Tổng Quan Các Nghiên Cứu Trước Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Quốc Tế


Như vậy theo BCBS, nợ xấu bao gồm các khoản cho vay đã quá hạn 90 ngày và có dấu hiệu người đi vay không thể trả được nợ.

Theo NHNN Việt Nam, quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD của thống đốc NHNN ngày 22/04/2005 có nêu lên khái niệm nợ xấu, theo đó Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), nhóm 4 (nợ nghi ngờ), và nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn). Các nhóm nợ được phân loại tại Điều 6 tại quyết định này, trong đó, nợ nhóm 3 có thời gian quá hạn từ 90 đến 180 ngày; nợ nhóm 4 có thời gian quá hạn từ 181 đến 360 ngày; nợ nhóm 5 có thời gian quá hạn trên 360 ngày.

Tổng hợp rút ra từ các định nghĩa trên, nợ xấu được hiểu là các khoản nợ dưới chuẩn mà NHTM cho vay không thu hồi được gốc và lãi đúng thời hạn cam kết. Cụ thể hơn là những khoản nợ quá hạn trả nợ gốc và lãi 90 ngày trở lên.

2.1.2. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu


2.1.2.1. Nguyên nhân chủ quan


Sự yếu kém trong cách quản lý trong nội tại các Ngân hàng như công tác quản lý rủi ro còn yếu kém, chưa đánh giá triệt để về thực trạng và nhận định thị trường. Các Ngân hàng chưa chú trọng, không giám sát chặt chẽ danh mục cho vay của Ngân hàng làm cho tỷ trọng cho vay rủi ro cao chiếm phần lớn trong danh mục cho vay.

Ngân hàng giảm bớt ràng buộc, quy định về điều kiện cấp tín dụng nhằm tăng tính cạnh tranh nhưng điều này dẫn đến cấp tín dụng cho các đối tượng chưa đủ tiêu chuẩn, làm gia tăng nợ xấu cho Ngân hàng.

Ngân hàng thiếu thông tin trong việc thẩm định và đánh giá khách hàng đi vay, dẫn đến đưa ra quyết định cấp tín dụng chưa phù hợp.

Do rủi ro đạo đức, năng lực cán bộ chuyên môn của Ngân hàng còn non kém, thiếu khách quan trong việc thẩm định khách hàng.


Nguyên nhân từ phía khách hàng do năng lực kinh doanh hạn chế, các phương án kinh doanh triển khai không hiệu quả, thông tin cung cấp cho Ngân hàng thiếu minh bạch dẫn đến Ngân hàng không đánh giá đúng khả năng trả nợ khách hàng.

2.1.2.2. Nguyên nhân khách quan


Nguyên nhân từ những thay đổi trong chính sách quản lý của Nhà nước, những quy định đặt ra còn nhiều bất cập.

Nguyên nhân bất khả kháng do vấn đề của tự nhiên như thời tiết, khí hậu, thiên tai,… hoặc về môi trường kinh tế, chính trị, xã hội như sự phát triển của nền kinh tế, khung pháp lý, hoặc nguyên nhân từ khủng hoảng kinh tế.

2.1.3. Hậu quả của nợ xấu


2.1.3.1. Đối với các NHTM


Nợ xấu làm giảm uy tín của ngân hàng, một khi ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao ảnh hưởng đến tâm lý của khách hàng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và uy tín của ngân hàng.

Nợ xấu gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Ngân hàng. Hoạt động huy động vốn và cho vay là hoạt động đóng vai trò xương sống của Ngân hàng, khi các khoản cho vay của ngân hàng gặp rủi ro dẫn đến khó thu hồi vốn trong khi ngân hàng phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho các khoản tiền gửi đến hạn, do đó nợ xấu gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng.

Nợ xấu còn làm giảm lợi nhuận của ngân hàng, hạn chế khả năng tăng trưởng tín dụng. Nợ xấu cao làm cho thu nhập của ngân hàng giảm sút đáng kể, bên cạnh đó ngân hàng phải tăng thêm chi phí trích lập dự phòng, chi phí quản lý và các chi phí liên quan khác trong vấn đề xử lý nợ xấu.

Nợ xấu cũng có thể gây ra phá sản ngân hàng một khi khả năng thanh toán đặc biệt là các khoản vay lớn, dễ dẫn đến khủng hoảng trong hoạt động của ngân hàng do suy yếu về tài chính, hệ số an toàn vốn không đảm bảo và dẫn đến nguy cơ phá sản ngân hàng.


2.1.3.2. Đối với nền kinh tế


Không chỉ ảnh hưởng riêng đến ngân hàng riêng rẻ mà một khi nợ xấu tăng cao, gây đổ vỡ cả hệ thống ngân hàng, gây mất lòng tin của người dân, các nhà đầu tư. Và do đó làm ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của cả quốc gia.

Nợ xấu gây ảnh hưởng đến dòng vốn lưu thông trong nền kinh tế bị hạn chế, nhiều thành phần kinh tế không tiếp cận được nguồn vốn dẫn đến trì trệ trong hoạt động sản xuất kinh doanh, gây tác động tiêu cực đến sự phát triển của nền kinh tế.

Khi nợ xấu tăng cao đặt ra vấn đề xử lý nợ xấu, các khoản chi phí để xử lý nợ xấu thường rất lớn nên ngân hàng không thể tự bản thân xử lý mà cần dựa vào ngân sách nhà nước.

2.2. Các yếu tố tác động đến nợ xấu


2.2.1. Các yếu tố vĩ mô


Yếu tố vĩ mô bao gồm các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế, các yếu tố khách quan bên ngoài ngân hàng, tác động đến nợ xấu và hiệu hoạt động của ngân hàng. Một số nghiên cứu cũng chỉ ra các yếu tố vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất danh nghĩa, lãi suất thực, cung tiền,… đều tác động đến nợ xấu ngân hàng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP): khi tăng trưởng GDP đòi hỏi một mức thu nhập cao hơn, do đó giúp cải thiện khả năng trả nợ của người đi vay làm cho nợ xấu giảm xuống. Ngược lại, khi có sự suy thoái trong nền kinh tế, khả năng trả nợ của người đi vay có vấn đề, làm nợ xấu sẽ tăng lên.

Tỷ lệ lạm phát: lạm phát làm giảm giá trị khoản vay nên làm thuận lợi hơn về khả năng trả nợ, tuy nhiên lạm phát tăng cũng làm giảm thu nhập thực của khách hàng, một khi tiền lương tăng chậm hơn lạm phát thì sẽ dẫn đến rủi ro nợ xấu cho các khoản vay của khách hàng tại ngân hàng (Fofack 2005).

Tỷ lệ thất nghiệp: tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động của xã hội. Nguyên nhân do tình trạng hoạt


động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bị đình trệ sa sút nên phải sa thải bớt một lượng người lao động hoặc cũng có thể do nguyên nhân từ phía người lao động không muốn tìm kiếm việc làm. Khi người lao động bị thất nghiệp sẽ không có thu nhập để trả nợ vay ngân hàng, và do đó tăng nợ xấu.

2.2.2. Các yếu tố vi mô


Yếu tố vi mô tác động đến nợ xấu bao gồm các yếu tố xuất phát từ chính ngân hàng như quy mô, hiệu quả hoạt động, tốc độ tăng trưởng tín dụng.

Quy mô ngân hàng: Ngân hàng có quy mô lớn phản ánh ngân hàng có sức mạnh lớn, ngân hàng cho vay ở nhóm phân khúc khách hàng tiềm năng và có khả năng trả nợ tốt do đó tỷ lệ nợ xấu sẽ thấp. Tuy nhiên ở một góc độ khác, các ngân hàng lớn thường xu hướng chấp nhận mức rủi ro cao, các ngân hàng tăng tỷ lệ đòn bẩy và tối đa hóa lợi nhuận bằng cách cho vay khách hàng dưới chuẩn, nới lỏng các điều kiện cấp tín dụng, đầu tư vào danh mục rủi ro cao, tăng nguy cơ rủi ro tín dụng và do đó nguy cơ nợ xấu sẽ tăng cao.

Tốc độ tăng trưởng tín dụng: một số nghiên cứu thực nghiệm cho rằng các ngân hàng mở rộng hoạt động tín dụng sẽ giúp người cần vốn dễ dàng tiếp cận khoản vay hơn, đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, góp phần tăng trưởng kinh tế và nợ xấu sẽ giảm xuống. Tuy nhiên cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng khi tăng trưởng tín dụng quá nóng và tập trung cho vay vào các đối tượng không đủ chuẩn sẽ không đảm bảo khả năng trả nợ, làm tăng nợ xấu.

Tỷ suất sinh lời: tỷ suất sinh lời là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, tỷ suất sinh lời được đo lường dựa trên tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE). Ngân hàng có tỷ suất sinh lời ổn định sẽ kiểm soát tốt được rủi ro hoạt động, giảm thiểu được nợ xấu.

Dự phòng rủi ro trên tổng dư nợ: Dự phòng rủi ro là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động để dự phòng cho các tổn thất có thể sẽ xảy ra cho các ngân hàng. Dự phòng gia tăng làm tăng dự trữ cho ngân hàng để hạn chế nợ xấu. Một


số nghiên cứu cũng chỉ ra mối quan hệ nghịch biến giữa dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu.

Tỷ lệ nợ xấu năm trước: Nợ xấu là vấn đề không thể giải quyết dứt điểm trong vòng một năm mà thường phải kéo dài qua nhiều năm, do đó chỉ tiêu này cũng phản ánh được nợ xấu năm nay của ngân hàng và mối quan hệ này là cùng chiều.

2.3. Tổng quan các nghiên cứu trước Các nghiên cứu thực nghiệm quốc tế

Shu (2002) nghiên cứu tác động các yếu tố vĩ mô đến nợ xấu của các Ngân hàng ở Hồng Kông 1995-2002 cho thấy lạm phát, lãi suất, tăng trưởng kinh tế cũng có tác động đến nợ xấu. Theo đó, lạm phát (được đo lường bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) và tăng trưởng kinh tế (GDP) có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu, lãi suất danh nghĩa có quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.

Nghiên cứu của Salas và Saurina (2002) đối với trường hợp của các ngân hàng Tây Ban Nha giai đoạn từ 1985-1997, thông qua cả hai yếu tố vĩ mô và các yếu tố nội tại Ngân hàng như tốc độ tăng trưởng GDP, nợ của doanh nghiệp và gia đình, tỷ lệ thu nhập cận biên, chi phí rủi ro tín dụng, tỷ lệ dư nợ cho vay trên nguồn vốn huy động, quy mô Ngân hàng, định hướng tăng trưởng tín dụng để giải thích nguyên nhân nợ xấu. Kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế, quy mô ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu, tăng trưởng tín dụng có tác động cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu.

Godlewski (2004) đã sử dụng lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) làm chỉ số đo lường ảnh hưởng đến nợ xấu, có thể thấy ROA và ROE có tương quan ngược chiều với nợ xấu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của Garciya-Marco và Robles-Fernandez (2008) tại 129 Ngân hàng Tây Ban Nha giai đoạn 1993-2000 chỉ ra rằng lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) cao sẽ làm tăng rủi ro nợ xấu.


Nghiên cứu của Hasan và Wall (2004) về các ngân hàng trên 24 quốc gia giai đoạn từ 1993-2000 chỉ ra kết quả quan hệ cùng chiều giữa dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu. Nghiên cứu của Boudriga et al. (2009) đưa ra kết quả về quan hệ ngược chiều giữa dự phòng rủi ro tín dụng và tỷ lệ nợ xấu.

Hu và cộng sự (2006) nghiên cứu tại 40 NHTM Đài Loan giai đoạn 1996-1999 chỉ ra mối quan hệ ngược chiều giữa quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu.

Nghiên cứu của Bofondi và Ropele (2011) cho các ngân hàng ở Ý đã chỉ ra rằng lãi suất thả nổi cũng ảnh hưởng đến nợ xấu, tác động của lãi suất đến nợ xấu là cùng chiều. Khi có sự gia tăng của các khoản thanh toán lãi suất sẽ dẫn đến có sự gia tăng của các khoản nợ xấu. Nghiên cứu cũng chỉ ra yếu tố tỷ lệ thất nghiệp có ảnh hưởng đến nợ xấu, khi thất nghiệp gia tăng thì dẫn đến rủi ro nợ xấu tăng lên.

Nghiên cứu của Ahlem Selma Messai (2013) về các yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến 85 NHTM của Ý, Đức, Tây Ban Nha tử năm 2004-2008 bao gồm các biến vĩ mô như tốc độ tăng trưởng GDP kỳ trước, lãi suất thực, tỷ lệ thất nghiệp và các biến vi mô như ROA, ROE, tỷ lệ LLP, tốc độ tăng trưởng tín dụng để đo lường mức độ tác động đến nợ xấu. Nghiên cứu thông qua mô hình tác đông ngẫu nhiên, kết quả cho thấy mối quan hệ ngược chiều giữa GDP, ROA, ROE với tỷ lệ nợ xấu; mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ thất nghiệp, lãi suất thực, tốc độ tăng trưởng tín dụng, quy mô Ngân hàng với tỷ lệ nợ xấu.

Nghiên cứu của Bruna Škarica (2014) chỉ ra rằng GDP và tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng đến chỉ số nợ xấu tại các nước CEE. Khi tăng trưởng GDP đòi hỏi một mức thu nhập cao hơn, do đó giúp cải thiện khả năng trả nợ của người đi vay và làm cho nợ xấu giảm xuống. Ngược lại, khi có sự suy thoái trong nền kinh tế, nợ xấu sẽ tăng lên.

Nghiên cứu của Ekanayake & Azeez (2015) với mô hình hồi quy dữ liệu bảng, tác giả đã chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu bị ảnh hưởng bởi yếu tố vĩ mô và vi mô. Cụ thể tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản, lãi suất thực có mối quan hệ cùng chiều với nợ xấu; quy mô, hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tốc độ tăng trưởng tín dụng, GDP, lạm phát có mối quan hệ ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu.


Nghiên cứu của Rajha (2016) tại Ngân hàng Jordan giai đoạn 2008-2012 cũng chỉ ra rằng nợ xấu chịu tác động từ hai nhóm yếu tố vĩ mô và vi mô. Kết quả nghiên cứu cho thấy ở nhóm yếu tố vĩ mô có quan hệ ngược chiều giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát đến nợ xấu. Ở nhóm yếu tố vi mô, có mối quan hệ cùng chiều với tỷ lệ nợ xấu năm trước đó, và chỉ số nợ trên tổng tài sản.

Các nghiên cứu thực nghiệm ở Việt Nam


Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), tác giả dựa trên dữ liệu thu thập từ 10 Ngân hàng lớn với các biến vi mô như hiệu quả hoạt động, quy mô hoạt động Ngân hàng, tỷ lệ nợ xấu kỳ trước, ROA; các biến vĩ mô như GDP, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa lạm phát, quy mô Ngân hàng, nợ xấu kỳ trước với tỷ lệ nợ xấu; quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng GDP, hiệu quả hoạt động, ROA với tỷ lệ nợ xấu.

Nghiên cứu của nhóm tác giả Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn (2014) tại 26 Ngân hàng thương mại từ 2009-2012 chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô ngân hàng, tỷ lệ tăng trưởng tín dụng với tỷ lệ nợ xấu; mối quan hệ ngược chiều giữa GDP với tỷ lệ nợ xấu.

Bảng 2.1: Tổng hợp các nghiên cứu


Yếu tố

Tác động

Nghiên cứu thực nghiệm


Các yếu tố vĩ mô


Tốc độ tăng trưởng GDP


Ngược chiều

Shu (2002), Salas và Saurina (2002), Ahlem Selma Messai (2013), Bruna Škarica (2014), Ekanayake & Azeez (2015), Rajha (2016), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Võ

Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn (2014)

Tỷ lệ lạm phát

Cùng chiều

Bruna Škarica (2014), Đỗ Quỳnh

Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 3



Ngược chiều

Shu (2002), Ekanayake & Azeez

(2015), Rajha (2016)

Tỷ lệ thất

nghiệp

Cùng chiều

Bofondi và Ropele (2011), Ahlem

Selma Messai (2013)


Lãi suất thực


Cùng chiều

Bofondi và Ropele (2011), Ahlem

Selma Messai (2013), Ekanayake & Azeez (2015)

Lãi suất danh

nghĩa

Cùng chiều

Shu (2002)


Các yếu tố vi mô


Quy mô ngân hàng


Cùng chiều

Ahlem Selma Messai (2013), Đỗ Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn

(2014)


Ngược chiều

Salas và Saurina (2002), Hu và cộng sự (2006), Ekanayake & Azeez

(2015)


Tốc độ tăng trưởng tín dụng


Cùng chiều

Salas và Saurina (2002), Ahlem

Selma Messai (2013), Võ Thị Quý và Bùi Ngọc Toàn (2014)

Ngược chiều

Ekanayake & Azeez (2015)

Hiệu quả hoạt động


Ngược chiều

Ekanayake & Azeez (2015), Đỗ

Quỳnh Anh và Nguyễn Đức Hùng (2013)


ROA


Ngược chiều

Godlewski (2004), Ahlem Selma Messai (2013), Đỗ Quỳnh Anh và

Nguyễn Đức Hùng (2013)

ROE

Ngược chiều

Godlewski (2004), Ahlem Selma

Messai (2013),

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/12/2023