hàng TMCP Dầu khí Toàn cầu (GP Bank), Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank) và khuyến khích hoạt động mua bán, sáp nhập giữa các NHTM. Đây là những giải pháp hoàn toàn phù hợp với thông lệ quốc tế và khu vực trong quá trình tái cơ cấu NHTM và các TCTD.
Năm 2017, nợ xấu ở mức 2.34%. NHNN tiếp tục triển khai các giải pháp cơ cấu lại hệ thống các TCTD và xử lý nợ xấu. NHNN đã ban hành Chỉ thị số 02/CT-NHNN ngày 10/01/2017 nhằm chỉ đạo toàn ngành Ngân hàng tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp về cơ cấu lại TCTD, nâng cao chất lượng tín dụng và xử lý nợ xấu theo nguyên tắc thị trường, hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu, đảm bảo duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 3%, đồng thời xây dựng và hoàn thiện đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020” trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 1058/QĐ-TTg ngày 19/07/2017 hay còn gọi là đề án 1058. Đề án bao gồm các nhóm giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, cơ chế chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng, trong đó quan trọng nhất là hoàn thiện khuôn khổ pháp lý về cơ cấu lại TCTD yếu kém và xử lý nợ xấu; nâng cao năng lực công tác thanh tra, giám sát ngân hàng.
3.3. Mối quan hệ của các yếu tố vĩ mô và vi mô tác với nợ xấu tại NHTMCP Việt Nam
3.3.1. Các yếu tố vĩ mô
3.3.1.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP)
8.00%
7.00%
6.78%
6.68%
6.81%
6.31%
6.00%
6.21%
5.89%
5.98%
5.32%
5.42%
5.00% 5.03%
4.00%
4.08%
3.00%
3.79%
3.50%
3.70%
3.30%
2.00%
2.52%
2.55%
2.20%
2.46%
2.34%
1.00%
0.00%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tỷ lệ nợ xấu
Tăng trưởng GDP
Nguồn: Tổng cục thống kê và NHNN
Hình 3.2: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ nợ xấu
Hình 3.2 cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều. Từ năm 2012-2017, tăng trưởng kinh tế từng bước phục hồi, tăng trưởng tín dụng vẫn còn nhờ nhiều vào tín dụng ngân hàng nhưng đã giảm dần sự lệ thuộc. Từ năm 2013 trở đi tín dụng tăng trưởng ổn định, tăng trưởng kinh tế cũng tăng mạnh mẽ trở lại, năm 2017 tốc độ tăng trưởng GDP đạt 6.81% mức cao nhất trong vòng 6 năm trở lại đây. Kết quả đạt được trong năm 2017 khẳng định được tính hiệu quả của các giải pháp chính phủ ban hành, mục tiêu của chính phủ là đảm bảo tăng trưởng kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dần được cải thiện và khả năng trả nợ cũng dần được cải thiện hơn, dẫn đến tỷ lệ nợ xấu giảm thiểu.
3.3.1.2. Tỷ lệ lạm phát
2.20% | 2.52% | 2.55% | 2.46% | 2.34% | |||||
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 |
Có thể bạn quan tâm!
- Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 2
- Tổng Quan Các Nghiên Cứu Trước Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Quốc Tế
- Thực Trạng Nợ Xấu Và Các Yếu Tố Tác Động Đến Nợ Xấu Tại Các Nhtmcp Việt Nam
- Mối Quan Hệ Giữa Tỷ Lệ Nợ Xấu Năm Trước Và Tỷ Lệ Nợ Xấu
- Ma Trận Hệ Số Tương Quan Giữa Các Biến Trong Mô Hình
- Kết Quả Hồi Quy Mô Hình Tác Động Cố Định (Fem)
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
25.00%
19.90%
20.00%
18.13%
15.00%
11.75%
10.00%
6.81%
6.52%
6.04%
4.74%
5.00%
3.53%
3.50%
3.30%
4.08%
3.79%
1.84%
3.70%
2.05%
0.00%
Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ lạm phát
Nguồn: Tổng cục thống kê và NHNN
Hình 3.3: Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu
Mối quan hệ giữa tỷ lệ lạm phát và tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn 2008-2017 phức tạp nhưng nhìn chung là cùng chiều, tỷ lệ lạm phát có xu hướng giảm từ 19.9% năm 2008 xuống chỉ còn 3.53% vào năm 2017.
Giai đoạn 2008-2009, tỷ lệ lạm phát giảm từ 19.9% vào năm 2008 xuống còn 6.52% vào năm 2009. Tỷ lệ nợ xấu cũng giảm trong giai đoạn này. Tỷ lệ lạm phát ở mức đỉnh điểm vào năm 2008 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu, làm chi phí nguyên liệu đầu vào gia tăng như xăng dầu, làm cho chi phí sản xuất tăng, kéo theo giá cả hàng hóa cũng tăng lên. Đến năm 2009, tỷ lệ lạm phát giảm xuống do chính phủ tích cực thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, kiềm chế lạm phát.
Giai đoạn 2009-2011, tỷ lệ lạm phát tăng và tỷ lệ nợ xấu cũng tăng, mối quan hệ giữa nợ xấu và tỷ lệ lạm phát là cùng chiều. Do nền kinh tế chịu ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công châu Âu vào 2010, nền kinh tế lâm vào tình trạng trì trệ, khó khăn,
chính phủ tăng cung tiền để khôi phục kinh tế, dẫn đến lạm phát gia tăng đến mức 2 con số.
Giai đoạn 2011-2012, tỷ lệ lạm phát giảm đáng kể, tỷ lệ lạm phát được kiềm chế ở 1 con số tuy nhiên nợ xấu lại tăng do tồn đọng khó khăn của năm trước, nền kinh tế chưa thể phục hồi ngay, nợ xấu vẫn chưa được xử lý triệt để.
Giai đoạn 2012-2017, nợ xấu và tỷ lệ lạm phát nhìn chung có mối quan hệ cùng chiều. Tỷ lệ lạm phát có xu hướng giảm từ năm 2012 trở lại đây, từ mức 6.81% vào năm 2012 và giảm xuống chỉ còn 3.53% vào cuối năm 2017, đạt được mục tiêu đề ra là kiểm soát lạm phát ở mức 4%. Song song đó, là tỷ lệ nợ xấu đang có xu hướng giảm trong giai đoạn này.
3.3.1.3. Tỷ lệ thất nghiệp
4.50%
4.08%
4.00%
3.79%
3.70%
3.50%
3.50% 3.30%
3.00%
2.90%
2.20%
2.52%
2.55%
2.88%
2.46%
2.50%
2.34%
2.38%
2.00%
2.27%
2.18%
2.31% 2.30% 2.28%
1.96%
2.08%
1.50%
1.00%
0.50%
0.00%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ thất nghiệp
Nguồn: Tổng cục thống kê và NHNN
Hình 3.4: Mối quan hệ giữa tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ thất nghiệp và tỷ lệ nợ xấu có tác động chưa được rõ ràng.
Giai đoạn 2008-2009, tỷ lệ thất nghiệp tăng từ 2.38% lên 2.9% do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính toàn cầu làm cho nền kinh tế Việt Nam cũng gặp khó khăn, tỷ lệ thất nghiệp gia tăng, tuy nhiên nợ xấu lại ngược lại với xu hướng này, giai đoạn 2008-2009 nợ xấu có xu hướng giảm.
Giai đoạn 2019-2012, tỷ lệ thất nghiệp xu hướng giảm dần, và mối quan hệ giữa nợ xấu và tỷ lệ thất nghiệp trong giai đoạn này là ngược chiều.
Giai đoạn 2012-2015, tỷ lệ thất nghiệp tăng, mối quan hệ giữa nợ xấu và tỷ lệ thất nghiệp cũng gần như là ngược chiều, tỷ lệ nợ xấu giảm đến năm 2015 nợ xấu chỉ ở mức 2.31%.
Sang giai đoạn 2015-2017 thì mối quan hệ cùng chiều giữa tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ thất nghiệp thể hiện rõ, tỷ lệ thất nghiệp giảm trong giai đoạn này cho thấy nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi tốt, hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dần dần ổn định, tạo ra nhiều việc làm, thu hút lao động, làm tỷ lệ thất nghiệp giảm, người đi vay sẽ có nguồn thu nhập để trả nợ, do đó nợ xấu sẽ giảm xuống.
3.3.2. Các yếu tố vi mô
25.00%
20.51%
20.00%
19.05%
15.00%
10.00%
6.50%
7.54%
4.30%
4.90%
5.10%
5.80%
5.00%
3.20%
3.70%
3.50%
4.08% 3.79%
3.70%
Tỷ lệ nợ xấu
Tăng trưởng quy mô ngân hàng
3.3.2.1. Quy mô ngân hàng
2.20% | 2.52% | 3.30% | 2.55% | 2.46% | 2.34% | |||||
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 |
Nguồn: Thống kê từ báo cáo thường niên NHNN
Hình 3.5: Mối quan hệ tăng trưởng quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu
Mối quan hệ giữa tăng trưởng quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu thể hiện không rõ ràng đồng nhất.
Giai đoạn 2008-2012 tăng trưởng quy mô ngân hàng có tăng nhưng tốc độ tăng trưởng không cao, trong khi đó nợ xấu cũng tăng lên và đạt đỉnh điểm ở mức 4.08% vào năm 2012 do nền kinh tế chịu nhìu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vào năm 2008 và khủng hoảng nợ công châu Âu vào năm 2012. Giai đoạn 2012-2017 tăng trưởng quy mô ngân hàng tăng dần và tăng đột biến vào năm 2016, giai đoạn này thể hiện mối quan hệ ngược chiều giữa tăng trưởng quy mô ngân hàng và tỷ lệ nợ xấu, nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phục hồi, tốc độ tăng trưởng tín dụng gia tăng và tỷ lệ nợ xấu cũng giảm xuống.
40.00% 37.53%
35.00%
31.19%
30.00%
25.00%
22.87%
20.00%
18.71%
17.26%
18.17%
14.16%
15.00%
13.00%
12.52%
10.00%
8.91%
5.00%
3.50%
4.08% 3.79%
3.70%
Tỷ lệ nợ xấu
Tốc độ tăng trưởng tín dụng
3.3.2.2. Tốc độ tăng trưởng tín dụng
2.20% | 2.52% | 3.30% | 2.55% | 2.46% | 2.34% | |||||
2008 | 2009 | 2010 | 2011 | 2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | 2017 |
Nguồn: Thống kê từ báo cáo thường niên NHNN
Hình 3.6: Mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu
Giai đoạn từ 2008-2017, tốc độ tăng trưởng tín dụng tăng giảm không ổn định. Nhìn chung tương quan giữa tốc độ tăng trưởng tín dụng và nợ xấu là ngược chiều. Tăng trưởng tín dụng gia tăng khi chính phủ thực hiện các biện pháp kích cầu, chính
sách tiền tệ mở rộng, hỗ trợ lãi suất cho các cá nhân, doanh nghiệp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng tín dụng của các NHTM để phục vụ đời sống xã hội, do đó khả năng trả nợ được nâng cao và tỷ lệ nợ xấu giảm xuống.
Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt, tăng lãi suất cho vay làm cho các cá nhân và doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn vay, tăng trưởng tín dụng giảm so với 2007. Tỷ lệ nợ xấu cao trên 3%.
Năm 2009, tăng trưởng tín dụng tăng, chính phủ thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng, kích cầu, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn để tăng cường hoạt động sản xuất kinh doanh, tăng trưởng tín dụng gia tăng đạt mức 37.53%, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống chỉ còn 2.2%.
Giai đoạn 2009-2012, ảnh hưởng của khủng hoảng nợ công châu Âu, chính phủ thực thi thắt chặt tín dụng, tăng lãi suất cho vay, tăng cường quản trị rủi ro tín dụng, do đó tăng trưởng tín dụng giảm xuống.
Giai đoạn 2012-2017 nền kinh tế đang có dấu hiệu phục hồi, tăng trưởng tín dụng có xu hướng gia tăng. Giai đoạn này chính phủ thực thi chính sách tiền tệ mở rộng, giảm lãi suất nhằm kích thích cho vay tiêu dùng, tăng trưởng tín dụng tăng nhưng không quá 20%, tránh tình trạng tín dụng tăng trưởng quá nóng sẽ mang lại hiệu ứng tiêu cực, ngân hàng dễ dàng trong việc cho vay sẽ không đánh giá đúng khả năng trả nợ khách hàng, nguy cơ nợ xấu sẽ gia tăng.
3.3.2.3. Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
18.00%
16.00%
15.28%
14.00%
13.39%
12.66%
11.85%
12.00%
10.00%
9.43%
9.98%
8.00%
6.31%
6.26%
6.00%
5.18%
5.49%
4.00%
4.08%
2.00%
3.50%
3.30%
3.79% 3.70%
2.20%
2.52%
2.55% 2.46% 2.34%
0.00%
2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
Tỷ lệ nợ xấu
Tỷ lệ ROE
Nguồn: Thống kê từ báo cáo thường niên NHNN
Hình 3.7: Mối quan hệ giữa tỷ lệ ROE và tỷ lệ nợ xấu
Hình 3.7 cho thấy giữa ROE và tỷ lệ nợ xấu có mối quan hệ ngược chiều khá rõ ràng. Giai đoạn 2009-2012 nền kinh tế chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và khủng hoảng nợ công châu Âu, hoạt động kinh doanh của các NHTM gặp nhiều khó khăn dẫn đến tỷ lệ ROE sụt giảm, kéo theo nợ xấu gia tăng. Giai đoạn 2013-2017 nền kinh tế dần hồi phục, chính phủ thực hiện các chính sách tiền tệ và tài khóa phù hợp, ổn định kinh tế vĩ mô, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng hiệu quả hơn, ROE các NHTM gia tăng và nợ xấu giảm xuống.