Hạn Chế Của Đề Tài Và Gợi Ý Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo 105732


tranh chấp đầy đủ cho thị trường mua bán nợ, tạo điều kiện mua bán nợ theo giá thị trường hoặc tham gia góp vốn để tái cấu trúc các khoản nợ.

Ngoài ra, hoạt động của VAMC hiện nay bị lệ thuộc nhiều vào NHNN. NHNN cần để cho VAMC hoạt động một cách độc lập hơn, làm nâng cao hiệu quả hoạt động giúp cho việc xử lý nợ xấu được thực hiện nhanh chóng hơn.

Mặt khác, cần tạo khuôn khổ pháp lý cho thị trường mua bán nợ hiện nay, sẽ tạo nên cơ sở phát triển cho thị trường mua bán nợ, từ đó khuyến khích các nhà đầu tư trong và ngoài nước mạnh dạn hơn trong việc mua bán nợ xấu.

+ Tăng cường công tác thanh tra, giám sát NHNN đối với các NHTM

Để kiểm soát nợ xấu, NHNN cần tăng cường thanh tra, giám sát, rà soát, sửa đổi bổ sung các quy định liên quan đến hoạt động cấp tín dụng của các NHTM, phòng chống tiêu cực. Thường xuyên đánh giá các tiêu chuẩn cấp tín dụng và quy trình cấp tín dụng của từng ngân hàng riêng lẻ và đánh giá tổng quan của toàn hệ thống ngân hàng.

5.2. Đối với các NHTMCP


Qua kết quả nghiên cứu, tác giả nhận thấy nợ xấu chịu ảnh hưởng của các yếu tố vi mô đó là tỷ lệ nợ xấu năm trước và tăng trưởng quy mô ngân hàng. Điều này cho thấy rằng tỷ lệ nợ xấu tăng cao tại các NHTMCP Việt Nam là do sự tồn đọng của tỷ lệ nợ xấu năm trước chưa được xử lý triệt để. Song song đó là việc ngân hàng tăng trưởng mở rộng về quy mô làm tăng lợi nhuận của ngân hàng, giúp cho hoạt động ngân hàng hiệu quả và do đó nợ xấu sẽ giảm xuống, tuy nhiên nếu các ngân hàng tăng quy mô nhanh chóng để đáp ứng theo quy định của NHNN trong khi năng lực quản trị còn nhiều hạn chế, thiếu các chính sách quản trị rủi ro tín dụng phù hợp sẽ làm nguy cơ nợ xấu tăng lên.

Đối với các yếu tố vĩ mô qua kết quả nghiên cứu cho thấy tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp tác động đến nợ xấu tại các NHTM, do đó các nhà quản trị ngân hàng cần lưu ý sử dụng các biện pháp để hạn chế nợ xấu phù hợp tình hình kinh tế từng thời kỳ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.


Dựa vào các yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam, tác giả đưa ra các giải pháp về phía ngân hàng để giảm thiểu nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam.

Các yếu tố tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam - 10

+ Phân loại nợ và trích lập dự phòng

Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nhằm hỗ trợ cho việc phân loại nợ và quản lý chất lượng tín dụng, đánh giá rủi ro tín dụng và phân loại nợ theo tiêu chuẩn Basel II.

Thực hiện quy định về tỷ lệ trích lập dự phòng theo đúng quy định của NHNN.

Thường xuyên thực hiện rà soát và phân loại các khoản vay để có những cảnh báo sớm phát hiện rủi ro và có biện pháp dự phòng kịp thời.

Thực hiện công tác thanh tra, giám sát đảm bảo tuân thủ quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng, đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng.

+

Phối hợp VAMC xử lý các khoản nợ xấu, trích lập các khoản dự phòng đã bán cho VAMC.

Xử lý nguồn trích lập dự phòng cho các khoản nợ xấu, phát mãi tài sản bảo đảm cho các khoản vay để thu hồi nợ.

Chủ động phối hợp với khách hàng trong việc xác định lại khả năng thực sự của khách hàng, nguồn tiền để trả nợ đang nằm ở dạng nào, ngân hàng chủ động thực hiện các giải pháp về cơ cấu lại nợ, ân hạn thêm thời gian trả nợ cho các cá nhân doanh nghiệp đang gặp khó khăn về tài chính tạm thời; hoặc ngân hàng sẽ hỗ trợ miễn giảm lãi suất để thực hiện các khoản cho vay mới, tạo thêm điều kiện để trả nợ ngân hàng.

+ Tăng cường giám sát các chỉ tiêu vĩ mô của nền kinh tế


Các ngân hàng cần thường xuyên giám sát các chỉ tiêu vĩ mô tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam bao gồm tốc độ tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp được báo cáo trong các báo cáo của tổng cục Thống kê, dự báo về tình hình của nền kinh tế của Quỹ tiền tệ IMF và ngân hàng thế giới WB,… để xây dựng các chỉ tiêu dự báo nền kinh tế vĩ mô cho phù hợp.


+ Tăng trưởng quy mô ngân hàng


Tăng trưởng quy mô ngân hàng có tác động ngược chiều với tỷ lệ nợ xấu. Do đó các ngân hàng cần tăng trưởng quy mô và hiệu quả hoạt động để góp phần cải thiện nợ xấu. Tuy nhiên cần phải lưu ý rằng, việc tăng quy mô phải phù hợp với năng lực tài chính của ngân hàng, cần xây dựng lộ trình tăng vốn phù hợp để đảm bảo hoạt động bền vững và nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng, tránh trường hợp các NHTM chạy đua theo các chỉ tiêu tăng vốn của NHNN dẫn đến các NHTM liên kết với nhau hoặc liên kết với các doanh nghiệp gây nên tình trạng sở hữu chéo mà hậu quả là dẫn đến nợ xấu.

+ Nâng cao quản trị hoạt động tín dụng

Tuân thủ các quy trình chuẩn mực và các nguyên tắc cấp tín dụng trong hoạt động tín dụng. Tuân thủ quy trình thẩm định các dự án đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, đánh giá đúng khả năng trả nợ, xây dựng mô hình chấm điểm tín dụng xếp loại khách hàng phù hợp.

Kiểm soát mục đích vay của các doanh nghiệp, cá nhân vay vốn, duy trì liên lạc giữa ngân hàng và khách hàng để trao đổi thông tin kịp thời.

5.3. Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo


5.3.1. Hạn chế của đề tài


Mặc dù bài nghiên cứu đã đạt được những kết quả khả quan như mục tiêu đề ra, tuy nhiên vẫn gặp phải một vài hạn chế như sau:

+ Số lượng các NHTMCP Việt Nam theo thống kê của NHNN Việt Nam, tính đến 31/12/2017 có tổng cộng 31 Ngân hàng, tuy nhiên tác giả chỉ thu thập được đầy đủ số liệu của 24 ngân hàng, các ngân hàng còn lại do số liệu chưa đầy đủ nên tác giả sử dụng 24 ngân hàng này để đại diện nghiên cứu cho toàn NHTMCP Việt Nam, do đó kết quả sẽ không phản ánh một cách khách quan và chính xác nhất cho toàn hệ thống. Ngoài ra, mặc dù số liệu được tác giả thu thập từ các báo cáo tài chính của các ngân hàng được công bố công khai nhưng theo nhận định của một số chuyên gia thì


số liệu này chưa thực sự trung thực và chính xác, tác giả cũng chưa tìm được nguồn tài liệu nào chứng minh cho nhận định trên, do đó tác giả chỉ nghiên cứu dựa trên số liệu được công bố trong báo cáo tài chính của các ngân hàng.

+ Tác giả chỉ đưa ra các biến vi mô trong nội tại ngân hàng mà chưa xét đến các yếu tố ngành ngân hàng và các yếu tố vi mô ngoài ngành ngân hàng để đưa vào mô hình nghiên cứu.

5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo


Bổ sung thêm các yếu tố vi mô ngoài ngành ngân hàng.


Cần thời gian để thu thập đủ số liệu của 31 NHTMCP Việt Nam để nghiên cứu và đánh giá một cách khách quan nhất.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 5


Từ thực trạng về kết quả nghiên cứu ở chương 3 và 4 về các yếu tố vi mô và vĩ mô tác động đến nợ xấu của các NHTMCP Việt Nam, tác giả có được các bằng chứng thực nghiệm để đề ra một số giải pháp cho nội tại ngân hàng cũng như đối với các chính sách vĩ mô cho nền kinh tế để ngăn ngừa và hạn chế nợ xấu.

Kết quả nghiên cứu của tác giả dựa trên số liệu thu thập được còn hạn chế và tác giả cũng đã đưa ra hướng nghiên cứu tiếp theo để hoàn thiện hơn.

67


KẾT LUẬN CHUNG

Bài luận văn tác giả nghiên cứu các yếu tố vĩ mô và vi mô tác động đến nợ xấu tại các NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017. Tác giả nhìn nhận vấn đề qua cơ sở lý thuyết, các lý luận về nợ xấu, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, hậu quả của nợ xấu, cũng như vận dụng các kêt quả nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước. Từ đó tác giả phân tích thực trạng tại 24 NHTMCP Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, sử dụng mô hình hồi quy và các kiểm định phù hợp để lựa chọn mô hình phù hợp.

Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra các yếu tố tác động đến nợ xấu bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế; tỷ lệ lạm phát; tỷ lệ thất nghiệp; quy mô ngân hàng; tỷ lệ nợ xấu năm trước.Vận dụng kết quả nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất những giải pháp về phía chính phủ cũng như các NHTM nhằm phòng ngừa và giảm thiểu nợ xấu, góp phần phát triển hơn nữa hoạt động Ngân hàng giai đoạn hội nhập.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tiếng Việt:

Đỗ Huyền, 2016. Xử lý nợ xấu vẫn còn gian nan. Thời báo tài chính Việt Nam online

Đỗ Quỳnh Anh, Nguyễn Đức Hùng, 2013. Phân tích thực tiễn về yếu tố quyết định nợ xấu tại các Ngân hàng. Chuỗi Seminar nghiên cứu kinh tế và chính sách

Nguyễn Hoài Phương, 2012. Quản lý nợ xấu tại Ngân hàng Thương Mai Việt Nam. Luận án Tiến sĩ kinh tế. Trường đại học Kinh tế Quốc Dân.

Tô Ngọc Hưng, 2013. Xử lý nợ xấu trong quá trình tái cấu trúc các Ngân hàng thương mại Việt Nam. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành, p114-p149

Trầm Thị Xuân Hương và cộng sự, 2013. Giáo trình nghiệp vụ Ngân hàng thương mại. Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Huy Hoàng, 2011. Giáo trình quản trị Ngân hàng thương mại. Trường đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Trần Huy Hoàng, 2012. Khủng hoảng kinh tế, quản trị Ngân hàng và vấn đề nợ xấu. Tạp chí công nghệ Ngân hàng, số 73, tháng 4/2012

Võ Thị Quý, Bùi Ngọc Toàn, 2014. Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của hệ thống NHTM Việt Nam. Tạp chí khoa học trường Đại học Mở TPHCM, số 3


Danh mục tài liệu tiếng Anh:

Ahlem Selma Messai, 2013. Micro and Macro Determinants of Non performing Loans, International Journal of Economics and Financial Issues, Vol 3(4) 852-860

Berger, N. and De Young, R., 1997. Problem Loan and Cost Efficiency in Commercial Bank. Journal of banking and finance, Vol 12(6): 849-870

Bofondi, M. and Ropele, T, 2011. Macroeconomic Determinants of Bad Loans: Evidence from Italian Banks, Occasional Paper, 89.

Boudriga, A., Boulila, N., and Jellouli, S., 2009. Does bank supervision impact nonperforming loans: Cross – country determinants using aggregate data MPRA Paper No. 18068

Bruna Škarica, 2014. Determinants of Non-performing loan in Central and Eastern European countries, Institute of Public Finance.

Ekanayake E.M.N.N & Azeez A.A,.(2015). Determinants of non performing loans in licensed commercial banks: Evidence from Srilanka. Asian economic and Financial Review, Vol 5(6): 868-882

Godlewski, C. (2004), Capital Regulation and Credit Risk Taking: Empirical Evidence from Banks in Emerging Market Economies.

Hasan, H.U, Rehman, S. & Khaliq, C.A. Determinants of Non Performing Loans: The case of Eurozone, Vol 3(1): 52-74

Louzis, D.P., Vouldis, A.T., Metaxas, V.L. (2010), Macroeconomic and bank‐ specific determinants of non‐performing loans in Greece: a comparative study of mortgage, business and consumer loan portfolios. Bank of Greece, Working Paper, No.118

Rajha, K.S, 2016. Determinants of Non-Performing Loans: Evidence from the Jordanian Banking Sector, Journal of Finance and Bank Management, Vol 4(1) :125- 136

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/12/2023