Tình Hình Hoạt Động Của Các Doanh Nghiệp Tại Thành Phố Đồng Hới Giai Đoạn 2009-2013


Bảng 2.2: Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp tại thành phố Đồng Hới giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: doanh nghiệp


Năm

Doanh nghiệp nhà nước

Doanh nghiệp ngoài nhà nước

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

2009

22

1.067

1.089

2010

20

1.096

1.118

2011

20

1.148

1.170

2012

20

1.204

1.226

2013

17

1.361

1.379

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Cải cách thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế - xã hội tại thành phố Đồng Hới - 10

Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê năm 2009 đến 2013 thành phố Đồng Hới


Qua bảng số liệu trên, ta có thể thấy rằng: Số lượng các doanh nghiệp nhà nước có chiều hướng giảm dần, trong khi đó số lượng các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tăng lên đáng kể qua các năm. Điều này cũng cho thấy rằng, môi trường đầu tư được cải thiện, thủ tục hành chính ngày càng thông thoáng là điều kiện thuận lợi để thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư nguồn vốn vào các Dự án trên địa bàn.


Bảng 2.3: Tình hình lao động trong các ngành kinh tế tại thành phố Đồng Hới giai đoạn 2009-2013

Đơn vị tính: người


Năm

Lao động trong các ngành nông nghiệp

Lao động trong các ngành công nghiệp

Lao động trong các ngành thương mại, dịch vụ

2009

8.387

8.011

18.485

2010

8.223

8.791

18.639

2011

8.096

8.887

18.858

2012

8.052

8.999

19.160

2013

7.951

9.119

20.180

Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê năm 2009 đến 2013 thành phố Đồng Hới


Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng: Đi đôi với việc gia tăng số lượng các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn thì cũng đồng thời tạo việc làm cho lao động trong các ngành công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Vì vậy, số lượng lao động trong các ngành nông nghiệp có chiều hướng giảm dần qua các năm, còn lao động trong các ngành công nghiệp và thương mại, dịch vụ tăng mạnh qua các năm.


Bảng 2.4: Thu ngân sách từ doanh nghiệp nhà nước và thu ngoài quốc doanh từ năm 2009 đến năm 2013

Đơn vị tính: triệu đồng


Năm

2009

2010

2011

2012

2013

Thu ngân sách thành phố


191.647


273.111


368.737


451.635


376.256

Thu từ doanh nghiệp nhà nước


453


471


1.083


1.360


1.700

Thu ngoài quốc doanh


27.806


39.699


49.332


61.305


75.387

Nguồn: Số liệu Niên giám thống kê năm 2009 đến 2013 thành phố Đồng Hới


Qua bảng số liệu trên, ta thấy rằng: Năm 2013, nguồn thu từ doanh nghiệp nhà nước địa phương và nguồn thu từ doanh nghiệp ngoài quốc doanh tăng gấp 3 và gấp 4 lần so với năm 2009 và chiếm hơn 20% thu ngân sách thành phố.

* Thương mại, dịch vụ và du lịch

Dịch vụ Thương mại phát triển phong phú, mạng lưới kinh doanh được mở rộng, các cơ sở kinh doanh tăng nhanh. Đến nay, trên địa bàn thành phố có 9.459 cơ sở (tăng 1.164 cơ sở so với năm 2009). Giá trị sản xuất năm 2013 đạt 2.482 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2009. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng trưởng ổn định với nhịp độ khá cao. Năm 2013 thực hiện được 5.892 tỷ đồng, tăng 140% so với năm 2009. Tốc độ tăng bình quân 3 năm là 30%/năm. Hạ tầng thương mại được đầu tư nâng cấp. Đặc biệt là hệ thống trung tâm thương mại, chợ, siêu thị (hiện tại trên địa bàn thành phố có 13 chợ, trong đó có 02 chợ loại I; 02 chợ loại II và 09 chợ loại III). Cùng với việc đầu tư, nâng cấp phát triển hệ thống chợ, một số nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh đã


huy động vốn đầu tư xây dựng các siêu thị tổng hợp. Thành phố hiện có 2 siêu thị đạt chuẩn quy định và gần 10 siêu thị nhỏ.

Du lịch tiếp tục phát triển, từng bước khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được quan tâm đầu tư, chất lượng dịch vụ, du lịch được nâng lên. Thành phố hiện có trên 140 khách sạn, nhà nghỉ với 2.658 phòng; hơn 4.500 giường; có hơn 500 cơ sở dịch vụ, du lịch, trong đó có 16 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 sao trở lên, đặc biệt có khu du lịch sinh thái Sun Spa Resort; khách sạn Sài Gòn - Quảng Bình đạt tiêu chuẩn 5 sao. Lượng khách du lịch đến thành phố Đồng Hới tăng bình quân 16,7%/năm. Giá trị sản xuất ngành dịch vụ tăng từ 798 tỷ đồng (năm 2009) lên 6.450 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 53,8% (năm 2013), vượt chỉ tiêu 0,8% (kế hoạch năm 2015: 53%).

* Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đẩy mạnh việc thực hiện chương trình phát triển tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông thôn; chú trọng công tác quy hoạch, xây dựng hạ tầng cơ sở sản xuất và giải quyết việc làm. Năm 2009, tổng số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp là 1.714 nhưng đến năm 2013 đã tăng lên 1.974 cơ sở, thu hút 10.280 lao động.

Giá trị Sản xuất tiểu thủ công nghiệp năm 2009 thực hiện 878,9 tỷ đồng, đến năm 2013 tăng lên 2.789 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 15%.

Kinh tế tư nhân phát triển mạnh đã góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng chung của toàn ngành; giá trị sản xuất công nghiệp của kinh tế tư nhân năm 2009 chiếm 41,5% và năm 2013 chiếm 78,5%. Các ngành công nghiệp có tiềm năng, thế mạnh vẫn được duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, ổn định, nhất là các ngành: sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống; may mặc; sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa; sản xuất vật liệu xây dựng; sản phẩm từ kim loại; sửa chữa xe có động cơ...


Sự phát triển của tiểu thủ công nghiệp thành phố đã góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố. Tỷ trọng Công nghiệp - Xây dựng tăng từ 41,2% (năm 2009) lên 41,7% (năm 2013) trong tổng giá trị chung của ngành kinh tế, vượt chỉ tiêu 0,7% (KH năm 2015: 41%).

* Nông nghiệp

Cơ cấu kinh tế nội bộ ngành chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng thuỷ sản, giảm tỷ trọng nông nghiệp, lâm nghiệp. Gía trị sản xuất Nông nghiệp chiếm tỷ lệ: 5,9% đạt chỉ tiêu Nghị quyết đề ra (chỉ tiêu 5-6%). Phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới. Nông nghiệp đã chuyển mạnh sang sản xuất hàng hoá có giá trị và chất lượng cao, đến nay trên địa bàn thành phố có 750 ha canh tác đạt giá trị thu nhập trên 50 triệu đồng/ha/năm, chiếm 36,8% diện tích canh tác.

Chăn nuôi phát triển theo hướng tập trung, trang trại, các mô hình nuôi đã thu được kết quả tốt. Tỷ trọng chăn nuôi trong giá trị sản xuất nông nghiệp tăng từ 46% (năm 2009) lên 49% (năm 2013) vượt chỉ chiêu đề ra (chỉ tiêu: 46-47%). Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng thực hiện có hiệu quả. Trong 3 năm (2008-2010) đã trồng mới 207 ha rừng tập trung, 36 vạn cây phân tán trên đất trống của các xã, phường và hộ gia đình. Độ che phủ rừng được nâng từ 41% lên 62%. Thủy sản triếp tục tăng trưởng, tốc độ tăng bình quân hàng năm là 6,9%. Trang thiết bị được đầu tư, đổi mới, đến nay có 578 tàu thuyền đánh bắt hải sản, trong đó có 128 tàu đánh bắt xa bờ. Ngư trường được mở rộng, kết hợp khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, môi trường sinh thái biển. Nuôi thủy sản có bước chuyển biến mạnh trên cơ sở ổn định về diện tích và nâng cao chất lượng. Đến nay, có 409,5 ha nuôi thuỷ sản, tập trung nuôi các loại có giá trị kinh tế cao. Sản lượng đánh bắt và nuôi thủy sản tăng bình quân hàng năm là: 5,1%. Chế biến thủy sản phát triển mạnh, một số sản phẩm truyền thống được khôi phục và phát triển.


* Giáo dục - Đào tạo:

Ngành giáo dục đào tạo thành phố tiếp tục tạo được những chuyển biến tích cực và toàn diện cả về quy mô lẫn chất lượng. Đa dạng hoá các loại hình học tập, đảm bảo chỉ tiêu kế hoạch về số lượng học sinh các ngành học, cấp học. Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, kết quả thi tốt nghiệp các cấp học đều vượt so với năm học trước, tỷ lệ học sinh khá, giỏi và tỷ lệ học sinh tốt nghiệp, thi đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng ngày càng tăng.

Công tác xã hội hoá giáo dục, cơ sở vật chất trường học được đầu tư và tăng cường, đáp ứng tốt hơn công tác dạy và học. Hiện có 88% phòng học đã được kiên cố hóa, 92,4% trường đạt chuẩn quốc gia. 100% xã, phường thành lập Hội khuyến học và xây dựng trung tâm học tập cộng đồng đi vào hoạt động có hiệu quả, góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục toàn thành phố phát triển toàn diện.

* Văn hoá - thông tin, thể dục thể thao

Hoạt động văn hóa thông tin, thể dục thể thao đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đời sống văn hoá tinh thần, mức hưởng thụ về văn hoá nghệ thuật của nhân dân từng bước được nâng cao. Phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" được nhân dân hưởng ứng tích cực, phát triển sâu rộng và đã có tác dụng thiết thực đối với đời sống xã hội; đến nay có 145/155 thôn tổ dân phố có nhà văn hoá, toàn thành phố có 173 đội văn nghệ (từ thôn, tổ dân phố trở lên), 261 câu lạc bộ các loại hình... Phong trào xây dựng "làng văn hóa", "khu phố văn hóa", "gia đình văn hóa", tiếp tục phát triển mạnh, có 92% gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, 71% thôn, tổ dân phố được công nhận danh hiệu "làng văn hóa", "khu phố văn hóa"; 91% cơ quan đơn vị văn hóa.

