Thực Trạng Cơ Chế Chính Sách Quản Lý, Phát Triển Khoa Học Công Nghệ Của Việt Nam Trong Những Năm Gần Đây


TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Trước sự phát triển của kinh tế - xã hội Trung Quốc nói riêng và xu thế phát triển của thế giới nói chung, đặc biệt là làn sóng cách mạng kinh tế mới thì việc tiến hành cải cách thể chế khoa học kỹ thuật Trung Quốc là yêu cầu tất yếu.

Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc được nhen nhóm từ khi đất nước thực hiện cải cách thể chế kinh tế. Quá trình cải cách thể chế khoa học kỹ thuật được bắt đầu từ những năm 1978 và được chia làm 4 giai đoạn chính. Trong mỗi giai đoạn, Trung Quốc đã cố gắng tập trung xác định những hạn chế, thiếu sót trong định hướng cũng như nội dung của cải cách thể chế khoa học kỹ thuật để đưa ra những biện pháp giải quyết nhằm đẩy mạnh sự phát triển của khoa học kỹ thuật.

Với việc xác định rõ ràng 4 nội dung chính cần phải được thực hiện trong quá trình cải cách thể chế khoa học kỹ thuật, Trung Quốc đã có những bước đi vượt bậc trong khoa học kỹ thuật, đạt được nhiều thành tựu, mang lại sức sống nhất định cho sự phát triển của nền khoa học kỹ thuật đất nước. Tuy nhiên bên cạnh đó cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc vẫn còn tồn tại những mặt hạn chế đang chờ đợi được khắc phục.


CHƯƠNG 3

BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM


Trong các chương trên, chúng tôi đã trình bày và phân tích quá trình, nội dung, thành tựu, và những vấn đề đặt ra trong cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc. Phần này, luận văn tập trung nhận diện thực trạng cơ chế chính sách quản lý phát triển khoa học kỹ thuật Việt Nam, sau đó gợi mở một số ý kiến về hoàn thiện các cơ chế chính sách này.


3.1. Thực trạng cơ chế chính sách quản lý, phát triển khoa học công nghệ của Việt Nam trong những năm gần đây

Sự tụt hậu về khoa học và công nghệ cùng với xu thế phát triển tất yếu của thế giới buộc khoa học và công nghệ của nước ta phải thay đổi để theo kịp xu hướng. Chính vì vậy vấn đề đổi mới cơ chế quản lý hoạt động khoa học công nghệ được đặt ra và là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước. Đổi mới về cơ chế quản lý khoa học được nêu lên từ khi Luật khoa học công nghệ ban hành (năm 2000), sau đó được Bộ khoa học và công nghệ xây dựng thành đề án đổi mới quản lý khoa học công nghệ (phê duyệt năm 2004). Sau hơn 10 năm thực hiện, cơ chế quản lý khoa học và công nghệ của nước ta từng bước được hoàn thiện, đổi mới và đạt được một số kết quả bước đầu.

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khoa học công nghệ cơ bản đã được hình thành và liên tục phát triển, hoàn thiện đáng kể. Từ năm 2000 đến nay, với 8 đạo luật chuyên ngành cùng với chiến lược phát triển khoa học công nghệ và gần 300 văn bản dưới luật đã góp phần hình thành nên hệ thống hành lang pháp lý tương đối hoàn chỉnh, toàn diện trên các lĩnh vực khác nhau của hoạt động khoa học công nghệ. Đặc biệt, năm 2013, kỳ họp thứ 5 Quốc


hội khóa XIII đã thông qua và ban hành Luật khoa học công nghệ thay thế Luật khoa học công nghệ năm 2000. Đây được coi là mốc quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về khoa học công nghệ. Tổ chức bộ máy quản lý khoa học công nghệ đã được kiện toàn cơ bản và theo hướng ngày càng hoàn thiện, tách biệt chức năng quản lý nhà nước với hoạt động sự nghiệp, phân định rõ nhiệm vụ của các đơn vị quản lý nhà nước với các tổ chức sự nghiệp.

Việc triển khai thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong các tổ chức khoa học công nghệ công lập đã dần có hiệu quả; bước đầu hình thành lực lượng doanh nghiệp khoa học công nghệ đi tiên phong trong một số lĩnh vực, tạo nền tảng phát triển thị trường công nghệ. Ngoài các tổ chức khoa học công nghệ công lập, các tổ chức khoa học công nghệ ngoài công lập hoạt động theo cơ chế tự chủ đã ra đời. Theo thống kê của Bộ khoa học và công nghệ, đến tháng 12/2012, cả nước có trên 2.200 tổ chức khoa học công nghệ, trong đó có 1.074 tổ chức công lập và 1.154 tổ chức ngoài công lập.

Hoạt động của thị trường công nghệ có nhiều khởi sắc và hứa hẹn tiềm năng to lớn. Sự ra đời của Chợ công nghệ và thiết bị (Techmart) đã tạo môi trường gắn kết nhà khoa học, nhà quản lý với nhà sản xuất, kinh doanh. Số lượng giao dịch mua bán công nghệ giai đoạn 2009-2012 đã tăng hơn 3 lần, tổng giá trị giao dịch thông qua các hợp đồng được ký kết tăng gần 2,5 lần so với giai đoạn 2005-2008 và đạt gần 6.000 tỷ đồng. Ngoài ra, các Techmart ảo, Techmart vùng đã được triển khai ở nhiều địa phương và hỗ trợ tích cực cho các hoạt động hậu Techmart như: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng…

Cùng với đó, sự ra đời của Quỹ Phát triển khoa học công nghệ Quốc gia (năm 2008), Quỹ đổi mới công nghệ quốc gia (năm 2011) đã đánh dấu sự


ra đời của một mô hình mới trong quản lý tài chính khoa học công nghệ, góp phần đa dạng hóa các kênh đầu tư, tạo cơ hội rộng mở cho mọi thành phần trong xã hội được tiếp cận với các nguồn tài chính của chính phủ khi tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Đặc biệt, việc triển khai các chương trình tài trợ của Quỹ Phát triển khoa học công nghệ Quốc gia theo cơ chế mới như tài trợ nghiên cứu cơ bản trong khoa học tự nhiên đã được cộng đồng khoa học đánh giá như một “bước tiến thành công có tính cách mạng” trong quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học ở Việt Nam.

Trong thời gian qua, những cơ chế, chính sách bước đầu nêu trên đã có tác động tích cực và hiệu quả trong việc thúc đẩy hoạt động khoa học công nghệ phát triển, đóng góp thiết thực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến tích cực thì cơ chế quản lý khoa học công nghệ của nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc và hạn chế cần tiếp tục đổi mới như: Cơ chế tài chính, cơ chế quản lý khoa học công nghệ …

3.1.1. Cơ chế, chính sách đầu tư tài chính cho khoa học công nghệ

* Ngân sách nhà nước chi cho khoa học công nghệ còn hạn chế

Thực hiện Luật khoa học công nghệ, bắt đầu từ năm 2001 đến nay, hàng năm Nhà nước dành 2% tổng chi ngân sách (tương đương 0.5 - 0.6% GDP) để đầu tư cho khoa học công nghệ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ngân sách nhà nước chi cho khoa học công nghệ chưa đạt đến mức 2%. Theo số liệu báo cáo của Bộ khoa học và công nghệ, số liệu tuyệt đối về tổng chi cho khoa học công nghệ đã tăng từ 6.310 tỷ đồng năm 2007 lên 14.144 tỷ đồng vào năm 2013. Nhưng tỷ lệ này so với ngân sách lại giảm từ 1,81% xuống còn 1,44%.


Mặc dù mức đầu tư cho khoa học công nghệ của nước ta đạt 0.5 - 0.6% GDP không thấp so với các quốc gia trên thế giới, nhưng con số tuyệt đối tính trên đầu người dân cũng như tổng đầu tư cho khoa học công nghệ lại vào loại thấp trong khu vực và thế giới. (Bảng 3.2)

Bảng 3.1: Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học công nghệ



Năm

Tổng chi cho KH&CN từ NSNN

(tỷ đồng)

Tỷ lệ chi cho KH&CN so với

tổng chi NSNN (%)

Tốc độ tăng

trưởng kinh phí cho KH&CN (%)

2007

6.310

1,81

16,22

2008

6.585

1,69

4,36

2009

7.867

1,62

19,46

2010

9.178

1,60

16,66

2011

11.499

1,58

25,28

2012

13.168

1,46

14,51

2013

14.144

1,44

7,41

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Cải cách thể chế khoa học kỹ thuật của Trung Quốc và gợi mở cho Việt Nam - 9

Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ

Bảng 3.2: Ngân sách đầu tư cho khoa học công nghệ của một số nước và vùng lãnh thổ năm 2011

Tên nước

Dân số

(triệu người)

GDP

(tỉ USD)

Tỷ lệ chi cho

KH&CN/GDP (%)

Việt Nam

87,8

123,96

0,24

Thái Lan

69,5

345,65

0,25

Malaysia

28,3

305,83

0,63

Indonesia

242,3

846,83

0,07

Singapore

5,2

259,85

2,2



Hàn Quốc

48,9

1556

3,0

Nhật Bản

126,7

4440

3,3

Trung Quốc

1347,4

11299

1,4

Phần Lan

5,4

266,55

3,1

Áo

8,4

352

2,5

Hoa kỳ

314,4

15094

2,7

Thụy Điển

9,5

381,7

3,3

Đài Loan

23,3

446,8

2,3

Philippines

103,8

411,9

0,09

Nguồn: Theo thống kê của UNESCO

* Chính sách đầu tư dàn trải, chưa có trọng điểm

Trong thời gian qua, việc chi cho hoạt động khoa học công nghệ thường được phân bổ đều cho các tỉnh, thành phố và các bộ, ngành dựa trên tỷ lệ dân số từ Trung ương đến địa phương mà không có trọng điểm, không dựa vào những căn cứ, tiêu chí cụ thể, rõ ràng. Tổng kinh phí đầu tư phát triển từ ngân sách cho khoa học công nghệ gần như cào bằng 50-50 giữa tổ chức khoa học công nghệ Trung ương và địa phương (Bảng 3.3). Điều này dẫn tới một thực tế là tiềm lực khoa học công nghệ ở nhiều địa phương còn yếu, thiếu đội ngũ cán bộ khoa học có trình độ cao nhưng vẫn được giao kinh phí khá lớn dẫn đến việc sử dụng không hết hoặc đầu tư cho các hạng mục công trình khác. Năm 2007, Bộ Khoa học và Công nghệ buộc phải hoàn lại cho ngân sách nhà nước 125 tỉ đồng vì không phân phối hết cho các đề án nghiên cứu. Trước đó, năm 2006, con số được Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn trả lên đến 321 tỉ đồng. Trong khi đó, các bộ, ngành có tiềm lực khoa học công nghệ mạnh, đội ngũ cán bộ khoa học trình độ cao rất đông đảo thì kinh phí được giao lại quá ít.


Bảng 3.3: Tỷ lệ cơ cấu chi đầu tư phát triển KH&CN từ NSNN

theo khu vực



Năm


Vốn ĐTPT

Ngân sách Trung ương

Ngân sách địa phương

Số tiền (tỷ

đồng)

Tỷ lệ %

Số tiền (tỷ

đồng)

Tỷ lệ %

2007

2.730

1.530

56

1.200

44

2008

2.758

1.268

46

1.490

54

2009

3.477

1.862

53,5

1.615

46,5

2010

4.088

1.939

47,4

2.149

52,6

2011

5.069

2.354

46,4

2.715

53,6

2012

6.008

3.018

50,2

2.990

49,8

2013

6.136

2.836

46,2

3.300

53,8

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư

Bên cạnh đó, kinh phí của Nhà nước đầu tư cho khoa học công nghệ gồm hai nguồn là đầu tư phát triển và đầu tư sự nghiệp được giao cho hai bộ khác nhau. Bộ Kế hoạch và đầu tư tổ chức xây dựng kế hoạch, phân bổ kinh phí về đầu tư phát triển khoa học công nghệ, còn đầu tư cho sự nghiệp khoa học công nghệ được giao cho Bộ Khoa học và công nghệ. Tại địa phương, kinh phí đầu tư phát triển khoa học công nghệ được giao cho đơn vị phụ trách về xây dựng cơ bản, quản trị thiết bị còn kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ được giao cho đơn vị khác. Điều đó cho thấy, cùng nguồn kinh phí đầu tư, cùng mục tiêu đầu tư nhưng lại giao cho hai cơ quan quản lý, điều hành. Hậu quả dẫn tới là đầu tư dàn trải, chồng chéo, thiếu tính hệ thống, thiếu tập trung, thống nhất. Hơn nữa, cơ chế giám sát sử dụng kinh phí đối với các nhiệm vụ khoa học công nghệ vẫn còn lạc hậu, chậm được đổi mới.

* Khó huy động được vốn đầu tư của khu vực tư nhân

Do mức chi NSNN dành cho lĩnh vực khoa học công nghệ còn hạn chế, nên trong đổi mới chính sách đầu tư tài chính cho khoa học công nghệ,


quan điểm đa dạng hoá các nguồn đầu tư cho khoa học công nghệ chưa được coi trọng trong khi đó đây được coi là một trong những giải pháp tài chính quan trọng nhằm giảm gánh nặng của ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học công nghệ. Có thể nói, hiện nay đầu tư cho khoa học công nghệ của nước ta vẫn chủ yếu là từ khu vực nhà nước. Theo số liệu thống kê, năm 2011 chỉ có 28% tổng đầu tư toàn xã hội cho nghiên cứu và phát triển khoa học công nghệ đến từ khu vực doanh nghiệp, Nhà nước là nhà đầu tư chính (chiếm 64%). Trong khi đó, tại các nước có nền kinh tế phát triển thì khu vực doanh nghiệp là khu vực chính cấp kinh phí cho phát triển khoa học công nghệ. Đặc biệt, Trung Quốc đã có sự chuyển biến mạnh mẽ với tỷ lệ cấp tài chính khoa học công nghệ từ Nhà nước chỉ có 24,26%, còn từ doanh nghiệp là 74,35%. (Bảng 3.4)

Bảng 3.4: Chi cho NC&PT của một số nước theo nguồn cấp và khu vực thực hiện năm 2011

Nước (năm có số liệu)

Tổng chi(triệu USD ppp)

Nguồn cấp kinh phí (%)

Nhà nước

Doanh

nghiệp

Các nguồn

trong nước khác

Nước

ngoài

Áo

9.761,91

38,09

45,50

0,55

15,86

Đan mạch

7.052,44

27,57

60,17

3,53

8,73

Phần Lan

7.634,75

25,03

67,01

1,41

6,54

Nhật Bản (2009)

137.451,21

17,68

75,27

6,63

0,42

Hàn Quốc (2010)

53.156,57

26,75

71,80

1,23

0,22

Thụy Điển

13.216,23

27,53

58,15

3,46

10,86

Anh

39.627,15

32,25

44,60

6,18

16,98

Hoa Kỳ

415.193,00

33,39

59,96

6,65

0

Trung Quốc

(2009)

148.936,24

24,26

74,35

0

1,39

Nga

33.721,36

67,08

27,68

0,96

4,28

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 22/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí