Cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện - 14


tinh thần của một người trong cuộc thì chưa nói được mấy.” [54, tr. 197]. Qua việc so sánh bài Khốc hoàng thiên với đoạn thơ tương ứng trong Truyện Kiều, ông tiếp tục nhận xét: “Sau khi nghe Tú Bà dạy nghề tiếp khách, Kiều trong Kim Vân Kiều truyệnlàm một bài thơ từ tên là Khốc hoàng thiên nói lên nỗi khổ nhục của người kỹ nữ với những lời đau đớn, đem phổ vào đàn, ai nghe cũng rơi lệ. Nguyễn Du không để Thúy Kiều làm từ, mà trực tiếp bộc lộ nỗi lòng của nàng, không phải là nỗi đau của cuộc đời người làm kỹ nữ, mà là nỗi đau của con người trinh bạch này phải làm nghề nhơ nhuốc, không giản đơn là nỗi đau số phận, mà nỗi đau về hủy hoại nhân cách, một bài thơ thương xót thân phận mình” [54, tr. 224]. Theo chúng tôi, do quan niệm về nhân vật, mục đích sáng tác của hai tác giả khác nhau nên cách xử lý tính huống truyện của hai tác giả khác nhau. Mặc dù thân phận thực tế của Thúy Kiều là gái lầu xanh nhưng Nguyễn Du chỉ tô đậm bi kịch tinh thần, sự tự ý thức và xót xa về thân phận của nàng hơn là thân phận gái làng chơi để khơi gợi sự thương xót, đồng cảm cũng như trân trọng nơi độc giả với người con gái tài sắc này.

Sau khi Thúy Kiều mắc mưu Sở Khanh, bị đòn của Tú Bà, Nguyễn Du đã để nàng ngồi một mình bộc bạch những suy nghĩ về tình cảnh hiện tại. Đây là những dòng độc thoại nội tâm đầy xa xót về thân phận của nàng:

Buồng riêng riêng những sụt sùi,

Nghĩ thân mà lại ngậm ngùi cho thân.

... Dẫu sao bình đã vỡ rồi, Lấy thân mà trả nợ đời cho xong.

(Câu 1189 – 1198)

Ý thức được số phận không may mắn, xa xót chuyện đã thất thân cùng Mã Giám Sinh và không còn sự lựa chọn nào khác, Thúy Kiều quyết định dấn thân vào cõi đời ô nhục. Dặn lòng như vậy nhưng khi nghe Tú Bà nói về các “kỹ năng nghề nghiệp”, nàng không khỏi thẹn thùng, đau đớn. Đó là tâm


trạng của người con gái khuê các đang sống trong cảnh “Êm đềm trướng rủ màn che/ Tường đông ong bướm đi về mặc ai” nay sắp sửa dấn thân vào cõi ô nhục.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Sau những dằn vặt đau đớn ấy, Nguyễn Du để Thúy Kiều trăn trở rất lâu. Nàng đã nhìn nhận một cách cay đắng về thực tại, đó là những cuộc say đầy tháng trận cười thâu đêm, là cảnh “Sớm đưa Tống Ngọc, tối tìm Tràng Khanh”. Nàng tự ý thức sâu sắc về thân phận mình lúc này: “tan tác như hoa giữa đường”, “mặt dạn mày dày”, “bướm chán ong chường”,... Ê chề, chua xót, đắng cay, nhục nhã, Kiều sống kiếp sống thừa, kiếp sống bị đọa đày giữa loài người. Vì thế nỗi nhớ nhà, nỗi thương mình khi tỉnh rượu, lúc tàn canh mới trở nên day dứt và đau đớn ê chề đến thế. Trong nỗi nhớ người thân nàng đã tự khóc cho mình “Dặm ngàn nước thẳm non xa/ Nghĩ đâu thân phận con ra thế này?”. Câu thơ là một tiếng khóc than của một người con gái một thân một mình lăn lóc nơi đất khách quê người. Người đọc xót xa hơn đến cụm từ “đôi chút thơ ngây” bởi thực ra nàng cũng đâu nhiều hơn tuổi ấy vậy mà nàng đã chịu nhiều tủi cực như vậy.

Nhớ mẹ cha, thương thân mình, Kiều nghĩ tới chàng Kim nhưng không phải nhớ tới đêm thề hẹn, lời non sông như những lần trước nữa mà băn khoăn không biết em đã thay mình trả nghĩa cho chàng chưa. Với Kim Trọng, chữ “tình” của nàng bây giờ gắn liền với chữ “nghĩa”, không phải do tình yêu đã nhạt nhòa mà lúc này nàng đã thấu hiểu hiện tại. Nàng hiểu nàng không còn đường quay về lối cũ vườn xưa, tình yêu đầu dù còn nồng nàn tha thiết nhưng hai người không thể như xưa được nữa. Chữ “nghĩa” xuất hiện đúng lúc, phù hợp quy luật tâm lý nhân vật và quan niệm của người Việt Nam: hết tình còn nghĩa. Kiều coi tình yêu của Kim Trọng dành cho nàng là “nghĩa dày” mà Vân mới có thể thay nàng lấy “tình sâu” mà đền đáp cho xứng đáng. Nàng đã đau đớn tự loại mình ra khỏi mối quan hệ đó.

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện - 14


Hết ngày này qua ngày khác, đêm này qua đêm khác, thời gian cứ vô tình lặng lẽ trôi, Thúy Kiều đơn độc trong nỗi nhớ và khắc khoải với những u sầu triền miên không dứt. Nàng lặng lẽ sống vô hồn, vô cảm với thực tại và nguồn sống duy nhất của nàng chính là quá khứ với gia đình, người thân, người yêu “Mối tình đòi đoạn vò tơ/ Giấc hương quan luống lần mơ canh dài.”

Có thể thấy trong đoạn thơ này, Nguyễn Du đã khắc họa thành công trạng thái tâm lý phức tạp của Thúy Kiều - người con gái trẻ, đẹp, tài hoa lại phải ngậm ngùi “đành thân cát dập sóng vùi”, cô đơn quằn quại trong vũng bùn đời đen bạc mà không một cánh tay nào đưa ra cứu vớt. Nàng chỉ biết lầm lụi sống với quá khứ trong nỗi tủi nhục của hiện tại. Chất nhân văn của đoạn thơ, giá trị của việc mô tả tâm lý nhân vật cũng nằm ở đó. Nỗi xót xa, căm giận về kiếp hồng nhan bạc mệnh của tác giả như cũng trào sôi, không kìm nén được mà phải thốt lên:

Đã cho lấy chữ hồng nhan, Làm cho cho hại, cho tàn, cho cân.

Đã đày vào kiếp phong trần, Sao cho sỉ nhục một lần mới thôi!

(Câu 1267 – 1274)

Nhìn nhận lần nhớ nhà thứ ba này trong mối quan hệ với hai lần trước đó ta thấy có những thay đổi lớn bên cạnh những nét chung. Điểm chung là khi đau khổ, khi cuộc sống biến động là Thúy Kiều nhớ nhà - đây là điều phù hợp logic tâm lý của tất cả mọi người. Điểm khác biệt là mức độ nhớ nhung tăng tiến sau mỗi lần nhớ nhà, bộc lộ ở hình ảnh thơ, nhịp điệu và số lượng câu hỏi tu từ. Các câu hỏi tu từ đặt ra liên tiếp chứng tỏ nội tâm nhân vật đang chồng chéo băn khoăn, day dứt không biết ngỏ cùng ai. Mỗi ngày Kiều càng thêm xa cách với gia đình, mối liên hệ với người thân càng thêm mong manh.