Hoạt động thể dục thể thao ngày càng mở rộng và có chuyển biến tốt, số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên tăng lên. Cơ sở vật chất


phục vụ cho hoạt động thể dục thể thao được tăng cường. Hiện nay đã có 36% hộ gia đình được công nhận gia đình thể thao; 36% người dân tập luyện Thể dục thể thao thường xuyên.

* Y tế, Dân số - Kế hoạch hóa gia đình

Các chương trình mục tiêu Quốc gia về y tế được triển khai có chất lượng, hệ thống cơ sở y tế tiếp tục được củng cố; Bệnh viện Đa khoa Thành phố đi vào hoạt động có chất lượng với quy mô 150 giường bệnh; Các trạm y tế đã được đầu tư, nâng cấp, chất lượng khám chữa bệnh ngày càng được nâng lên. Thực hiện tốt việc kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại, hiện tại 100% Trạm y tế xã, phường có vườn thuốc Nam. Đội ngũ cán bộ y tế thành phố và xã, phường được bổ sung, nâng cao chất lượng, đến nay 100% Trạm y tế có Bác sĩ; 100% thôn, tổ dân phố có nhân viên y tế; 14/16 xã, phường đạt chuẩn Quốc gia về y tế.

Quản lý tốt hành nghề y dược tư nhân. Đã kiểm soát và khống chế có hiệu qủa các loại dịch bệnh; bảo đảm công tác vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn, y đức người thầy thuốc được nâng lên.

Công tác Dân số, kế hoạch hóa gia đình; bảo vệ, chăm sóc bà mẹ, trẻ em ngày càng được quan tâm; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng giảm từ 12,5% (2009) xuống còn 8,5% (2013); trung bình hàng năm giảm tỷ suất sinh 0,5‰. Chất lượng dân số, chất lượng cuọc sống của người dân từng bước được nâng cao.

* Giải quyết việc làm, giảm nghèo và các chính sách xã hội

Công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện các chính sách an sinh xã hội đạt được nhiều kết quả tích cực. Đã triển khai đồng bộ các giải pháp giảm nghèo, do đó tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 3,5% (năm 2009) xuống 1,5% (năm 2013)

Công tác giải quyết việc làm được quan tâm; đã huy động được nguồn lực từ các thành phần kinh tế, các chương trình, dự án để giải quyết việc làm và tạo thêm việc làm mới cho người lao động trên địa bàn. Trung bình mỗi


năm có khoảng từ 7.000-7.200 lao động được giải quyết việc làm và tạo thêm việc làm mới, trong đó có khoảng 10% lao động được đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Thực hiện tốt chính sách đối với thương binh, gia đình liệt sĩ, người có công với cách mạng và các chính sách an sinh xã hội . Đẩy mạnh xã hội hóa công tác đền ơn đáp nghĩa, hoạt động nhân đạo, từ thiện... từ đó khuyến khích các đối tượng chính sách vươn lên ổn định cuộc sống.

Nhờ những kết quả đạt được nói trên đã góp phần đẩy nhanh quá trình đưa thành phố Đồng Hới lên đô thị loại II và đã được Chính phủ ký ban hành quyết định công nhận thành phố Đồng Hới lên đô thị loại II trực thuộc tỉnh Quảng Bình vào tháng 7 năm 2014.

* Cơ chế Một cửa góp phần làm cho nền hành chính trở nên dân chủ, minh bạch và có tính chuyên nghiệp cao.

Tác động tích cực của việc giải quyết các thủ tục hành chính theo cơ chế Một cửa đó là đã làm cho nền hành chính trở nên dân chủ, minh bạch, có tính chuyên nghiệp và mang lại sự thuận tiện cho người dân. Trên thực tế có nhiều loại hồ sơ hành chính có liên quan đến thẩm quyền giải quyết của nhiều cấp, nhiều cơ quan, phải qua nhiều đầu mối mới có kết quả cuối cùng. Cơ chế "một cửa liên thông" đặt ra yêu cầu các cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp trong quy trình xử lý hồ sơ, không để tổ chức, công dân cầm hồ sơ đi từ cơ quan này tới cơ quan khác. Người dân có nhu cầu chỉ phải nộp hồ sơ và nhận lại kết quả tại một đầu mối. Những cải cách này đã giúp cho cơ quan hành chính nhà nước phục vụ ngày càng tốt hơn những nhu cầu của người dân.

Đổi mới và nâng cao năng lực hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước, nâng cao năng lực và trách nhiệm của cán bộ, công chức Nhà nước bằng việc xác định rò trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan các cấp và của từng cán bộ, công chức, góp phần tăng cường năng lực, trách nhiệm của cán

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 30/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí