Bảng Tổng Hợp Danh Sách Các Ngân Hàng Tmcp Trong Mẫu Nghiên Cứu


Bảng 4.1. Bảng tổng hợp danh sách các ngân hàng TMCP trong mẫu nghiên cứu



STT

Tên Ngân Hàng

1

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Á Châu

2

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần An Bình

3

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Bắc Á

4

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Bản Việt

5

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Bưu Điện Liên Việt

6

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Công Thương Việt Nam

7

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đại Chúng Việt Nam

8

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đầu Tư & Phát Triển Việt Nam

9

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Đông Nam Á

10

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Hàng Hải Việt Nam

11

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kiên Long

12

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Kỹ Thương Việt Nam

13

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Nam Á

14

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam

15

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phát Triển Tphcm

16

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Đông

17

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quân Đội

18

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Dân (Ncb)

19

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Quốc Tế Việt Nam

20

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn

21

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn - Hà Nội

22

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Công Thương

23

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Sài Gòn Thương Tín

24

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Tiên Phong

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP Việt Nam - 8



STT

Tên Ngân Hàng

25

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Á

26

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Việt Nam Thịnh Vượng

27

Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam


Nguồn: Tác giả tổng hợp và chọn lọc

4.1.2. Mô hình nghiên cứu


Để tìm hiểu các yếu tốảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP Việt Nam, tôi dựa chủ yếu vào mô hình nghiên cứu của Bektas (2014) và một số nghiên cứu khác như của Were và Wambua (2014), Hoàng Trung Khánh và Vũ Thị Đan Trà (2015), Islam và Nishiyama (2016). Cụ thể phương trình hồi quy được thể hiện như sau:


(1)


Trong đó,là thu nhập lãi cận biên của ngân hàng được tính bởi tỷ lệ thu nhập lãi thuần trên tổng tài sản;là giá trị tr của biến phụ thuộc;là rủi ro tín dụng;là rủi ro thanh khoản;là rủi ro vốn;là chỉ số Lerner;là hiệu quả chi phí;là hiệu quả quản lý;là chính sách dự trữ của Ngân hàng Nhà nước;là quy mô ngân hàng;là dư nợ cho vay ngân hàng;là vector của các biến thể hiện yếu tố kinh tế vĩ mô (tốc độ tăng trưởng kinh tế, lạm phát và lãi suất) và đặc trưng ngành ngân hàng (mức độ tập trung ngành ngân hàng);là sai số của mô hình.


4.2. Đo lường biến

4.2.1. Biến phụ thuộc


Thu nhập lãi cận biên được xác định trong luận văn này như là: tỷ lệ thu nhập lãi thuần đo lường mức lãi suất ròng của ngân hàng, được tính bằng chênh lệch giữa thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự mà ngân hàng nhận được và chi phí trả lãi và các khoản chi phí tương tự mà ngân hàng phải trả trên tổng tài sản có sinh lời của ngân hàng. Thu nhậplãi và các khoản thu nhập tương tự bao gồm thu nhập lãi tiền gửi, thu nhập lãi cho vay khách hàng, thu lãi từ kinh doanh, đầu tư chứng khoán nợ, thu phí từ nghiệp vụ bảo lãnh, thu nhập lãi cho thuê tài chính và thu nhập khác từ hoạt động tín dụng. Tương ứng vậy, chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự sẽ bao gồm trả lãi tiền gửi, trả lãi tiền vay, trả lãi phát hành giấy tờ có giá và chi phí hoạt động tín dụng khác.


4.2.2. Biến độc lập


Rủi ro tín dụng (Plltl)


Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng được xem như là số tiền được trích lập và hạch toán vào chi phí hoạt động, để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra đối với các khoản nợmà ngân hàng đang nắm giữ. Do đó, chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cũng có thể được sử dụng để đại diện cho rủi ro tín dụng của các ngân hàng (Tarus và các cộng sự, 2012), với sự gia tăng trong chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng hàm ý rằng rủi ro tín dụng của ngân hàng đang càng gia tăng. Trong đó, rủi ro tín dụng là xác suất mà người đi vay không thực hiện, hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nghĩa vụ ban đầu đã ký kết với người cho vay; do đó, người cho vay có khả năng mất một phần hoặc toàn bộ tiền mà người cho vay đã cấp tín dụng cho người đi vay.


Hơn thế nữa, các nghiên cứu trước đây khi xem xét về thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng (bao gồm Angbazo, 1997; Demirguc-Kunt và Huizinga, 1999; Maudos


và Fernández de Guevara, 2004; Viverita , 2011; Tarus và các cộng sự, 2012; Were và Wambua, 2014) cho rằng rủi ro tín dụng càng lớn thì thu nhập lãi cận biên của ngân hàng càng cao. Các tác giả cho rằng mối quan hệ cùng chiều giữa rủi ro tín dụng và thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng được giải thích như là: các ngân hàng nhận thức được việc cung cấp các khoản cho vay đầy tính rủi ro thì sẽ làm cho rủi ro tín dụng của ngân hàng sẽ gia tăng, và vì thế các ngân hàng thường yêu cầu một phần bù rủi ro cao hơn. Trong đó, phần bù rủi ro cao hơn này được thể hiện trong việc áp dụng một mức lãi suất cho vay cao hơn (Maudos và Fernández de Guevara, 2004). Điều này sẽ làm gia tăng thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng với điều kiện các yếu tố khác không đổi.


Do đó, trong luận văn này, tôi k vọng một mối quan hệ cùng chiều giữa chi phí rủi ro tín dụng của ngân hàng (đại diện cho rủi ro tín dụng mà ngân hàng đang đối mặt) và thu nhập lãi cận biên, với chi phí rủi ro tín dụng được tính toán như là tỷ lệ chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ cho vay như cách đo lường của Bektas (2014) đã sử dụng.


Rủi ro thanh khoản (Liq)


Rủi ro thanh khoản của ngân hàng được xác định bởi tỷ lệ tiền mặt, vàng bạc và đá quý trên tổng tài sản của ngân hàng (Bektas, 2014). Hơn thế nữa, Bektas (2014) cũng cho rằng các ngân hàng có tính thanh khoản càng cao (rủi ro thanh khoản thấp) thì sẽ có sự an toàn hơn các ngân hàng có tính thanh khoản thấp. Tuy nhiên, việc nắm giữ các tài sản này sẽ khiến ngân hàng phải gánh chịu chi phí cơ hội, và thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng sẽ giảm. Do vậy, trong luận văn này, tôi k vọng một ảnh hưởng ngược chiều giữa tính thanh khoản của ngân hàng (đại diện cho rủi ro thanh khoản mà ngân hàng đang đối mặt) và thu nhập lãi cận biên tương tự với k vọng của Bektas (2014) đã k vọng trong nghiên cứu của tác giả.


Rủi ro vốn (Eqta)


Rủi ro vốn được Bektas (2014) được xác định như là tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tỷ lệ này càng cao càng đồng nghĩa rủi ro vốn của ngân hàng càng giảm. Cho dù chi phí của các khoản tài trợ bằng vốn chủ sở hữu tương đối tốn kém hơn so với các khoản tài trợ bởi nợ (thông qua huy động tiền gửi, đi vay các tổ chức tín dụng khác) (Bektas, 2014), tuy nhiên khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng cao thì dẫn đến ngân hàng sẽ bớt huy động tiền gửi cũng như đi vay các tổ chức tín dụng khác và do đó, chi phí trả lãi của ngân hàng dành cho các khoản mục huy động sẽ giảm tương đối hơn. Kết quả là thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng sẽ gia tăng.


Do vậy, trong luận văn này, tôi k vọng một ảnh hưởng cùng chiều giữa vốn chủ sở hữu của ngân hàng (đại diện cho rủi ro vốn mà ngân hàng đang đối mặt) và thu nhập lãi cận biên tương tự với k vọng của Bektas (2014) đã k vọng trong nghiên cứu của tác giả.


Chỉ số Lerner (Lerner)


Chỉ số Lerner thường được dùng trong các nghiên cứu trước đây để đại diện mức độ cạnh tranh của các ngân hàng, theo đó các nghiên cứu trước đây tính toán chỉ số Lerner từ mô hình chi phí biên (marginal cost). Nhưng Bektas (2014) xác định chỉ số Lerner bởi công thức chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trên tổng doanh thu, trong đó tổng doanh thu và tổng chi phí trong luận văn này được tôi xem như là tổng thu nhập hoạt động và chi phí hoạt động tương ứng.


Đồng thời, Bektas (2014) cũng cho rằng, khi ngân hàng có mức độ cạnh tranh cao hơn so với các ngân hàng khác thông qua chỉ số Lerner, thì có thể đạt được thu nhập lãi cận biên cao hơn dựa vào khả năng chi phối thị trường cho vay cũng như huy động. Do vậy, trong luận văn này, tôi k vọng một mối quan hệ cùng chiều giữa chỉ số


Lerner và thu nhập lãi cận biên tương tự với k vọng của Bektas (2014) đã k vọng trong nghiên cứu của tác giả.


Hiệu quả chi phí (Eff)


Hiệu quả chi phí được các nhà nghiên cứu sử dụng nhiều trong các nghiên cứu trước đây khi phân tích hoạt động tại ngân hàng. Các nghiên cứu cho rằng, hiệu quả chi phí đại diện cho các chính sách hoạt động cũng như cách quản trị chi phí của các nhà quản trị ngân hàng, và do đó nó sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến tình hình hoạt động của ngân hàng.


Bên cạnh đó, hiệu quả chi phí trong luận văn này được tính bởi tỷ lệ chi phí hoạt động trên tổng tài sản tương tự với cách đo lường của Bektas (2014) đã sử dụng trong nghiên cứu của tác giả, theo đó chi phí hoạt động của ngân hàng bao gồm chi phí nộp thuế và các khoản lệ phí, chi phí cho nhân viên, chi về tài sản, chi phí hoạt động khác, chi nộp phí bảo hiểm tiền gửi của khách hàng. Đồng thời, Demirguc – Kunt và Huizinga (1999), Maudos và Guevara (2004) và Hawtrey và Liang (2008) xem xét ảnh hưởng của chi phí hoạt động đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng, và kết quả cho thấy rằng khi chi phí hoạt động của ngân hàng càng cao (quản trị chi phí của ngân hàng đang kém hiệu quả), thì các ngân hàng này sẽ cố gắng bù đắp chi phí hoạt động bằng việc áp dụng mức lãi suất cho vay cao hơn hoặc đẩy mạnh hoạt động cho vay để cải thiện thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.


Vì vậy, trong luận văn này, tôi k vọng một mối quan hệ cùng chiều giữa chi phí hoạt động và thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng.


Hiệu quả quản lý (Teata)


Hiệu quả quản lý được Bektas (2014) cho rằng là yếu tố quan trọng quyết định thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Trong đó tác giả đo lường hiệu quả quản lý


như là tỷ lệ của tài sản sinh lời (total earning assets) trên tổng tài sản, tỷ lệ này càng cao hàm ý các nhà quản trị ngân hàng đang có hiệu quả quản lý càng tốt. Trong luận văn này, tài sản sinh lời bao gồm tiền gửi tại các TCTD khác và cho vay các TCTD khác, chứng khoán kinh doanh, cho vay khách hàng và chứng khoán đầu tư.


Đồng thời, Bektas (2014) cũng cho rằng sự cải thiện trong hiệu quả quản lý sẽ giúp các ngân hàng cải thiện thu nhập lãi cận biên, do sự quản lý hiệu quả có thể giúp các ngân hàng tối ưu hóa được các tài sản mà ngân hàng nắm giữ thông qua tiền gửi và cho vay các TCTD khác, chứng khoán kinh doanh, cho vay khách hàng và chứng khoán đầu tư. Mà các khoản mục này lại là các khoản mục có khả năng mang đến thu nhập cho ngân hàng, trong đó cho vay khách hàng giúp ngân hàng đạt được phần thu nhập nhiều nhất. Cho nên, trong luận văn này, tôi cũng k vọng một tác động cùng chiều của hiệu quả quản lý đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng.


Chính sách dự trữ của ngân hàng nhà nước (Cbrtea)


Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, khi ngân hàng thương mại huy động được một khoản huy động tiền gửi từ khách hàng thì ngân hàng thương mại bắt buộc phải trích lập một phần từ khoản huy động này để gửi tại Ngân hàng Nhà nước, và chỉ được sử dụng phần còn lại của tiền gửi khách hàng để tài trợ cho các hoạt động của ngân hàng. Theo đó, tỷ lệ tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước trên tài sản sinh lời được sử dụng để đo lường chính sách dự trữ của Ngân hàng Nhà nước (Bektas, 2014).


Đồng thời, tương tự như tài sản thanh khoản, khi tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước càng gia tăng,đồng nghĩa với việc tài sản mà ngân hàng dùng để tài trợ cho các hoạt động khác để đạt được thu nhập cho ngân hàng sẽ giảm xuống. Vì vậy, điều này sẽ ảnh hưởng đến thu nhập từ lãi của khách hàng, và thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng sẽ giảm. Do vậy, trong luận văn này, tôi k vọng một ảnh hưởng ngược chiều giữa tỷ lệ tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước (đại diện cho cho chính sách dự trữ của


Ngân hàng Nhà nước) và thu nhập lãi cận biên tương tự với k vọng của Bektas (2014) đã k vọng trong nghiên cứu của tác giả.


Quy mô ngân hàng (Size)


Quy mô ngân hàng được các nghiên cứu trước đây cho rằng là yếu tố quan trọng khi xem xét thu nhập lãi cận biên của ngân hàng. Quy mô ngân hàng được đo lường bởi logarithm tự nhiên của tổng tài sản. Hơn thế nữa, các ngân hàng có quy mô lớn sẽ có thể tận dụng lợi thế quy mô kinh tế để có thể huy động vốn với chi phí rẻ hơn (bao gồm các khoản huy động tiền gửi từ khách hàng), và do đó có thể cải thiện thu nhập lãi cận biên của ngân hàng bằng việc giảm chi phí từ lãi. Cho nên, tôi k vọng mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô ngân hàng và thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.


Dư nợ cho vay (Loans)


Theo Bektas (2014) cho rằng dư nợ cho vay của ngân hàng là yếu tố quan trọng để quyết định thu nhập lãi cận biên của ngân hàng. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay được biết đến là hoạt động kinh doanh truyền thống của ngân hàng (đi kèm với hoạt động huy động vốn). Đồng thời, hoạt động cho vay cũng là hoạt động mang lại thu nhập nhiều nhất cho ngân hàng. Cho nên, một sự gia tăng trong dư nợ cho vay sẽ cải thiện được thu nhập lãi cận biên thông qua thu nhập lãi. Do vậy, trong luận văn này, tôi k vọng một mối quan hệ cùng chiều giữa dư nợ cho vay và thu nhập lãi cận biên tương tự như các phát hiện của Mercieca và các cộng sự (2007), Stiroh và Rumble (2006).


Tăng trưởng kinh tế (Gdpgr)


Tăng trưởng kinh tế được dùng để đánh giá tình hình hoạt động của nền kinh tế mà các ngân hàng đang hoạt động. Cụ thể, tăng trưởng kinh tế sẽ đo lường bởi tốc độ gia tăng trong GDP ở năm t và năm t – 1. Do đó, tăng trưởng kinh tế sẽ ảnh hưởng đến

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí