Bảng Kết Quả Ước Lượng Ảnh Hưởng Của Các Yếu Tố Đến Thu Nhập Lãi Cận Biên Của 27 Ngân Hàng Tmcp Việt Nam Từ 2006 - 2016


4.4.3. Kết quả ước lượng


Như đã trình bày trong phần 4.1.2, tiếp theo tôi thực hiện ước lượng phương trình hồi quy để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố bao gồm yếu tố đại diện đặc điểm ngân hàng, yếu tố kinh tế vĩ mô đến thu nhập lãi cận biên của 27 Ngân hàng TMCP đang hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2016 bằng phương pháp ước lượng GMM hệ thống như đã đề cập trong phần 4.3.


Kết quả ước lượng này được tôi trình bày trong bảng 4.5, với cột 1 là chỉ xét các yếu tố thể hiện đặc điểm của ngân hàng bao gồm các yếu tố đã được nhắc đến trong phần 4.1.2, đồng thời sau đó tôi đưa lần lượt các biến kinh tế vĩ mô là tăng trưởng kinh tế, lạm phát, lãi suất và mức độ tập trung ngành ngân hàng vào mô hình hồi quy và theo thứ tự tương ứng là cột 2, cột 3, cột 4 và cột 5.


Bảng 4.5. Bảng kết quả ước lượng ảnh hưởng của các yếu tố đến thu nhập lãi cận biên của 27 Ngân hàng TMCP Việt Nam từ 2006 - 2016


Nim

Kỳ vọng

về dấu

Hệ số

Hệ số

Hệ số

Hệ số

Hệ số

Nim(-1)

+

0.1162*

(1.92)

0.1470

(1.38)

0.1642**

(2.39)

0.2679***

(3.77)

0.1141

(1.36)

Plltl

+

0.0688

(0.48)

-0.0896

(-0.74)

-0.0023

(-0.01)

0.0081

(0.04)

0.2744*

(1.79)

Liq

-

0.0915***

(2.60)

0.1142***

(2.68)

0.0507

(1.27)

0.0073

(0.2)

0.0437*

(1.66)

Eqta

+

0.0633***

(2.71)

0.0138

(0.47)

0.0765***

(2.73)

0.0509**

(2.17)

0.0572

(1.57)

Lern

+

0.0390***

0.0221***

0.0355***

0.0268***

0.0198***

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập lãi cận biên của các Ngân hàng TMCP Việt Nam - 10




(6.80)

(3.61)

(6.04)

(4.43)

(2.69)

Eff

+

1.6840***

(6.55)

2.0613***

(6.32)

1.4490***

(5.05)

0.8969***

(2.62)

1.2533***

(4.3)

Teata

+

0.0394***

(3.61)

0.0135*

(1.72)

0.0480***

(2.69)

0.0689***

(3.63)

0.0480**

(2.52)

Cbrtea

-

0.1679***

(4.70)

0.0583**

(2.32)

0.1550***

(4.25)

0.1644***

(5.61)

0.1778***

(3.66)

Size

+

0.0045***

(2.90)

0.0025**

(2.03)

0.0061***

(3.76)

0.0045***

(3.57)

0.0080***

(4.99)

Loans

+

-0.0444***

(-4.89)

-0.0341***

(-5.3)

-0.0358***

(-2.97)

-0.0034

(-0.2)

-0.0227*

(-1.93)

Gdpgr

+


0.3017**

(2.5)




Inf

-



0.0167**

(2.34)



Tbill

+




0.0014***

(4.10)


Cr3

-





-0.0001***

(-3.40)

Hệ số chặn


-0.1847***

(-3.42)

-0.1121***

(-3.34)

-0.2458***

(-4.04)

-0.2273***

(-5.11)

-0.2956***

(-4.90)

Ar(1)

0.028

0.051

0.019

0.006

0.011

Ar(2)

0.265

0.901

0.386

0.741

0.193

Hansen

0.941

0.747

0.874

0.974

0.58


Trong đó, Ar(1), Ar(2) và Hansen lần lượt kiểm tra vấn đề tự tương quan bậc 1, vấn đề tự tương quan bậc 2 và tính giá trị của các biến công cụ sử dụng trong phương


pháp ước lượng GMM. Và *, **, *** tương ứng với mức ý nghĩa thống kê 10%, 5% và 1%.


Nguồn: Tổng hợp từ Stata 13


Đầu tiên, dựa vào bảng kết quả 4.5, có thể thấy rằng giá trị tr của biến phụ thuộc thu nhập lãi cận biên có ảnh hưởng cùng chiều đến thu nhập lãi cận biên hiện tại ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này cho thấy rằng ngân hàng có thu nhập lãi cận biên càng cao trong năm trước sẽ càng giúp cải thiện thu nhập lãi cận biên của ngân hàng trong k hiện tại.


Chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng thể hiện tác động đồng biến đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Điều này cho thấy rằng, rủi ro tín dụng của ngân hàng càng cao sẽ càng làm gia tăng thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Kết quả này phù hợp với sự k vọng ban đầu của tôi và các phát hiện của các nghiên cứu trước đây (Angbazo, 1997; Demirguc-Kunt và Huizinga, 1999; Maudos và Fernández de Guevara, 2004; Viverita , 2011; Tarus và các cộng sự, 2012; Were và Wambua, 2014). Phát hiện này hàm ý rằng các ngân hàng nhận thức được việc cung cấp các khoản cho vay đầy tính rủi ro thì sẽ làm cho rủi ro tín dụng của ngân hàng sẽ gia tăng, vì thế các ngân hàng thường yêu cầu một phần bù rủi ro cao hơn. Trong đó, phần bù rủi ro cao hơn này được thể hiện trong việc áp dụng một mức lãi suất cho vay cao hơn (Maudos và Fernández de Guevara, 2004). Điều này sẽ làm gia tăng thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng với điều kiện các yếu tố khác không đổi.


Tài sản thanh khoản thể hiện mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này cho thấy rằng các ngân hàng càng nắm giữ các tài sản thanh khoản thì sẽ có thể cải thiện được thu nhập lãi cận biên của


ngân hàng. Bằng chứng này tuy ngược với k vọng ban đầu của tôi cũng như kết quả của Bektas (2014) nhưng có thể giải thích như là các ngân hàng có tài sản thanh khoản cao sẽ không bị áp lực khi huy động vốn bên ngoài, và do đó có thể chỉ tốn kém mức chi phí huy động thấp hơn so với các ngân hàng có tài sản thanh khoản kém cũng như bị áp lực phải huy động được vốn từ bên ngoài. Do đó, chi phí lãi của các ngân hàng này có thể giảm xuống và làm gia tăng thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng.


Vốn chủ sở hữu có ảnh hưởng cùng chiều với thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng ở mức ý nghĩa 10%. Kết quả này cho thấy rằng các ngân hàng có tỷ lệ vốn chủ sở hữu càng cao thì sẽ có thể cải thiện được thu nhập lãi cận biên của ngân hàng; điều này phù hợp với các k vọng ban đầu của tôi. Vì chi phí của các khoản tài trợ bằng vốn chủ sở hữu tương đối tốn kém hơn so với các khoản tài trợ bởi nợ (thông qua huy động tiền gửi, đi vay các tổ chức tín dụng khác) (Bektas, 2014); cho nên, khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng cao càng đồng nghĩa ngân hàng sẽ không bị áp lực khi huy động vốn bên ngoài và do đó, chi phí trả lãi của ngân hàng dành cho các khoản mục huy động sẽ giảm tương đối hơn. Kết quả là thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng sẽ gia tăng.


Chỉ số Lerner thể hiện tác động cùng chiều đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Cho thấy rằng các ngân hàng càng có chỉ số Lerner càng cao sẽ càng có thu nhập lãi cận biên càng cao. Kết quả này phù hợp với k vọng ban đầu của tôi và Bektas (2014). Do khi ngân hàng có mức độ cạnh tranh cao hơn so với các ngân hàng khác thông qua chỉ số Lerner thì có thể đạt được thu nhập lãi cận biên cao hơn dựa vào khả năng chi phối thị trường cho vay cũng như huy động (Bektas, 2014).


Chi phí hoạt động cho thấy mối quan hệ cùng chiều với thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả này hàm ý rằng các ngân hàng


có chi phí hoạt động càng lớn sẽ có thu nhập lãi cận biên càng cao. Điều này phù hợp với k vọng ban đầu của tôi và các kết quả nghiên cứu của Demirguc – Kunt và Huizinga (1999), Maudos và Guevara (2004) và Hawtrey và Liang (2008). Do khi các ngân hàng có chi phí hoạt động cao, thì các ngân hàng này sẽ cố gắng bù đắp chi phí hoạt động bằng việc áp dụng mức lãi suất cho vay cao hơn, hoặc đẩy mạnh hoạt động cho vay để cải thiện thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.


Hiệu quả quản lý được đại diện bởi tỷ lệ tài sản sinh lợi trên tổng tài sản có ảnh hưởng cùng chiều đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Do đó, các ngân hàng có sự hiệu quả quản lý càng cao thông qua việc nắm giữ nhiều tài sinh lời thì sẽ càng cải thiện được thu nhập lãi cận biên của ngân hàng, do sự quản lý hiệu quả có thể giúp các ngân hàng tối ưu hóa được các tài sản mà ngân hàng nắm giữ thông qua tiền gửi và cho vay các TCTD khác, chứng khoán kinh doanh, cho vay khách hàng và chứng khoán đầu tư. Mà các khoản mục này lại là các khoản mục có khả năng mang đến thu nhập cho ngân hàng nhiều nhất, trong đó cho vay khách hàng giúp ngân hàng đạt được phần thu nhập nhiều nhất.


Chính sách dự trữ của Ngân hàng Nhà nước, được thể hiện thông qua tỷ lệ tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước trên tổng tài sản có tác động cùng chiều đến thu nhập lãi cận biên ở mức ý nghĩa thống kê 5%. Điều này trái ngược với các k vọng ban đầu của tôi về mối quan hệ giữa hai biến số này, nhưng có thể xem như đây là sự đảm bảo về thanh khoản cũng như các quy định về an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước. Vì vậy các ngân hàng này có thể nâng cao năng lực dự phòng rủi ro trong thực hiện cấp tín dụng cho các đối tượng có nhu cầu vay vốn, và do đó sẽ cải thiện thu nhập lãi cận biên bằng việc gia tăng thu nhập lãi.


Hệ số dương của biến quy mô ngân hàng và có ý nghĩa thống kê, cho thấy rằng các ngân hàng có quy mô càng lớn sẽ càng có thể cải thiện thu nhập lãi cận biên tốt


hơn. Điều này cho thấy rằng, các ngân hàng có quy mô lớn đang tận dụng tốt lợi thế về quy mô,để có thể thực hiện việc huy động các khoản tiền gửi khách hàng với chi phí thấp hơn và cho vay đối với các dự án lớn hơn để có thể gia tăng thu nhập lãi. Kết quả là thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng gia tăng.


Dư nợ cho vay cho thấy tác động ngược chiều đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 10%. Kết quả này cho thấy rằng các ngân hàng càng cho vay sẽ càng làm giảm thu nhập lãi cận biên của ngân hàng. Điều này trái ngược với k vọng ban đầu của tôi và kết quả nghiên cứu của Mercieca và các cộng sự (2007), Stiroh và Rumble (2006). Tuy nhiên, có thể giải thích phát hiện này như là việc khi ngân hàng càng cho vay thì ngân hàng sẽ phải càng huy động vốn tương ứng để đảm bảo tỷ lệ cho vay trên huy động ,theo như quy định tỷ lệ an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước quy định. Và do đó, ngân hàng sẽ phải tốn kém nhiều chi phí hơn để huy động được các khoản vốn này, và kết quả là làm giảm thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.


Hơn thế nữa, các yếu tố kinh tế vĩ mô cũng có các ảnh hưởng nhất định đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam càng cao sẽ giúp các ngân hàng cải thiện được thu nhập lãi cận biên. Kết quả này phù hợp với k vọng ban đầu của tôi và bằng chứng thực nghiệm của Bikker và Haaf (2002), Athanasoglou và các cộng sự (2008). Do trong trường hợp nền kinh tế càng tăng trưởng, các doanh nghiệp sẽ hoạt động có hiệu quả và có xu hướng mở rộng quy mô bằng cách đầu tư vào các dự án có triển vọng trong tương lai, do đó sẽ nảy sinh nhu cầu vay vốn và kết quả là thu nhập từ lãi của các ngân hàng có thể được gia tăng rõ rệt. Từ đó sẽ làm gia tăng thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng.


Tương tự với mối quan hệ cùng chiều của tốc độ tăng trưởng kinh tế với thu nhập lãi cận biên, lạm phát cũng có tác động cùng chiều với thu nhập lãi cận biên của


các ngân hàng ở mức ý nghĩa 5%. Kết quả này cho thấy rằng lạm phát Việt Nam càng gia tăng sẽ càng làm gia tăng thu nhập lãi cận biên của ngân hàng. Điều này hàm ý rằng, lạm phát của Việt Nam có thể dự báo trước được và do vậy các nhà quản trị ngân hàng có thể có các chính sách thiết lập giá (lãi suất cho vay và lãi suất huy động) cho phù hợp để có thể cải thiện thu nhập lãi cận biên của ngân hàng.


Lãi suất cho thấy tác động cùng chiều với thu nhập lãi cận biên ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả này cho thấy khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ thì sẽ giúp các ngân hàng cải thiện thu nhập lãi cận biên, tương tự với các bằng chứng thực nghiệm được phát hiện bởi Vong và Chan (2009), Pasiouras và các cộng sự (2008) và Sufian và các cộng sự (2008). Có thể thấy rằng trong bối cảnh Ngân hàng Nhà nước thực hiện thắt chặt tiền tệ, thì lãi suất sẽ gia tăng và vì thế chi phí huy động của ngân hàng sẽ gia tăng đáng kể. Trong trường hợp này, các ngân hàng này bắt buộc phải gia tăng lãi suất cho vay để bù đắp phần chi phí huy động mà ngân hàng phải đối mặt khi huy động các nguồn tài trợ bên ngoài (Gambacorta, 2004). Kết quả là sẽ dẫn đến việc gia tăng thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng.


Như đã k vọng trong phần 4.2.2, mức độ tập trung ngành ngân hàng có mối quan hệ ngược chiều với thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng ở mức ý nghĩa thống kê 1%. Kết quả này cho thấy rằng nếu hệ thống ngân hàng của Việt Nam tập trung chủ yếu vào 3 ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất thì sẽ làm giảm thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng còn lại trong mẫu nghiên cứu. Điều này tương tự như kết quả nghiên cứu được tìm thấy bởi Naceur (2003), Fungacova và Poghosyan (2011) và Islam và Nishiyama (2016).


Cuối cùng, cả hai kiểm định Ar(2) và Hansen đều cho ra giá trị p-value lớn hơn 10%, do vậy tôi có thể kết luận rằng trong mô hình nghiên cứu của tôi, không tồn tại hiện tượng tự tương quan bậc hai cũng như các biến công cụ không tương quan với


phần dư. Nói cách khác, tôi có thể sử dụng các kết quả đạt được để phân tích. Bảng 4.6 dưới đây sẽ trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu, và so sánh kết quả đạt được với k vọng ban đầu về ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến thu nhập lãi cận biên của các ngân hàng TMCP Việt Nam.


Bảng 4.6. Tóm tắt kết quả nghiên cứu



Biến

Kỳ vọng dấu

Kết quả

Mức ý nghĩa

Nim(-1)

+

+

10%

Plltl

+

+

10%

Liq

-

+

10%

Eqta

+

+

10%

Lern

+

+

10%

Eff

+

+

10%

Teata

+

+

10%

Cbrtea

-

+

10%

Size

+

+

10%

Loans

+

-

10%

Gdpgr

+

+

5%

Inf

-

+

5%

Tbill

+

+

1%

Cr3

-

-

1%


Nguồn: Tổng hợp của tác giả, trích từ Bảng 4.2 và Bảng 4.5

Xem tất cả 107 trang.

Ngày đăng: 09/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí