Cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện - 16


khăn dịu dàng”. Lời nói của hắn lại mang dáng dấp của bậc anh hùng như Từ Hải, hắn cũng nhắc tới tấm lòng bởi “Những kẻ không có lòng hoặc lòng hờ hững, nông cạn hay độc ác cũng đều nêu cao chữ lòng. Bởi nếu không thế thì chúng không thể trả trộn vào thế giới của Nguyễn Du, thế giới đề cao tấm lòng” [54, tr. 110].

Than ôi sắc nước hương trời

... Lòng này ai tỏ cho ai hỡi lòng? Thuyền quyên ví biết anh hùng, Ra tay tháo cũi sổ lồng như chơi (Câu 1065 - 1072)

Không những thế, hắn còn biết làm thơ! Nhưng ngẫm cho kỹ, độc giả vẫn có chút nghi ngờ phẩm chất của hắn. Ngôn ngữ tuy mang dáng dấp của bậc anh hùng nhưng sáo rỗng và cử chỉ “lẩm nhẩm gật đầu” đã tố cáo tất cả. Thúy Kiều ban đầu nghĩ hắn là Nho sinh, về sau tuy nghi ngờ nhưng vì khát vọng giải thoát mạnh mẽ nên mặc dù “Nghe lời nàng đã sinh nghi/ Nhưng đà quá đỗi quản gì được thân”.

Tiếp theo, Nguyễn Du đã để Thúy Kiều độc thoại nội tâm, tự giãi bày tâm trạng và suy nghĩ của mình, nhờ thế người đọc mới hiểu tại sao người con gái khôn ngoan như nàng lại bỏ trốn theo Sở Khanh - một kẻ xa lạ và trên thực tế nàng đã nghi ngờ bản chất của hắn. Có thể nói chính sự ám ảnh về số phận lênh đênh trôi dạt và ước mơ giải thoát đã cổ vũ nàng, giúp nàng có thêm nghị lực và khiến nàng chủ động vượt thoát khỏi cảnh ngục tù hiện tại.

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với bài ca chiêu hồn của Tống Ngọc

Trong Truyện Kiều, trở lại những lần Kim Trọng dò la tin tức Thúy Kiều, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Du đã để nàng được nhìn từ nhiều nhân vật. Các nhân vật này đồng thanh kể về nàng với lời ngợi khen, bày tỏ lòng trân trọng về tài sắc, đức và tấm lòng đối với mẹ cha của nàng: người họ Đô


(Thúy Kiều tài sắc ai bì), Thúc Sinh (Lạ gì quốc sắc thiên tài phải duyên), người hàng Châu (Nàng Kiều công cả chẳng đền), Giác Duyên (Phật Tiền ngày bạc lân la/ Đăm đăm nàng cũng nhớ nhà khôn khuây). Những lời này được lồng trong lời của người nghe chuyện – Kim Trọng. Trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm tài nhân cũng sử dụng nhiều điểm nhìn của nhân vật khác trong khi miêu tả Thúy Kiều nhưng không xen lẫn các đoạn trữ tình lồng ghép như thế. Chính sự đối lập ấy càng tô đậm nỗi đau đớn của Kim Trọng khi mất đi người tình đồng điệu. Chàng xót xa đau đớn nhưng cũng thầm khâm phục nàng bởi nàng đã dám hy sinh cuộc đời mình cho gia đình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.

Đối với đoạn Kim Trọng tới sông Tiền Đường, với bút pháp trữ tình, chúng tôi nhận thấy Nguyễn Du không tả theo diễn biến bên ngoài như Thanh Tâm tài nhân mà di chuyển điểm nhìn vào bên trong nhân vật Kim Trọng để khắc họa nội tâm của chàng và cũng không để chàng đọc bài ca chiêu hồn để viếng Thúy Kiều. Đứng trước những ngọn sóng Tiền Đường bạc đầu “trùng trùng”, chàng như thấy cảnh Thúy Kiều gieo mình, bị những ngọn sóng bạc đầu nhấn chìm xuống dòng sông sâu. Con mắt, tâm hồn chàng như dõi theo mãi những ngọn sóng lớn ấy để kiếm tìm người yêu nhưng chỉ là vô vọng bởi “Tình thâm bể thảm lạ điều/ Nào hồn Tinh Vệ biết theo chốn nào”. Xét về nội dung, bài ca chiêu hồn trong Kim Vân Kiều truyện không thể hiện được tâm trạng của Kim Trọng khi khóc người tình, người tri kỷ của mình, chàng có thể dùng để khóc cho bất cứ ai chứ không riêng gì Thúy Kiều. Như vậy, cách diễn tả nội tâm Kim Trọng của Nguyễn Du phù hợp, chân thực hơn cách diễn tả của Thanh Tâm tài nhân.

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với bài thơ của Giác Duyên

Cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện - 16

Trong tác phẩm của mình, qua việc trích thơ của Giác Duyên vào tác phẩm, Thanh Tâm tài nhân đã hé cho độc giả và gia đình Thúy Kiều thấy


Giác Duyên là vị tiên cô. Tuy bài thơ không có gì đặc sắc về nội dung và nghệ thuật nhưng nó đã làm tăng tính kỳ, tạo sự hấp dẫn cho tác phẩm.

Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du bỏ hoàn toàn bài thơ của Giác Duyên và chỉ lướt qua đoạn này. Cách kể của Nguyễn Du vẫn tuân theo mạch cảm xúc của nhân vật. Bởi “Nhớ lời lập một am mây” nên “Khiến người thân tín rước thầy Giác Duyên”, rồi cảnh vật nơi đó hiện lên dần dần theo mắt nhìn của nhân vật được sai đi đón Giác Duyên, kèm theo là suy nghĩ và tâm trạng của nhân vật đó:


Tiểu kết

Đến nơi: đóng cửa cài then, Rêu trùm kẽ gạch, cỏ len mái nhà.

Sư đà hái thuốc phương xa, Mây bay hạc lánh biết là tìm đâu.

(Câu 3229 – 3232)

Qua việc khảo sát văn bản cũng như khái quát lại quan điểm nghiên cứu nghệ thuật tả nội tâm của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, chúng tôi nhận thấy điều quan trọng cốt lõi tạo nên sự sáng tạo của Nguyễn Du trong Truyện Kiều chính là điểm nhìn trong tự sự. Khi vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện, do đặc điểm thể loại truyện thơ viết theo thể lục bát và mục đích cũng như cảm hứng sáng tác của Nguyễn Du khác Thanh Tâm tài nhân nên sự kiện chỉ là cái cớ để ông trữ tình và bao giờ ông cũng tìm cách phân tích nội tâm và tô đậm bi kịch của nhân vật. Chính vì thế, khi vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện để sáng tạo Truyện Kiều, Nguyễn Du đã lược bỏ hoàn toàn 48 bài thơ từ và dựa vào 44 bài thơ từ còn lại, lúc lướt qua, lúc dựa vào đó sáng tạo thêm để viết nên những câu thơ phục vụ cho mục đích riêng của ông. Lúc này, các bài thơ không còn độc lập nữa mà trở thành những đoạn tả nội tâm nhân vật có điểm nhìn từ trong nhân vật nhìn ra. Hơn thế nữa, chúng tôi nhận thấy trong


Truyện Kiều, ngoài diễn tiến sự kiện bên ngoài như Kim Vân Kiều truyện, chúng tôi còn nhận thấy một tiến trình tâm lý bên trong nhân vật Thúy Kiều, hết sức logic và chặt chẽ. Đặc biệt, chúng tôi còn nhận thấy Nguyễn Du rất chú trọng khắc họa cảm xúc, tâm trạng của Thúy Kiều khi làm thơ và đánh đàn, đó là hai thứ tài ở nàng mang nội dung cụ thể, đều là những môn nghệ thuật thể hiện cảm xúc. Đó là những xúc cảm tự nhiên nhất, không có sự kìm nén nhưng cũng là hai môn nghệ thuật chủ yếu của các ca kỹ, các ả đào.

Qua việc khái quát các quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu về tư tưởng Truyện Kiều, cách dùng chữ “tài” và cách xử lý các bài thơ từ trong Kim Vân Kiều truyện của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, chúng tôi đồng tình với quan niệm của Trần Nho Thìn: “Nội dung của vấn đề tài mệnh ở Truyện Kiều được tập trung trong hai từ tài sắc tài tình” [61, tr. 283], nằm trong phạm vi của triết lý “tài mệnh tương đố” chỉ có tài theo nghĩa “tài tình” và “tài tình” của Truyện Kiều thực chất là sự gắn bó giữa cảm xúc và nghệ thuật. Theo chúng tôi, chủ đề tư tưởng, triết lý của Truyện Kiều Kim Vân Kiều truyện khác nhau không chỉ là do quan niệm, tư tưởng của hai tác giả khác nhau mà còn là do thực tiễn văn hóa xã hội khác nhau. Việc gửi gắm tâm sự của bản thân tác giả một phần lại là nét khác biệt về mặt thể loại của Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện.


KẾT LUẬN

Mượn chuyện đời đầy gian truân thử thách của Vương Thúy Kiều trong lịch sử Trung Quốc, Thanh Tâm tài nhân đã sáng tạo nên Kim Vân Kiều truyện - một tác phẩm thuộc dòng tiểu thuyết chương hồi truyền thống Trung Quốc với tư tưởng hồng nhan bạc mệnh, tạo vật đố toàn để đề cao đạo đức Thúy Kiều theo khuôn khổ đạo đức Nho giáo. Trong tác phẩm của mình, Thanh Tâm tài nhân đã dẫn lời 92 bài thơ từ đan xen vào văn bản tự sự, tuy lời các bài thơ từ được dẫn không đều ở các hồi, có bài có ý nghĩa, có bài không có ý nghĩa nhưng nó vẫn là bộ phận hữu cơ của tác phẩm, góp phần đắc lực trong việc thể hiện tư tưởng và khắc họa nhân vật. Hình ảnh Thúy Kiều được thể hiện một cách nhất quán trong văn bản tự sự là một người con gái mạnh mẽ, lý trí, quyết đoán như trang nam nhi khiến ai cũng phải khâm phục. Nhưng nếu xét cả văn bản tự sự và phần thơ từ nàng sáng tác thì hình ảnh Thúy Kiều trọn vẹn là một người con gái quyết đoán, lý chí như trang nam nhi nhưng cũng là người con gái có đời sống nội tâm khá phong phú. Cô là người con gái đa sầu đa cảm, có những rung động trong tình yêu đầu, biết đau đớn xót xa về thân phận, biết nhớ nhà và nhớ người yêu,...

Trần Đình Sử viết “Vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện là sự gặp gỡ tinh thần của nhà văn Việt Nam và tác giả Trung Quốc trong nỗi đau trần thế” [54, tr. 64]. Mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện, Nguyễn Du đã sáng tạo nên Truyện Kiều - một truyện thơ trường thiên thuộc thể loại thơ lục bát dân tộc, nằm trong truyền thống tự sự - trữ tình độc đáo của Đông Nam Á, không phải để làm rạng danh cho nguyên lý đạo đức Nho giáo mà là một tiếng kêu đứt ruột về số phận của tài sắc và tài tình trong xã hội xưa. Nếu như khi Thúy Kiều gặp các biến cố, Thanh Tâm tài nhân tả thật tỉ mỉ khách quan để người đọc thấy phẩm chất đạo đức nhân vật mà cảm phục thì Nguyễn Du lại hướng về tình cảnh bi đát của nhân vật để khơi gợi tình thương, sự đồng cảm


nơi người đọc. Khi vay mượn cốt truyện Kim Vân Kiều truyện để sáng tạo Truyện Kiều, do đặc điểm truyện thơ lục bát không thể dung nạp được các thể loại khác như như tiểu thuyết, do mục đích sáng tác và cảm hứng về nhân vật cũng như tư tưởng của Nguyễn Du khác so với Thanh Tâm tài nhân nên ông đã lược bỏ hoàn toàn 48 bài thơ từ, 44 bài thơ từ còn lại, lúc lướt qua, lúc dựa vào đó sáng tạo thêm lên để viết lên những câu thơ phục vụ cho mục đích riêng của ông. Nhờ vậy mà các bài thơ không còn độc lập nữa mà trở thành những đoạn tả nội tâm nhân vật có điểm nhìn từ trong nhân vật nhìn ra và ngoài diễn tiến sự kiện bên ngoài như Kim Vân Kiều truyện, Truyện Kiều còn có một tiến trình tâm lý bên trong nhân vật Thúy Kiều, hết sức logic và chặt chẽ.

Và nếu như Thanh Tâm tài nhân chỉ miêu tả cách làm thơ, đánh đàn của Thúy Kiều một cách công thức thì Nguyễn Du lại quan tâm tới cảm hứng sáng tác thơ, đánh đàn của Thúy Kiều. Đó là những xúc cảm tự nhiên nhất, không có sự kìm nén nhưng cũng là hai môn nghệ thuật chủ yếu của các ca kỹ, các ả đào. Điều này rất ứng hợp với tư tưởng tác phẩm bởi nằm trong phạm vi của triết lý “tài mệnh tương đố” chỉ có tài theo nghĩa “tài tình” và “tài tình” của Truyện Kiều thực chất là sự gắn bó giữa cảm xúc và nghệ thuật.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Duy Anh (1943), Khảo luận về Kim Vân Kiều, NXB Quan Hải tùng thư.

2. Đào Duy Anh (1974), Từ điển Truyện Kiều, NXB Khoa học xã hội.

3. Dư Quan Anh chủ biên, Tiền Chung Thư, Phạm Ninh và nhiều tác giả khác (1994), Lịch sử văn học Trung Quốc, nhiều người dịch, 3 tập, NXB Văn học.

4. Phạm Văn Ánh, Một số nét cơ bản về thể loại từ ở Việt Nam, http://vanhoanghean.vn/nhung-goc-nhin-van-hoa/goc-nhin-van-hoa/125-mt-s-net-c-bn-v-th-loi-t-vit-nam.html, 1/12/2012.

5. Phạm Tú Châu (1999), Đi giữa đôi dòng, NXB Khoa học xã hội.

6. Nguyễn Huệ Chi (1979), Con đường giao tiếp của văn học cổ trung đại Việt Nam nhìn trong mối quan hệ khu vực, Tạp chí Văn học, (số 1), tr.13-23.

7. Nguyễn Huệ Chi (2005), Trở lại câu chuyện so sánh Kim Vân Kiều truyện với Truyện Kiều của ông Đổng Văn Thành, http://nguyenhuechi.free.fr/bai-viet/traodoi.html, 1/12/2012.

8. Nguyễn Thị Chiến (1993), Hình tượng nhân vật phụ nữ trong truyện Nôm tài tử giai nhân, Luận án Phó tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Hà Nội.

9. Trương Chính và nhiều tác giả (1971), Lịch sử văn học Trung Quốc, 2 tập, NXB Giáo Dục.

10. Claudin Salmon biên soạn (2004), Tiểu thuyết truyền thống Trung Quốc ở Châu Á (từ thế kỷ XVII – thế kỷ XX), Trần Hải Yến dịch, NXB Khoa học xã hội.

11. Xuân Diệu (1981), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Tập1, NXB Hà Nội.

12. Nguyễn Du (2011), Truyện Kiều, Đào Duy Anh khảo đính và chú giải, in theo bản in của nhà xuất bản Văn học năm 1984, NXB Văn học, Hà Nội.


13. Nguyễn Dữ (2001), Truyền kì mạn lục, Trần Thị Băng Thanh giới thiệu và chỉnh lý, NXB Văn học, Hà Nội.

14. Nguyễn Tấn Đắc (1983), Văn học các nước Đông Nam Á, Viện Đông Nam Á, Hà Nội.

15. Trần Xuân Đề (1998), Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc, NXB Giáo dục, Hà Nội.

16. Trần Xuân Đề (2002), Lịch sử văn học Trung Quốc, NXB Giáo dục, Hà Nội.

17. Hà Minh Đức, Trịnh Bá Đĩnh, Nguyễn Hữu Sơn,... (2002), ND về tác gia và tác phẩm, NXB Giáo Dục.

18. Đoàn Lê Giang, Truyện Kiều và Kim Vân Kiều ở Nhật Bản, http://khoavanhocngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=277:truyn-kiu-va-kim-van-kiu-truyn-nht-bn-&catid=64:vn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-sanh&Itemid=108, 1/12/2012.

19. Dương Quảng Hàm (2002), Việt Nam văn học sử yếu, in theo đúng bản in đầu do Nha học chính Đông Pháp xuất bản năm 1943, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội.

20. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên (2009), Từ điển thuật ngữ văn học, tái bản lần thứ 3, NXB Giáo Dục, Hà Nội.

21. Nhất Hạnh (2000), Thả một bè lau- Truyện Kiều dưới cái nhìn thiền quán, http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-137_4-8887_5-50_6-1_17-7_14-2_15-1/#nl_detail_bookmark, 1/12/2012.

22. Vũ Hạnh (1994), Đọc lại Truyện Kiều, Tái bản, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh.

23. Kiều Thu Hoạch (1992), Truyện Nôm, nguồn gốc và bản chất thể loại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/02/2023