Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ


Hình 3.1 Tổng quan về tỷ lệ nợ xấu và dư nợ tín dụng của hệ thống Ngân hàng ở Việt Nam giai đoạn 2008-2017 20

Hình 3.2: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nợ xấu 23

Hình 3.3: Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu 24


Hình 3.4: Mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu 25

Hình 3.5: Mối quan hệ tăng trưởng quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu 26

Hình 3.6: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu 27

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Hình 3.7: Mối quan hệ giữa tỷ lệ ROE và tỷ lệ nợ xấu 29


Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2

Hình 3.8: Mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ xấu năm trước và tỷ lệ nợ xấu 30


Tiếng Việt


Hoạt động tín dụng là hoạt động xương sống của các ngân hàng, đóng góp to lớn vào lợi nhuận của ngân hàng. Tuy nhiên nếu chất lượng tín dụng chưa cao và việc quản trị rủi ro chưa tốt sẽ dẫn đến tình trạng nợ xấu. Tác giả nghiên cứu đánh giá thực trạng về nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam và chỉ ra các yếu tố tác động đến nợ xấu, từ đó đưa ra các giải pháp để giảm thiểu nợ xấu.

Từ dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính, nguồn từ NHNN,… tác giả sử dụng phương pháp định tính để phân tích và đánh giá thực trạng nợ xấu. Tác giả cũng sử dụng phương pháp định lượng được ước lượng bằng mô hình FEM, REM và thực hiện các kiểm định để chọn ra mô hình phù hợp nhất.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố tác động đến nợ xấu là tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ lạm phát, tăng trưởng quy mô ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu năm trước. Kết quả này phù hợp với lý thuyết, thực trạng ở Việt Nam cũng như phù hợp với kết quả các nghiên cứu thực nghiệm trước đây.

Kết luận và hàm ý: Từ thực trạng và kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, tác giả có được các bằng chứng thực nghiệm để đề ra một số giải pháp cho các ngân hàng cũng như đối với các chính sách vĩ mô cho nền kinh tế để hạn chế nợ xấu.

Từ khóa: Yếu tố tác động nợ xấu


English


Credit activity is key activity of banks, making a significant contribution to the bank’s profit. However, if credit quality is not high and risk management is not good, bad debt will be caused. From the assessment of the current situation of bad debts in Vietnamese commercial banks and pointing out the factors affecting bad debts, it will help to provide solutions to minimize bad debts.

From secondary data collected from financial statements, sources from the State Bank, ... the author uses a qualitative method to assess the status of bad debts. The author also uses quantitative method by using the table data regression model estimated by FEM model, REM model and tests to select the most suitable model.

The research results show that factors affecting bad debt are Gross Domestic Products, unemployment rate, inflation rate; Bank scale, bad debt ratio previous year. This result is consistent with the theory and situation in Vietnam as well as consistent with the results of previous empirical studies.

Conclusions and implications: From the current situation and the results of research on micro and macro factors affecting bad debts of Vietnamese commercial banks, the author has obtained empirical evidence to propose some solutions for bank as well as macro policies for the economy to prevent and limit bad debts.

Keywords: Determinants of Non Performing Loans


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


1.1. Lý do chọn đề tài


Thực hiện đường lối của Đảng về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đòi hỏi nền kinh tế Việt Nam phải đáp ứng khối lượng vốn tiền tệ rất lớn. Thị trường vốn của Việt Nam hiện nay chưa phải là kênh phân bổ vốn có hiệu quả cho nền kinh tế, vốn đầu tư cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của nền kinh tế chủ yếu dựa vào nguồn vốn tín dụng của hệ thống các ngân hàng. Cùng với những lợi thế về hệ thống mạng lưới ngân hàng rộng khắp cả nước và đối tượng khách hàng đa dạng, các NHTM Việt Nam với vai trò là trung gian tài chính đã trở thành kênh cung ứng vốn hữu hiệu cho nền kinh tế.

Trong những năm gần đây, hoạt động của hệ thống các NHTM Việt Nam đã có những chuyển biến tích cực. Hoạt động cơ bản nhất của NHTM là hoạt động tín dụng, thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm đến 80% thu nhập của các ngân hàng, do đó khi có rủi ro tín dụng xảy ra sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thu nhập của ngân hàng. Nếu chất lượng tín dụng chưa cao và việc quản trị rủi ro còn nhiều bất cập sẽ dẫn đến tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn và sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng. Do đó một trong những vấn đề cần quan tâm nhiều nhất hiện nay đó là bằng cách nào để hạn chế nợ xấu tại ngân hàng.

Theo báo cáo của NHNN, trong những năm gần đây, mặc dù tỷ lệ nợ xấu đang giảm và thấp hơn ngưỡng 3%, tuy nhiên cần phải nỗ lực hơn nữa trong việc quản lý nợ xấu. Nợ xấu tăng cao sẽ tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Từ việc nhìn nhận, đánh giá về thực trạng nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, chỉ ra các yếu tố tác động đến nợ xấu từ đó sẽ giúp đưa ra các giải pháp để giảm thiểu nợ xấu và rủi ro cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng ngân hàng nói riêng. Trên cơ sở đó, tác giả chọn đề tài “Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu Mục tiêu nghiên cứu:


Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam hiện nay, đồng thời chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu và mức độ tác động, từ đó đưa ra giải pháp giảm thiểu nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.

Câu hỏi nghiên cứu:

Thực trạng nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam hiện nay như thế nào?

Các yếu tố vi mô và vĩ mô nào tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam hiện nay?

Giải pháp nào để phòng ngừa và giảm thiểu nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam?

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu:

Các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.

Phạm vi nội dung:

Phân tích thực trạng về nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, thực trạng và mức độ tác động của các yếu tố vĩ mô, vi mô tác động đến nợ xấu các NHTMCP Việt Nam.

Phạm vi không gian:

Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng nợ xấu tại 24 NHTMCP Việt Nam.


Phạm vi thời gian:


Do hạn chế số liệu của năm 2018, tác giả dẫn chứng số liệu thực trạng nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017.

1.4. Phương pháp nghiên cứu


Phương pháp định tính: Từ dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính, thông tin từ NHNN, nguồn từ Internet và các tài liệu chuyên môn, tác giả sử dụng phương pháp so sánh tổng hợp, thống kê mô tả lập bảng biểu, vẽ đồ thị để đánh giá và nhận xét thực trạng nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.

Phương pháp định lượng: Tác giả sử dụng phương pháp định lượng bằng mô hình hồi quy dữ liệu bảng được ước lượng bằng mô hình Fix Effect Model (FEM),


Random Effect Model (REM) và các kiểm định trên phần mềm Stata 14.0 để lựa chọn mô hình nào là phù hợp.

1.5. Ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu


Có thể nói đề tài “Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam” là đề tài mang tính thực tiễn, từ việc phân tích thực trạng hoạt động của các NHTMCP Việt Nam, nợ xấu của các Ngân hàng, phân tích các yếu tố vi mô vĩ mô tác động đến nợ xấu hiện nay để tìm ra nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro cho các ngân hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh, góp phần phát triển hoạt động của các Ngân hàng tại Việt Nam nói riêng và cho nền kinh tế nói chung.

1.6. Kết cấu của đề tài nghiên cứu


Kết cấu của luận văn gồm 5 chương: Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu.

Chương 2: Tổng quan về nợ xấu và các yếu tố tác động đến nợ xấu.


Chương 3: Thực trạng nợ xấu và các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.

Chương 4: Mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.

Chương 5: Giải pháp phòng ngừa và giảm thiểu nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1


Hoạt động của các NHTMCP Việt Nam chứa đựng nhiều rủi ro, dưới sự tác động của các yếu tố vĩ mô và vi mô. Bài nghiên cứu nhằm tìm ra các yếu tố vĩ mô và vi mô nào tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, từ đó tìm ra giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu. Trong chương 1 tác giả nêu lên lý do chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học của đề tài nghiên cứu, bố cục của bài nghiên cứu.


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ NỢ XẤU VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN NỢ XẤU TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM

2.1. Tổng quan lý luận về nợ xấu


2.1.1. Khái niệm nợ xấu


Nợ xấu (Non performing loan) được hiểu là khoản nợ khó đòi (doubtful debt) theo Fofack (2005), hoặc được hiểu là các khoản vay có vấn đề (loans problem) theo Berger và De Young (1997). Nợ xấu là các khoản nợ dưới chuẩn, có thể quá hạn và bị nghi ngờ về khả năng trả nợ, là các khoản nợ không trả được mà ngân hàng không thể thu lợi được từ nó (Ernst&Young, 2004).

Một số quan điểm về nợ xấu:

Theo Tổ chức Tiền tệ Thế giới (IMF, 2004), nợ xấu được định nghĩa: “Một khoản vay được xem là nợ xấu khi nó quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi trong 90 ngày hoặc hơn; khi các khoản lãi suất đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc gia hạn nợ theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (ví dụ khi người vay phá sản). Sau khi khoản vay được xếp vào danh mục nợ xấu, nó hoặc bất cứ khoản vay thay thế nào cũng nên được xếp vào danh mục nợ xấu cho tới thời điểm phải xóa nợ hoặc thu hồi được lãi và gốc của khoản vay đó hoặc thu hồi được khoản vay thay thế”.

Theo quan điểm của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) thì nợ xấu được định nghĩa qua hai yếu tố: quá hạn trên 90 ngày, hoặc khả năng trả nợ bị nghi ngờ. Quan điểm nợ xấu của ECB được xác định dựa trên kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng.

Theo Ủy ban Basel về giám sát Ngân hàng (BCBS) xác định khoản nợ bị xem là không có khả năng trả khi một trong hai hoặc cả hai điều kiện sau xảy ra:

- Ngân hàng đánh giá người vay không có khả năng trả đầy đủ khi ngân hàng chưa thực hiện hành động nào để cố gắng thu hồi

- Người vay đã bị quá hạn thanh toán 90 ngày

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/12/2023