Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu

10


- Công tác kiểm tra, giám sát vốn sau cho vay còn hời hợt, hình thức:


Công tác kiểm tra, giám sát vốn vay tại các NHTM được thực hiện còn hời hợt và chưa thực sự mang lại hiệu quả như mong muốn:


Công tác kiểm tra sau khi giải ngân là một công tác quan trọng trong quy trình tín dụng nhằm kiểm tra, giám sát các khoản vay của khách hàng: mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng là vấn đề quan trọng cần chú ý đến đầu tiên, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng có thuận lợi hay không, có sự kiện nào gây khó khăn cho khách hàng hay không, hiện trạng tài sản đảm bảo có còn nguyên trạng hay không. Mỗi ngân hàng ban hành quy định về thời gian, hình thức kiểm tra giám sát sau vay vốn theo quy định của NHTW, phù hợp loại hình, tính chất khoản vay để mang lại hiệu quả cao nhất cho ngân hàng mình.


Trong thực tế, không phải ngân hàng nào cũng làm tốt công tác kiểm tra sau cho vay, thậm chí cán bộ tín dụng cho khách hàng ký trước các biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay, đến định kỳ nhân viên phụ trách hồ sơ chỉ bổ sung vào hồ sơ vay vốn của khách hàng mà không đi kiểm tra thực tế sau khi giải ngân nên không nắm bắt kịp thời tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng, khách hàng kinh doanh thua lỗ dẫn đến nợ xấu cho ngân hàng.


- Công tác thanh tra, giám sát của NHTW chưa phát huy tối đa hiệu quả:


Công tác thanh tra, giám sát của NHTW còn hạn chế và chưa thực sự đáp ứng được yêu cầu phát triển của hệ thống các NHTM trong giai đoạn hiện nay. Năng lực trình độ của một bộ phận cán bộ thanh tra ngân hàng chưa theo kịp tốc độ phát triển của các NHTM, chưa mang lại kết quả tối ưu của việc thanh tra, giám sát, từ đó giúp các NHTM sẽ khắc phục cũng như hạn chế những tồn tại dẫn đến rủi ro trong hoạt động kinh doanh của mình.

11


2.1.2.2 Nguyên nhân từ khách hàng


- Năng lực kinh doanh của khách hàng yếu kém:


Một số khách hàng do chưa đủ trình độ, năng lực quản lý trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mình có thể khiến cho tình trạng kinh doanh thua lỗ, phá sản. Từ đó không có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng làm phát sinh các khoản nợ xấu tại ngân hàng đó.


- Khách hàng thiếu thiện chí trả nợ:


Một bộ phận khách hàng thiếu ý thức, không thiện chí trong việc hoàn trả các khoản nợ vay cho ngân hàng, thậm chí khách hàng cố tình lừa đảo ngân hàng ngay từ khi vay vốn.


2.1.2.3 Nguyên nhân từ nền kinh tế


- Sự biến động của kinh tế vĩ mô


Nền kinh tế Việt Nam dễ bị tổn thương bởi những biến động của nền kinh tế toàn cầu , nguyên nhân là do độ mở cửa thương mại lớn, dư địa chính sách tiền tệ và tài khóa còn tương đối hạn chế.

Hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh đều cần vốn hỗ trợ từ các ngân hàng. Bất kỳ sự biến động nào của nền kinh tế cũng ảnh hưởng gián tiếp hoặc trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Đó cũng là nguyên nhân gây nên tổn thất cho các NHTM mà biểu hiện cụ thể nhất chính là các khoản nợ xấu.

- Mức độ phụ thuộc vào kinh tế thế giới:


Phần lớn các doanh nghiệp tại Việt Nam có quy mô nhỏ, hoạt động nhỏ, lẻ, phụ thuộc rất nhiều vào thị trường thế giới. Các doanh nghiệp chưa thể phát triển độc lập,

12


chưa tự chủ về đầu ra của sản phẩm. Do đó khi gặp biến động bất lợi, các doanh nghiệp khó trụ vững dễ dẫn đến phá sản, hậu quả các doanh nghiệp này không thể hoàn trả nợ cho các ngân hàng đã tài trợ vốn, hậu quả làm phát sinh các khoản nợ xấu, nợ khó đòi của các ngân hàng.


- Chính sách kinh tế vĩ mô chưa đồng bộ, nhiều bất cập:


Các chính sách kinh tế, đặc biệt chính sách vĩ mô cũng còn thiếu tính ổn định, chưa thực sự phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, do đó làm ảnh hưởng đến khả năng sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ của khách hàng.


- Thủ tục pháp lý chưa tinh gọn:


Các thủ tục pháp lý về xử lý tài sản còn rườm rà, bất cập ảnh hưởng đến việc xử lý tài sản cũng như nợ của các ngân hàng thương mại. Việc phối hợp giữa VAMC, các NHTM và cơ quan có thẩm quyền trong công tác xử lý nợ chưa thực sự chặt chẽ và nhịp nhàng.


- Thị trường vốn kém phát triển, không đa dạng:


Có thể nhận thấy rằng thị trường vốn tại Việt Nam còn khá hạn chế, chưa được cởi mở và phong phú chính vì thế hệ thống ngân hàng vẫn là kênh cung cấp vốn chủ yếu cho đầu tư, sản xuất kinh doanh. Do đó, rủi ro chính của hệ thống tài chính chính là rủi ro của hệ thống ngân hàng. Sự tăng trưởng kinh tế còn chạy theo bề mặt chưa thực sự chú trọng chất lượng tăng trưởng nên dễ dẫn đến rủi ro gây nên nợ xấu cho các ngân hàng cung cấp vốn cho doanh nghiệp.

Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu khá phức tạp có thể xuất phát từ phía ngân hàng cho vay, các khách hàng và nền kinh tế. Hệ lụy đi sau nguyên nhân đó đều là việc khách hàng không hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đúng kỳ hạn như đã cam kết với ngân hàng gây

13


thiệt hại cho ngân hàng. Vì thế các NHTM phải hiểu rõ và phân tích cụ thể các nguyên nhân dẫn đến nợ xấu để khắc phục và xử lý một cách hiệu quả nhất.


2.1.3 Ảnh hưởng của nợ xấu


2.1.3.1 Đối với nền kinh tế


Nợ xấu gia tăng sẽ làm cho lạm phát tăng cao, ảnh hưởng hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguồn vốn cấp tín dụng của các ngân hàng bị ảnh hưởng có thể dẫn đến khủng hoảng hệ thống ngân hàng, từ đó làm ảnh hưởng toàn bộ nền kinh tế.


2.1.3.2 Đối với ngân hàng thương mại

Nợ xấu gây ảnh hưởng hoạt động của các NHTM, làm giảm khả năng thanh toán, hạn chế nguồn vốn cấp tín dụng của các ngân hàng. Hệ lụy của việc phát sinh những khoản nợ xấu khiến cho các NHTM phải tốn thêm nhiều chi phí liên quan đến việc giải quyết các khoản nợ xấu này, trong đó bao gồm: chi phí trích lập dự phòng rủi ro, chi phí quản lý và xử lý tài sản đảm bảo, …Nợ xấu tồn đọng lâu ngày không được xử lý triệt để gây ảnh hưởng uy tín của các NHTM trong hoạt động cấp tín dụng của đơn vị mình.

2.1.3.3 Đối với khách hàng

Nợ xấu sẽ làm tăng chi phí hoạt động, các chi phí liên quan đến việc xử lý nợ xấu làm giảm nguồn vốn cho vay của khách hàng từ đó ảnh hưởng mối quan hệ của ngân hàng và các khách hàng, gây tâm lý e ngại của ngân hàng khi cho vay đối với khách hàng. Từ đó các khách hàng khó tiếp cận nguồn vốn vay của ngân hàng để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, đầu tư của mình.


2.1.4 Các chỉ tiêu đo lường nợ xấu


2.1.4.1 Tỷ lệ nợ quá hạn

14


Tỷ lệ nợ quá hạn

=

Dư nợ quá hạn

x

100%

Tổng dư nợ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.

Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - Phùng Thùy Dung - 4


Khi tỉ lệ nợ quá hạn của ngân hàng ở mức cao thì chứng tỏ ngân hàng có nợ xấu cao đồng nghĩa với chất lượng tín dụng tại ngân hàng này chưa được tốt và ngược lại.

Do vậy việc phân loại nợ quá hạn sẽ giúp chúng ta đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng đang diễn ra theo chiều hướng nào.

2.1.4.2 Tỷ lệ nợ xấu



Tỷ lệ nợ xấu

=

Dư nợ xấu

x

100%

Tổng dư nợ

Hiện nay theo quy định của NHTW dư nợ được phân thành 5 nhóm. Trong đó, nợ xấu từ nợ nhóm 3 đến nhóm 5. Tỷ lệ nợ xấu là tỷ trọng giữa dư nợ từ nhóm 3 đến dư nợ nhóm 5 và tổng dư nợ cho vay của ngân hàng. Tỷ trọng này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng kém của ngân hàng, khả năng ngân hàng bị mất vốn cao dẫn đến giảm hiệu quả hoạt động tín dụng. Thông thường những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao là những ngân hàng có chất lượng tín dụng thấp, không thực hiện đúng quy trình cấp tín dụng theo quy định.

2.1.4.3 Hệ số rủi ro tín dụng



Hệ số rủi ro tín dụng

=

Tổng dư nợ

x

100%

Tổng tài sản có


Hệ số này biểu diễn cho tỷ trọng của các khoản mục về tín dụng so với tổng tài sản có của ngân hàng. Các khoản về tín dụng và lợi nhuận có quan hệ cùng chiều với nhau, nếu lợi nhuận do tín dụng mang lại càng cao thì đồng nghĩa với sự hao hụt về tín dụng sẽ càng cao.

15



2.1.4.4 Tỷ lệ xoá nợ


Tỷ lệ xóa nợ

=

Các khoản nợ được xóa

x

100%

Tổng dư nợ


Tỷ lệ này được tính bằng những khoản nợ khách hàng quá hạn, không thu hồi được sẽ bị loại bỏ và bù đắp bằng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng. Do đó, trong trường hợp một ngân hàng có tỷ lệ xóa nợ cao là do hậu quả của công tác tín dụng của ngân hàng này không tốt. Hậu quả này là do quá trình tăng trưởng tín dụng trong những năm trước chạy theo số lượng mà không đảm bảo về yếu tố hiệu quả của các khoản vay, tất yếu để lại những khoản nợ xấu trong thời gian sau đó.

2.1.4.5 Dự phòng rủi ro tín dụng



Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng


=

Số dư dự phòng


x


100%

Tổng dư nợ


Đây là những khoản chi phí dự phòng cho những thất thoát về tài sản của ngân hàng khi khách hàng không hoàn trả nợ vay cho ngân hàng như đã cam kết. Mức trích lập cụ thể từng khoản vay là bao nhiêu tùy thuộc vào nhóm nợ của khách hàng. Nhóm nợ càng cao thể hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng càng thấp, mức trích lập dự phòng càng cao sẽ tác động làm giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh, hay nói cách khác là ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

2.1.4.6 Thu nhập lãi cận biên

16


NIM

=

Thu nhập lãi- Chi phí lãi

x

100%

Tổng tài sản sinh lãi


Thu nhập lãi cận biên (Net Interest Margin – NIM) được sử dụng để xác định chênh lệch giữa thu nhập lãi và chi phí lãi phải trả của ngân hàng, cho biết hiện các ngân hàng đang thực sự hưởng chênh lệch lãi suất giữa hoạt động huy động và hoạt động đầu tư tín dụng.

2.1.5 Các yếu tố tác động đến nợ xấu


2.1.5.1 Nợ xấu trong quá khứ


Theo nghiên cứu của Salas và Saurina (2002), nợ xấu trong quá khứ có mối tương quan cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu hiện tại. Trong thực tế, rất khó để giải quyết triệt để các khoản nợ xấu trong quá khứ bởi rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Các NHTM luôn cố gắng giải quyết dứt điểm các khoản nợ xấu nhằm đưa tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng mình về mức thấp nhất có thể đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.

Trong giai đoạn hệ thống NHTM Việt Nam tăng trưởng tín dụng nóng, chủ yếu tập trung các khoản cho vay để đầu tư bất động sản. Khi nền kinh tế quốc gia gặp phải những biến động bất lợi, thị trường bất động sản đóng băng, khách hàng không bán ra được các bất động sản đã đầu tư, khách hàng không đủ khả năng trả nợ cho ngân hàng dẫn đến các khoản nợ xấu cho ngân hàng. Đặc trưng cơ bản của các NHTM Việt Nam thường có tỷ lệ phần trăm các khoản vay trung, dài hạn thấp hơn các khoản vay ngắn hạn, do đó tác động của yếu tố tốc độ tăng trưởng tín dụng đến nợ xấu được dự đoán sẽ có vòng quay ngắn hơn so với các quốc gia phát triển- nơi các khoản vay trung, dài hạn chiếm đa số.

2.1.5.2 Các khoản dự phòng rủi ro

17


Theo nghiên cứu của Hasan and Wall (2003), chi phí cho các khoản dự phòng rủi ro có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu hay nói cách khác là các khoản chi dự phòng rủi ro tỷ lệ thuận với nợ xấu. Theo đó, các ngân hàng càng gặp nhiều bất lợi càng có nhiều khoản vay rủi ro cao thì chi phí dự phòng cho các khoản vay chứa rủi ro này càng lớn.

2.1.5.3 Đòn bẩy tài chính


Theo Shrieves & Dahl (1992), Jacques & Nigro (1997), nguồn vốn hoạt động có mối tương quan cùng chiều với nợ xấu, nghĩa là khi nợ xấu gia tăng thì vốn ngân hàng cũng gia tăng, là do công tác giám sát hiệu quả của thị trường. Shrieves & Dahl (1992), cũng thông qua dữ liệu của Mỹ và đạt được kết quả giữa 2 yếu tố là cùng chiều. Ở một số nghiên cứu của các tác giả khác như là nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh & Lê Phan Thị Diệu Thảo (2015), vốn ngân hàng có tác động ngược chiều với nợ xấu.

Các NHTM cần xác định các đòn bẩy để giảm lãng phí vốn mà không cần thay đổi mô hình kinh doanh; tối ưu hóa các nguồn vốn khan hiếm để đạt được hiệu quả trong sử dụng vốn chủ sở hữu.

2.1.5.4 Quy mô ngân hàng

Theo Salas và Saurina (2002), Hu và các cộng sự (2000), quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu có mối tương quan ngược chiều nhau. Theo đó các ngân hàng lớn sẽ có khả năng tài chính vững vàng, có nhiều kinh nghiệm xử lý khi gặp những biến động bất lợi hơn các ngân hàng nhỏ. Do vậy, các ngân hàng có quy mô nhỏ sẽ có tỷ lệ nợ xấu so với tổng dư nợ cấp tín dụng cao hơn tỷ lệ này tại các ngân hàng có quy mô lớn.

Ở một khía cạnh khác lại cho rằng nếu một ngân hàng có khả năng tài chính vững vàng, quy mô càng lớn thì tỷ lệ nợ xấu có xu hướng càng cao (Stern và Feldman, 2004). Để giải thích cho lập luận này, nguyên nhân là vì các ngân hàng có quy mô lớn thường sẽ ưu tiên cho các khoản vay số tiền lớn của các doanh nghiệp quy mô lớn. Những doanh nghiệp này thông thường là các doanh nghiêp, tập đoàn Nhà nước nên thường khi có nhu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/12/2023