ngắm nhìn trời mây, thấy bầu trời trong lắng, ánh trăng lọt vào cửa sổ, cảm kích cuộc gặp gỡ chàng Kim nên đã sáng tác một bài thơ. Bài thơ tứ tuyệt này tuy không có gì đặc sắc về nội dung và nghệ thuật nhưng đặt trong hoàn cảnh này nó đã mang lại hiệu quả cao bởi nó đã thể hiện những rung động và niềm vui trong tình đầu của nàng.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du không để Thúy Kiều về nhà vui sướng ngắm cảnh và sáng tác thơ như Thanh Tâm tài nhân mà trực tiếp thể hiện nỗi nhớ nhung của Thúy Kiều và Kim Trọng:
Từ phen đá biết tuổi vàng,
Tình càng thấm thía, dạ càng ngẩn ngơ.
Sông Tương một dải nông sờ, Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia.
Một tường tuyết trở sương che, Tin xuân đâu dễ đi về cho năng. (Câu 363 – 368)
Thúy Kiều, Kim Trọng gặp nhau lần đầu thì “Dưới cầu nước chảy trong veo/ Bên cầu tơ liễu bóng chiều thướt tha”. Dòng nước “trong veo” ấy đã thể hiện mối tình đầu trong trẻo của hai người. Tới khi vì nhớ thương Kiều, chàng Kim quay trở lại nơi gặp gỡ nàng lần đầu mong gặp lại người xưa thì chỉ thấy “Một vùng cỏ mọc xanh rì/ Nước ngâm trong vắt, thấy gì nữa đâu”. Dòng nước “trong vắt” ấy đã thể hiện sự thất vọng của chàng Kim. Tới khi hai người đã trao tín vật tình yêu cho nhau, dòng nước lại như dải ngăn cách hai người “Sông Tương một dải nông sờ/ Bên trông đầu nọ, bên chờ cuối kia”. Lúc này, trớ trêu thay, hai người đã thấu hiểu tình cảm của nhau, ở ngay sát nhà nhau mà không thể gặp gỡ “Một tường tuyết trở sương che/ Tin xuân đâu dễ đi về cho năng”.
Cách xử lý của Nguyễn Du đối với bài thơ Thúy Kiều vịnh tranh tùng bách của Kim Trọng
Có thể bạn quan tâm!
- Cách Xử Lý Của Nguyễn Du Đối Với Thơ Và Từ Trong Kim Vân Kiều Truyện
- Cách Xử Lý Của Nguyễn Du Đối Với Nhóm Thơ Từ Khắc Họa Nhân Vật Trong Kim Vân Kiều Truyện
- Cách Xử Lý Của Nguyễn Du Đối Với Nhóm Thơ Từ Ngầm Ẩn Số Phận Thúy Kiều Trong Kim Vân Kiều Truyện
- Cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện - 13
- Cách xử lý của Nguyễn Du đối với thơ và từ trong Kim Vân Kiều truyện - 14
- Cách Xử Lý Của Nguyễn Du Đối Với Nhóm Thơ Từ Với Vai Trò Khắc Họa Nội Tâm, Tính Cách Nhân Vật Thúc Sinh.
Xem toàn bộ 149 trang tài liệu này.
Trần Đình Sử nhận xét về đoạn văn từ lúc Thúy Kiều đem thơ sang cho Kim Trọng và làm thơ vịnh tranh tùng bách của chàng trong Kim Vân Kiều truyệnvới đoạn thơ tương ứng của Truyện Kiều như sau: “Kiều làm sẵn thơ đem tặng chàng để chàng có dịp khen thơ. Khi Kiều sang, Kim Trọng liền ôm chầm lấy nàng để nàng có dịp bày tỏ đức hạnh. Khi Kiều sang lần thứ hai, Kiều lại đề thơ bức tranh tùng để Kim lại khen tài, Kiều đánh đàn để chàng mê đắm, có cử chỉ suồng sã khiến nàng lại bày tỏ đức hạnh. Nguyễn Du đã lược bỏ nhiều chi tiết trùng lặp, nhưng cái chính là ông chú trọng miêu tả niềm vui, và khao khát tình yêu của đôi trẻ được đến với nhau, tả tài đàn, tài thơ của Kiều, tả giấc mộng ngây ngất của Kim Trọng cũng như sự đồng cảm của chàng với tiếng đàn. Tiêu điểm trần thuật của Nguyễn Du đã thay đổi hẳn” [54, tr. 122-123]. Theo chúng tôi, do cảm quan về nhân vật, mục đích sáng tác khác nhau nên tiêu điểm trần thuật của hai tác giả khác nhau.
Trong Truyện Kiều, khi Thúy Kiều “Gót sen thoăn thoắt dạo ngay mé tường” sang tìm Kim Trọng thì chàng đã đứng trông từ bao giờ và lên tiếng “Trách lòng hờ hững với lòng” để nàng bày tỏ lòng mình “Vắng nhà được buổi hôm nay/ Lấy lòng gọi chút sang đây tạ lòng”. Sự chân thành ấy, sự chờ đợi trong khao khát ấy đã khiến hai người không giấu nổi sự vui mừng khi được tái ngộ “Mặt nhìn mặt, càng thêm tươi/ Bên lời vạn phúc, bên lời hàn huyên”. Cái nhìn của kẻ đang ngây ngất trong men tình đầu đã khiến nàng nhìn bức tranh tùng bách thanh đạm của Kim Trọng mà “nét bút càng nhìn càng tươi”. Trước yêu cầu của người yêu, Thúy Kiều đã không ngần ngại làm thơ đề tranh. Nhà thơ đã sử dụng bút pháp ước lệ tượng trưng để thể hiện tài thơ của nàng “Tay tiên gió táp mưa sa/ Khoảng trên dừng bút thảo vào bốn
câu”. Như vậy, chính những rung động trong tình đầu đã tạo cảm hứng cho nàng sáng tác thơ.
3.3.2.3. Cách xử lý của Nguyễn Du đối với nhóm thơ từ thể hiện nỗi đau đớn và xót xa về thân phận, nỗi nhớ nhà và người yêu của Thúy Kiều khi phải trải qua các biến cố, gian truân cuộc đời
Bài thơ gửi Kim Trọng trước khi bán mình
Khi gia đình Thúy Kiều gặp gia biến, Thanh Tâm tài nhân đã để Thúy Kiều bình tĩnh, quyết đoán xử lý mọi việc nhưng đồng thời, ông cũng để nàng nhớ tới Kim Trọng, viết thư, khóc và gọi chàng trong đau đớn rất nhiều lần. Tuy bài thơ ly biệt Kim Trọng của nàng không có gì đặc sắc về mặt nghệ thuật nhưng đã thể hiện được nỗi đau đớn, xót xa của nàng khi nghĩ về tình cảnh hiện tại.
Như chúng tôi đã phân tích ở phần Cách xử lý của Nguyễn Du đối với 8 khúc từ Kinh mộng giác, Nguyễn Du đã lược bỏ, thay đổi và sắp xếp lại một số chi tiết để phù hợp với cảm quan nhân vật và mục đích của riêng ông. Theo đó, bài thơ ly biệt Thúy Kiều gửi Kim Trọng cũng bị lược bỏ hoàn toàn. Với cách làm của mình, Nguyễn Du không những tô đậm tính chất bi kịch, éo le của số phận Thúy Kiều mà còn diễn tả nội tâm của nàng trong một diễn trình tâm lý rất logic.
Cách xử lý của Nguyễn Du đối với 3 bài thơ Thúy Kiều làm trên đường đi với Mã Bất Tiến
Trong Kim Vân Kiều truyện, Thanh Tâm tài nhân kể khá tỉ mỉ những sự việc diễn ra trên quãng đường Mã Bất Tiến bắt Thúy Kiều đưa về Lâm Tri. Cách kể của ông vẫn tuân theo diễn biến bên ngoài của sự kiện: Dọc đường thấy cảnh thương tình, nước mắt khô, hơi thở mệt, nàng liền từ từ làm thành một bài thơ để ghi nỗi oán sầu. Qua 3 bài thơ nàng sáng tác, người đọc thấy
nỗi nhớ quê hương, gia đình, sự đau xót khi nghĩ tới hiện tại trong sự đối lập với quá khứ của nàng.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du không kể tỉ mỉ quãng đường đi của Thúy Kiều ra sao, cũng không để nàng sáng tác thơ mà tập trung đi sâu miêu tả nội tâm của nàng. Để tô đậm sự bơ vơ, đơn độc và nhỏ bé của Thúy Kiều, đồng thời đi sâu phân tích nội tâm của nàng qua nỗi nhớ nhà, ông đã đã sử dụng điểm nhìn bên trong, bên ngoài một cách linh hoạt, kết hợp thủ pháp tượng trưng để dựng lên một không gian lưu lạc rộng lớn, đầy đe dọa với con người. Đối lập với không gian rộng lớn, dữ dội, mịt mù (gió giục mây vần, góc trời thăm thẳm, đêm ngày đăm đăm, cõi khách xa xăm, bạc phau cầu giá, đen rầm ngàn mây) là hình ảnh cô đơn, lạc loài và nhỏ bé của Thúy Kiều - cô gái vừa tới tuổi cập kê đang trong cảnh “Êm đềm trướng rủ màn che” - bỗng chốc bị đưa vào “cõi hồng trần” không biết ngày mai sẽ ra sao.
Trên con đường xa ngái mà quạnh quẽ, mịt mù, Thúy Kiều “Thấy trăng mà thẹn những lời non sông”. Vậy là trong lần đầu nhớ nhà, Nguyễn Du đã để nàng nhớ Kim Trọng trước, nhớ mà “thẹn” bởi nàng cho rằng nàng là kẻ bội bạc, không giữ lời thề nguyền trọn đời với chàng, đặc biệt là sự phụ ước ấy diễn ra ngay sau ngày thề nguyền chẳng bao lâu. Xưa, ánh trăng kia đã chứng kiến cảnh nàng và chàng Kim thề thốt, nay ánh trăng ấy lại theo sát những bánh xe nàng theo Mã Giám Sinh. Ánh trăng ấy cũng gợi nhớ tới những giây phút nồng nàn nàng từng ngăn Kim Trọng cũng bởi một chữ “thẹn”. Tâm trạng của nàng lúc này rất ứng hợp với nỗi ân hận riêng tư khi Mã Giám Sinh rước nàng ra trú phường. Người đáng trao thì nàng lại từ chối để rồi phải trao cái quý giá nhất của người con gái vào kẻ chẳng ra gì “Phẩm tiên rơi đến tay hèn/ Hoài công nắng giữ mưa gìn với ai /Biết thân đến bước lạc loài/ Nhị đào thà bẻ cho người tình chung”. Nàng nhớ nhung nhưng nỗi nhớ ấy mang vẻ thẹn thùng, xấu hổ, ân hận và day dứt.
Không chỉ nhớ người yêu, nàng còn nhớ đấng sinh thành “Rừng thu tầng biếc chen hồng /Nghe chim như nhắc tấm lòng thần hôn”. Trần Đình Sử cho rằng cảnh mùa thu được thể hiện trong đoạn thơ này là “Cảnh mùa thu thật điển hình với những màu sắc, đường nét không khí cô đúc của thơ cổ điển mà ai đã có vốn văn chương đều cảm thấy” [54, tr. 220]. Nhìn rừng thu với những tầng lá vàng xen tầng lá biếc, nàng nhớ tới cha mẹ cũng đang ở tuổi xế chiều. Đó không chỉ là nỗi nhớ mà còn là nỗi lo cho cha mẹ của một người con có hiếu, dám hy sinh bản thân vì gia đình. Tâm trạng ấy, không gian ấy, thời gian ấy như dự báo những gian truân, khổ cực trên con đường đời đang chờ đợi nàng ở phía trước.
Cách xử lý của Nguyễn Du đối với 10 bài Chẳng cùng nhau và bài thơ Thúy Kiều làm khi thấy cảnh trước lầu Ngưng Bích
Khi Thúy Kiều ở lầu Ngưng Bích, Thanh Tâm tài nhân đã chú ý khắc họa sự đối lập của phong cảnh xung quanh ngôi lầu này. Cách trần thuật của Thanh Tâm tài nhân vẫn theo diễn biến bề ngoài của sự kiện: Thúy Kiều ngắm cảnh, nhớ Kim Trọng, sáng tác bài thơ thứ nhất, sau đó lại ngắm cảnh và tiếp tục sáng tác bài thơ thứ hai.
Trần Đình Sử viết: “Thúy Kiều của Thanh Tâm tài nhân ít khi nhớ nhà, còn Thúy Kiều của Nguyễn Du đã bảy lần nhớ nhà. Dù cho là có nhớ, tính chất cũng đã khác xa” [54, tr. 225] sau đó ông lấy đoạn thơ Kiều ở lầu Ngưng Bích làm đối sánh để chỉ ra chất lượng hơn hẳn của 22 câu thơ tả cảnh của Nguyễn Du so với 10 bài thơ Thúy Kiều của Thanh Tâm tài nhân sáng tác ở lầu Ngưng Bích. Theo chúng tôi, do đặc điểm thể loại của hai tác phẩm, quan niệm về nhân vật và mục đích sáng tác của hai tác giả khác nhau nên trọng tâm miêu tả của hai tác phẩm đương nhiên khác nhau.
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du không miêu tả diễn biến sự việc theo cái nhìn bề ngoài như Thanh Tâm tài nhân mà diễn tả sự việc theo dòng ý thức tâm
trạng, dõi theo dòng tâm trạng và ý nghĩ của nhân vật: Thúy Kiều cảm nhận sự cô đơn rồi nhớ tới Kim Trọng trước, nhớ tới cha mẹ sau, cuối cùng lại là cảm xúc cô đơn, thương xót và lo sợ cho số phận của bản thân. Trong đoạn thơ này, để tô đậm sự cô đơn lẻ bóng của nàng, Nguyễn Du đã dựng lên một không gian
- thời gian mênh mông, rợn ngợp. Không những thế, tác giả còn để nàng độc thoại nội tâm tự và nếu như ta nhìn nhận nỗi nhớ nhà lần này của Thúy Kiều trong mạch những lần nhớ nhà của nàng, ta sẽ thấy diễn tiến tâm trạng của nàng được thể hiện rất logic và chặt chẽ. Đúng như Trần Đình Sử nhận xét: “Thanh Tâm tài nhân tả lầu Ngưng Bích, tả diễn biến tâm trạng nhân vật, từ cảm giác bất lực khi nhớ quê hương, đến nhớ người yêu Kim Trọng, rồi làm thơ, rồi nhìn thấy sự vật xung quanh. Nguyễn Du không miêu tả đồ vật và diễn biến tâm trạng theo cái nhìn bề ngoài, mà đi thẳng vào dòng ý thức tâm trạng, theo dõi cái dòng cảm xúc, cảm giác, ấn tượng và ý nghĩ của nhân vật. Thúy Kiều trước hết cảm nhận sự cô đơn rồi nhớ tới Kim Trọng trước, nhớ tới cha mẹ sau, cuối cùng là cảm xúc cô đơn và thương xót thân mình. Xem bố cục của Nguyễn Du mạch lạc hơn nhiều. Nét nổi bật trong dòng ý thức của Kiều là cảm thức về sự lưu lạc nơi tha hương, góc bể chân trời được thể hiện tập trung hơn và gây ấn tượng hơn hẳn. Nguyễn Du như gửi gắm hết mọi trải nghiệm của mình về cuộc đời lưu lạc vào trong cảnh ấy, tình ấy, làm cho chúng có hồn” [54, tr. 226-227].
Đầu tiên là cảm nhận sự cô đơn của Thúy Kiều. Ngồi ngắm phong cảnh thiên nhiên rộng lớn, bát ngát và rợn ngợp xung quanh, nàng lại càng cô đơn hơn bởi ở phía xa, tuy vầng trăng và núi gần sát bên nhau, có bụi hồng, có cồn cát nhưng không có thứ gì gần gặn với nàng. Trong tâm trạng cô đơn, lẻ loi ấy, nàng lại nhớ nhà:
Tưởng người dưới nguyệt chén đồng,
.... Có khi gốc tử đã vừa người ôm
(Câu 1039 – 1046)
Nếu như lần nhớ nhà thứ nhất (trên đường đi với Mã Giám Sinh) chỉ là một thoáng nhớ nhung và lo âu thì lần này nỗi nhớ đã thành khắc khoải. Nguyễn Du vẫn để Thúy Kiều nhớ Kim Trọng trước, giống như lần đầu. Sự xếp đặt này rất hợp lý về mặt tâm trạng cũng như thời gian. Lúc này nàng vẫn day dứt về Kim Trọng hơn bởi dẫu sao với cha mẹ nàng đã làm tròn chữ hiếu còn riêng với chàng thì chữ tình chưa trọn. Lúc này, nàng vẫn còn chút hy vọng và chưa thể tin rằng đời nàng sẽ mất Kim nên nỗi nhớ của nàng dành cho chàng Kim vẫn đầy vơi. Nghĩ đến người rồi lại nghĩ đến mình, tâm tư của Thúy Kiều đặt nàng và người yêu trong sự đối lập về không gian “bên trời góc bể” và thời gian “rày công mai chờ”. Trong không gian chia lìa và thời gian đằng đẵng tiếp nối, Kim Trọng mòn mỏi ngóng trông còn nàng bơ vơ lưu lạc. Hình ảnh “dưới nguyệt chén đồng” mở đầu cho nỗi nhớ người yêu để rồi “Tấm son gột rửa bao giờ cho phai” khép lại nỗi nhớ như một lời khẳng định về tình yêu ấy. Giữa hai câu thơ là hình ảnh lứa đôi cách biệt. Nguyễn Du quả là tinh diệu trong việc dùng từ, đặt ý khiến người đọc có thể mường tượng ra thậm chí là nhìn thấy bức tranh một cô gái trẻ ngồi bên lầu, mắt dõi ra cảnh vật nhưng lòng bề bộn suy tư.
Khi Thúy Kiều nhớ người yêu, Nguyễn Du dùng các từ: “tưởng”, “luống”, “trông”, “chờ” với những từ thuần Việt là chính còn khi nàng nhớ mẹ cha, ông dùng các từ “xót”, “những ai”, “có khi” với những hình ảnh quen thuộc trong các điển tích, điển cố. Thực ra, nỗi nhớ mẹ cha mang những nét ổn định, duy có nỗi nhớ người yêu là biến động không ngừng trong tâm trí nàng. Cuối cùng, vẫn là hình ảnh của một Thúy Kiều sống ân tình, thuỷ chung, luôn nghĩ tới người khác. Mạch tâm lý nhân vật được tiếp nối rất logic không chút gò ép.
Quay trở lại hiện tại, Thúy Kiều lại một mình một bóng dõi tầm mắt ra xa ngắm khung cảnh xung quanh. Không còn là phong cảnh rộng lớn, mênh
mang rợn ngợp, thay vào đó là cảnh cửa bể chiều hôm với cánh buồm phía xa. Con thuyền và những cánh buồm đều ở rất xa như niềm hy vọng của nàng chỉ như những chấm nhỏ xíu ngoài khơi xa mịt mờ. Còn cánh hoa trôi man mác trên ngọn nước mới sa lại gợi trong lòng nàng nỗi buồn về thân phận nổi nênh trôi dạt. Cánh hoa mỏng manh nổi trôi trước ngọn nước từ trên cao đổ xuống làm sao chịu nổi sức nước tràn, cũng giống như Kiều, một người con gái nhỏ bé, yếu ớt nhưng bị cuộc đời xô đẩy làm cách nào có thể vươn lên. Sau đó là cảnh một nội cỏ dàu dàu với sự tàn úa, ám ảnh. Chắc hẳn hình ảnh ngọn cỏ ấy cũng khiến nàng nhớ tới ngọn cỏ nửa vàng nửa xanh trên mộ Đạm Tiên ở ngày định mệnh, nhớ ngọn cỏ xanh rợn chân trời lần đầu tiên gặp Kim Trọng. Hiện tại, quá khứ đan xen nhau khiến lòng nàng thêm quặn đau và tiếc nuối. Cảnh buồn hay vì người buồn nên cảnh mới buồn? Trong lúc tuyệt vọng nhất, nàng thấy mình dường như chao đảo. Mặt biển dậy sóng, lòng nàng cũng dậy sóng. Những đợt sóng dữ dội như dự báo trước điều bất an, như cảnh báo một tương lai bão táp đang chờ nàng phía trước. Người con gái tài sắc trong hoàn cảnh đó đã hoảng loạn vô cùng “Buồn trông gió cuốn mặt duềnh/ Ầm ầm tiếng sóng kêu quanh ghế ngồi”. Đứng trước bức tranh thiên nhiên với mặt biển, chân mây, cánh hoa, nội cỏ, sóng gào, gió cuốn vừa mênh mông vừa buồn thảm, vừa ghê sợ ấy, Thúy Kiều cảm thấy cô đơn lạc loài và thực sự hãi hùng khi nghĩ tới tương lai mịt mờ. Nàng sáng tác bài thơ để gửi gắm tâm trạng: “Chung quanh những nước non người/ Đau lòng lưu lạc nên vài bốn câu”.
Cách xử lý của Nguyễn Du với 10 bài Đêm nay đêm gì
Vào buổi tối trước khi Thúc Sinh về quê, nếu như Thanh Tâm tài nhân dành gần hết hồi 13 để kể về những suy nghĩ, hành động của Thúc Sinh và Thúy Kiều thể hiện sự lưu luyến của họ thì Nguyễn Du chỉ đi sâu phân tích tâm trạng của Thúy Kiều. Mối quan tâm duy nhất của nàng lúc này là Thúc