Các Yếu Tố Tác Động Yếu Nhất Đến Sự Chậm Trễ Tiến Độ Của Dự Án


các yếu tố này khá là trung tính (khi chỉ số MS tiến gần đến 2) tức mức đánh giá trung bình ở mức 3/5 trong thang đo likert. Chi tiết kết quả tại Phụ lục 4.

Bảng 4.13.Các yếu tố tác động yếu nhất đến sự chậm trễ tiến độ của dự án



Xếp hạng

Tên biến

Giải thích biến

MS


1


owner2

Kinh nghiệm của chủ đầu tư so với đặc điểm lĩnh vực của dự

án


2,244

2

owner1

Kinh nghiệm của chủ đầu tư so với quy mô dự án

2,107

2

external4

Vị trí thực hiện dự án không thuận lợi về địa hình, địa chất

2,046

3

external5

Vị trí nguồn cung nguyên, vật liệu thi công quá xa

2,005


4


external8

Chất lượng và số lượng nguồn cung nguyên vật liệu không

đảm bảo


1,975

5

contract2

Kinh nghiệm của nhà thầu so với quy mô của dự án

1,970

6

external7

Ảnh hưởng của lạm phát và tỷ giá đến giá cả nguyên liệu

1,939

8

contract3

Kinh nghiệm của nhà thầu so với đặc điểm lĩnh vực của dự án

1,929

9

external3

Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật liên quan đến thi công dự án

1,914

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.

Các yếu tố gây chậm tiến độ các dự án công trình của Sở Xây dựng Long An - 7


Thực tế trong giai đoạn 2010 - 2015, Sở Xây dựng Long An hầu hết không triển khai công trình nào có quy mô và tính chất khác biệt so với năng lực và kinh nghiệp của Sở, mà cụ thể là Ban quản lý dự án. Do vậy, việc các chuyên gia không cho rằng tính chất và quy mô của dự án là một khó khăn dẫn đến việc chủ đầu tư và nhà thầu không quản lý tốt dự án và làm trễ tiến độ.

Về vị trí và địa hình thi công, tỉnh Long An là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long nhưng Long An không chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố mùa lũ, yếu tố vận chuyển, nguồn nguyên liệu. Điều này là bởi địa hình của Long An chủ yếu là đồng bằng, giáp thị trường TP.HCM nên nguồn cung ứng cũng sẵn có. Huyện xa nhất cách trung tâm tỉnh 120 km là huyện Tân Hưng nhưng lại giáp ranh với tỉnh Đồng tháp nên cũng không gặp khó khăn trong việc đảm bảo nguồn cung ứng nguyên vật liệu.

Liên quan đến yếu tố lạm phát và tỷ giá. Thực tế yếu tố trượt giá chỉ tác động đến các dự án có quy mô đầu tư kéo dài hoặc ảnh hưởng đến các dự án hợp tác công tư (PPP). Đối với các dự án PPP thì trượt giá do lạm phát sẽ ảnh hưởng nhiều đến dòng tiền vào của nhà thầu vì vòng đời của dự án tương đối lớn. Nhưng đối với các


dự án của Sở Xây dựng Long An, chủ yếu là dự án sử dụng vốn ngân sách. Nhà thầu chỉ hợp đồng để thi công trong thời gian ngắn (chỉ từ 1 - 2 năm) nên mức độ ảnh hưởng không đáng kể và trong dự toán đã có phần dự phòng cho trượt giá và khối lượng.

Với vị trí địa lý và điều kiện địa hình không quá khó khăn, là tỉnh tiếp giáp TP.HCM và cửa ngõ của vùng Đồng bằng Sông Cửu long, điều kiện cơ sở hạ tầng, kỹ thuật gồm điện, nước, giao thông kết nối tại Long An là tương đối đảm bảo, do vậy, khả năng các dự án bị ảnh hưởng bởi các yếu tố này là không cao.

