Tổng Hợp Các Biến Độc Lập Tác Động Đến Nợ Xấu Của Nhtm Trong Các Nghiên Cứu Trước Đây

26


Ravazzolo và cộng sự (2015), “A New Monthly Indicator of Global Real Economic Activity” nghiên cứu một chỉ số mới hàng tháng về hoạt động kinh tế thực tế toàn cầu giai đoạn 1975-2015, mẫu nghiên cứu 34 quốc gia OECD.

Nghiên cứu đề xuất chỉ số mới, phát triển phương pháp tiếp cận về các tính chất của kinh tế lượng để đánh giá tài sản ngắn hạn, dài hạn và có khả năng tiên đoán các chỉ số.


Al-Khazali và cộng sự (2017), nghiên cứu tác động của biến động giá dầu đối với các khoản nợ xấu của ngân hàng: Bằng chứng toàn cầu từ các nước xuất khẩu dầu mỏ giai đoạn 2000-2014, mẫu nghiên cứu 2310 NHTM các quốc gia xuất khẩu dầu. Kết quả nghiên cứu cho thấy giá dầu có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu, khi giá dầu tăng hoặc giảm sẽ dẫn tới tỷ lệ nợ giảm hoặc tăng, bên cạnh đó biến động về giá dầu sẽ tác động đến những món vay tiềm ẩn rủi ro; tác động tiêu cực của giá dầu gây bất lợi ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay.


2.2.2 Các nghiên cứu trong nước


Nguyễn Tuấn Kiệt, Đinh Hùng Phú (2015), Nghiên cứu này phân tích tác động của các yếu tố vĩ mô và vi mô đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007-2013, sử dụng mẫu nghiên cứu 32 NHTM. Sử dụng mô hình GMM. Kết quả nghiên cứu: tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu, trong khi đó nợ công có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh đó, các yếu tố vi mô của các ngân hàng (nợ xấu kỳ trước, qui mô hoạt động, tăng trưởng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả quản lý) cũng có tác động có ý nghĩa thống kê đến nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nợ xấu kỳ trước, tăng trưởng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và hiệu quả quản lý tác có tác động tích cực đến nợ xấu còn qui mô tín dụng thì tác động tiêu cực làm tăng nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam.

27


Trần Trọng Phong, Trần Văn Bằng, Nguyễn Song Phương (2015), Bài viết sử dụng dữ liệu nghiên cứu của 15 NHTM Việt Nam (2007-2014). Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố: kết quả kinh doanh trước đó, hoạt động kém hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu trước đó, quy mô ngân hàng và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản có quan hệ cùng chiều với nợ xấu, trái ngược với tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản có mối tương quan cùng chiều với nợ xấu.

Lê Phan Thị Diệu Thảo, Bùi Công Duy (2018), Bài viết phân tích những yếu tố tác động đến nợ xấu của các ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần Việt Nam trong giai đoạn 2011–2016. Bằng các phương pháp ước lượng GMM để kiểm định sự ảnh hưởng của những yếu tố bên ngoài và yếu tố bên trong của ngân hàng đến nợ xấu của các NHTM cổ phần, kết quả cho thấy, nợ xấu chịu ảnh hưởng bởi cả các yếu tố bên ngoài lẫn các yếu tố bên trong ngân hàng. Trong đó, nợ xấu trong quá khứ, quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ dự phòng rủi ro, tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều đến nợ xấu. Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) và khả năng sinh lời tỷ lệ nghịch với nợ xấu. Bên cạnh đó, bài viết cũng giải thích mối quan hệ cùng chiều của tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản với nợ xấu trái với kỳ vọng của nghiên cứu.

Phạm Dương Phương Thảo, Nguyễn Linh Đan (2018), Bài viết đã phân tích số liệu của 27 ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả sử dụng phương pháp hồi quy GMM sai phân, kết quả cho thấy tỷ lệ nợ xấu của năm trước tác động tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng hiện tại. Bên cạnh đó, chi phí trích lập dự phòng, chi phí hoạt động, lợi nhuận ngân hàng có quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng. Ngoài ra, yếu tố vĩ mô tốc độ phát triển kinh tế cũng có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng.

Huỳnh Thị Hương Thảo (2018), Bài viết phân tích số liệu của 35 ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ từ năm 2008-2017, tác giả sử dụng phương pháp

28


định tính qua tính toán các chỉ số cho vay và tài chính của các ngân hàng theo thời gian. Từ kết quả phân tích tác giả kết luận rằng nợ xấu gây hao hụt, thất thoát về tài sản cho các ngân hàng, đồng thời nợ xấu cũng tác động làm giảm hiệu quả tài chính của các NHTM.

PGS,.TS . Đặng Văn Dân (2018), bài viết phân tích số liệu của 17 ngân hàng thương mại Việt Nam trong thời kỳ 2008-2017, tác giả sử dụng phương pháp định tính, phân tích tổng hợp trên cơ sở số liệu thực tế. Bài viết nhận định tốc độ tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ cùng chiều với các khoản lãi từ các khoản cho vay đó. Đồng thời tăng trưởng tín dụng cũng đem lại những khoản nợ xấu cho các ngân hàng trong tương lai.

* Tóm tắt chương 2


Học viên đã sơ lược về hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, tóm lược nền tảng về lý thuyết của nợ xấu, nguyên nhân và ảnh hưởng của nợ xấu. Phân tích những yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam, từ đó làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam.

29


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU


3.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu


Tên yếu tố

Tên tác giả nghiên cứu

Kết quả

Yếu tố vi mô


Nợ xấu trong quá khứ

- Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014)

- Trần Trọng Phong, Trần Văn Bằng, Nguyễn Song Phương (2015)

- Nguyễn Tuấn Kiệt, Đinh Hùng Phú (2015)

- Lê Phan Thị Diệu Thảo, Bùi Công Duy (2018)

- Phạm Dương Phương Thảo, Nguyễn Linh Đan (2018)

Nợ xấu trong quá khứ tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ xấu hiện tại.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng

- Abhiman Das và Saibal Ghosh (2007)

- Vítor Castro (2013)

- Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014)

- Nguyễn Tuấn Kiệt, Đinh Hùng Phú (2015)

- Lê Phan Thị Diệu Thảo, Bùi Công Duy (2018)

- Đặng Văn Dân (2018)

Tốc độ tăng trưởng tín dụng tỷ lệ thuận với rủi r tín dụng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Phùng Thùy Dung - 6

Bảng 3.1 Tổng hợp các biến độc lập tác động đến nợ xấu của NHTM trong các nghiên cứu trước đây

30


Tỷ lệ đòn bẩy

- Abhiman Das và Saibal Ghosh (2007)

- Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015)

- Trần Trọng Phong, Trần Văn Bằng, Nguyễn Song Phương (2015)

Tỷ lệ đòn bẩy tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ xấu

Quy mô ngân hàng

- Abhiman Das và Saibal Ghosh (2007)

- Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015)

- Trần Trọng Phong, Trần Văn Bằng, Nguyễn Song Phương (2015)

- Lê Phan Thị Diệu Thảo, Bùi Công Duy (2018)

Quy mô ngân hàng tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ xấu

Tỷ suất sinh lợi năm trước

- Nabila Zribi và Younes Boujelbène (2011)

- Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015)

- Trần Trọng Phong, Trần Văn Bằng, Nguyễn Song Phương (2015)

- Lê Phan Thị Diệu Thảo, Bùi Công Duy (2018)

Tỷ suất sinh lợi năm trước tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ xấu

Dự phòng rủi ro tín dụng

- Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015)

- Phạm Dương Phương Thảo, Nguyễn Linh Đan (2018)

Dự phòng rủi ro tín dụng càng lớn thể hiện rủi ro tín dụng càng cao

Loại hình sở hữu

- Nabila Zribi và Younes Boujelbène (2011)

Loại hình sở hữu ngân hàng (Nhà nước hay tư

nhân) có ảnh hưởng đến



tỷ lệ nợ xấu của ngân

hàng.

Tỷ lệ an toàn vốn

- Nabila Zribi và Younes Boujelbène (2011)

- Trần Trọng Phong, Trần Văn Bằng, Nguyễn Song Phương (2015)

Tỷ lệ an toàn vốn tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ xấu

Hiệu quả tài chính

- Huỳnh Thị Hương Thảo (2018)

Hiệu quả tài chính tỷ lệ

thuận với tỷ lệ nợ xấu củ ngân hàng

Yếu tố vĩ mô


GDP

- Abhiman Das và Saibal Ghosh (2007)

- Asghar Ali, Kevin Daly (2010)

- Vítor Castro (2013)

- Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015)

- Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toản (2014)

- Lê Phan Thị Diệu Thảo, Bùi Công Duy (2018)

Tốc độ tăng trưởng GDP tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ xấu

GDP

- Phạm Dương Phương Thảo, Nguyễn Linh Đan (2018)

Tốc độ tăng trưởng GDP

tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ xấu

Lạm phát

- Vítor Castro (2013)

- Trần Trọng Phong, Trần Văn Bằng, Nguyễn Song Phương (2015)

Tỷ lệ lạm phát tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ xấu

31

32



- Lê Phan Thị Diệu Thảo, Bùi Công Duy (2018)


Tỷ lệ thất nghiệp

- Vítor Castro (2013)

- Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015)

Tỷ lệ thất nghiệp tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ xấu

Lãi suất

- Asghar Ali, Kevin Daly (2010)

- Vítor Castro (2013)

- Hasna Chaibi và Zied Ftiti (2015)

Lãi suất tỷ lệ thuận với tỷ lệ nợ xấu

Tỷ giá hối đoái

- Nkusu (2011)

- Pasha và Khemraj (2009)

Tỷ giá hối đoái có thể có

tác động cùng chiều hoặc ngược chiều nợ xấu

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ các nghiên cứu thực nghiệm)


Tỷ lệ nợ xấu được chọn để làm biến đại diện cho nợ xấu của NHTM. Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ số đã được nhiều tác giả nghiên cứu, dễ tính toán và mang lại kết quả chính xác cao phù hợp với thực tiễn.

Từ Bảng 3.1 luận văn đề xuất mô hình nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam như sau

Bảng 3.2: Bảng tóm tắt các biến trong mô hình nghiên cứu



Ký hiệu


Tên biến


Cách đo lường

Kỳ vọng của biến

Biến phụ thuộc


NPL


Tỷ lệ nợ xấu

Dư nợ xấu/tổng dư nợ tín dụng


Biến độc lập

33



NPLt-1

Tỷ lệ nợ xấu năm trước

Tổng nợ xấu/tổng dư nợ

năm (t-1)


+


LLP

Dự phòng rủi ro tín dụng

Dự phòng rủi ro tín

dụng/tổng tài sản


+

LEV

Tỷ lệ đòn bẩy

Tổng nợ/tổng tài sản

+

SIZE

Quy mô ngân hàng

Logarit tổng tài sản

-


ROAt-1

Hiệu quả hoạt động

năm trước


Lợi nhuận/tổng tài sản


-


LG


Tốc độ tăng trưởng tín dụng

(Tổng dư nợ năm t-tổng

dư nợ năm t-1)/tổng dư nợ năm t-1


-

INF

Lạm phát

Tỷ lệ lạm phát (%)

+


GDP

Tốc độ tăng trưởng GDP

Tốc độ tăng trưởng

GDP (%)


-


USD


Tỷ giá USD

Tỷ giá USD trung bình/năm (Đồng)


-


Tương quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập được thể hiện quan phương trình hồi quy như sau:

NLPi,t = β0 + β1NLPi,t-1 + β2LLPi,t + β3LEVi,t + β4SIZEi,t + β5ROAi,t-1 + β6LGi,t + β7INFt + β8GDPt + β9USDt εi,t


3.2 Quy trình thực hiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/12/2023