Trong thực tế, hầu hết các khách hàng đang sử dụng dịch vụ E-Banking phần lớn là những người có trình độ Cao đẳng, đại học chiếm 52%, Dưới Cao đẳng chiếm 37.6%, còn lại trên đại học chiếm 10.4%. Như vậy xét về bình diện trình độ học vấn thì đa số khách hàng đủ khả năng đáp ứng tốt trong việc chấp nhận và sử dụng dịch Vụ E-Banking.
4.3. Kiểm định độ tin cậy của thang đo (CRA)
Các ký hiệu được dùng như sau:
- N là “biến quan sát”
- TB là “trung bình thang đo nếu loại biến”
- PS là “phương sai thang đo nếu loại biến”
- TQ là “tương quan với biến tổng”
- CRA là “hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại biến”
- A là “độ tin cậy của thang đo”
a. Yếu tố Kênh Tiện lợi (TL)
Bảng 4.3a. Kết quả phân tích thang đo cho yếu tố TL
TB | PS | TQ | CRA | |
A = 0.877 | ||||
TL1 | 13.6040 | 21.670 | 0.701 | 0.852 |
TL2 | 13.4800 | 21.488 | 0.703 | 0.851 |
TL3 | 13.3280 | 21.611 | 0.723 | 0.847 |
TL4 | 13.2480 | 21.641 | 0.736 | 0.844 |
TL5 | 13.1400 | 21.671 | 0.674 | 0.859 |
Có thể bạn quan tâm!
- Mô Hình Lý Thuyết Được Lựa Chọn Làm Nền Cho Nghiên Cứu
- Tóm Tắt Các Nghiên Cứu Trước Đây
- Mô Tả Các Thành Phần Trong Mô Hình Nghiên Cứu Biến Phụ Thuộc
- Đồ Thị Phân Tán Giữa Giá Trị Dự Đoán Và Phần Dư Từ Hồi Quy
- Hạn Chế Của Đề Tài Và Hướng Nghiên Cứu Tiếp Theo
- Karen, F., William,w., L., And Daniel, E. (2001), ‘Internet Banking In The Us: Landscape, Prospects, Industry Implication’, Impact Of New Technology On Individuals.
Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tác giả khảo sát, tổng hợp và phân tích SPSS)
Theo kết quả chạy phân tích SPSS, độ tin cậy của thang đo đạt 0,877 > 0,6 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng > 0,3. Suy ra, thang đo yếu tố TL với các biến quan sát: TL1, TL2, TL3, TL4, TL5 đạt độ tin cậy.
b. Yếu tố Thông tin về ngân hàng trực tuyến (TT)
Lần 1
Bảng 4.3b1. Kết quả phân tích thang đo lần 1 cho yếu tố TT
TB | PS | TQ | CRA | |
A = 0.766 | ||||
TT1 | 14.3600 | 13.870 | 0.674 | 0.673 |
TT2 | 14.4400 | 14.689 | 0.620 | 0.695 |
TT3 | 14.4400 | 14.472 | 0.638 | 0.688 |
TT4 | 14.8680 | 18.131 | 0.170 | 0.849 |
TT5 | 14.4200 | 14.020 | 0.663 | 0.677 |
(Nguồn: Tác giả khảo sát, tổng hợp và phân tích SPSS)
Kết quả độ tin cậy đạt 0,766 > 0,6 đạt yêu cầu. Tuy nhiên biến thành phần TT4 có tương quan với tổng < 0.3 nên ta bỏ 1 biến này ra. Sau đó chúng ta phân tích độ tin cậy của thang đo tiếp.
Lần 2
Bảng 4.3b2. Kết quả phân tích thang đo lần 2 cho yếu tố TT
TB | PS | TQ | CRA | |
A = 0.849 | ||||
TT1 | 11.0960 | 10.392 | 0.710 | 0.799 |
TT2 | 11.1760 | 11.174 | 0.645 | 0.826 |
TT3 | 11.1760 | 10.836 | 0.685 | 0.809 |
TT5 | 11.1560 | 10.445 | 0.710 | 0.798 |
(Nguồn: Tác giả khảo sát, tổng hợp và phân tích SPSS)
Ở lần này độ tin cậy cho ra là 0,849 > 0,6 đạt yêu cầu. Tất cả các biến thành phần có tương quan với tổng > 0,3. Suy ra, thang đo với yếu tố TT gồm các biến quan sát là TT1, TT2, TT3, TT5 đạt độ tin cậy.
c. Yếu tố Kiến thức về Internet (KT)
Bảng 4.3c. Kết quả phân tích thang đo cho yếu tố KT
TB | PS | TQ | CRA | |
A = 0.867 | ||||
KT1 | 12.7520 | 21.296 | 0.731 | 0.829 |
KT2 | 12.8000 | 21.261 | 0.648 | 0.852 |
KT3 | 12.7240 | 22.458 | 0.657 | 0.847 |
KT4 | 12.7560 | 22.225 | 0.686 | 0.840 |
KT5 | 12.9040 | 21.348 | 0.735 | 0.828 |
(Nguồn: Tác giả khảo sát, tổng hợp và phân tích SPSS)
Yếu tố KT có độ tin cậy đạt 0,867 > 0,6 là đạt yêu cầu.
Các biến thành phần KT1, KT2, KT3, KT4, KT5 đều có tương quan với tổng > 0,3. Vậy kết luận thang đo yếu tố KT với các biến thành phần đã đạt độ tin cậy.
d. Yếu tố Nhận thức bảo mật (BM)
Bảng 4.3d. Kết quả phân tích thang đo cho yếu tố BM
TB | PS | TQ | CRA | |
A = 0.875 | ||||
BM1 | 14.2720 | 16.930 | 0.747 | 0.837 |
BM2 | 14.1800 | 17.313 | 0.757 | 0.836 |
BM3 | 13.9880 | 17.265 | 0.683 | 0.853 |
BM4 | 14.0680 | 16.907 | 0.781 | 0.829 |
BM5 | 14.0360 | 17.818 | 0.569 | 0.882 |
(Nguồn: Tác giả khảo sát, tổng hợp và phân tích SPSS)
A = 0,875 > 0,6 độ tin cậy đã đạt yêu cầu và tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng > 0,3.
Kết luận, thang đo yếu tố BM với các biến quan sát BM1, BM2, BM3, BM4, BM5 đạt độ tin cậy.
e. Yếu tố Rủi ro cảm nhận (RR)
Bảng 4.3e. Kết quả phân tích thang đo cho yếu tố RR
TB | PS | TQ | CRA | |
A = 0.813 | ||||
RR1 | 7.9520 | 12.696 | 0.631 | 0.766 |
RR2 | 7.8960 | 12.222 | 0.658 | 0.753 |
RR3 | 7.9120 | 12.546 | 0.626 | 0.768 |
RR4 | 8.0040 | 12.205 | 0.614 | 0.774 |
(Nguồn: Tác giả khảo sát, tổng hợp và phân tích SPSS)
Theo bảng trên, độ tin cậy của thang đo cho thấy độ tin cậy đạt 0,813 > 0,6 là đạt yêu cầu. Các biến thành phần đều có tương quan với tổng > 0,3. Do vậy, thang đo yếu tố RR với các biến quan sát: RR1, RR2, RR3, RR4 đạt độ tin cậy.
f. Yếu tố Chấp nhận sử dụng (CN)
Bảng 4.3f. Kết quả phân tích thang đo cho yếu tố CN
TB | PS | TQ | CRA | |
A = 0.809 | ||||
CN1 | 10.3920 | 9.171 | 0.669 | 0.740 |
CN2 | 10.2680 | 9.619 | 0.595 | 0.775 |
CN3 | 10.4920 | 9.319 | 0.612 | 0.767 |
CN4 | 10.4400 | 9.581 | 0.627 | 0.760 |
(Nguồn: Tác giả khảo sát, tổng hợp và phân tích SPSS)
Tất cả các biến thành phần đều có tương quan với tổng > 0,3. Còn độ tin cậy đạt 0,809 > 0,6 là đạt yêu cầu. Như vậy thang đo yếu tố CN với các biến quan sát: CN1, CN2, CN3, CN4 đạt độ tin cậy.
4.4. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)
4.4.1. Phân tích nhân tố khám phá EFA cho biến độc lập
Phân tích nhân tố giúp ta xem xét khả năng rút gọn số lượng 28 biến quan sát (24 biến độc lập, 4 biến phụ thuộc) xuống còn một số ít các biến dùng để phản ánh một cách cụ thể sự tác động của các yếu tố đến yếu tố chấp nhận sử dụng (CN). Tức là rút gọn lại
biến cho phù hợp với nghiên cứu trong thực tế. Và kết quả phân tích nhân tố được thể hiện như sau:
Thứ nhất, kiểm định KMO (Kaiser-Meyer-Olkin of Sampling Adequacy): Theo quy trình thì muốn phân tích nhân tố khám phá, dữ liệu thu được phải đáp ứng các điều kiện qua kiểm định KMO, Kiểm định Bartlett’s. Hệ số KMO dùng để kiểm tra xem kích thước mẫu ta có được có phù hợp với phân tích nhân tố hay không?
Thứ hai, để kiểm định giả thuyết H0 (chúng ta dùng Kiểm định Bartlett’s ) thì các biến không có tương quan với nhau trong tổng thể, một ma trận đơn vị được gọi là ma trận tương quan tổng thể.
Thứ ba, theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2007): “giá trị Sig. của Bartlett’s Test nhỏ hơn 0.05 cho phép bác bỏ giả thiết H0 và giá trị 0.5
Bảng 4.4a: Kiểm định KMO
Trị số KMO | 0.881 | |
Đại lượng thống kê Bartlett’s (Bartlett’s Test of Sphericity) | Approx. Chi-Square | 2863.579 |
Df | 253 | |
Sig. | 0.000 |
(Nguồn: Tác giả khảo sát, tổng hợp và phân tích SPSS)
Trị số KMO đạt 0.881 >0.5 theo như kết quả kiểm định cho ra , Sig của Bartlett’s Test bằng 0.000 nhỏ hơn 0.05 cho thấy 23 quan sát . Vì vậy kết quả là phù hợp với phân tích nhân tố.
- Ma trận xoay các nhân tố;
Phương pháp xoay nhân tố Varimax proceduce là phương pháp được chọn,. Nguyên nhân được chọn là vì:
Một: Cách xoay ở đây là xoay nguyên góc các nhân tố nhằm mục đích tối thiểu hoá số lượng các quan sát có hệ số lớn tại cùng một nhân tố. Do đó
việc giải thích các nhân tố sẽ được thỏa đáng hơn, đồng thời khi xoay chings ta cũng sẽ loại bỏ đi các qua sát có hệ số tải nhân tố không phù hợp (tức là <0.5) ra khỏi mô hình
Hai: Chỉ những quan sát có hệ số tải nhân tố lớn hơn 0.5 mới được sử dụng để giải thích một nhân tố nào đó. Rồi sau đó phân tích nhân tố khám phá EFA sẽ giữ lại các biến quan sát có hệ số tải > 0.5, sắp xếp chúng thành những nhóm chính.
Có 5 yếu tố có ảnh hưởng đến yếu tố chấp nhận sử dụng (CN) theo như phần phân tích nhân tố khám phá cho ra ở trên. 5 nhóm yếu tố được rút trích giải thích được 67.418% sự biến động của dữ liệu.
Để xác định số lượng nhân tố trong nghiên cứu của đề tài này, chúng ta sử dụng 2 tiêu chuẩn như sau:
- Đầu tiên là tiêu chuẩn Kaiser (Kaiser Criterion)
Mục đích của tiêu chuẩn này là xác định số nhân tố được trích ra bởi thang đo. Theo đó sẽ loại bỏ các nhân tố không quan trọng và nhân tố quan trọng được giữ lại trên cơ sở giá trị Eigenvalue. Giá trị Eigenvalue là giá trị đại diện cho phần biến thiên và nó đã được giải thích bởi mỗi nhân tố, và trong mô hình phân tích, nhân tố có Eigenvalue > 1 sẽ được giữ lại.
- Tiếp nữa: Tiêu chuẩn phương sai trích (Variance Explained Criteria) Điều kiện tổng phương sai trích phải lớn hơn 50%.
Theo như kết quả phân tích nhân tố khám phá ở trên thì tổng phương sai trích kết quả 67.418% >50% ;giá trị Eigenvalues đều >1, Vì vậy việc chúng ta sử dụng phương pháp phân tích nhân tố là hoàn toàn phù hợp.
Bảng 4.4b. Kết quả EFA cho các biến độc lập
Hệ số tải | |||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
BM2 | 0.843 |
0.840 | |||||
BM4 | 0.838 | ||||
BM3 | 0.752 | ||||
BM5 | 0.662 | ||||
TL3 | 0.839 | ||||
TL1 | 0.797 | ||||
TL2 | 0.795 | ||||
TL4 | 0.780 | ||||
TL5 | 0.752 | ||||
KT1 | 0.813 | ||||
KT5 | 0.808 | ||||
KT4 | 0.783 | ||||
KT2 | 0.771 | ||||
KT3 | 0.736 | ||||
TT1 | 0.829 | ||||
TT5 | 0.815 | ||||
TT3 | 0.806 | ||||
TT2 | 0.787 | ||||
RR2 | 0.780 | ||||
RR3 | 0.766 | ||||
RR4 | 0.764 | ||||
RR1 | 0.639 | ||||
Eigenvalues | 6.886 | 2.593 | 2.432 | 2.152 | 1.442 |
Phương sai rút trích | 29.94 | 11.276 | 10.575 | 9.359 | 6.268 |
Tổng phương sai trích: 67.418% |
(Nguồn: Tác giả khảo sát, tổng hợp và phân tích SPSS)
Kết quả phân tích theo bảng trên cho ta thấy có tất cả là 27 quan sát của 5 nhân tố. Sự tập trung của các quan sát theo từng nhân tố sau khi xoay các nhân tố lần 2 có kết quả khá là rò ràng. Các nhân tố cụ thể còn lại như sau:
+TL: TL1, TL2, TL3, TL4, TL5
+TT: TT1, TT2, TT3, TT5
+KT: KT1, KT2, KT3, KT4, KT5
+BM: BM1, BM2, BM3, BM4, BM5
+RR: RR1, RR2, RR3, RR4
4.4.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) biến phụ thuộc
Bảng 4.4c. Kiểm định KMO
Trị số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin of Sampling Adequacy) | 0.799 | |
Đại lượng thống kê Bartlett’s (Bartlett’s Test of Sphericity) | Approx. Chi-Square | 309.899 |
Df” | 6 | |
Sig. | 0.000 |
(Nguồn: Tác giả khảo sát, tổng hợp và phân tích SPSS)
Kết quả kiểm định cho ra trị số của KMO đạt 0.799 > 0.5 và Sig của Bartlett’s Test là 0.000 nhỏ hơn 0.05 cho thấy 4 biến quan sát CN1, CN2, CN3, CN4 có tương quan với nhau và rất là phù hợp với phân tích nhân tố.
Bảng 4.4d. Kết quả EFA cho các biến phụ thuộc
Hệ số tải | |
CN1 | 0.829 |
CN4 | 0.799 |
CN3 | 0.788 |
CN2 | 0.774 |
Eigenvalues | 2.546 |
Phương sai rút trích | 63.643% |
(Nguồn: Tác giả khảo sát, tổng hợp và phân tích SPSS)
Tổng phương sai rút trích: 63.643 % không nhỏ hơn 50% và giá trị Eigenvalues của nhân tố >1, do đó phương pháp phân tích nhân tố được sử dụng là phù hợp. Như vậy, ta thu được yếu tố CN gồm 4 biến quan sát CN1, CN2, CN3, CN4.
Theo kết quả thu được, các giả thuyết nghiên cứu có được là:
- H1: Có mối liên hệ giữa yếu tố TL và yếu tố CN
- H2: Có mối liên hệ giữa yếu tố TT và yếu tố CN
- H3: Có mối liên hệ giữa yếu tố KT và yếu tố CN