Như vậy, đối với nhóm yếu tố tác động yếu đến sự chậm trễ tiến độ của các dự án tại Long An chủ yếu liên quan đến 02 vấn đề: (i) tính chất và quy mô của dự án vì chủ yếu là dự án có quy mô trung bình và tính phức tạp không cao nêu các dự án không gây nhiều khó khăn cho chủ đầu tư cũng như nhà thầu trong việc xây dựng phương án quản lý, thi công; (ii) các yếu tố bên ngoài thì hầu hết không ảnh hưởng nhiều bởi điều kiện thi công, triển khai dự án tại Long An là khá tốt. Điều này cũng phản ảnh vì sao, các yếu tố đến từ các đơn vị tư vấn cũng không phải là quan trọng nhất đối với sự chậm trễ tiến độ của các dự án tại Long An.

Kết quả này càng làm nổi lên các đặc điểm của nhóm yếu tố tác động mạnh đến sự chậm trễ tiến độ tại Long An đã nêu ở mục trước. Theo đó, vấn đề trong việc triển khai các dự án tại Long An chủ yếu liên quan đến năng lực tài chính của nhà thầu; tính tuân thủ trong việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng của cả chủ đầu tư và nhà thầu; và cuối cùng là trách nhiệm của các đối tượng đại diện cho chủ đầu tư trong việc theo dõi, giám sát quá trình triển khai dự án.

4.2.3. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố phân theo nhóm đối tượng liên quan

Như đã trình bày trong Chương 3, việc xem xét các yếu tố theo từng nhóm đối tượng giúp các nhà quản lý dự án của Sở Xây dựng nói chung và của khu vực công nói chung trên địa bàn tỉnh Long An dễ dàng quản lý và xác định các nhiệm vụ ưu tiên trong bối cảnh nguồn lực hạn chế và các yếu tố tác động thì nhiều.


Xét các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư cho thấy 02 yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất được đánh giá đều liên quan chủ yếu đến thủ tục thanh quyết toán chi phí cho nhà thầu. Trong đó nguyên nhân cụ thể là việc Kho bạc chậm trễ chuyển tiền cho nhà thầu ngay cả khi hồ sơ và thủ tục liên quan đã hoàn thành. Để giải quyết vấn đề này cần sự thống nhất và chỉ đạo từ các cấp lãnh đạo tại địa phương để đảm bảo quy trình ban hành được vận hành nghiêm túc. Việc nhanh chóng trong thủ tục thanh toán một phần vừa giúp nhà thầu nhanh chóng giải quyết và đáp ứng các nhu cầu chi tiêu để triển khai dự án, mặt khác tạo được niềm tin và khích lệ các nhà thầu nhanh chóng hoàn thành khối lượng công việc theo cam kết. Trong khi đó, để loại bỏ vấn đề thiếu thống nhất trong nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành giữa nhà thầu và chủ đầu tư cần sự phối hợp chặt chẽ giữa 02 bên và tăng cường vai trò và phản ảnh kịp thời của cán bộ giám sát của chủ đầu tư tại hiện trường. Các điều khoản của hợp đồng cũng phải thể hiện rõ quy định về thời điểm và khối lượng công việc hoàn thành được nghiệm thu trong nhiều tình huống và kịch bản khác nhau.

Bảng 4.14. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến chủ đầu tư



Xếp hạng

Tên biến

Giải thích biến

MS

1

owner8

Tiến độ giải ngân phụ thuộc vào các cơ quan liên quan

1,152

2

owner7

Tiến độ giải ngân phụ thuộc thủ tục thanh toán với nhà thầu

1,249

3

owner6

Trách nhiệm cam kết hợp đồng của chủ đầu tư

1,640

4

owner4

Giải quyết và giải quyết các vấn đề phát sinh của chủ đầu tư

1,721

5

owner5

Hợp đồng thiếu chặt chẽ

1,731

6

owner3

Quản lý giải pháp thi công của chủ đầu tư

1,832

7

owner1

Quy mô dự án quá lớn

2,107

8

owner2

Lĩnh vực hoàn toàn mới

2,244


Trong khi đó, nhóm các yếu tố liên quan đến nhà thầu thi công cho thấy có nhiều yếu tố tác động mạnh đến sự chậm trễ tiến độ của dự án bao gồm: (i) Nhà thầu không bố trí đủ vốn, máy móc thiết bị và nhân lực (bao gồm cả số lượng và chất lượng); khả năng phản ứng của nhà thầu; và cuối cùng là các vấn đền liên quan


đến nhà thầu phụ. Nhìn chung các vấn đề trên đều liên quan đến tính tuân thủ các cam kết của nhà thầu với cả các điều khoản của hợp đồng và với nhà thầu phụ và sau đó là việc lựa chọn nhà thầu thường bó hẹp và thiếu tính cạnh tranh. Giải quyết triệt để vấn đề này phải bắt đầu bằng công tác tuyển chọn nhà thầu cần có sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn và đánh giá kỹ lưỡng hơn các tiêu chí về năng lực tài chính và nhân sự của nhà thầu. Bên cạnh đó, tăng cường vai trò của cán bộ giám sát độc lập để đại diện cho quyền lợi của phía chủ đầu tư là cần thiết để đảm bảo duy trì các cam kết mà nhà thầu đã đặt ra.

Bảng 4.15. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến nhà thầu



Xếp hạng

Tên biến

Giải thích biến

MS

1

contract5

Nhà thầu không đảm bảo số lượng nhân sự thi công

1,086

2

contract1

Nhà thầu không đảm bảo về vốn

1,173

3

contract6

Nhà thầu bố trí nhân sự không đảm bảo về năng lực

1,239

4

contract7

Nhà thầu không đáp ứng máy móc, thiết bị

1,335

5

contract8

Ảnh hưởng tiến độ nhà thầu phụ

1,406

6

contract10

Phản ứng của nhà thầu

1,487

7

contract4

Giải pháp thi công không phù hợp

1,660

8

contract9

Sự phối hợp của nhà thầu với các bên liên quan

1,695

9

contract3

Không thuộc lĩnh vực thế mạnh của nhà thầu

1,929

10

contract2

Nhà thầu chưa thi công dự án tương tự

1,970


Do đặc điểm và quy mô của các dự án mà Sở Xây dựng quản lý trong giai đoạn vừa qua là không quá lớn và phức tạp, do đó vai trò hay chính xác hơn là các yêu cầu của đơn vị tư vấn là không cao. Kết quả không có yếu tố nào được xem là tác động mạnh đến sự chậm trễ tiến độ (xem Bảng 4.15). Tuy vậy, kết quả từ Bảng

4.16 lại cho thấy, trong một số lĩnh vực đặc thù mà công năng của dự án khi đưa vào sử dụng là quan trọng như các công trình y tế là ví dụ thì vai trò của đơn vị thụ hưởng và đơn vị tư vấn chuyên sâu là rất cần thiết để đảm tiến độ của dự án.


Bảng 4.16. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan đến Tư vấn



Xếp hạng

Tên biến

Giải thích biến

MS

1

consult3

Sai sót trong thiết kế

1,584

2

consult4

Xử lý chuyên môn kỹ thuật

1,594

3

consult1

Khối lượng thực tế cao hơn so với thiết kế

1,731

4

consult5

Năng lực kinh nghiệm đơn vị Tư vấn Thiết kế

1,761

5

consult2

Chi phí thực tế cao hơn dự toán

1,787


Bảng 4.17. Xếp hạng mức độ ảnh hưởng của các yếu tố liên quan bên ngoài



Xếp hạng

Tên biến

Giải thích biến

MS

1

external2

Thiết kế theo yêu cầu của đơn vị thụ hưởng

1,492

2

external6

Ảnh hưởng thời tiết và thiên tai

1,558

3

external1

Chính sách tiền lương thay đổi

1,766

4

external3

Điều kiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật

1,914

5

external7

Ảnh hưởng lạm phát và tỷ giá

1,939

6

external8

Nguyên liệu không đảm bảo thi công

1,975

7

external5

Dự án thi công xa nguồn nguyên, vật liệu

2,005

8

external4

Địa hình thi công không thuận lợi

2,046


Tóm lại, từ các kết quả và phân tích như trên, các đơn vị quản lý khối công cần tập trung vào khâu tuyển chọn nhà thầu, nâng cao vai trò của giám sát trong quá trình thi công, triển khai dự án, tăng cường tính tuân thủ các cam kết trong hợp đồng của cả khối công và các nhà thầu thông qua các điều khoản chặt chẽ hơn trong hợp đồng và cuối cùng là chú ý vai trò của các đơn vị thụ hưởng trong giai đoạn thiết kế.