Từ lần nhớ nhà thứ ba về sau, nỗi nhớ Kim Trọng không được đặt ở những câu thơ đầu, guyễn Duđã để nhân vật tự mình xếp mối tình ấy vào một nơi khuất nấp tâm hồn bởi càng về sau đời Kiều càng khổ, con đường về càng mịt mờ hơn. Kiều không còn ước mơ gì về mối tình ấy nữa và chấp nhận xếp nó vào hoài niệm đẹp của quá khứ.

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với bài thơ cổ vũ Thúc Sinh lên đường

Trong Kim Vân Kiều truyện, vào đêm trước khi Thúc Sinh lên đường, Thanh Tâm tài nhân đã để Thúy Kiều và Thúc Sinh làm một thiên thơ từ để ghi lại cảnh biệt ly. Qua lời Thúy Kiều và bài thơ tăng hăng hái, cổ vũ Thúc sinh lúc lên đường của Thúy Kiều, ta thấy tâm trạng dường như rất tỉnh táo, đầy chí khí của nàng.

Như chúng tôi đã phân tích ở phần Cách xử lý của Nguyễn Du đối với 10 bài thơ Đêm nay đêm gì, và Cách xử lý của Nguyễn Du đối với bài thơ Thúc Sinh làm vào đêm trước khi về quê, do cảm quan nhân vật và mục đích của hai Thanh Tâm tài nhân và Nguyễn Du khác nhau nên hai tác giả có cách xử lý tình huống này khác nhau. Theo đó, bài thơ này của Thúc Sinh cùng những bài thơ khác của Thúy Kiều sáng tác đêm đó đều bị lược bỏ hoàn toàn, thay vào đó là những đoạn thơ trữ tình, mở rộng và khơi sâu sự lo lắng về thân phận lẽ mọn của Thúy Kiều - một cô gái xưa nghiêng nước nghiêng thành nay tới phận lẽ mọn sợ cũng không được - để khơi dậy sự đồng cảm nơi độc giả. Đặc biệt, sáng tạo của Nguyễn Du ở chỗ ông đã khắc họa nên thiên biệt ly Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều, vừa thể hiện tình cảm lưu luyến của họ, vừa thể hiện tâm trạng lo âu, đầy bất an của Thúy Kiều.

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với bản đàn thứ hai Thúy Kiều gảy hầu vợ chồng Thúc Sinh - Hoạn Thư

Như chúng tôi đã phân tích trong Cách xử lý của Nguyễn Du đối với khúc đàn đầu tiên Thúy Kiều gảy hầu vợ chồng Thúc Sinh – Hoạn tiểu thư,


trong Truyện Kiều, Nguyễn Du chỉ để Thúy Kiều gảy khúc đàn đầu tiên, lược bỏ hoàn toàn khúc đàn thứ hai và tô đậm tình cảnh trớ trêu, đau đớn, tủi nhục của Thúy Kiều bởi: khúc đàn thứ hai không phù hợp nội tâm nhân vật, không giúp ích gì trong việc tô đậm bi kịch của Thúy Kiều khi đó.

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với bài kệ Thúy Kiều viết lên cửa Quan Âm các

Thanh Tâm tài nhân kể rất tỉ mỉ quá trình đi trốn khỏi Quan Âm các của Thúy Kiều. Trước khi trốn đi, nàng còn kịp sáng tác một bài kệ hào sảng, mạnh mẽ và đầy chí khí. Bài kệ này tuy đã góp phần thể hiện con người mạnh mẽ, quyết đoán của nàng nhưng lại làm chậm tiết tấu truyện.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du không để Thúy Kiều sáng tác và viết bài kệ lên cửa Quan Âm các mà đi sâu phân tích nội tâm của nàng trong quá trình trốn khỏi nơi này và xây dựng một không gian - thời gian nghệ thuật để tô đậm thực tại bơ vơ, cô độc của nàng.

Có thể nói cuộc đời lưu lạc của Thúy Kiều đầy những sự giam hãm và những cuộc chạy thoát, chính vì thế cảm thức về thân phận cá chậu chim lồng rất tiêu biểu và từ trong tâm hồn và cảm thức của Kiều, nàng luôn luôn sống trong một không gian tù túng, giam hãm và luôn khao khát được vùng vẫy, giải thoát. Vừa bán mình cho Mã Giám Sinh, Kiều đã rơi vào cảnh “Bốn bề xuân khoá một nàng ở trong” và rồi nhà họ Hoạn cũng là địa ngục trần gian, Quan Âm các chỉ là nơi giam lỏng và nàng buộc phải “Cất mình qua ngọn tường hoa” để thoát khỏi chốn hang hùm nọc rắn ấy. Tâm trạng của Kiều trước lúc đi trốn là tâm trạng đã được tôi luyện khỏi nỗi khổ đau chồng chất, nó chua xót nhưng quả quyết:

Phận bèo bao quản nước sa, Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh.

Chỉn e quê khách một mình, Tay không chưa dễ tìm vành ấm no.

(Câu 2019 – 2022)


Lần đi trốn này Kiều có tính toán hẳn hoi chứ không được chăng hay chớ như lần đi cùng Sở Khanh. Kiều chấp nhận “Lênh đênh đâu nữa cũng là lênh đênh” bởi còn hơn ở chốn “miệng hùm nọc rắn” nhà họ Hoạn. Cố gắng vượt lên thực tại khổ đau bằng cách ra đi, chấp nhận một thực tại nào đó đang chờ đợi sẵn, sự ra đi của Kiều là chủ động với tâm lý dấn thân. Khát vọng giải thoát, khát vọng tự do đã tiếp cho nàng thêm sức mạnh giống như nàng đã từng “Xăm xăm băng lối vườn khuya một mình” để kiếm tìm hạnh phúc.

Cũng giống như những lần đi trốn trước kia, con đường đi trốn - giải thoát của nàng toàn tiếng gà gáy và ngập trong đêm trăng mịt mù đầy đe dọa. Chúng như báo trước điềm không lành. Trên những con đường ấy, thời gian đêm khuya vắng lặng, không gian xa ngái mịt mù:

Dặm khuya ngất tạnh mù khơi (đi cùng Mã Giám Sinh)

Đêm thâu khắc lậu canh tàn (trốn cùng Sở Khanh)

Canh khuya thân gái dặm trường (trốn khỏi Quan Âm các) Con đường trắc trở, gập ghềnh:

Vó câu khấp khểnh, bánh xe gập ghềnh (đi cùng Mã Giám Sinh) Dặm rừng bước thấp bước cao hãi hùng (trốn cùng Sở Khanh) Mịt mù dặm cát đồi cây (trốn khỏi Quan Âm các)

Con người cô độc, bơ vơ, thấp thỏm:

Một trời thu để riêng ai một người (đi cùng Mã Giám Sinh)

Một mình không biết làm sao (trốn cùng Sở Khanh)

Bơ vơ nào biết đâu là nhà (trốn khỏi Quan Âm các) Chỉ có trăng lạnh ngập tràn mọi nẻo:

Thấy trăng mà thẹn... (đi cùng Mã Giám Sinh) Trăng ngàn ngậm sương... (trốn cùng Sở Khanh) Ánh trăng tà (trốn khỏi Quan Âm các)


Và tiếng gà hối thúc càng làm tăng sự sợ hãi, không gian thêm mịt mù rợn ngợp:

Tiếng gà nghe đã sôi mái tường (đi cùng Mã Giám Sinh)

Tiếng gà xao xác gáy mau (trốn cùng Sở Khanh)

Tiếng gà điếm nguyệt, dấu giày cầu sương (trốn khỏi Quan Âm các)

Tâm trạng Kiều trên ba con đường ấy là tâm trạng giống nhau: đắn đo ngược xuôi, cuối cùng nàng quyết liều thân. Cảm nhận được sự bất trắc nhưng không thể chấp nhận cảnh ngộ hiện tại nên nàng chọn cách ra đi, dù mơ hồ sợ hãi nhưng vẫn còn le lói chút hy vọng. Hy vọng, khát vọng sống thôi thúc nàng, khát khao thay đổi số phận dứt nàng khỏi những do dự, linh cảm không lành để dứt thoát ra đi. Đó là tâm lý của người con gái ý thức sâu sắc về cuộc sống, không chịu sống kiếp sống đọa đày.

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với bài thơ Thúy Kiều làm khi tự vẫn trên sông Tiền Đường

Trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm tài nhân đã ghi lại khá chi tiết những hành động cùng toan tính của Thúy Kiều khi bước xuống thuyền cùng với viên quân trưởng. Ngay từ khi bước xuống thuyền, nàng đã định tự vẫn nhưng sợ người cứu nên mượn cớ ngồi tới canh ba. Sau đó thấy núi băng, biết được đây là dòng sông Tiền Đường định mệnh, nàng nhận ra “Thôi! Đây là nơi kết quả của ta rồi! Cái hẹn mười lăm năm trước của Lưu Đạm Tiên ở đây đây!” [57, tr. 239], bèn làm một bài thơ.

Hình ảnh sông Tiền Đường xuất hiện trong Truyện Kiều không nhiều nhưng nó là điểm nhấn khiến người đọc phải chú ý. Tên dòng sông này xuất hiện trong sự báo mộng của Đạm Tiên, trong sự cứu vớt Kiều của Tam Hợp đạo cô và Giác Duyên, trong lời kể của người đất Hàng Châu… Có tất cả 6 câu:


Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau.

Hỏi ra mới biết rằng sông Tiền Đường. Tiền Đường thả một bè lau cứu người. Lân la tìm thú bên sông Tiền Đường. Sông Tiền Đường đó ấy mồ hồng nhan.

Lâm Truy buổi trước, Tiền Đường buổi sau.

Câu nào cũng nói lên số phận nàng Kiều, trong đó có 3 câu khẳng định rõ rệt: “Sông Tiền Đường sẽ hẹn hò về sau”, “Sông Tiền Đường đó ấy mồ hồng nhan”, “Lâm Truy buổi trước, Tiền Đường buổi sau”. Đó là định mệnh, là phán quyết đối với số phận Thúy Kiều.

Nổi bật trên bức tranh sông Tiền Đường mênh mang mờ mịt là bóng hình một người con gái đang chìm đắm trong dòng suy tư về thân phận. Những câu thơ tả thiên nhiên khi Kiều sắp nhảy xuống sông Tiền Đường không liền mạch mà đan xen đầy ngụ ý giữa các câu thơ, đó là khung cảnh thiên nhiên vô định, mênh mông, rợn ngợp, phù hợp tâm trạng cô độc và bế tắc của nhân vật lúc này. Nếu như câu thơ đầu tiên là hình ảnh sông Tiền Đường khi Kiều mới bước xuống thuyền, đang chìm đắm trong dòng suy tư trăn trở về kiếp người “Chân trời góc bể lênh đênh” thì câu thơ thứ hai tả cảnh sông Tiền Đường khi nàng đã một mình đối diện với lòng mình. Tới khi “Mảnh trăng đã gác non đoài”, dòng sông đang chìm đắm trong bóng đêm bỗng “Triều đâu nổi sóng đùng đùng”. Những ngọn sóng dữ dội ấy như đang sục sôi tức giận, muốn nhấn chìm tất cả xuống lòng sông sâu. Từ “đâu” xuất hiện báo trước điều không hay. Nhớ lời Đạm Tiên, Kiều mới quyết định tự vẫn và sau khi viết thơ tuyệt mệnh, nàng đứng trên thuyền phóng tầm mắt ra xung quanh. Trước mắt nàng là không gian mênh mang mờ mịt của dòng sông sâu, nó càng làm nổi bật sự trơ chọi của nàng “Trời cao sông rộng một màu bao la”. Đứng trước những ngọn sóng dữ dội, không gian mênh mang mờ mịt của dòng sông, nàng thấy

Xem tất cả 149 trang.

Ngày đăng: 03/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí