Nhân Lực Nc&pt Theo Thành Phần Kinh Tế Và Chức Năng



Việt Nam

616,33

64,29

28,21

3,03

4,47

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam - 10

Nguồn: CSDL thống kê của UNESCO


Nguyên nhân của tình trạng này được nhiều người đánh giá là một phần do chính sách khoa học công nghệ hiện nay chưa khuyến khích được doanh nghiệp đầu tư cho khoa học công nghệ, phần chủ yếu do đa số doanh nghiệp ở Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, vốn ít, năng suất lao động thấp nên không có khả năng đầu tư lớn, dài hạn cho khoa học công nghệ. Hiện nay, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp cho phép các doanh nghiệp được trích tối đa 10% lợi nhuận trước thuế để đầu tư cho khoa học công nghệ. Tuy nhiên, quy định này được nhiều người cho rằng không hiệu quả, do không có tính chất bắt buộc và không có chế tài đối với các doanh nghiệp vi phạm. Hầu hết các doanh nghiệp không trích hoặc trích không đủ. Bên cạnh đó, với những doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ nếu có trích đến 10% lợi nhuận trước thuế thì khoản trích ấy cũng chỉ từ vài chục đến vài trăm triệu đồng, không đủ để đáp ứng nhu cầu đổi mới công nghệ của chính doanh nghiệp.


3.1.2. Cơ chế quản lý nhân lực khoa học công nghệ


Trong những năm qua, nhân lực khoa học công nghệ tiềm năng của Việt Nam đã có sự phát triển rõ nét. Theo kết quả thống kê cho thấy, nhân lực tham gia hoạt động nghiên cứu và phát triển tính theo đầu người năm 2011 là 134.780. Trong đó có tới 119.582 (88,72%) nhân lực thuộc khu vực của Nhà nước. Như vậy, phần lớn nhân lực khoa học và công nghệ hiện đang tập trung làm việc ở khu vực nhà nước, trong khu vực tư nhân và doanh nghiệp còn rất thấp. Ngoài ra, cơ cấu tỷ lệ nhân lực của Việt Nam còn chưa thực sự hợp lý


khi 105.230 (78,07%) là cán bộ nghiên cứu chỉ có 9.781 (7,26%) là cán bộ kỹ thuật và 14.245 (10,57%) là cán bộ hỗ trợ.


Bảng 3.5: Nhân lực NC&PT theo thành phần kinh tế và chức năng



Thành phần kinh tế

Tổng nhân lực nghiên

cứu

Chia theo chức năng làm việc

Cán bộ nghiên

cứu

Cán bộ kỹ

thuật

Cán bộ hỗ trợ


Khác

Nhân lực NC&PT

Chia theo:

134.780

105.230

9.781

14.245

5.525

Nhà nước

119.582

94.101

8.351

12.853

4.277

Ngoài nhà nước

12.321

9.739

934

896

752

Có vốn đầu tư nước

ngoài

2.877

1.390

4 96

496

496

Nguồn: Tổng hợp từ Điều tra NC&PT và Điều tra doanh nghiệp 2012

Một điểm đáng lưu ý nữa là số cán bộ nghiên cứu có trình độ cao tập trung khá đông ở các trường đại học. Tuy nhiên, lực lượng này lại dành rất ít thời gian cho hoạt động nghiên cứu, chưa thực sự gắn giảng dạy, học tập với nghiên cứu khoa học. Theo thống kê, hiện nay nước ta có 70% tiến sĩ không hoạt động nghiên cứu mà chỉ làm các chức vụ hành chính, quản lý. Chính vì vậy, mặc dù nguồn nhân lực khoa học công nghệ của nước ta tăng về số lượng nhưng chất lượng cán bộ nói chung còn thấp; năng suất khoa học chưa cao; tác động thấp đối với cộng đồng nghiên cứu quốc tế.

Nhà nước vẫn còn thiếu quy hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao thuộc các lĩnh vực khoa học và công nghệ ưu tiên, tiên tiến. Số lượng các nhà khoa học đầu ngành, có trình độ chuyên môn cao và hiện đang


tham gia các hoạt động nghiên cứu khoa học mang tính chuyên nghiệp là rất ít và ngày càng suy giảm. Trong khi đó, các cán bộ khoa học trẻ lại không được tạo động lực để phấn đấu theo đuổi và gắn bó với sự nghiệp khoa học lâu dài. Số lượng cán bộ khoa học công nghệ đông, số tổ chức khoa học công nghệ nhiều, nhưng không có các tập thể khoa học mạnh, các tổ chức khoa học công nghệ đạt trình độ quốc tế.

Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng chảy máu chất xám trong khoa học công nghệ thì các chính sách thu hút, trọng dụng, đãi ngộ nhân tài, trí thức khoa học công nghệ đã được đề cập trong nhiều văn kiện của Đảng và Nhà nước. Nhưng trên thực tế chúng ta mới chỉ áp dụng một số hình thức tôn vinh, khen thưởng còn hầu như chưa có được chính sách đầy đủ, cụ thể để thực sự trọng dụng, sử dụng và phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ. Ngoài ra, việc chậm chuyển đổi từ chế độ công chức sang chế độ viên chức và hợp đồng, chưa tạo điều kiện thuận lợi cho việc lưu chuyển và đổi mới cán bộ. Điều kiện làm việc, chế độ đãi ngộ và trang thiết bị nghiên cứu của nhiều tổ chức khoa học và công nghệ chưa đáp ứng được yêu cầu cho hoạt động nghiên cứu ở trình độ quốc tế. Hầu hết các tổ chức khoa học và công nghệ là các đơn vị sự nghiệp, nhưng lại đang được áp dụng cơ chế quản lý như đối với cơ quan quản lý hành chính với chế độ tiền lương còn nhiều bất hợp lý (nhà khoa học nhận tiền lương thấp theo ngạch bậc như đối với các cơ quan hành chính, không tính đến năng lực nghiên cứu, hiệu quả công việc; không có bất cứ loại phụ cấp nào đối với loại hình lao động chất xám này). Chính hạn chế này đã làm triệt tiêu động lực sáng tạo của các nhà khoa học, không khuyến khích họ toàn tâm gắn bó với sự nghiệp khoa học của đất nước.


3.1.3. Cơ chế quản lý và hoạt động của các tổ chức khoa học và công nghệ

Cơ chế quản lý các tổ chức khoa học và công nghệ đã từng bước được đổi mới theo hướng xã hội hoá và gắn kết với sản xuất, kinh doanh; tuy nhiên vẫn chưa phù hợp với đặc thù của lao động sáng tạo và cơ chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Những bất cập trong cơ chế quản lý hoạt động khoa học công nghệ của nước ta thể hiện ngay từ khâu đầu xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ đến khâu tuyển chọn, giao nhiệm vụ. Nhiệm vụ khoa học và công nghệ chưa bám sát yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và nhiều yêu cầu thiết yếu của quốc gia, ngành và địa phương; chưa hướng đến sản phẩm cuối cùng có thể thương mại hóa, ứng dụng. Tiêu chuẩn lựa chọn và việc lựa chọn chuyên gia tham gia các hội đồng tư vấn để xác định, tuyển chọn tổ chức, cá nhân thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ còn bất cập. Công tác đánh giá kết quả nghiên cứu chưa tương hợp với chuẩn mực quốc tế.

Trong quản lý hoạt động khoa học công nghệ, còn thiếu các hướng ưu tiên phù hợp, các chính sách, giải pháp mạnh mẽ để tạo đột phá trong những lĩnh vực mà Việt Nam có lợi thế. Vì vậy, chưa hình thành được các lĩnh vực khoa học công nghệ mũi nhọn, đạt trình độ tiên tiến, có khả năng cạnh tranh bình đẳng với khu vực và thế giới. Định mức chi và thủ tục thanh quyết toán nhiệm vụ khoa học công nghệ trên thực tế vẫn còn nhiều bất cập. Thiếu cơ sở dữ liệu thống kê quốc gia tin cậy, đồng bộ về khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo. Chậm hình thành hệ thống đánh giá độc lập và bộ chỉ số đánh giá hoạt động khoa học công nghệ. Mối liên kết giữa nghiên cứu và đào tạo, giữa nghiên cứu với thị trường, giữa nhà khoa học với doanh nghiệp còn yếu.


Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện việc chuyển đổi hoạt động của các tổ chức khoa học công nghệ công lập theo cơ chế tự chủ. Theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của các Bộ, ngành, địa phương đến 31/12/2014, trong tổng số 642 tổ chức khoa học công nghệ công lập (gồm 473 tổ chức thuộc các Bộ, ngành và 169 tổ chức thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương), có:

- 488 tổ chức đã được phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế tự chủ (đạt 76%), trong đó có 380 tổ chức thuộc các Bộ, ngành và 108 tổ chức thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- 154 tổ chức đang xây dựng hoặc đang trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Đề án thực hiện cơ chế tự chủ, trong đó có 93 tổ chức thuộc các Bộ, ngành và 61 tổ chức thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Như vậy, đến nay nước ta vẫn còn 154 tổ chức chưa được phê duyệt đề án thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm, mặc dù Nghị định 115 sửa đổi quy định hạn cuối cùng các tổ chức phải được phê duyệt đề án là ngày 31/12/2013.

Giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi hoạt động của các tổ chức khoa học công nghệ công lập kéo dài đến 10 năm mà vẫn chưa xong, chưa thực sự hiệu quả do nhiều nguyên nhân. Trong đó, vướng mắc lớn nhất chính là nhận thức và ý chí hành động từ người đứng đầu các tổ chức khoa học công nghệ đến lãnh đạo một số bộ, ngành, địa phương chưa đúng đắn, đầy đủ, thiếu quyết liệt, nghiêm túc trong triển khai. Việc làm khoa học trong cơ chế bao cấp quá lâu khiến cho khi bước vào cơ chế thị trường, nhiều người đứng đầu các tổ chức khoa học công nghệ bỡ ngỡ, thậm chí lo sợ.

Rất nhiều người lầm tưởng chuyển sang cơ chế tự chủ sẽ bị cắt nguồn ngân sách, cắt giảm biên chế. Nhưng thực tế, chuyển sang cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm thì ngân sách nhà nước sẽ được giao theo cơ chế đặt hàng


các nhiệm vụ, đề tài dự án, sản phẩm thay vì giao theo biên chế. Cùng với vướng mắc từ nhận thức, thì việc xây dựng chính sách, ban hành các văn bản hướng dẫn còn chậm. Nghị định ban hành từ năm 2005 nhưng mãi đến năm 2014 mới có Thông tư hướng dẫn xây dựng, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện thường xuyên của tổ chức khoa học công nghệ, trong khi đó đây lại là vấn đề có ý nghĩa quyết định đến tính tự chủ của các đơn vị.

3.2. Những ý kiến gợi mở góp phần đổi mới cơ chế, chính sách quản lý phát triển khoa học công nghệ ở Việt Nam

3.2.1.Cơ chế tài chính cho khoa học công nghệ

3.2.1.1. Đa dạng hóa nguồn đầu tư cho khoa học công nghệ, thu hút đầu tư từ doanh nghiệp, tổ chức quốc tế và toàn xã hội

Để phát triển khoa học và công nghệ, cần có sự nỗ lực không chỉ của đội ngũ các nhà khoa học mà còn là sự quan tâm của toàn xã hội và đặc biệt là các doanh nghiệp. Chỉ khi nào các doanh nghiệp thực sự coi khoa học công nghệ là một phần không thể thiếu của sức sáng tạo, năng lực cạnh tranh là sự sống còn của doanh nghiệp, nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ là nhu cầu nội tại của doanh nghiệp, thì khoa học công nghệ mới có thể trở thành động lực thực sự của quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Trong điều kiện đầu tư của nhà nước còn hạn hẹp như hiện nay, nhà nước cần đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động khoa học công nghệ: Xây dựng và thực thi cơ chế, chính sách huy động được nhiều nguồn lực tham gia vào hoạt động khoa học công nghệ. Cần xây dựng cơ chế hữu hiệu để huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ, sửa đổi Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp theo hướng tăng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp để đảm bảo trích tối thiểu 10% lợi nhuận trước thuế cho Quỹ phát triển khoa học công nghệ của chính doanh nghiệp hoặc đóng góp cho Quỹ phát triển


khoa học công nghệ của địa phương và hướng dẫn sử dụng tốt, hiệu quả Quỹ phát triển khoa học công nghệ doanh nghiệp. Bổ sung quy định cụ thể về bắt buộc trích lập và sử dụng Quỹ phát triển khoa học công nghệ trong các Trường đại học, cơ sở đào tạo và các tổ chức khoa học công nghệ.

Nhà nước cần phải nhanh chóng tái cấu trúc lĩnh vực đầu tư công theo hướng tăng cường đầu tư cho khoa học công nghệ, giáo dục, y tế trên cơ sở giảm đầu tư vào các lĩnh vực khác kém hiệu quả và có thể thu hút được đầu tư của các doanh nghiệp thông qua các hợp đồng cùng góp vốn. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có các chính sách hỗ trợ tài chính, ưu đãi thuế và tín dụng cũng như các điều kiện để doanh nghiệp đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ, huy động doanh nghiệp trích lợi nhuận dành cho KH&PT khoa học công nghệ. Giải pháp này không những giúp tăng cường năng lực tài chính về khoa học công nghệ của các doanh nghiệp, mà còn đồng thời chia sẻ rủi ro với các doanh nghiệp trong việc thực hiện các dự án, đề án nghiên cứu.

Để tăng cường huy động các nguồn lực tài chính cho khoa học công nghệ, Nhà nước cũng cần có những ưu đãi nhằm khuyến khích các hình thức đầu tư mạo hiểm trong lĩnh vực khoa học công nghệ, trong đó có việc đa dạng hóa về sở hữu đối với các tổ chức khoa học công nghệ, ưu tiên việc thành lập các công ty cổ phần có liên doanh, liên kết với nước ngoài. Tăng cường khai thác các nguồn vốn từ hợp tác quốc tế cho phát triển khoa học công nghệ. Có chính sách để thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong các hoạt động khoa học công nghệ

3.2.1.2. Đầu tư có trọng điểm, tránh trùng lặp, lãng phí

Xu hướng rải đều ngân sách cho khoa học công nghệ như hiện nay của nước ta là không phù hợp. Cần phải tập trung nguồn lực vào nơi làm việc hiệu quả, không phân biệt các đơn vị thuộc nhà nước hay bên ngoài. Ưu tiên các đề


tài có tính ứng dụng cao, giảm đầu tư cắt khúc. Bởi vì, bấy lâu nay các nhà quản lý, nhà khoa học vẫn quan niệm lượng hơn chất nên nhiều năm qua, hầu như chỉ chú trọng quản lý đầu vào, buông lỏng đầu ra. Kết quả là sản phẩm các chương trình đầu tư trọng điểm cấp nhà nước không theo chuỗi thống nhất, ở dạng dàn trải, tức là ai có nhu cầu thì Nhà nước hỗ trợ nhưng không ghép lại với nhau để tạo thành sản phẩm chủ lực hay chuỗi giá trị.

Ban hành cơ chế, chính sách để khắc phục cơ bản tình trạng phân tán nguồn vốn ngân sách nhà nước về đầu tư phát triển khoa học công nghệ; đổi mới cơ cấu và phương thức phân bổ, điều tiết, sử dụng ngân sách nhà nước dành cho khoa học công nghệ. Cần quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong công tác xây dựng dự toán, phân bổ, điều tiết, sử dụng ngân sách nhà nước hàng năm chi cho khoa học công nghệ (bao gồm cả kinh phí đầu tư phát triển và kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ) trên cơ sở gắn với trách nhiệm về hiệu quả hoạt động khoa học công nghệ, phát triển tiềm lực khoa học công nghệ.

Tiếp tục chuyển đổi mạnh mẽ việc cấp và quản lý kinh phí theo cơ chế quỹ phát triển khoa học công nghệ, đấu thầu, đặt hàng và khoán chi thực chất đến sản phẩm cuối cùng; bảo đảm chi đúng mục đích và hiệu quả. Quan trọng là nâng cao tính công khai, minh bạch, dân chủ trong quản lý tài chính, tăng cường kiểm tra, giám sát đối với kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ, tiến tới xây dựng hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ hoàn thành và chất lượng thực hiện nhiệm vụ được giao của các đơn vị khoa học công nghệ gắn với việc sử dụng kinh phí ngân sách. Việc hoàn thiện chế độ thông tin báo cáo, công tác tài chính kế toán và trách nhiệm giải trình về kết quả nghiên cứu khoa học cũng là mục tiêu quan trọng cần được đặt ra.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 22/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí