Kiểm định phương sai đồng nhất
UIE
df1 | df2 | Sig. | |
.648 | 2 | 258 | .524 |
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Định Cronbach’S Alpha Đối Với Các Thang Đo Lý Thuyết
- Phân Tích Nhân Tố Ý Định Sử Dụng Dịch Vụ Ebanking
- Kiểm Định Các Giả Định Của Mô Hình Hồi Quy
- Tóm Tắt Một Số Kiến Nghị Cho Quản Trị Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử
- Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng tại TP.HCM - 12
- Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử của khách hàng tại TP.HCM - 13
Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.
UIE | |||||
Tổng bình phương | df | Trung bình bình phương | F | Sig. | |
Giữa các nhóm | 2.098 | 2 | 1.049 | 1.534 | .218 |
Trong các nhóm | 176.362 | 258 | .684 | ||
Tổng | 178.460 | 260 |
Mức ý nghĩa của kiểm định phương sai đồng nhất bằng 0.524 > 0.05 cho thấy phương sai của ý định sử dụng giữa các nhóm khách hàng không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.
Mức ý nghĩa của phân tích ANOVA bằng 0.218 > 0.05 cho thấy không có sự khác biệt về ý định sử dụng dịch vụ ebanking giữa các nhóm khách hàng có độ tuổi khác nhau.
4.5.3. Trình độ học vấn
Tác giả tiến hành kiểm định ANOVA để xem xét xem có khác biệt về ý định sử dụng giữa các nhóm khách hàng có trình độ khác nhau. Kết quả kiểm định ANOVA được trình bày tại bảng sau.
Bảng 4.12. Kết quả kiểm định ANOVA theo trình độ học vấn
UIE* | ||||||||
N | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Sai số chuẩn | 95% Khoảng tin cậy trung bình | Minimum | Maximum | ||
Giới hạn dưới | Giới hạn trên | |||||||
1 | 13 | 3.6410 | .64495 | .17888 | 3.2513 | 4.0308 | 2.67 | 5.00 |
2 | 187 | 3.4171 | .82276 | .06017 | 3.2984 | 3.5358 | 1.00 | 5.00 |
3 | 61 | 3.4044 | .88425 | .11322 | 3.1779 | 3.6308 | 1.00 | 4.67 |
Tổng | 261 | 3.4253 | .82848 | .05128 | 3.3243 | 3.5263 | 1.00 | 5.00 |
*1: Trình độ dưới đại học; 2: Trình độ đại học; 3: Trình độ trên đại học.
Kiểm định phương sai đồng nhất
UIE
df1 | df2 | Sig. | |
1.113 | 2 | 258 | .330 |
UIE | |||||
Tổng bình phương | df | Trung bình bình phương | F | Sig. | |
Giữa các nhóm | .644 | 2 | .322 | .467 | .627 |
Trong các nhóm | 177.816 | 258 | .689 | ||
Tổng | 178.460 | 260 |
Mức ý nghĩa của kiểm định phương sai đồng nhất bằng 0.330 > 0.05 cho thấy phương sai của ý định sử dụng giữa 3 nhóm khách hàng không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.
Mức ý nghĩa của phân tích ANOVA bằng 0.627 > 0.05 cho thấy không có sự khác biệt về ý định sử dụng dịch vụ ebanking giữa các nhóm khách hàng có trình độ khác nhau.
4.5.4. Mức thu nhập hàng tháng
Kết quả phân tích ANOVA như bảng sau.
Bảng 4.13. Kết quả kiểm định ANOVA theo mức thu nhập
UIE* | ||||||||
N | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Sai số chuẩn | 95% Khoảng tin cậy trung bình | Minimum | Maximum | ||
Giới hạn dưới | Giới hạn trên | |||||||
0 | 62 | 3.2581 | .94939 | .12057 | 3.0170 | 3.4992 | 1.00 | 5.00 |
1 | 113 | 3.4484 | .81134 | .07632 | 3.2972 | 3.5996 | 1.00 | 5.00 |
2 | 59 | 3.5141 | .74103 | .09647 | 3.3210 | 3.7072 | 1.33 | 4.67 |
3 | 27 | 3.5185 | .76980 | .14815 | 3.2140 | 3.8230 | 1.00 | 4.33 |
Tổng | 261 | 3.4253 | .82848 | .05128 | 3.3243 | 3.5263 | 1.00 | 5.00 |
*0: Dưới 5 triệu; 1: 5 - 10; 2: 10 - 15; 3: Trên 15 triệu.
Kiểm định phương sai đồng nhất
UIE
df1 | df2 | Sig. | |
1.428 | 3 | 257 | .235 |
UIE | |||||
Tổng bình phương | df | Trung bình bình phương | F | Sig. | |
Giữa các nhóm | 2.494 | 3 | .831 | 1.214 | .305 |
Trong các nhóm | 175.965 | 257 | .685 | ||
Tổng | 178.460 | 260 |
Mức ý nghĩa của kiểm định phương sai đồng nhất bằng 0.235 > 0.05 cho thấy phương sai của ý định sử dụng giữa 4 nhóm khách hàng không khác nhau một cách có ý nghĩa thống kê. Như vậy kết quả phân tích ANOVA có thể sử dụng được.
Mức ý nghĩa của phân tích ANOVA bằng 0.305 > 0.05 cho thấy không có sự khác biệt về ý định sử dụng giữa các nhóm khách hàng có mức thu nhập khác nhau.
4.6. TÓM TẮT
Chương này đã trình bày các đặc điểm của mẫu, kết quả kiểm định các thang đo, phân tích nhân tố khám phá và kết quả kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả EFA đã loại bớt một biến quan sát và rút ra được 5 nhân tố có tác động đến ý định sử dụng dịch vụ, không phát sinh nhân tố mới. Các thang đo cho 5 nhân tố này đều đạt được độ tin cậy thông qua kiểm định Cronbach’s Alpha.
Từ kết quả phân tích hồi quy, có 4 nhân tố có tác động dương đến ý định sử dụng với độ tin cậy 95%. Nhân tố Nỗ lực mong đợi có ảnh hưởng mạnh nhất đến Ý định sử dụng, tiếp đó là Điều kiện thuận tiện, Hiệu quả mong đợi và cuối cùng là Ảnh hưởng xã hội. 1 nhân tố có tác động âm đến ý định sử dụng với độ tin cậy 85% là Nhận thức rủi ro và không được đưa vào mô hình hồi quy.
Chương 4 cũng trình bày những kiểm định các giả định của mô hình hồi quy và kết quả cho thấy mô hình hồi quy là phù hợp.
Cuối cùng là phần kiểm định t-test, ANOVA để xem xét ảnh hưởng của các biến định tính (giới tính, tuổi, trình độ, thu nhập) lên biến phụ thuộc của mô hình. Kết quả cho thấy không có sự khác biệt giữa các nhóm với ý định sử dụng dịch vụ ebanking của khách hàng. Kết quả phân tích phân tích ANOVA giúp tác giả có cơ sở đưa ra các hàm ý quản trị theo từng nhân tố ở chương 5.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Từ kết quả phân tích của Chương 4, chương 5 sẽ trình bày kết luận, những đóng góp của đề tài, đưa ra những kiến nghị, hàm ý chính sách cho doanh nghiệp, đồng thời nêu những hạn chế của đề tài và các hướng nghiên cứu tiếp theo.
5.1. KẾT LUẬN
Quá trình nghiên cứu được thực hiện qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức trên cơ sở áp dụng thang đo của mô hình nghiên cứu UTAUT của Venkatesh (2003), thuyết nhận thức rủi ro TPR, sử dụng các lý thuyết từ các nghiên cứu trước trên thế giới về vai trò của ý định đối với hành vi và các yếu tố ảnh hưởng đến ý định. Qua quá trình hiệu chỉnh thang đo cho phù hợp với điều kiện thực tế tại Việt Nam, mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ NHĐT được hình thành bao gồm một thành phần phụ thuộc là ý định sử dụng dịch vụ NHĐT và năm khái niệm thành phần độc lập: hiệu quả mong đợi, nỗ lực mong đợi, điều kiện thuận tiện, ảnh hưởng xã hội và nhận thức rủi ro. Nghiên cứu cũng đã lượng hóa được tác động của từng nhân tố thành phần đến ý định sử dụng NHĐT. Các thang đo đều đạt độ tin cậy cao, có duy nhất biến FC5 có nội dung “Tôi cảm thấy thuận tiện khi sử dụng các dịch vụ NHĐT” bị loại vì có hệ số truyền tải nhỏ hơn 0.5. Kết quả phân tích hồi quy bội đã xác định mức độ ảnh hưởng của các biến độc lập đến ý định sử dụng dịch vụ NHĐT với độ tin cậy 95% xếp theo thứ tự mạnh nhất đến yếu dần, đó là Nỗ lực mong đợi (beta=0.467), điều kiện thuận tiện (beta=0.239), hiệu quả mong đợi (beta=0.205), ảnh hưởng xã hội (beta=0.136). Riêng biến Nhận thức rủi ro (beta= - 0.51) có tác động âm đến Ý định sử dụng với độ tin cậy 85%. Ngoài ra, kết quả kiểm định cho thấy các yếu tố về nhân khẩu học bao gồm: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn và thu nhập không tạo ra sự khác biệt trong ý định sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng.
Kết quả khảo sát chính thức với cỡ mẫu 261, các thang đo sử dụng trong nghiên cứu đạt độ tin cậy và độ giá trị cao. Thống kê thông tin từ mẫu cho thấy thuộc tính của các đối tượng khảo sát tập trung ở độ tuổi 18-30, hầu hết những khách hàng được khảo sát đều có trình độ học vấn cao và kinh nghiệm sử dụng internet tốt, tỷ lệ nam-nữ khá đồng đều. Như vậy, đối tượng khách hàng được khảo sát có thể là lực lượng tiềm năng trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ khác ngoài dịch vụ NHĐT.
Việc xác định các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng là cơ sở quan trọng cho các nhà quản trị dịch vụ NHĐT định hướng chiến lược phát triển sản phẩm, cũng như cải tiến phương thức hoạt động để gia tăng thị phần sản phẩm dịch vụ này. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, một số hàm ý chính sách cho các ngân hàng được đưa ra với mục tiêu giúp các nhà quản trị dịch vụ NHĐT của ngân hàng gia tăng khách hàng và khả năng cạnh tranh của dịch vụ.
5.2. HÀM Ý CHÍNH SÁCH CHO DOANH NGHIỆP
Việc xác định được các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ NHĐT là cơ sở để cung cấp thông tin cho các nhà quản trị hoạch định về chính sách phát triển dịch vụ NHĐT tại ngân hàng mình. Với các trọng số ảnh hưởng đến ý định sử dụng dịch vụ NHĐT khác nhau, các nhà quản trị sẽ có cơ sở để chú trọng đến từng yếu tố nhằm nâng cao ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng và nhân rộng dịch vụ nhiều hơn nữa. Căn cứ vào kết quả nghiên cứu, một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao ý định sử dụng dịch vụ NHĐT của khách hàng của ngân hàng TMCP tại TPHCM như sau:
5.2.1 Nỗ lực mong đợi
Yếu tố “nỗ lực mong đợi” có mức độ ảnh hưởng cao nhất đến ý định sử dụng. Điều này khá hợp lý với mức độ cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng trong xu thế thương mại điện tử lên ngôi. Vì thế, kiến nghị với bộ phận quản trị dịch vụ NHĐT cần chú trọng đến chất lượng dịch vụ NHĐT cung cấp cho khách hàng. Nhà quản lý cần thiết kế giao diện trên NHĐT hợp lý, tốc độ xử lý nhanh chóng, chính xác nhằm tránh tình
trạng nghẽn mạng, lỗi hệ thống, đường truyền, sự cố kỹ thuật...và những sự cố làm mất nhiều thời gian giao dịch của khách hàng. Sự chuẩn bị tốt này sẽ làm tăng sự cảm nhận về mặt dễ dàng tương tác với hệ thống khi khách hàng sử dụng dịch vụ thay vì đến giao dịch tại các kênh ngân hàng truyền thống. Ngoài ra, các nhà quản trị có thể cập nhật hướng dẫn chi tiết cho từng giao dịch cụ thể trên NHĐT để khách hàng có thể tự chủ trong khi giao dịch trên NHĐT.
5.2.2 Điều kiện thuận tiện
Các phương tiện vật chất trong NHĐT càng hấp dẫn thì càng thu hút khách hàng thử nghiệm dịch vụ. Vì thế, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong định hướng phát triển dịch vụ NHĐT. Các ngân hàng nào tiên phong trong việc ứng dụng các công nghệ mới sẽ có lợi thế cạnh tranh trong việc giới thiệu sản phẩm dịch vụ đến với khách hàng. Bằng cách ký kết hợp đồng liên kết với nhiều đối tác thương mại điện tử, mở rộng lĩnh vực thanh toán trên NHĐT sẽ đem lại nhiều tiện ích hơn cho khách hàng và khách hàng có nhiều sự lựa chọn hơn khi sử dụng dịch vụ NHĐT.
Đầu tư tốt hệ thống công nghệ thông tin, phát huy tính sáng tạo ý tưởng mới về sản phẩm, dịch vụ NHĐT, xây dựng chính sách quản lý dịch vụ NHĐT một cách hiệu quả.
5.2.3 Hiệu quả mong đợi
Nghiên cứu cũng cho thấy yếu tố “quản lý tốt thông tin tài chính cá nhân” cũng có mức độ quan trọng đối với ý định sử dụng dịch vụ của khách hàng. Nhà quản trị dịch vụ cần xây dựng cách thức quản lý tài chính cá nhân hiệu quả hơn bằng cách liên kết nhiều thông tin, lịch sử giao dịch, các sản phẩm hiện hữu khách hàng đang sử dụng như tài khoản thẻ, tiết kiệm, thẻ tín dụng, vay tiêu dùng, thay đổi thông tin, chuyển khoản, thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại...Nhằm đảm bảo khách hàng được quản lý toàn bộ thông tin tài chính chứ không đơn thuần riêng lẻ là nhận biết số dư và tra cứu lịch sử giao dịch.