cách hành chính nói chung và cải cách thủ tục hành chính nói riêng.

* Cải cách thủ tục hành chính mà cụ thể là rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và xây dựng mô hình Một cửa phải đi vào chiều sâu


Tiếp tục rà soát loại bỏ các thủ tục hành chính mang tính quan liêu, rườm rà, xây dựng và hoàn thiện các thủ tục hành chính theo hướng công khai, đơn giản, thuận tiện, giảm tối đa về thủ tục, thời gian giải quyết công việc, tránh phiền hà cho tổ chức và công dân.

Thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa đi vào thực chất và chiều sâu, mở rộng thêm các lĩnh vực liên quan đến giao dịch giữa cơ quan hành chính nhà nước với tổ chức và công dân.

Hoàn thiện Quy chế Một cửa và hướng tới thực hiện Một cửa liên thông trên toàn địa bàn thành phố trong việc giải quyết thủ tục hành chính.

* Cải cách thủ tục hành chính gắn liền với việc xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp

Tập trung xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức các cấp có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực và tính chuyên môn hóa cao.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm và đạo đức công vụ cho cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận Một cửa.

* Lựa chọn những nội dung quan trọng để tập trung đẩy mạnh thực hiện trong từng giai đoạn

Trong giai đoạn 2011 – 2020 thành phố Đồng Hới cần tập trung cải cách thủ tục hành chính trên các lĩnh vực trọng điểm sau: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng, cấp giấy phép kinh doanh.

4.3. Những giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới trong thời gian tới

4.3.1. Cơ chế, chính sách

- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho bộ phận Một cửa, Một cửa liên thông các xã, phường trên địa bàn góp phần đưa công tác cải cách thủ tục

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 30/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí