Tổng Quan Lý Thuyết Về Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Của Ngân Hàng Thương Mại

2


Tỷ lệ nợ xấu của hệ thống NHTM năm 2016 có những biến chuyển khả quan, cụ thể tỷ lệ này chạm mức 2,46% trên tổng dư nợ cho vay, đã đạt yêu cầu mà Chính phủ đặt ra. Tiếp nối những nỗ lực trong năm 2016. Sang năm 2017, tiếp tục phát huy những thành quả trong việc kiểm soát tỷ lệ nợ xấu đã giúp đưa tỷ lệ nợ xấu giảm dần chỉ còn 1,99%. Có được kết quả này là do việc kiểm soát và xử lý nợ xấu đã được triển khai quyết liệt đúng lộ trình theo các giải pháp tại phương án tái cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu đến năm 2020 đã được phê duyệt, đặc biệt là các biện pháp đã được khuyến nghị trong Nghị quyết 42/2017/QH14 đã gặt hái được những thành công ấn tượng. Moody đã có nhận xét tốt về việc xử lý nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Theo thống kê, các khoản nợ xấu chủ yếu tập trung nhiều ở các NHTM yếu kém. Theo đánh giá một cách thận trọng của Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, những khoản nợ xấu chờ xử lý và nợ xấu còn tiềm ẩn trong giai đoạn tái cơ cấu vẫn khá lớn.

Nợ xấu tại các NHTM luôn là vấn đề nóng trong những năm gần đây. Các biện pháp được đưa ra để góp phần giảm bớt tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM khá cụ thể và thiết thực, song để thực hiện các biện pháp đó một cách hiệu quả cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hệ thống NHTM, NHNN, Cơ quan pháp luật và bản thân các khách hàng của các NHTM. Xuất phát từ thực tế trên, học viên muốn qua bài nghiên cứu của mình đưa ra những yếu tố tác động, mức độ ảnh hưởng đến nợ xấu để đưa ra những giải pháp nhằm phòng ngừa, hạn chế và xử lý nợ xấu một cách hữu hiệu cho hệ thống NHTM Việt Nam, góp phần cho hoạt động ngân hàng tại Việt Nam trở nên lành mạnh và hiệu quả hơn. Với các luận cứ đó học viên lựa chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


1.2.1 Mục tiêu tổng quát

3


Trên cơ sở phân tích thực trạng các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam, đề tài đi vào hàm ý các chính sách quản trị kiểm soát các yếu tố này nhằm góp phần hạn chế nợ xấu tại các NHTM Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể


Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Phùng Thùy Dung - 3

- Đánh giá tổng quan về tình hình kinh doanh của NHTM Việt Nam.


- Phân tích thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam.


- Xác định các yếu tố tác động đến nợ xấu tạị các NHTM Việt Nam.


- Xây dựng mô hình kiểm định các yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam.

- Từ kết quả nghiên cứu, xác định và phân tích mức độ tác động của các yếu tố đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu


- Tình hình nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2007-2017 như thế

nào?


- Các nguyên nhân nào gây nên nợ xấu tại các NHTM Việt Nam?


- Nợ xấu tại các NHTM Việt Nam chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố nào và mức độ tác động của các yếu tố này đối với nợ xấu ra sao?

- Ngân hàng thương mại Việt Nam phải làm gì để kiểm soát các yếu tố tác động đến nợ xấu trong thời gian sắp tới?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

4


Đối tượng được nghiên cứu trong đề tài này là nợ xấu và các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam bao gồm cả yếu tố bên trong và bên ngoài ngân hàng.

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu


- Đề tài thực hiện nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu của 25 NHTM (Phụ lục đính kèm). Sự lựa chọn các ngân hàng này dựa trên các tiêu chí như quy mô ngân hàng, chất lượng tín dụng, uy tín đối với khách hàng, số lượng chi nhánh, lịch sử hình thành.

- Về thời gian nghiên cứu: Thu thập dữ liệu nghiên cứu từ báo cáo tài chính của các NHTM, số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, Investing.com trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2017.

1.5 Phương pháp nghiên cứu


Đề tài sử dụng phối hợp hai phương pháp nghiên cứu, bao gồm: phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng.

1.5.1 Phương pháp nghiên cứu định tính


Sau khi thu thập dữ liệu từ báo cáo tài chính của 25 NHTM Việt Nam. Thực hiện phân tích trên dữ liệu thứ cấp của các NHTM bao gồm tổng hợp thống kê phân tích so sánh các số liệu thu thập qua các thời kỳ, từ đó đưa ra luận điểm về thực trạng nợ xấu, trong đó chú trọng nhấn mạnh phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam.

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu định lượng


Áp dụng để phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu được thực hiện trên dữ liệu bảng của 25 NHTM và được phân tích thông qua các phương pháp sau: mô hình bình phương bé nhất OLS (Pooled OLS), mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM), mô hình tác động cố định (Fixed Effecs Model – FEM) tìm ra quy luật, mức độ tác động của các yếu tố đến nợ xấu. Sau đó tiến hành so sánh giữa các mô hình

5


để đưa ra quyết định lựa chọn mô hình tối ưu nhất. Trường hợp mô hình vẫn còn khuyết điểm, tiếp tục tiến hành các biện pháp nhằm làm cho mô hình có kết quả tối ưu nhất. Bài luận văn có kết cấu như sau:

1.6 Kết cấu của luận văn


Luận văn được kết cấu thành 5 chương bao gồm: Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Tổng quan lý thuyết về các yếu tố tác động đến nợ xấu của ngân hàng thương mại.

Chương 3: Phương pháp và mô hình nghiên cứu.


Chương 4: Kết quả nghiên cứu về các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam.

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách hạn chế và xử lý nợ xấu tại các NHTM Việt Nam.

1.7 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của nghiên cứu


1.7.1 Ý nghĩa khoa học


Qua kết quả mô hình nghiên cứu giúp các NHTM hệ thống các yếu tố tác động chủ yếu đến nợ xấu, giúp tìm ra mô hình nghiên cứu phù hợp điều kiện hoạt động kinh doanh của các NHTM tại Việt Nam.

1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn


Kết quả nghiên cứu của luận văn đưa ra bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam giúp cho công tác quản trị và quản lý nợ xấu tại các NHTM hiệu quả hơn, người lãnh đạo của các NHTM có cái nhìn tổng quan và cụ thể về thực trạng nợ xấu, từ đó hiểu rõ mức độ tác động của các yếu tố trong mô hình

6


nghiên cứu đến nợ xấu nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm hạn chế những tác động tiêu cực do nợ xấu đối với hệ thống ngân hàng cũng như đối với nền kinh tế nước ta.

* Tóm tắt chương 1


Chương 1 trình bày sơ lược những thông tin cơ bản của đề tài nghiên cứu. Trong đó bao gồm: lý do chọn đề tài, tên đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, kết cấu của luận văn, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn. Qua đó giúp cho người đọc có cái nhìn bao quát về đề tài nghiên cứu, đi vào tìm hiểu cụ thể hơn thể hiện ở chương tiếp theo.

7


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1 Lý thuyết tổng quan về nợ xấu


2.1.1 Khái niệm nợ xấu


Nợ xấu là một khái niệm khá quen thuộc, phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới, khái niệm này được đề cập từ nhiều phương diện khác nhau:

Quan điểm về nợ xấu của NHTW Châu Âu (ECB) cho rằng “ Nợ xấu là những khoản cho vay không có khả năng thu hồi hoặc là những khoản cho vay có thể không thanh toán đầy đủ cho ngân hàng”.

Financial Soundness Indicators (2004) của Qũy tiền tệ Quốc tế (IMF): “ Một khoản cho vay được coi là không sinh lời ( nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ”.

Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) (2005) định nghĩa nợ xấu: “Một khoản cho vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi tiền thanh toán lãi và/hoặc tiền gốc đã quá hạn từ 90 ngày trở lên, hoặc các khoản thanh toán lãi đến 90 ngày hoặc hơn đã được tái cơ cấu hay gia hạn nợ, hoặc các khoản thanh toán dưới 90 ngày nhưng có các nguyên nhân nghi ngờ việc trả nợ sẽ được thực hiện đầy đủ”. Với cách hiểu này, nợ xấu được nhận biết dựa trên hai tiêu chuẩn sau: thời gian quá hạn và khả năng trả nợ đáng nghi ngờ.

Tiêu chuẩn kế toán và ngân hàng quốc tế IAS 39, thường đề cập đến khái niệm này như những khoản cho vay bị tổn thất ( loans being impaired) hơn là cụm từ “nợ xấu”

. (non- performing loans)


Tại Việt Nam, nợ xấu được hiểu một cách cụ thể như sau:

8


- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tại Điều 2 đã định nghĩa như sau: “Nợ xấu” (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng”.

- Theo Quyết định số 22/VBHN-NHNN ngày 04/6/2014 của NHNN Việt Nam ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, định nghĩa “Nợ xấu (NPL) là nợ thuộc các nhóm 3 ( nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn)”.

Qua các định nghĩa về nợ xấu của các tổ chức trên ta có thể hiểu một cách khái quát nợ xấu là các khoản nợ mà khách hàng không trả gốc và lãi đúng hạn hoặc không trả nợ như đã cam kết dẫn đến thiệt hại cho ngân hàng. Một cách hiểu bao quát hơn nợ xấu là các khoản dư nợ đã quá hạn từ 91 ngày trở lên và khả năng trả nợ của khách hàng được xếp vào loại nghi ngờ về khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ.

2.1.2 Nguyên nhân phát sinh nợ xấu


Nguyên nhân phát sinh nợ xấu nhìn từ góc độ của hoạt động ngân hàng khá đa dạng. Trong đó, bao gồm nguyên nhân từ ngân hàng, khách hàng và nền kinh tế.

2.1.2.1 Nguyên nhân từ ngân hàng


- Quy trình cấp tín dụng chưa đầy đủ, còn thiếu sót:


Phải thừa nhận rằng quy trình cấp tín dụng ở vài NHTM còn lỏng lẻo, chưa chặt chẽ, tạo kẽ hở để cán bộ ngân hàng và khách hàng lợi dụng trục lợi gây tổn thất về tài sản cho các ngân hàng. Bên cạnh đó, năng lực quản trị rủi ro còn hạn chế. Công tác kiểm soát nội bộ chưa thực sự phát huy hiệu quả tối đa, tính tuân thủ các quy trình, quy chế chưa cao, ở một vài ngân hàng chưa thực sự chú trọng vấn đề đạo đức nghề nghiệp, cho

9


nên dẫn đến những rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng. Từ đó làm phát sinh các khoản nợ xấu tại các NHTM.


- Năng lực trình độ chuyên môn chưa cao, đạo đức nghề nghiệp còn kém:


Một số cán bộ ngân hàng chưa thực sự đáp ứng về trình độ chuyên môn trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng. Bên cạnh đó vấn đề đạo đức nghề nghiệp cũng là một yếu tố quan trọng nhưng không phải cán bộ ngân hàng nào cũng nhận thức tốt, một số nhân viên ngân hàng trong quá trình tác nghiệp có đạo đức kém sẵn sàng thông đồng với khách hàng để cố ý làm trái các quy định nội bộ của ngân hàng cũng như quy định của pháp luật gây tổn thất về mặt tài sản của ngân hàng, làm giảm hiệu quả hoạt động, tính an toàn của hệ thống ngân hàng.


- Nợ xấu tồn đọng của các năm trước chưa thực sự được giải quyết triệt để:


Phải thừa nhận rằng những khoản nợ xấu tồn đọng của các năm trước nếu không được xử lý một cách hiệu quả làm tác động đến chất lượng tín dụng hiện tại cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của các ngân hàng. Để xử lý những khoản nợ xấu tồn đọng cần phải có sự phối hợp nhịp nhàng của tập thể ngân hàng, các cơ quan chức năng và các yếu tố khách quan khác.


- Tình hình tài chính của hệ thống ngân hàng chưa thực sự vững vàng:


Năng lực tài chính của bản thân các NHTM còn hạn chế trong đó bao gồm cả các ngân hàng thương mại của nhà nước. Trong thực tế, khi gặp phải những bất lợi cho ngân hàng, các ngân hàng sẽ bị lúng túng không tự chủ được tình hình kinh doanh như thường lệ của mình. Trường hợp cấp bách NHTW sẽ can thiệp tránh sự ảnh hưởng lây lan hàng loạt cho hệ thống ngân hàng.

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 10/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí