Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Phùng Thùy Dung - 2

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


Từ viết tắt

Nội dung viết tắt

GDP NHNN NHTW NHTM NHTMCP ROA


TCTD VAMC


VND USD

Tổng sản phẩm quốc nội Ngân hàng Nhà nước Ngân hàng trung ương Ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại cổ phần


Return on asset

(Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng tài sản) Tổ chức tín dụng

VietNam Asset Management Company

(Công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam) Đồng Việt Nam

Đồng đô la Mỹ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Phùng Thùy Dung - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1: Bảng tổng hợp các biến độc lập tác động đến nợ xấu của các ngân hàng trong các nghiên cứu trước đây 29

Bảng 3.2: Bảng tóm tắt các biến trong phương trình mô hình hồi quy 32

Bảng 4.1: Bảng thống kê mô tả các biến 50

Bảng 4.2: Ma trận hệ số tương quan 53

Bảng 4.3: Kết quả kiểm tra hệ số phóng đại phương sai 53

Bảng 4.4: Kết quả ước lượng FGLS 55

Bảng 4.5 Kết quả mô hình S-GMM và D-GMM 56

Bảng 4.6: Kết quả ước lượng S-GMM 59

Bảng 4.7: Kết quả ước lượng D-GMM 60


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007-2017 38


Biểu đồ 4.2: Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007-2017 40

Biểu đồ 4.3: Tổng tài sản và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007-2017

.............................................................................................................................. 41


Biểu đồ 4.4: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản và tỷ lệ nợ cấu của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007-2017 43

Biểu đồ 4.5: Tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007 – 2017 44

Biểu đồ 4.6: Tỷ lệ tăng trưởng GDP của Việt Nam và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007-2017 46

Biểu đồ 4.7: Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007-2017 48

Biểu đồ 4.8: Tỷ giá hối đoái và tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM Việt Nam từ năm 2007- 2017. 49


TÓM TẮT

“Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam”.


Nợ xấu tại các ngân hàng thương mại (NHTM) luôn là vấn đề nóng trong những năm gần đây. Các biện pháp được đưa ra nhằm hạn chế tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM khá cụ thể và thiết thực, song để thực hiện các biện pháp đó một cách hiệu quả cần có sự phối hợp nhịp nhàng giữa hệ thống NHTM, NHNN, cơ quan pháp luật và bản thân các khách hàng của các NHTM. Xuất phát từ thực tế trên, học viên muốn qua bài nghiên cứu của mình đưa ra những yếu tố tác động đến nợ xấu ngân hàng, mức độ ảnh hưởng để đề ra những phương hướng và biện pháp xử lý nhằm phòng ngừa, hạn chế và xử lý nợ xấu một cách hiệu quả cho hệ thống NHTM Việt Nam, góp phần cho hoạt động ngân hàng tại Việt Nam trở nên lành mạnh và hiệu quả hơn.

Nghiên cứu luận văn này nhằm xác định các yếu tố tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam, căn cứ theo đó sẽ đưa ra giải pháp nhằm hạn chế, xử lý nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam, phần nào giúp được môi trường hoạt động của các NHTM sẽ ngày càng thuận lợi và hiệu quả hơn.

Thu thập dữ liệu nghiên cứu từ báo cáo tài chính của 25 NHTM Việt Nam. Sau đó sử dụng phương pháp thống kê và so sánh các số liệu thu thập, từ đó đưa ra luận điểm về thực trạng nợ xấu tại các NHTM Việt Nam và các yếu tố tác động đến nợ xấu.

Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng thông qua các mô hình hồi quy dựa trên dữ liệu bảng bằng phương pháp bình phương bé nhất OLS (Pooled OLS) tìm ra quy luật, mức độ tác động của các yếu tố đến nợ xấu. Nhằm khắc phục những khuyết điểm của mô hình, học viên đã sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên (Random Effects Model – REM), mô hình tác động cố định (Fixed Effecs Model – FEM). Sau đó tiến hành so sánh các mô hình để lựa chọn mô hình phù hợp nhất.

Kết quả ước lượng mô hình DGMM, có tám biến tác động đến nợ xấu của các NHTM Việt Nam và có ý nghĩa thống kê, cụ thể các biến đó là: Tỷ lệ nợ xấu năm trước, dự phòng rủi ro tín dụng, tỷ lệ đòn bẩy, quy mô ngân hàng, khả năng sinh lời


năm trước, tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người và tỷ giá đồng USD/VND. Ngoài ra, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy biến không có ý nghĩa thống kê là: tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, đánh giá thực trạng tại các NHTM Việt Nam, phân tích định lượng các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của luận văn đã cho thấy những định hướng phát triển, mục tiêu xử lý nợ xấu của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2020-2030 và đề ra các giải pháp nhằm hạn chế, xử lý nợ xấu cho các NHTM Việt Nam nói riêng và hệ thống ngân hàng nói chung.

Từ khóa: Nợ xấu, ngân hàng thương mại cổ phần.


Abstract

Factors affecting bad debt at Vietnamese commercial banks”.

Bad debts at commercial banks have always been a hot issue in recent years. The measures proposed to limit bad debt ratio in commercial banks are quite specific and practical, but in order to implement these measures effectively, there needs to be a smooth coordination between the commercial banking system, the central bank and the central bank. law and customers of commercial banks themselves. Stemming from the above fact, students want to pass their research to give factors affecting the bad debt of banks, the level of influence to set out the directions and measures to prevent and limit and effectively handling bad debts for Vietnam's commercial banking system, contributing to banking activities in Vietnam to become healthier and more efficient.

Studying this thesis to determine the factors affecting bad debts of Vietnamese commercial banks, based on that, it will provide solutions to limit and handle bad debts in Vietnam's commercial banking system, partly help The operating environment of commercial banks will be more and more convenient and efficient.

Collecting research data from the financial statements of 25 Vietnamese commercial banks. Then use statistical methods and compare the collected data, thereby giving a thesis on the situation of bad debts in Vietnamese commercial banks and factors affecting bad debts.

Participants use quantitative research methods through regression models based on table data by means of the least squares OLS (Pooled OLS) to find out the rule, the level of impact of factors on bad debt . In order to overcome the weaknesses of the model, students used random effects model (Random Effects Model - REM), fixed effect model (Fixed Effecs Model - FEM). Then compare the models to choose the most suitable model.

Estimated results of the DGMM model, there are eight variables affecting bad debts of Vietnamese commercial banks and are statistically significant, namely


those variables: NPL ratio last year, credit risk provision, billion leverage, bank size, previous year's profitability, inflation rate, income per capita growth rate and USD / VND exchange rate. In addition, the research results also show that the variables are not statistically significant: credit growth.

On the basis of theoretical research, assessing the situation in Vietnamese commercial banks, quantitatively analyze the factors affecting bad debts in Vietnamese commercial banks. Research results of the thesis have shown the development orientations, bad debt handling goals of Vietnamese commercial banks in the period 2020-2030 and set out solutions to limit and handle bad debts. For Vietnamese commercial banks in particular and the banking system in general.

Keywords: bad debt, joint stock commercial bank.

1


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1 Tính cấp thiết của đề tài


Trong bối cảnh hệ thống ngân hàng thương mại (NHTM) đang trong thời kỳ sáp nhập, tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xấu. Sau sự tăng trưởng như vũ bão về mặt số lượng các NHTM trong vài năm trước, hệ quả của sự tăng trưởng quá nhanh là sự hiện diện của các ngân hàng yếu kém, hoạt động không còn hiệu quả. Hệ quả của việc gia tăng tín dụng quá cao nhưng không đáp ứng được về chất lượng tín dụng. Hoạt động tín dụng là hoạt động đóng góp lợi nhuận lớn cho các NHTM. Song có một thực tế không thể tránh khỏi đó là lợi nhuận càng cao thì tỷ lệ thuận với mức rủi ro cho các NHTM. Điều này dẫn đến rủi ro tín dụng cho các NHTM. Trong đó biểu hiện cụ thể nhất có thể kể đến đó là nợ xấu. Các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu trong hoạt động tín dụng của các NHTM hiện nay rất đa dạng và phức tạp. Hệ lụy sự hiện hữu của những khoản nợ xấu sẽ tác động làm giảm kết quả kinh doanh của các NHTM.

Trong giai đoạn hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng đang diễn ra rất khốc liệt, đó là một thách thức đòi hỏi các NHTM luôn phải tìm ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động, tạo dựng thương hiệu và thế mạnh của riêng từng ngân hàng. Hiện nay Chính phủ cũng rất quan tâm đến thực trạng về nợ xấu của các TCTD nói chung và của hệ thống NHTM nói riêng, gần đây nhất có thể kể đến là Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/6/2017 về việc thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng. Có thể nhận thấy công tác xử lý nợ xấu tại các ngân hàng hiện nay đã và đang được triển khai rất khẩn trương và quyết liệt.

Hệ thống NHTM Việt Nam trong thời gian qua đã đạt được nhiều thành công trong công tác xử lý các khoản nợ xấu trong hoạt động cấp tín dụng. Tuy vậy, trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của mình, các NHTM Việt Nam còn gặp phải những sai sót nhất định dẫn đến nợ xấu.

Ngày đăng: 10/12/2023