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


5.1. Kết luận

Kết quả khảo sát và sắp xếp mức độ tác động của các yếu tố gây chậm trễ tiến độ dự án liên quan đến 04 nhóm đối tượng gồm chủ đầu tư, nhà thầu thi công, các đơn vị tư vấn và nhóm các yếu tố bên ngoài đã cho thấy có 09 yếu tố được đánh giá là tác động mạnh đến sự chậm trễ tiến độ của các dự án do Sở Xây dựng Long An quản lý theo thứ tự bao gồm: (1) nhà thầu không đảm bảo số lượng nhân sự thi công tại công trình; (2) tiến độ giải ngân chậm trễ do quá trình chuyển khoản từ kho bạc đến nhà thầu; (3) nhà thầu không đảm bảo về tài chính; (4) nhà thầu bố trí nhân lực không đảm bảo về năng lực; (5) vấn đề liên quan đến thống nhất khối lượng công việc hoàn thành tiến độ được thanh toán; (6) nhà thầu không đảm bảo máy móc, thiết bị thi công tại công trình; (7) nhà thầu chính chậm thanh toán cho nhà thầu phụ gây chậm trễ tiến độ; (8) phản ứng của nhà thầu trước các vấn đề phát sinh chậm; và (9) thay đổi thiết kế theo yêu cầu của đơn vị thụ hưởng.

Kết quả khi phân theo 04 nhóm đối tượng liên quan cho thấy nhóm các yếu tố liên quan đến nhà thầu có nhiều yếu tố tác động mạnh nhất đến sự chậm trễ tiến độ, tiếp đến là nhóm chủ đầu tư, yếu tố bên ngoài liên quan đến đơn vị thụ hưởng (cũng có thể xem là một phần của nhóm chủ đầu tư). Riêng nhóm yếu tố liên quan đến tư vấn không phải là nhóm tác động mạnh do đặc điểm và quy mô của dự án không có nhiều thay đổi trong giai đoạn vừa qua. Cụ thể, nhóm yếu tố liên quan đến nhà thầu gặp vấn đề từ năng lực tại chính cho đến việc thực hiện các cam kết trong hợp đồng, điều này là bởi các nhà thầu thiếu tính cạnh tranh và không có nhiều thay đổi trong cả giai đoạn. Riêng với nhóm chủ đầu tư, việc cải thiện quy trình liên quan đến thủ tục nghiệm thu khối lượng và giải ngân vốn cho nhà thầu là cần thiết. Ngoài ra, vai trò của đơn vị thụ hưởng là rất quan trọng, đặc biệt trong các dự án yêu cầu công năng sử dụng đặc thù.


5.2. Khuyến nghị

Trong bối cảnh mà các yếu tố ảnh hưởng đến sự chậm trễ tiến độ của dự án là rất nhiều, liên quan đến nhiều đối tượng và diễn ra ở hầu hết các giai đoạn khác nhau. Việc xác lập các yếu tố tác động theo thứ tự ưu tiên cho thấy vai trò nhiệm vụ quan trọng nhất đối với Sở Xây dựng Long An nói riêng và các đơn vị quản lý dự án công trên địa bàn Long An nói chung.

Dựa trên kết quả nghiên cứu tác giả đề xuất một số nhóm giải pháp để hạn chế việc chậm tiến độ các công trình trên địa bàn tỉnh Long An trong giai đoạn thi công như sau:

5.2.1. Nâng cao năng lực chủ đầu tư:

Chủ đầu tư các công trình xây dựng phải chịu trách nhiệm quản lý toàn diện chất lượng, tiến độ công trình xây dựng và hiệu quả dự án đầu tư xây dựng từ khâu khảo sát, thiết kế xây dựng đến thi công xây dựng công trình. Trong công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình, chủ đầu tư phải phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng, nhiệm vụ thiết kế, tổ chức giám sát và nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng, thẩm định, phê duyệt thiết kế kỷ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán, tổng dự toán công trình xây dựng. Trường chủ đầu tư không đủ điều kiện năng lực thì được phép thuê các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện năng lực để thực hiện các công việc theo quy định để làm cơ sở cho việc phê duyệt của chủ đầu tư.

Việc nâng cao năng lực của chủ đầu tư là vấn đề thường xuyên được nhắc đến, nhưng quá trình thực hiện vẫn còn nhiều điểm chưa phù hợp. Thực tế trên địa bàn tỉnh Long An cho thấy việc đào tạo, nâng cao năng lực của chủ đầu tư thời gian qua chỉ dừng lại ở việc mở các lớp tập huấn để phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng và các văn bản có liên quan. Nhưng để có thể quản lý thực hiện dự án tốt hơn chủ đầu tư cần được đào tạo cả về kỹ năng lãnh đạo cũng như kỹ năng quản trị dự án.

5.2.2. Nâng cao thẩm quyền chủ đầu tư:

Chủ đầu tư phải có quyền chủ động thực sự trong việc lựa chọn các đơn vị tư vấn và nhà thầu thi công có đủ năng lực thông qua hình thức đấu thầu hoặc chỉ định


thầu. Đây là hoạt động mang tính chất cạnh tranh minh bạch, công bằng và hiệu quả kinh tế, vì vậy cần thực hiện đúng các nguyên tắc và đúng quy định, tuyệt đối không được dùng mệnh lệnh hành chính để tham gia điều chỉnh hành vi này.

5.2.3. Nâng cao năng lực của nhà thầu:

Nhà thầu thi công xây dựng công trình phải thiết lập hệ thống quản lý chất lượng, tiến độ thi công phù hợp với yêu cầu, tính chất, quy mô công việc; quy định rõ trách nhiệm của từng cá nhân, bộ phận thi công xây dựng công trình. Lập, kiểm tra, thực hiện biện pháp thi công, tiến độ thi công, an toàn lao động, vệ sinh môi trường làm việm việc tại công trình, tổ chức nghiệm thu nội bộ, chịu trách nhiệm trước chủ đầu tư, pháp luật về công việc đảm nhận.

Để công trình đúng tiến độ nhằm đạt được hiệu quả về kinh tế - xã hội các nhà thầu phải có đủ năng lực, trình độ chuyên môn nhất định. Để thực hiện điều đó cần nghiêm túc, công khai trong công tác đấu thầu để lựa chọn những nhà thầu có uy tín, có đủ năng lực triển khai dự án, tránh những trường hợp nhà thầu nhận thầu bằng mọi giá hoặc chỉ định thầu không đủ điều kiện năng lực thi công. Do đó khi phát hiện nhà thầu không đủ điều kiện năng lực theo yêu cầu phải có biện pháp xử lý kịp thời hoặc chấm dứt hợp đồng. Tùy mức độ vi phạm có thể phạt tiền, kiến nghị cơ quan thẩm quyền cấm tham gia hoạt động có thời hạn.

5.2.4. Nâng cao năng lực của các đơn vị tư vấn:

Chất lượng của các sản phẩm tư vấn là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo điều kiện cho chủ đầu tư thực hiện quản lý dự án và phụ thuộc vào rất nhiều chất lượng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp của từng kỹ sư làm công tác tư vấn. Do đó để nâng cao chất lượng tư vấn là phải nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ kỹ sư tham gia hoạt động tư vấn. Cần có cơ chế, quy định và quản lý chặt chẽ về trình độ của kỹ sư, kiến trúc sư và phân cấp, phân hạng về điều kiện cụ thể để chủ đầu tư có thể lựa chọn được những đơn vị tư vấn đáp ứng yêu cầu công việc của mình.

5.2.5. Tăng cường công tác tổ chức, quản lý và giám sát

Nhóm giải pháp này liên quan đến tất cả các bên chủ đầu tư, tư vấn giám sát và nhà thầu thi công. Các yếu tố tổ chức và quản lý thi công kém, chủ đầu tư yếu

Xem tất cả 84 trang.

Ngày đăng: 04/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí