ngân hàng từ năm 2001 đến 2009. Sử dụng Stata 9.2, tác giả tìm ra các yếu tố tác động như: kích thước của ngân hàng, thành phần danh mục đầu tư, chi phí hoạt động, lợi nhuận thuần, tỷ lệ an toàn vốn, tín dụng nhanh và mở rộng chi nhánh.
Guo, Kai và Stepanyan, Vahram (2011) đã phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới tốc độ tăng trưởng tín dụng của các Ngân hàng thương mại tại 38 nước có nền kinh tế mới nổi trong giai đoạn 2000- 2010. Tác giả nhấn mạnh tốc độ tăng trưởng tiền gửi và tốc độ gia tăng nợ của ngân hàng góp phần làm tăng và ảnh hưởng có ý nghĩa tới tăng trưởng tín dụng. Ngoài ra, tác giả cũng đã tìm ra nhân tố ảnh hưởng chặt chẽ và có mối quan hệ ngược chiều đến tốc độ tăng trưởng tín dụng là tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng.
Goudong Chen và Yi Wu ( 2014) nghiên cứu cấu trúc sở hữu ngân hàng và tăng trưởng tín dụng tại các thị trường mới nổi giai đoạn trong và sau khủng hoảng 2008- 2011. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 900 ngân hàng tại 24 quốc gia tại khu vực Mỹ Latinh, Trung- Đông Âu, Châu Á. Các biến được đề xuất có tác động là: sở hữu ngân hàng, GDP, thanh khoản, quy mô ngân hàng.
1.4.1.2 Đối với tình hình nghiên cứu trong nước:
Nguyễn Thùy Dương và Trần Hải Yến (2011), Các nhân tố tác động đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng tại Việt Nam năm 2011: Bằng chứng định lượng. Tác giả sử dụng mẫu là tập hợp 84 ngân hàng tại Việt Nam, trong đó có 5 Ngân hàng thương mại nhà nước, 16 Ngân hàng thương mại nước ngoài hoạt động tại thị trường Việt Nam. Số liệu được lấy theo theo 3 mốc thời gian là quý 1, quý 2, quý 3 năm 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động đồng biến ở các biến huy động vốn, thanh khoản và xuất hiện tác động nghịch biến trong biến chênh lệch lãi suất.
Nguyễn Văn Lê (2014), Tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn. Tác giả tập trung nghiên cứu tăng trưởng tín dụng ngân hàng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế vĩ mô bất ổn năm 2008-2013. Các nhân tố tác động được tác giả chia thành 3 nhóm. Các yếu tố từ phía ngân hàng gồm: quy trình
tín dụng, thông tin tín dụng, con người, năng lực huy động vốn, chính sách tín dụng; các yếu tố bắt nguồn từ bản thân doanh nghiệp gồm: năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành; Các nhân tố bối cảnh kinh tế xã hội;
Tôn Nữ Trang Đài (2015), Các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam. Tác giả nguồn số liệu từ 24 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam giai đoạn 2006- 2014. Qua nghiên cứu tác giả kết luận các yếu tố tác động cùng chiều là thanh khoản, tăng trưởng tiền gửi và suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu ROE,…
Phan Thị Huyền Trang (2015) với luận văn thạc sĩ “Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín”, Trường Đại Học Tài Chính Marketing. Nghiên cứu những yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng của ngân hàng Sacombank. Mức độ tác động của từng yếu tố đến tăng trưởng tín dụng. Thông qua đó đề xuất giải pháp để tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng Sacombank.
Nguyễn Minh Sáng (2015) với đề tài luận án “Mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam”, Trường đại học ngân hàng Tp. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu phân tích hiệu quả sử dụng nguồn lực của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như phân tích nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Đánh giá mối quan hệ giữa hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Luận án chủ yếu tập trung phân tích tác động của hiệu quả sử dụng nguồn lực của các ngân hàng thương mại đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nâng cao vai trò của hệ thống ngân hàng thương mại đối với tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam.
Đinh Thị Mộng Tuyền (2015) với nghiên cứu “Giải pháp tăng trưởng tín dụng tại Agribank chi nhánh Kiên Giang”, Trường Đại Học Tài Chính Marketing. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài nhằm phân tích diễn biến tăng trưởng tín dụng của
Agribank Kiên Giang, phân tích nguyên nhân và từ đó tác giả đã đưa ra các định hướng phát triển và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm giúp Agribank Kiên Giang đảo ngược được sự suy giảm tăng trưởng tín dụng trong thời gian vừa qua. Cụ thể bao gồm các giải pháp được triển khai theo các định hướng sau: Đơn giản hóa thủ tục vay vốn; Đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, kênh phân phối; Mở rộng mạng lưới khách hàng; Xây dựng đội ngũ nhân viên bán hàng chuyên nghiệp; Tăng cường cung cấp thông tin cho khách hàng . Đồng thời tập trung vào các nhóm giải pháp lớn là: Thực hiện chương trình kết nối tín dụng Ngân hàng – Doanh nghiệp, Đẩy mạnh tín dụng vào thị trương khu vực nông thôn, nông, lâm, ngư nghiệp, Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin; Hoàn thiện bộ máy vận hành chi nhánh; Tăng cường các hoạt động truyền thông.
TS. Lê Tấn Phước (2017), Các yếu tố tác động tăng trưởng tín dụng Ngân hàng thương mại Việt Nam. Tác giả cũng đã tìm ra các yếu tố như: Tỷ lệ huy động, tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ vốn, tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng, lãi suất, tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát.
1.4.2. Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa trên các nghiên cứu trước đây của các tác giả Imran và Nishatm (2013), Sharma và Gounder (2012), Olokoyo (2011) và Guo và Stepanyan (2011) về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Các nhóm yếu tố và các biến đã được trích xuất để phát triển một mô hình chuẩn, mà qua đó có thể kiểm tra các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng ngân hàng. Các biến độc lập được áp dụng trong nghiên cứu này bao gồm hai nhóm chính là các biến nội bộ liên quan đến các ngân hàng, và các biến kinh tế vĩ mô. Mô hình nghiên cứu được xây dựng như sau:
LGRit = β0 + β1DEPTAit + β2NPLit + β3CAPit + β4LIQit + β5SIZEit + β6INRt + β7GDPt + β8INFt + εit
Trong đó:
- LGRit : Tăng trưởng tín dụng
- DEPTAit, NPLit, CAPit, LIQit, SIZEit: là các biến nội tại ngân hàng i năm t.
- INRt , GDPt, INFt: là các biến kinh tế vi mô năm t
- β0 : là hệ số chặn
- β j (j=1,8) là các hệ số hồi quy
- εit là sai số
Bảng 1.1: Mô tả các biến sử dụng
Tên biến | Viết tắt | ||
1 | Tăng trưởng tín dụng | LGR | (Tổng dư nợ tín dụng kỳ này – Tổng dư nợ tín dụng kỳ trước)/ Tổng dư nợ tín dụng kỳ trước |
2 | Tỷ lệ huy động | DEPTA | Tổng huy động/Tổng tài sản |
3 | Tỷ lệ nợ xấu | NPL | Nợ xấu/Tổng dư nợ tín dụng |
4 | Tỷ lệ vốn | CAP | Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản |
5 | Tỷ lệ thanh khoản | LIQ | Tài sản thanh khoản/Tổng tài sản |
6 | Quy mô ngân hàng | SIZE | Logarith Tổng tài sản |
7 | Lãi suất | INR | Lãi suất danh nghĩa hàng năm |
8 | Tăng trưởng GDP | GDP | Tăng trưởng GDP hàng năm |
9 | Tỷ lệ lạm phát | INF | Tỷ lệ lạm phát hàng năm |
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 1
- Các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2
- Góp Phần Tài Trợ Cho Quá Trình Tái Sản Xuất, Mở Rộng Và Tăng Cường Tài Sản Cố Định
- Thực Trạng Của Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam
- Phương Pháp Xử Lý Số Liệu Và Các Kiểm Định Thực Hiện
- Tăng Trưởng Tín Dụng Tại Các Ngân Hàng Tmcp Qua Các Năm
Xem toàn bộ 86 trang tài liệu này.
Nguồn: Tác giả tổng hợp
1.5 Tóm tắt chương 1
Trong chương 1, đề tài đã đưa ra các lý thuyết về hoạt động tín dụng của ngân hàng, về tăng trưởng tín dụng và các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng. Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trước đây về các yếu tố tác động đến tăng trưởng tín dụng gồm 6 nghiên cứu nước ngoài và 7 nghiên cứu trong nước từ đó đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TĂNG TRƯỞNG TÍN DỤNG TẠI VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu sơ nét hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
2.1.1 Sơ nét về hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam:
Ngân hàng thương mại cổ phần là ngân hàng thương mại theo mô hình cổ phần và tuân theo các quy định của chính phủ và các quy chế, quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi hoạt động.
Sau 5 năm triển khai quyết liệt “Đề án tái cơ cấu hệ thống Tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015”, hệ thống ngân hàng đã có nhiều thay đổi. Từ con số 37 ngân hàng vào cuối năm 2011, đến cuối năm 2015, số lượng ngân hàng thương mại cổ phần rút về còn 31 ngân hàng thương mại cổ phần và ổn định đến nay. Theo đó, năm 2011, Vietinbank, Vietcombank, MHB, BIDV đã cổ phần hóa chuyển đổi từ 100% vốn nhà nước sang mô hình ngân hàng thương mại cổ phần. Thương vụ sáp nhập 3 ngân hàng Ficombank, TinNghiaBank, SCB thành SCB; TrustBank đổi tên thành VNCB; WesternBank sáp nhập vào PVFC rồi đổi tên thành PVcomBank; Habubank nhập vào SHB; Đại Á vào HDBank; TienPhongBank gọi vốn từ Doji rồi đổi tên thành TPBank; Navibank tìm được nhà đầu tư, tự tái cơ cấu và đổi tên thành NCB. Tiếp đó là các thương vụ BIDV sáp nhập MHB; Maritime Bank sáp nhập MDB và Sacombank sáp nhập Southernbank. Năm 2015, ba ngân hàng TMCP yếu kém (VNCB, Ocean Bank, GP Bank) được ngân hàng Nhà Nước mua lại với giá 0 đồng trở thành Ngân hàng trách nhiệm hữu hạn Nhà nước Một thành viên. Chất lượng tài sản, hệ số tài chính, nhất là quy mô tổng tài sản của nhiều ngân hàng đã nâng lên đáng kể sau tái cơ cấu.
Xét trong khối các ngân hàng thương mại cổ phần thì BIDV hiện là ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống, với hơn 1,2 triệu tỷ đồng. Theo sau lần lượt là VietinBank và Vietcombank, với tổng tài sản là 1,09 triệu tỷ đồng và 1,03
triệu tỷ đồng.
Hình 2.1: Tổng tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần
Quy mô tài sản của các ngân hàng thương mại cổ phần Nhà nước vẫn luôn dẫn đầu và chiếm phần lớn trong hệ thống. Đến hết năm 2017 thì BIDV, VietinBank, Vietcombank có tổng tài sản là 3,33 triệu tỷ đồng, chiếm đến 46% hệ thống ngân hàng TMCP. Tuy cách biệt về tổng tài sản nhưng không thể phủ nhận là các ngân hàng tư nhân ngày càng hoạt động có hiệu quả hơn. Điển hình như VPBank có vốn điều lệ bằng 46% BIDV, tổng tài sản chỉ bằng 23% nhưng lợi nhuận chỉ kém BIDV khoảng 670 tỷ.
Thực tế cho thấy thị phần bán buôn, ưu thế thuộc về các ngân hàng thương mại cổ phần có yếu tố nhà nước hoặc có quy mô lớn. Còn thị phần bán lẻ, tuy tiềm năng khá lớn nhưng lại có quá nhiều ngân hàng tham gia khiến khách hàng có nhiều sự lựa chọn. Nhưng đối với các ngân hàng thương mại cổ phần cỡ nhỏ, uy tín chưa cao, sản phẩm dịch vụ hạn chế thì khả năng cạnh tranh rất hạn chế.
2.1.2. Chọn mẫu nghiên cứu:
Trong bài nghiên cứu, tác giả chọn mẫu nghiên cứu phân tích trên 15 ngân hàng là các ngân hàng thương mại cổ phần, gồn có:
1. Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB)
2. Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LPB)
3. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank)
4. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)
5. Ngân hàng TMCP Kiên Long (KienLongBank)
6. Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam (Techcombank)
7. Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam (VCB)
8. Ngân hàng TMCP Phát Triển TP. Hồ Chí Minh(HDBank)
9. Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB)
10. Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB)
11. Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB)
12. Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB)
13. Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội (SHB)
14. Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank)
15. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank)
2.2. Thực trạng
2.2.1. Tình hình kinh tế vĩ mô
Theo một số nghiên cứu cho thấy rằng: các yếu tố kinh tế vĩ mô có tác động đến tốc độ tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại cổ phầnSự thay đổi trong chính sách điều hành tiền tệ, lãi suất sẽ ảnh hưởng đến kênh tín dụng của ngân hàng từ đó ảnh hưởng đến tăng trưởng tín dụng của các ngân hàng thương mại.
2.2.1.1. Tăng trưởng GDP
Tăng trưởng GDP của Việt Nam từ năm 2008 đến năm 2009 giảm từ 5,66% xuống 5,4%. Kể từ năm 2009, GDP đã tăng trưởng đạt 6,42% vào năm 2010. Vào năm 2016, tăng trưởng GDP sụt giảm chỉ có 6,21%. Năm 2017, kinh tế Việt Nam
3000 8,46%9,00%
8,00%
2500
7,08%
6,68%
6,81%
6,31%
6,42%
6,24%
7,00%
5,98%
6,21%
2000
5,32%
5,25%
5,42%
6,00%
5,00%
1500
4,00%
1000
3,00%
2,00%
500
1,00%
0
0,00%
2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
GDP/người (USD)
GDP (%)
2050
2109
2215
2385
2540
có dấu hiệu khởi sắc hơn với mức tăng trưởng cả năm 2017 đạt 6,81%, vượt chỉ tiêu do Quốc hội đề ra. Trong đó, tăng trưởng quý III và quý IV/2017 đạt mức cao “ấn tượng” lần lượt là 7,46% và 7,65% cao nhất trong vòng 7 năm và cao hơn nhiều so với cùng kỳ các năm trước đó. Không những vậy, thu nhập bình quân đầu người (GDP/người) cũng được cải thiện đáng kể với con số 2.385 USD/người, tăng 170 USD so với năm trước.
835
1024
1100
1168
1300
1540
1960
Hình 2.2. Tăng trưởng GDP và GDP/người qua các năm
2.2.1.2. Lạm phát
Trong năm 2008 do tác động của khủng hoảng kinh tế thế giới nên đã ảnh hưởng đến nền kinh tế Việt Nam, lạm phát đạt mức cao 23%. Chính phủ đã có nhiều biện pháp tài khóa và tiền tệ để kiềm chế lạm phát. Năm 2009, tác dụng của các chính sách thực thi, tỷ lệ lạm phát của Việt Nam đã giảm mạnh và cũng là lúc tăng trưởng kinh tế chậm hơn các năm trước. Để kích thích nền kinh tế phục hồi, Chính phủ liên tục đưa ra các chính sách kích cầu, vì thế tỷ lệ lạm phát lại tăng trở lại vào năm 2010 và năm 2011. Đến năm 2017, CPI bình quân cả năm tăng 3,53%, Chính phủ đã hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 4% trong năm nay. Đâylà năm thứ 4 liên tiếp lạm phát duy trì ở mức thấp dưới 5% và cho thấy nền tảng